ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Từ điển triết học giản yếu
29
(tiếp theo)
bấm
vào đây xem Từ Điển Triết Học các
kỳ trước
Badiou, Alain: (tiếp theo) Triết học về sự biến đă khởi từ Gilles Deleuze nói lên mối quan hệ tương tranh bằng hữu giữa Badiou và Deleuze (hiển nhiên, trong quá tŕnh lịch sử triết học đă diễn ra nhiền lần, từ Platon/Aristote đến Husserl/Heidegger …); sự biến là đối tượng chủ yếu trong các tác phẩm của Deleuze, như ông xác định trong cuộc mạn đàm với Raymond Bellour và François Ewald về triết học: “trong tất cả những sách của tôi, tôi đi t́m bản tính của sự biến, đó là một khái niệm triết lư, khái niệm duy nhất có khả năng phá hủy động từ être/hữu/là và thuộc từ.” (tháng chín năm 1988), trong một mạn đàm khác cùng năm, Deleuze c̣n nói rơ hơn về lư luận sự biến khi ông phân tích sự khác biệt giữa quan niệm của giới truyền thông về sự biến thường chỉ ra khởi đầu hay kết cuộc, trong khi một sự biến ngay cả ngắn ngủi hay tức thời cũng vẫn liên tục, truyền thông chỉ muốn cảnh tượng, trong khi sự biến không tách rời quăng nghỉ/temps morts: “quăng nghỉ ở trong sự biến”chính nghệ thuật, không phải truyền thông, có thể nắm được sự biến… (chẳng hạn, như điện ảnh với Ozu, hay Antonioni) cho nên ông đă viết về khái niệm sự biến này, chính v́ ông không tin vào sự vật. Tác phẩm Deleuze muốn nói đến là Le Pli/Nề nếp, 1988 về Leibniz, Whitehead với quan niệm “tất cả là sự biến”. Badiou đă giành một bài viết trên Annuaire philosophique/Niên giám triết học 1988-1989, tỏ ra cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Deleuze và Badiou chung quanh những vấn đề phức thể, nội tại, sự biến, duy vật, chân không và vô cùng diễn ra tranh biện, như Badiou nhận xét “thật là một lịch sử lạ lùng như lịch sử về mối phi quan hệ của tôi với Gilles Deleuze”, nghĩa là chạm mặt song không gặp gỡ - Badiou đă viết hẳn một thiên sách Gilles Deleuze: la clameur de l'être/ầm ĩ của hữu thể, 1997 và tiếp nối là Court traité d'ontologie transitoire/sơ khảo hữu thể luận ngoại tại, 1998 nhằm phê phán Deleuze. Khác biệt là cơ bản, v́ chính Deleuze từng phát biểu: một triết học không làm phiền ḷng người và không nói nghịch với người không là một triết học.
Badiou nhận xét “Deleuze là người đầu tiên hiểu hoàn toàn việc một siêu h́nh học hiện đại tất yếu phải là một lư luận những phức thể, và nắm bắt được những đơn nhất…Ông đă xác định rơ là thực hiện chân lư của hữu đơn nghĩa đ̣i hỏi người ta nghĩ đến sự biến đến của hữu này. Chương tŕnh đáng kể này cũng là chương tŕnh của chúng tôi”.
Về phần Deleuze, ông ít nói về Badiou, song trong tác phẩm viết chung với Guattari Qu'est-ce que la philosophie?/triết học là ǵ?, 1991 ở chương luận sự khu biệt giữa triết học sáng tạo những khái niệm với khoa học lập thành những chức năng và trạng thái sự vật (khái niệm triết học không thể giản lược vào những chức năng khoa học và luận lư v́ những khái niệm triết lư khiến người ta có thể hiểu tính ảo và sự biến mà nhờ đó có thể vẽ ra sự xác định và tham chiếu một trạng thái của sự vật, của một đối tượng, một cơ thể hay một cái sống một cách tương đối và chuyển tiếp), một chức năng đúng ra như Deleuze khẳng định, một so sánh như vậy “có vẻ tương ứng với công tŕnh của Badiou, đặc biệt đáng quan tâm trong tư tưởng hiện đại”.
Hai nhà triết học dự tính một cuộc đối thoại trao đổi, song có lẽ vào thời khoảng này, cái chết của người đồng hành trên con đường triết lư của Deleuze là Guattari, cộng với t́nh trạng sức khỏe suy yếu nên thư tín qua lại chấm dứt vào năm 1994. [Xem: từ mục về Deleuze, để rơ quan điểm và nhận xét của Deleuze về những vấn đề phức thể, tập hợp của Badiou].
Những phê phán trong Deleuze: la clameur de l'être, 1997 của Badiou (sau khi Deleuze đă qua đời vào 1995) cũng như những ư kiến trong hội luận quốc tế ở Bordeaux giành cho tư tưởng Badiou, những trao đổi qua lại trên những tập san dường như không đóng góp vào việc tỷ giảo, ngoài việc làm rơ hơn quan điểm của mỗi bên.
Theo Badiou, quan niệm cố chấp tính đơn nhất của hữu thể trong tư tưởng Deleuze dẫn đến tái lập siêu việt, đi ngược lại với định ư nội tại của ông. Như vậy vấn đề cơ bản của Deleuze không phải là giải tỏa phức thể mà là gấp tư tưởng về phức thể lại trong khái niệm mới về Nhất thể. Trong Logiques des mondes gần mười năm sau, Badiou lại giành một tiết để luận về khái niệm sự biến của Deleuze. Trước hết, Badiou muốn minh xác là “sự biến” là một từ chung của phần lớn triết gia hiện đại, từ Wittgenstein (phát biểu: thế giới là tất cả những ǵ xẩy đến) đến Heidegger (hữu như thể hữu-đang-đến/Ereignis) chuyển tới do bốn động lực chồng chất, trong chính trị như Cách mạng, trong ái t́nh như giải tỏa t́nh dục, trong những nghệ thuật, tŕnh diễn, trong những khoa học, trong đoạn tuyệt tri thức - như vậy, sự biến không là khái niệm của riêng Deleuze, song là cốt lơi trong tư tưởng của Badiou cũng như của Deleuze, nhưng tương phản, tŕnh ra cái hàm hồ nguyên ủy của khái niệm. Một đằng chứa chiều kích cấu trúc, như thể một đoạn tuyệt, xuất hiện một hạng số thặng dư/terme surnuméraire, một đằng là chiều kích lịch sử của đời sống, như tập trung của chuyển biến, hữu như đến-tự-tại, hứa hẹn. Theo Badiou, trong trường hợp thứ nhất, sự biến giải trừ với Nhất thể, phân ly, tiền quy đề của chân không/assomption du vide, vô nghĩa thuần túy; trong trường hợp thứ hai, sự biến là tṛ chơi của Nhất thể, hợp thành, cường độ của tràn đầy, kết tinh (hay luận lư) của giác/sens. Ông phát hiện trong tác phẩm Logique du sens/Luận lư của giác của Deleuze có bốn công lư: 1/ diễn biến là thực hiện hữu thể luận của chân lư vĩnh cửu của Nhất thể, của quyền năng vô hạn của Sống, như vậy diễn biến là chuyển biến của chuyển biến; 2/ diễn biến là một tổng hợp của quá khứ và vị lai, v́ trong thực tế, biểu hiện của Nhất thể trong những chuyển biến là đồng nhất vĩnh cửu của vị lai như một chiều kích của quá khứ; 3/ sự biến có bản tính khác với hoạt động và thụ động của cơ thể, nhưng là kết quả của khu biệt hoạt động và thụ động này; 4/ đời sống được phối trí bởi cùng một Sự biến duy nhất, dầu có biến hóa, phối trí ở đây hiểu theo nghĩa âm nhạc, sự biến là cái phối trí một đời sống, giống như nhạc chỉ/thème cấu thành một tấu khúc nhạc. Biến hóa ở đây phải hiểu như thay đổi trên một nhạc chỉ, như vậy, sự biến rơ ràng là Trở về vĩnh cửu của cái đồng nhất (cho nên trong Deleuze: la clameur de l'Etre Badiou mệnh danh Deleuze là một người theo Platon bất như ư), quyền năng vô t́nh của cái Đồng thể, như vậy đối với moi phức thể, bản chất của sự biến là phối trí chúng thành ra như Nhất thể và phô diễn phối trí duy nhất này trong những biến đổi vô hạn về mặt tiềm năng. Với bốn công lư này, theo Badiou, Deleuze minh thi quan niệm riêng của ông về tính hàm hồ sự biến là định mệnh của Nhất thể; cũng như mọi triết gia quan niệm liên tục sinh lực, Deleuze không thể tách giác quan, quy luật siêu nghiệm của cái xuất hiện với những chân lư là những ngoại lệ vĩnh cửu. Luận lư sinh lực áp đặt hiện thực hóa những phức thể theo quy luật của Toàn-Nhất ảo, không nhận ra cái tôn giáo thuần túy khi đồng thời tuyên bố những sự biến là giác, tính tôn giáo tiềm tàng trong lư luận sự biến của Deleuze. Cũng như Marx muốn đảo ngược phép biện chứng Hegel, Badiou đảo ngược bốn công lư của Deleuze để chỉ ra lư luận sự biến của ḿnh: Đối với Deleuze, sự biến là kết quả nội tại của những chuyển biến hay của đời Sống, c̣n với Badiou, sự biến là nguyên lư nội tại của những ngoại lệ với chuyển biến hay những Chân lư. Đôi khi ông cũng dựa vào Lacan để củng cố lập luận, như khi chỉ ra mặt tôn giáo trong luận lư về giác của Deleuze, là theo Lacan, buông xả mọi thứ cho giác, có nghĩa là củng cố chủ quan tôn giáo, v́ “tính tŕ cửu/stabilité của tôn giáo đến từ chỗ giác luôn luôn mang tính tôn giáo”. Khi nói đến tương phản giữa lư luận của ông với Deleuze, chủ đích của Badiou nhằm chống lại Nhất thể, như trong L'éthique, 1993 ông xác định những công lư riêng của ḿnh, như “không có Thượng đế. Điều đó cũng muốn nói: Nhất thể không hiện hữu/Il n'ya a nul Dieu. Ce qui se dira aussi: l'Un n'est pas”. Như Badiou từng xác định toán học là hữu thể luận, ông dùng những công lư trong lư luận tập hợp Zermelo-Fraenkel (như công lư chọn lựa, công lư nền tảng, công lư thay thế, công lư tập hợp chân không v.v..) để rút ra những hệ luận, như Nhất thể không hiện hữu, cơ sở của mọi tập hợp ở trong chân không (có một tập hợp hiện hữu không có yếu tố nào cả), nối mọi hiện hữu vào hoàn cảnh lịch sử-xă hội của những phức thể của tập hợp. Dùng toán học, ông gọi toán vị/mathème của sự biến để xác định: sự biến của cảnh X (gọi là sự biến của cảnh X một phức thể được họp bởi một bên là những yếu tố của cảnh/site, một bên là chính nó); giả sử S là hoàn cảnh/situation, và X € S (X thuộc về S, X được tŕnh diện bới S) là cảnh sự biến; eⁿ là sự biến (đọc là: sự biến của cảnh X, định nghĩa được viết như sau: eⁿ = {x € X, eⁿ} có nghĩa là: sự biến tạo nhất-phức thể/un-multiple một đằng của tất cả những phức thể thuộc về cảnh của nó, đằng khác là của chính sự biến.Vấn đề đặt ra là: trong chừng mực nào định nghĩa này tương ứng với ư niệm “trực giác” của sự biến và xác định xem những kết quả của định nghĩa về vị trí của sự biến trong hoàn cảnh nó là sự biến, hiểu theo nghĩa nơi mà cảnh của nó là một phức thể tuyệt đối đơn độc của hoàn cảnh này. Badiou minh họa vấn đề thứ nhất qua ví dụ cú pháp vị/syntagme “Cách mạng Pháp”, có thể hiểu là sự biến “Cách mạng Pháp” là một trong những cái tạo ra cảnh của nó, chẳng hạn nước Pháp trong khoảng 1789 và 1794, những đại biểu chính trị, nông dân, người cách mạng, lính tráng v.v.., giá sinh hoạt, máy chém, những cuộc tàn sát, tóm lại mọi thứ của thời đại để lại dấu vết và sự kiện; trong liệt kê mọi yếu tố của cảnh, có thể một trong sự biến không c̣n nữa, song liệt cử luôn luôn vô hạn những động thái, sự vật, chữ nghĩa cùng tồn tại, cái làm điểm dừng của phân bố này là phương cách mà Cách mạng là một hạng trục/terme axial của chính Cách mạng, nghĩa là cách mà ư thức thời gian , cũng như can dự phản hồi của chúng ta, lọc lọi toàn cảnh bằng một trong những định phẩm chất sự biến (chẳng hạn, Saint-Juste tuyên bố vào 1974 là “cuộc Cách mạng bị băng giá” đă chỉ ra vô số những chỉ dấu của ngán ngán và bực bội chung, nhưng ông cũng thêm vào nét vạch-một này là chính cuộc Cách mạng , như thể ư nghĩa này của sự biến, có thể được định giá (Cách mạng bị “băng giá”) chứng nhận nó chính là một hạng của sự biến.). Sự biến là phức thể hiện diện toàn cảnh, vừa là một trong phức thể vô hạn, chứng cớ thường nghiệm này tương ứng với toán vị trong định nghĩa eⁿ nói trên. Về vấn đề thứ hai: đâu là những hậu quả của tất cả những ǵ liên quan đến quan hệ của sự biến với hoàn cảnh, cũng như sự biến có là một hạng của hoàn cảnh, theo Badiou khó trả lời. Ông đưa ra khái niệm “không thể quyết đoán” trong việc sự biến phụ thuộc vào hoàn cảnh có thể lư giải theo hai chức năng: sự biến hàm súc chân không và đứng giữa chân không và chính nó.
Đến đây, lập trường của Badiou khá rơ vị trí của L'être et l'événement ít ra là trong cách đọc thiên Parménide của Platon về hai phát biểu nhất thể hiện hữu và nhất thể không hiện hữu khi ông khẳng định “không hữu thể nào cách ly với nhất thể có thể quan niệm được”(trong tác phẩm dẫn trên) tới kết cuộc là một “không thể quyết đoán tuyệt đối”(trong Court traité d'ontologie transitoire). Khởi điểm của Badiou là hỏi: liệu người ta có thể khai phong nhất thể ra khỏi hữu thể, cắt đứt cái nói lư lẽ siêu h́nh về hữu thể bằng nhất thể không? Trong thiên Suy niệm hai: Platon của L'être et l'événement ở đề từ Badiou đă dẫn “nếu nhất thể không là/hiện hữu, không là/hiện hữu/si l'un n'est pas, rien (n')est/ούδέν έοτιν.” Lối lư giải minh thị trong cách dịch khác với thông thường “nếu nhất thể không hiện hữu, không ǵ hiện hữu” là khẳng quyết hữu thể luận của Badiou: nhất thể không là/hiện hữu. Điều đó cũng nói lên những cái khác/tha thể/άλλα với nhất thể; cho nên ông dịch τά άλλα έτερα έστιν/những cái khác là khác thành “những cái khác là Tha thể/les autres sont Autres”, như vậy cái khác ở đây không hàm chỉ phân biệt giữa nhất thể với những cái khác với nhất thể, v́ nhất thể không hiện hữu. Chỉ có phức thể thuần túy là không trước sau như một, là chân không. Điều này chỉ ra rơ trong lư thuyết những tập hợp của toán học, danh từ nguyên thủy của hữu là chân không, toàn không/l'ensemble vide. Badiou nhận lư luận phức thể của ông là một chủ nghĩa Platon hiện đại, một chủ nghĩa Platon về phức thể.
Phê phán lư luận nhất thể/phức thể của Deleuze như nói trên sau khi Deleuze đă mất, nên không có tranh biện trực tiếp, chỉ có những phản bác của những người theo Deleuze. Vấn đề sẽ thảo luận khi nói về Deleuze. Tuy vậy, sự khác biệt giữa hai triết học khá phức tạp, ngay cả mặt khái niệm và định nghĩa, lẫn lối đọc và lưù giải, chẳng hạn Badiou đọc Platon qua thiên Parménide, trong khi Deleuze bàn về thiên Sophiste của Platon. Cuộc tranh luận nhiều khi như giữa hai người điếc.
Lư luận chân không/phức thể thuần tuư/Vô hiện hữu của Badiou có thể so với lư luận của Long Thọ hay Nishida Kitar?, sẽ nói đến ở hai từ mục này.
Lư luận phức thể thể hiện trong việc phê phán quan niệm một đạo đức trong truyền thống do thái/ki tô bản chất tôn giáo, tập trung vào Nhất thể - đó là chủ điểm của Badiou trong tập sách nhỏ L'Ethique, Essai sur la conscience du Mal/Đạo đức học, luận về ư thức điều Ác, 1993 nhằm chỉ ra có nhiều đạo đức của chính trị, t́nh yêu, khoa học, nghệ thuật v.v..nghĩa là một đạo đức duy sự biến, không phải đạo đức duy bản. Ông xác định: Sự thực, ngày nay đạo đức để chỉ một nguyên lư quan hệ với “cái ǵ diễn ra”, một điều chỉnh mơ hồ b́nh luận của chúng ta về những hoàn cảnh lịch sử (đạo đức nhân quyền), những hoàn cảnh khoa học-kỹ thuật (đạo đức của sinh vật, sinh-đạo), những hoàn cảnh xă hội (đạo đức sống chung/être-ensemble), những hoàn cảnh truyền thông (đạo đức thông giao) v.v.. cho nên trong cảnh lạm phát xă hội hóa quy chiếu đạo đức đó, ông muốn khảo sát bản tính chân xác hiện tượng này,mặt khác thảo luận đạo đức dưới một ư nghĩa khác, thay v́ liên kết nó với những phạm trù trừu tượng như con Người, Quyền, Tha thể ông muốn xét đến tương quan với những t́nh thế/hoàn cảnh, thay v́ cho nó một chiều hướng thương hại đối với nạn nhân, ông xét đến cách ngôn lâu bền của những quá tŕnh độc đáo, thay v́ loay hoay với lương tâm bảo thủ, ông xét đến phần số của những chân lư. Cho nên, cũng như những người đi trước như Heidegger, Lacan, Althusser, Foucault ông phê phán chủ nghĩa nhân bản (từ Kant đến Ricoeur, Habermas) nhằm để chỉ ra cái bất kỳ thành của diễn ngôn đạo đức trước bạo động của thế giới hiện thực, chủ nghĩa ái tha (như Levinas) nhằm phê phán ư định làm tan ră triết học trong thần học, Tha thể của Levinas chỉ là một h́nh thái thế tục của Thượng đế, chủ nghĩa hư vô nhằm chỉ ra cái bất lực của thế giới hiện đại trong réo gọi và muốn điều Thiện, thật ra chỉ là triệu chứng của một an phận, chịu đựng trước những ǵ diễn ra, một thái độ chấp nhận số phận, chỉ hướng về cái chết, không phải hướng về cái sống. Ông cũng hàm ngụ loại đạo đức ư thức hệ, như kiểu đạo đức đồng hành dưới sự chi phối của luận lư thị trường.
Một đạo đức học tích cực theo Badiou phải có chân lư, trung tín, chủ thể và sự biến - bốn phạm trù cơ bản đă nói ở trên. Ông chỉ ra chân lư có một phận vị phức thể, cho nên ông gọi là đạo đức những chân lư (chương bốn trong L'éthique), tính cách thời thế của sự biến mà chân lư cấu tạo. Sao gọi là trung tín? Đó là quyết định tương quan với hoàn cảnh từ điểm nh́n bổ sung sự biến. Trung tín với một hoàn cảnh mới, như t́nh yêu chẳng hạn, là thay đổi phương cách thông thường ở trong hoàn cảnh, mà phải thực hiện một đoạn tuyệt nội tại trước thử thách. Cũng trong ví dụ này, Badiou chỉ rơ chủ thể ở đây không phải là chủ thể tâm lư, phản tư (theo kiểu Descartes), hay siêu nghiệm (theo kiểu Kant) cho nên chủ thể dẫn bởi trung tín tới một gặp gỡ ai t́nh, chủ thể của ái không phải là chủ thể yêu như những nhà đạo đức cổ điển mô tả, v́ một chủ thể tâ lư ấy là từ tính người, luận lư đam mê (ông không công nhận bất kỳ tiền hiện tự nhiên). Những t́nh nhân vào trong một phối trí của một chủ thể của ái t́nh, làm mệt lử họ.
Chủ thể ở đây không lệ thuộc chân lư, trong quan hệ thụ động, nhận và bị trị, mà là hủ thể tiến hành trong quá tŕnh chân lư, là chính quá tŕnh ấy.
Badiou cũng khởi từ điều Thiện để nghĩ về điều Ác: nếu Ác đồng nhất với một h́nh thái của hữu-phức thể, nó xuất hiện như hiệu quả của chính Thiện. Phác thảo một lư luận về Ác, ông xét đến cái ảo tượng và khủng bố, sự phản bội và tai họa như ba h́nh thái của Ác. Theo Badiou, khủng bố thiết lập cái đặc thù, không phải cái phổ quát trong chân lư, chẳng hạn trong chủ nghĩa cộng sản hay quốc xă (đảng viên quốc xă, hay cộng sản chỉ trung thành với ngẫu tượng, thay v́ trung tín với chủ thể và chân lư - sức mạnh của ngẫu tượng đúng là nhái chân lư, bắt chước quá tŕnh chân lư). Phản bội gắn liền với khủng hoảng trung tín, giây liên hệ trung tín và chân lư đề ra sự chọn lựa giữa quy phục cái Aùc với trung tín thực cho chủ thể. Đó là trường hợp những người theo cách mạng phải can đảm nhận ra lầm đường, t́nh nhân cũ hiểu tại sao không yêu người đàn bà nữa v.v.. Từ khủng bố rồi đến phản bội, sang nhận biết cái không kể tên được - đó là vấn đề quyền năng của những chân lư, của sức mạnh biến đổi. Từ lănh địa tư kiến sang lănh địa bổ nhiệm, làm rung chuyển những mă số thông giao : quyền năng của một chân lư về hướng những tư kiến là cưỡng bách những xưng danh thực dụng (ngôn ngữ của hoàn cảnh khách quan) phải biến dạng và khuất phục khi tiếp cận với ngôn ngữ-chủ thể. Đối thủ của cái không thể nói tên là tai họa, nghĩa là tuyệt đối hóa quyền năng và cự tuyệt trên bất lực đơn độc.Ác trở thành tai họa khi tư kiến nỗ lực vạch giới hạn cái vô danh, ghi nó vào trong cái thực thay v́ nghĩ nó trong cái tượng trưng: muốn gọi tên khoái lạc t́nh dục, phi mâu thuẫn hay cộng đồng, là khép kín t́nh yêu, lẫn lộn tính toán với toán học, quỷ quyệt hóa chính trị. Thiện chỉ là Thiện khi không toan tính biến thế giới thành tốt, mọi tuyệt đối hóa quyền năng của một chân lư tạo thành cái Ác, dẫn đến tai họa của chân lư. Khi chân lư không có quyền năng toàn diện có nghĩa là ngôn ngữ-chủ thể, sản xuất của quá tŕnh chân lư không thể nhiệm danh trên mọi yếu tố của hoàn cảnh th́ tối thiểu có một yếu tố thực vẫn không thủ đắc trong những nhiệm danh chân thực, và chỉ có từ tư kiến, từ ngôn ngữ của hoàn cảnh, yếu tố này chính là cái vô danh của chân lư. v́ không tiếp cận được Vĩnh cửu, nó là tượng trưng của cái thực thuần túy của hoàn cảnh, của đời sống không chân lư. Đó là một nhiệm vụ khó cho tư tưởng triết học xác định được điểm vô danh của một loại h́nh quá tŕnh chân lư. Đạo đức học chân lư theo Badiou không đấu tranh chống cái Ác bên ngoài, mà trái lại, do trung tín với những chân lư, dự pḥng cái Ác mà nó nhận ra Ác là bề trái, mặt tối của những chân lư này.
Ngoài những sách đă dẫn, tác phẩm khác của Alain Badiou gồm triết học như: Le Concept de modèle, 1969; Peut-on penser la politique? 1985; Manifeste pour la philosophie, 1989, Conditions, 1992; Saint-Paul. La fondation de l'universalisme, 1997, 2002; Abrégé de métapolitique, 1998; Petit Manuel d'inesthétique, 1998 - khảo luận phê b́nh: Rhapsodie pour le théâtre, 1990; Beckett, l'increvable désir, 1995, 2006; Le Siècle, 2005 - không kể tiểu thuyết, kịch, biên khảo chính trị.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html