ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

 

 

 

kỳ 9 (tiếp theo):

Từ ngữ La tinh, Hy lạp, Phạn/Ái t́nh

Những nhóm từ ngữ La tinh:

 

 

Ars gratia artis: Nghệ thuật vị nghệ thuật.

 

Ars longa, vita brevis: Nghệ thuật th́ lâu dài, cuộcđời th́ ngắn ngủi.

 

Argumentum ad baculum: Luận chứng viện đến cây gậy, để chỉ biện luận sử dụng đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp.

 

Argumentum ad ignorantiam: Luận chứng viện đến ngu dốt. Trong Luận về trí năng con người/An Essay concerning human Understanding của John Locke, quyển IV chương XVII nói đến bốn loại luận chứng, tiết 20 là argumentum ad ignorantiam: con người thường dùng luận chứng kiểu này để điều khiển người khác, đ̣i hỏi đối phương nh́n nhận những ǵ họ coi là chứng cớ.

 

Argumentum ad judicium: Luận chứng viện đến phán đoán. Quyển IV, tiết 22 sách dẫn trên, Locke nói đến việc dùng những chứng cớ rút ra từ bất kỳ nền tảng của nhận thức hay xác suất. Trong bốn loại luận chứng (argumentum ad hominem, argumentum ad ignorantiam, argumentum ad verecundiam), chỉ có argumentum ad judicium đem lại kiến thức thực và đưa ta tiến về tri thức.

 

Argumentum ad verecundiam: Luận chứng viện đến tôn kính. Quyển IV, tiết 19 sách dẫn trên, Locke nói đến loại người viện đến việc tôn kính khuất phục kẻ có thế lực, thẩm quyền.

 

Argumentum ad misericordiam: Luận chứng viện đến t́nh cảm thương hại.

 

Argumentum ad populum: Luận chứng viện đến hỗ trợ của người ta qua kêu gọi tới sự yếu đuối của t́nh cảm

 

Argumentum ad rem: Luận chứng viện đến sự vật.

 

Argumentum ex concesso: Luận chứng trong một mệnh đề mà đối phương đă nh́n nhận.

 

Ab esse ad posse valet, a posse ad esse non valet consequential: Tục ngữ diễn đạt việc cho phép biện luận từ sự kiện đến khả hữu và phủ nhận giá trị của biện luận đi từ khả hữu đến thực tế.

 

Abstractio imaginationis: Trừu tượng hóa từ tri tưởng. Theo triết học Kinh viện, chỉ mức độ trừu tượng ở dưới lư trí và ở trên cảm tính, có khả năng trừu tượng từ vật chất, song không từ hiện diện vật chất, ở đó tri tưởng có thể trừu tượng ngay từ hiện diện vật chất, song không từ những phụ tính của nó, chẳng hạn phẩm chất cảm tính.

 

Abstractio intellectus seu rationis: Trừu tượng hóa khả trí và thuần lư. Theo triết học Kinh viện, chỉ mức độ cao nhất của trừu tượng hóa thuộc về lư trí có khả năng trừu tượng không những vật chất và hiện diện của nó, mà c̣n từ những thuộc tính, như những điều kiện và đặc chất của cảm tính, chỉ xét về mặt bản chất.

 

Ab universali ad particulare valet, a particulari ad universale non valet

 

consequentia: Tục ngữ chỉ giá trị của luận chứng do chuyển dịch từ tổng quát đến đặc thù và phủ nhận việc được phép thực hiện quá tŕnh đảo lại.  

 

A recto ad obliquum: Từ thẳng đến nghiêng, từ trực tiếp đến gián tiếp. Luận chứng có tác dụng thay một từ tương đương với một từ chỉ là một phần của chủ từ hay thuộc từ.

A parte ante: Khởi trước. Một câu mà ư nghĩa của nó , từ phần trước, tham chiếu với thời khoảng có trước sự biến diễn ra.

 

A parte post: Hướng sau. Ngược với câu trên, ư nghĩa từ phần sau tham chiếu với thời khoảng kế tiếp sự biến.

 

A quo: từ đó, chỉ nguyên lư, khởi điểm từ đó sự vật tiến hành.

 

Alter ego: cái tôi khác. Như từ alter idem.

 

Amicus Plato, amicus Socrates, sed magis amica veritas: Platon là bạn, Socrate là bạn, song chân lư vẫn thân hơn.

 

Anno Domini/AD: Công nguyên.

 

Aude sapere: dám biết.

 

Audi alteram partem: nghe phía bên kia (theo Augustin, mọi vấn đề đều có hai mặt).

 

Những từ ngữ hy lạp

 

Akrasia: yếu đuối. Aristote phân chia hai loại người: người yếu đuối/akrates về mặt đạo đức với người khoẻ mạnh/enkrates.

 

Ataraxia: bất cảm. Đó là mục đích của phái Hoài nghi Hy lạp.

 

Adiaphora: Dửng dưng, từ ngữ phái Khắc kỷ dùng để chỉ những thực thể dửng dưng về mặt đạo lư.

                                                                                                                                                                                                                                                                     

Analogon rationis: loại suy thuần lư. Từ này gồm analogon (hy lạp) + rationalis (la tinh) để chỉ tương quan giữ lư trí như thể quyền năng của tâm cao cấp với những “quyền năng của tâm” thứ cấp trong lĩnh vực bản năng và tâm sinh động. Baumgartner (1933-1999) gọi khoa mỹ học của ông là “ars analogi rationalis” ở đó ông xây dựng từ những khả năng tâm thấp hơn.

 

Anamnesis: hồi ức (theo Platon).

 

Apathia: vô cảm (theo khắc kỷ, chỉ t́nh trạng an tâm, giải phóng khỏi cảm động).

 

Apeiron: vô biên, vô định, vô cùng (trong triết học Anaximandre, apeiron là nguyên thủy của mọi vật; trong triết học nhị nguyên của Pythagore, đối lập với nguyên lư hữu hạn/peras hay số).

 

Apodeiktikos: xác quyết.

 

Apophansis: minh thuyết (từ căn ngữ: phaos chỉ ánh sáng) dùng trong mệnh đề về ngữ nguyên có cơ sở hữu thể luận hiện thực. Theo ư nghĩa này, chỉ mệnh đề diễn đạt soi sáng của chủ từ bởi thuộc từ. Logos apophantikos hay apophansis trong luận lư Aristote chỉ thị h́nh thái chủ từ-thuộc từ căn bản, như một h́nh thái mệnh đề độc lập hay như một kết luận của tam đoạn luận, nhờ đó mọi loại mệnh đề khác có thể giảm trừ qua phân tích hay diễn dịch. Trong luận lư minh thuyết/apophantische Logik của Husserl, để chỉ những phán đoán thuộc từ hay lư luận của những phán đoán thuộc từ; luận lư này hàm ngụ luận lư “nhửng phạm trù ư nghĩa/Bedeutungskategorien”.

 

Aporetikos: người hoài nghi.

 

Aporia: nan đề.

 

Arche: nguồn, nguyên lư, nguyên nhân đầu tiên.

 

Ataraxia: vô cảm xúc.

 

Athanasia: bất tử.

 

Athaumasia: vô kinh ngạc (điều kiện thiết yếu theo Démorite để tâm b́nh an và hạnh phúc).

 

Auto epha /(la tinh: ipse dixit): chính người đă nói (để chỉ lời dạy của thày, giống như “Tử viết” trong triết đông).

 

 

Những từ ngữ phạn (chỉ giới hạn vào những từ thường được nhắc đến trong sách liên quan đến triết học Aán; những phạn ngữ về Phật giáo có thể t́m đọc trong những kinh sách, từ điển Phật giáo - điều này cũng áp dụng đối với phần từ ngữ la tinh liên quan đến Thiên chúa giáo)

 

 

Abheda: có nghĩa không phân biệt, để chỉ sự đồng nhất, trong triết học nhất nguyên, không nhận sự phân biệt giữa tâm linh và vật chất, hay nguyên tắc thần/nhân.

 

Abhava: phi hữu.

 

Adhyatman: siêu ngă, chỉ Tuyệt đối.

 

Agama: A-hàm, chỉ những bộ kinh soạn vào thế kỷ đầu công nguyên, ngoài truyền thống Phệ đà.

 

Ahamkara: lư tắc sinh ra ư thức của ngă, cơ sở của tri thức.

 

Ahanta: Ngă thể, chủ thể trong tri thức.

 

Ajñana: vô minh, vô trí.

 

Akasa: hư không

 

Aksara: vô hoại, đồng nghĩa với brahman, tuyệt đối.

 

Akusala: bất thiện.

 

Anadi: vô thủy, chỉ Tuyệt đối và thế giới.

 

Ananda: an vui, hoan hỷ liên hệ với giải thoát/moksa.

 

Ananya: phi tha, chỉ cái phi tha của nguyên tắc vũ trụ từ cá thể.

 

Anitya: vô thường.

 

Antar-atman: nội ngă.

 

Anu: nguyên tử.

 

Anumana: suy luận.

 

Asat: vô hữu, quan niệm cho hữu phát sinh từ vô hữu ở khởi thủy.

 

Astika: chính thống.

 

Astikaya: thể chất (trong triết học kỳ na, chỉ có thời gian không là thể, nghĩa là không trương độ).

 

Avidya: vô minh.

 

Avyakta: vô hiện, chỉ điều kiện vũ trụ chưa có tượng.

 

Ayatana: xứ hay trần cảnh gồm những giác quan (mắt, mũi, miệng, lưỡi,thân) và năm đối tượng (sắc, tiếng, mùi, vị và cảm giác).

 

 

Ái t́nh: Ái là một khái niệm triết học cơ bản, tuy nhiên cách nh́n, định nghĩa và áp dụng khác nhau trên nhiều b́nh diện. Chẳng hạn, Từ vựng thuật ngữ  và có phê phán của triết học/Vocabulaire technique et critique de la philosophie  của André Lalande đă có ba định nghĩa về chữ Ái/Amour (P)/Amor (Latinh)/Liebe (Đ)/Love (A)/Amore (Ư) như sau: A. Danh từ chung cho mọi khuynh hướng quyến rũ, nhất là khi những khuynh hướng này không có thỏa măn cho một nhu cầu vật chất làm đối tượng độc quyền, như những xu hướng trong gia đ́nh (t́nh yêu cha mẹ đối với con cái); những xu hướng đoàn thể (ái quốc, tinh thần tập thể), những xu hướng cá nhân (yêu chơi bài, yêu sang trọng, yêu nghề). Nếu khuynh hướng thuần túy vật chất th́ trong tiếng Pháp người ta dùng động từ “aimer”, hiếm khi dùng danh từ “amour” (chẳng hạn nói “on aime à boire/thích nhậu”, không nói “on a l'amour de l'alcool/yêu rượu”. B. để chỉ xu hướng t́nh dục dưới mọi h́nh thức và cấp độ. Từ này dùng một ḿnh, thường hiểu theo nghĩa này. C. Khuynh hướng chủ yếu đối lập với vị kỷ: một là có đối tượng là một tha nhân đạo đức, chẳng hạn yêu người khó, yêu đồng loại; hai là có đối tượng là một lư tưởng để theo đuổi đến quên ḿnh, hay không vụ lợi, chẳng hạn yêu khoa học, nghệ thuật, công lư. Trong phần phê b́nh, ngoài phần dẫn La Rochefoucauld, hay Tolstoi có ư đối lập với quan niệm về t́nh yêu,  lối phân biệt kinh viện giữa amor beneficentiae (nghĩa C) và amor concupiscentiae (= vị kỷ, nghĩa  A hay B), amour captatifamour oblatif , quan niệm đối nghịch theo Descartes, định nghĩa của Leibniz (Amare est gaudere felicitate alterius), định nghĩa của Helvétius (Aimer, c'est avoir besoin), không thể giảm trừ mọi nghĩa của từ ái này vào một thể thống nhất.

 

Từ vựng của Lalande cũng dẫn hai tiểu mục: Amour intellectuel de Dieu/t́nh yêu Thượng đế về mặt tri thức theo Spinoza và Amour pur theo Fénelon, chứng tỏ đồng thuận với quan niệm của bộ Từ điển bách khoa triết học/The Encyclopedia of Philosophy  (Paul Edwards chủ biên) về mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học khi định nghĩa chữ Ái (Love as a concept enters philosophy at one point through religion, partucularly when the origin of the world is expressed as an act of procreation or the Creator is conceived of as loving his creation either as a whole or in part (i.e. the human race)). 

 

1. Trong triết học Trung hoa, quan niệm t́nh yêu rơ nét nơi thuyết “kiêm ái” của Mặc tử (sống vào thời Tống, sau Khổng tử ở vào khoảng 479-381 - không nhất thiết là thọ trên trăm tuổi). Mặc tử quan niệm những đại họa xẩy ra trong thế giới là do con người không biết yêu thương lẫn nhau, chỉ có thể giải quyết bằng kiêm ái. Thực hành t́nh yêu đại đồng này không những mang phúc lợi đến cho người được yêu, mà cả người yêu, trên nguyên tắc hỗ tương. Thực hành kiêm ái mang tính thực lợi, khác với quan niệm nhân nơi Khổng tử. Chương XVI sách Mặc tử giải thích những đại họa như nước lớn tấn công nước nhỏ, nhà giầu hà hiếp nhà nghèo, kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, đám đông lạm dụng đám ít, người khôn lừa lọc người khờ, dân sang khinh thị dân hèn; lại kể đến sự thiếu từ ái nơi nhà cầm quyền, thiếu trung thành nơi thần dân, thiếu hiền đức nơi bậc cha mẹ, thiếu hiếu đễ nơi con cái; lên án bạo động bằng vũ khí, nước, lửa, thuốc độc; đặt vấn nạn do đâu sinh ra những đại họa ấy? Rơ ràng không phải do t́nh yêu thương, gây phúc lợi cho tha nhân, mà do ḷng ghen ghét, làm tổn thương người khác. Châm ngôn của Mặc tử là “đại đồng thay thế tiểu dị”. Đại đồng là xử sự đối với nước người như  xử sự với chính nước ḿnh, như vậy đâu có ai tấn công nước người; xem nhà người như nhà ḿnh, như vậy đâu có ai gây xáo trộn nhà người. Đó là một phúc lợi.

 

Đổng Trọng Thư (179-104 tr. CN) thời Tây Hán phát triển quan niệm nhân theo chiều hướng nhân ái: “nhân giả, ái nhân chi danh dă” song trong con người có cả hai, tính tham và nhân ái. Ông cũng luận ra rằng tiêu chuẩn cho t́nh yêu là tỏ ra ái kỷ, không phải yêu thân. Nhân và nghĩa khác nhau, v́ yêu là nói tới cái ǵ xa cách với tự thân và tha nhân, c̣n nghĩa là cái ǵ tới gần. Tỏ ra thiện cảm với tha nhân là t́nh yêu, c̣n đối với chính bản thân là nghĩa. T́nh yêu liên hệ đến tha nhân, c̣n nghĩa liên hệ tới thân. Tuy nhiên, Đổng Trọng Thư cũng nhấn mạnh đến một pjhạm trù cơ bản nữa là trí, v́ yêu mà không sáng suốt là cảm tính không phân liệt, c̣n trí không có nhân là tri mà không hành.

 

2. Trong triết học phương tây, như Nicolai Hartmann chỉ ra ba khái niệm phân biệt về t́nh yêu: άγάπη/yêu tha nhân theo Ki tô giáo, Ёρως theo Platon hướng về Ư niệm và Фιλία/yêu bằng hữu theo Aristote. Hartmann đặt phạm trù t́nh yêu trong những giá trị đạo đức; ông quan niệm nhân ái là giá trị bổ xung cho nhân cách, ư nghĩa cho hiện hữu/Persönliche Liebe ist der Komplementärwert zur Persönlichkeit, die Sinngebung ihres Seins.

 

Trong thiên đối thoại Symposium Platon luận về t́nh yêu mang tên Eros. Khởi đầu với câu hỏi: Eros là ǵ? câu hỏi của Agathon trong thiên đối thoại này cũng quan trọng: phải chăng bản chất của Eros là yêu một cái ǵ hay không là ǵ cả? Trong lối vấn đáp biện chứng quen thuộc của Socrate, câu trả lời dẫn đến khẳng định là yêu một cái ǵ - tại hữu hơn là hư vô. Eros = T́nh yêu. Chân lư rơ rệt là hướng về minh trí, Eros là Triết lư (Eros=Philo-Sophia). Trong nguyên nghĩa của Triết lư/Philo-(Sophia), Sophia là cứu cánh, là chân lư xa vời để hướng tới, chỉ ư nghĩa của Фίλεω để hàm ngụ triết lư, bởi Yêu luôn luôn phải xây dựng trên nền tảng triết lư. T́nh yêu quả thực có tính phổ quát (X. Mặc tử, dẫn ở trên), là nỗi khát vọng theo đuổi cái Toàn thể; vai tṛ của T́nh yêu là tạo lại Nhất thể đă bị phân chia - vai tṛ triết lư. Ca ngợi Eros, chính là hạnh phúc lớn lao nhất ở trần gian này là gặp được người tri kỷ. Hũu tự nguyên ủy là một toàn thể đầy đủ, chính “nỗi khát vọng và theo đuổi cái toàn thể này mang tên gọi T́nh yêu” (Symposium, 193a). [Xem: Đặng Phùng Quân, Platon với t́nh yêu,1974 và Quan hệ đồng tính/đồng văn in Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ,2002].

 

Trong chương IV tập Quyền sử dụng lạc thú/L'usage des plaisirs, 1984 Michel Foucault nói đến khoa T́nh dục/Erotique “như nghệ thuật ứng xử qua lại của người đàn ông và thiếu niên trong quan hệ t́nh yêu/comme art de la conduite réciproque de l'homme et du garçon dans la relation d'amour”. Eros có thể hợp nhất hai con người không phân biệt phái tính, song đạo đức hôn nhân, hay chính xác hơn, đạo đức t́nh dục nơi người đàn ông có vợ không nại tới sự hiện hữu của một quan niệm theo kiểu Eros. Ngược lại, để đạt tới h́nh thái đẹp và hoàn thiện nhất trong quan hệ của người đàn ông và thiếu niên, cũng như quyền sử dụng khoái lạc, thiết yếu phải nại tới Eros. 

 

Phân tâm học hiện đại, như phái Lacan cũng quan niệm cái đẹp luôn mang t́nh yêu trong chiều kích tri tưởng. Lacan phát biểu “t́nh yêu, chính là nhă ái/amour courtois”.

 

Trong triết học hiện sinh hữu thần, như nơi Karl Jaspers và Gabriel Marcel, t́nh yêu giữ một vai tṛ quan trọng. Nói như G. Marcel, t́nh yêu là dữ kiện hữu thể luận cơ bản/donnée ontologique essentielle. Hiện hữu tự bản chất là hiện hữu mở ra với tha nhân, trong một tương giao sáng tạo. Mất thông giao là mất hữu/perte d'être. Trong bầu không khí t́nh yêu, tha nhân từ vị trí thứ ba, xa lạ trở thành anh em của tôi Yêu một người là nhận biết họ trong đ̣i hỏi này: tôi không yêu một người v́ họ là thế này, thế kia; tôi yêu một người vốn v́ họ như thế. T́nh yêu không phải là cái ǵ từ bên ngoài  gắn vào khẳng định hữu thể, mà đến từ thân tư của hữu trong một ư nghĩa, yêu là một cách đối thoại với tha nhân. Như nhân vật trong một vở kịch của Marcel nói:”Yêu một người, là nói với họ: em, em sẽ không chết đâu”. Yêu, cả hai là một trong Siêu việt (như Jaspers viết: Ich und Du..sind eins in der Transzendenz), Yêu với một người đang yêu là hiện diện không nghi ngờ ǵ nữa của Siêu việt trong tự tại/fraglos Gegenwart der Transzendenz in der Immanenz (K. Jaspers, Philosophie II,1932) [Xem: ĐPQ, Hiện hữu tha nhân với G. Marcel,1969].

 

T́nh yêu không chỉ là một dữ kiện hữu thể luận trong tương giao nhân loại. Về cơ bản, nó c̣n là một cách thái cao đẳng của kinh nghiệm nơi con người, từ đó có thể chỉ ra con đường triết học hữu thể.

 

T́nh yêu và cô đơn là hai bộ diện của cách thế hiện hữu nơi con người trong ư thức hữu thể tha nhân. Khi ư thức coi hữu nơi tha nhân là nền tảng th́ t́nh yêu chiếm vị trí ưu thế, ngược lại chỉ coi hữu tự tại làm cơ sở, ư thức phát giác ra toàn thể nỗi cô đơn. Có thể nói, t́nh yêu là phản đề của cô đơn. Cái t́nh cảm cô đơn này có thể nhận ra khi ta không thể giao ngộ với tha nhân, hay được tha nhân tương ngộ. Cô đơn xây dựng trên cơ sở triết thuyết chủ quan: con người cô độc v́ vũ trụ bất khả tri, con người cô độc v́ đời sống nội tâm bất khả thông giao. T́nh yêu xuất hiện như một thử thách của hữu thể trong trùng phùng của thông giao nhân loại. Mối giây liên hệ chủ thể thường được chứng tỏ qua t́nh yêu, và ngược lại, người ta nhận ra t́nh yêu là cách thế duy nhất đạt tới thông giao liên chủ thể. [Xem: ĐPQ, T́nh yêu và Cô đơn in Triết học và Văn chương, 1974].

 

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

 

 

bấm vào đây xem các kỳ trước

 

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html