ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Từ điển triết học giản yếu
28
(tiếp theo)
bấm
vào đây xem Từ Điển Triết Học
các kỳ trước
Bồ đào nha, Triết học: Triết học của xứ sở Pessơa và Saramago cho đến nay không phát triển nhiều, kể từ thời Chống Cải cách. Trường phái ḍng Tên đă giữ vai tṛ chủ đạo ngay từ thời Trung cổ, với Pedro da Fonseca (1528-1599), người được mệnh danh là Aristote của Bồ đào nha, dạy ở Evora và Lisbăo, viết những b́nh luận siêu h́nh học của Aristote và một tác phẩm Institutiones dialecticae, 1564, Damiăo de Góis (1502-1574) nhân vật biểu tượng thời phục hưng với tinh thần bách khoa, giữ vai tṛ sứ thần qua nhiều nước như Lituanie, Đan mạch, Đức, Thụy điển, Pháp, Ư, là bạn thân của Ėrasme, dịch nhiều tác phẩm từ tiếng La tinh của Cicéron. Những ḍng tư tưởng chính là chủ nghĩa tăng lữ, chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa Kant. Vào cuối thế kỷ 18, triết học của Locke và Condillac thống trị ở đại học Bồ; tác phẩm Art de Penser của Condillac được dịch sang tiếng Bồ và xuất bản năm 1818, những tu sĩ Giáo đoàn Oratoire như John, Luiz Antonio Verney và Theodoro d'Almeida giới thiệu những hệ thống tư tưởng mới vào sinh hoạt triết học. Cuối thế kỷ 19, Hàn lâm viện ḍng Thomas được thành lập ở Coimbra, và tạp chí Insticoes christas xuất bản để quảng bá triết học Tô-mít.Nhiều tác phẩm triết học của viện xuất bản nhằm làm sống lại triết học tân Kinh viện với Thiago Sinibaldi, Pereira Gomez de Cavalho và Bernado Augusto de Madureira.
Cuộc cách mạng cho tự do xă hội, mệnh danh là Cách mạng Cẩm chướng vào năm 1974 đă mở ra những triển vọng mới theo đà triết học của vùng Lusitanie. Ở một chừng mực, tinh thần đa nguyên đă tồn tại muôn màu muôn vẻ, như chủ nghĩa thực chứng duy lư mới của A. Sérgio đến chủ nghĩa duy tâm của L. Coimbra, chủ nghĩa hợp nhất bảo thủ của A. Sardinha hay Arturo Moreira đến chủ nghĩa hư vô với A. Forjaz, chủ nghĩa Mác với B.J. Caraça, chủ nghĩa chiết trung với Joaquim de Carvalho. Song vào lúc cuộc chiến chống thực của Angola và Mozambique kết thúc giành được độc lập từ Bồ đào nha, những người trí thức của nước này phải xét lại ư thức dân tộc, đến việc thiết lập nền dân chủ chính trị và mở cửa với các nước châu Âu và thời đại mới. Triết học Bồ cũng muốn vươn lên khỏi mặc cảm tự ti và tinh thần chờ đợi.
Tinh thần tăng lữ muốn vươn lên khỏi tŕ trệ trung cổ với những thuyết tân Tô-mít và tân Suarez, nhất là từ Đại hội triết học toàn quốc lần thứ nhất tổ chức vào năm 1955 ở Đại học Thiên chúa giáo Braga. Dưới sự thúcđẩy của những nhà tu ḍng Tên, tư tưởng của F. Súarez, Molina và Fonseca là đối tượng thảo luận trong tinh thần đổi mới, với những biểu tỏ của José Bacelar de Oliveira và Lucio Craveiro da Silva trên tạp chí Revista portuguesa de filosofia, nhằm tiếp cận với những nguồn triết học khác biệt nhất.
Ḍng tư tưởng Phan xi cô, hay theo Bonaventure, Scotus tuy là thiểu số song có ảnh hưởng cũng phát triển ở Leira với Joăo Ferreira và tạp chí Itinerarium, ở Lisboa với Francisco Da Gama Caeiro.
Chủ nghĩa duy nhân từ tạp chí Esprit của người sáng lập Emmanuel Mounier ở Pháp có những truyền nhân ở Bồ như Joao Benard da Costa, Isidoro Ribeiro da Silva, Alcada Baptista v.v…Học thuyết của Teilhard de Chardin cũng được truyền bá ở đây với Ana Luisa Janeira trong tinh thần tiến bộ. Ngoài ra, tư tưởng của nhiều triết gia Pháp cũng tạo nhiều ảnh hưởng, như Alvaro Ribeiro du nhập triết học Ravaisson, Boutroux và Bergson, nhiều người khác theo Paul Ricoeur, hay Lavelle. Luis de Araújo trong A etica como pensar fundamental/Đạo đức học như một tư tưởng cơ bản dựa trên Unamuno, Kierkegaard và José Aranguren.
Những chủ nghĩa hoạt lực và hiện sinh phát triển trong thời kỳ này, như José Marinho với Verdade, condiçăo e destino no pensamento português contemporâneo/chân lư, điều kiện và định mệnh của tư tưởng bồ đào nha hiện đại, Eduardo Lourenço với những tác phẩm luận về trầm cảm như Huyền thoại học trầm cảm, Mê cung trầm cảm/O Labirinto da saudade dưới cái nh́n tâm phân học huyền thoại về định mệnh bồ đào nha. Lourenço đă viết nhiều tác phẩm về văn hào vĩ đại của Bồ đào nha Fernando Pessơa (như Pessơa, người xa lạ tuyệt đối; Pessơa, quân vương xứ Bavière của chúng ta/Fernando Rei da Nova Baviera ), cũng như José Gil (sinh năm 1938 ở Muecate xứ Mozambique, từng bị lưu đày dưới thời Salazar) dạy ở Đại học tân lập Lisboa/Universidade Nova de Lisboa và Đại học quốc tế triết học ở Paris/Collège Internationale de philosophie khảo về siêu h́nh học chủ cảm của Pessơa (Fernando ou A Metafisica das Sensaçơes, 1988), hay Virgilio Ferreira tuyên xưng chủ nghĩa hiện sinh vô thần cũng bắt nguồn từ cảm hứng Pessơa.
Hiện tượng luận đă thực hành ở Bồ đào nha trước năm 1975 thực sự phát triển từ hội nghị 1985 ở Braga với Eduardo Silvério Abranches de Soveral (nghiên cứu Deleuze, Derrida, Desanti và Duméry), Pedro Araujo Figueiredo (nghiên cứu Husserl); tạp chí triết học Revista portuguesa de filosofia ra số đặc biệt về Heidegger với những nghiên cứu của Carlos Henrique do Carmo Silva , của Costa Macedo xét quan hệ của Heidegger với khoa học trên tạp chí Văn khoa Revista da Faculdade de Letras, Luis de Araújo sử dụng phương pháp hiện tượng luận với quan điểm hiện thực để nói về bản chất triết học trong O problema da filosofia cristà I. Sobre a essência da filosofia.
Chủ nghĩa tân duy lư xuất hiện với Manuel Antunes (theo Hegel và dạy ở đại học Lisboa), Joel Serăo (dạy đại học Lisboa, chủ tịch hội triết học Bồ), Barahona Fernandes, Sottomayor Cardia, Lourenço Heitor Chaves de Almeida. Chủ nghĩa Mác đă du nhập từ trước Thế chiến thứ nhất, với Bento Gonçalves, Bento de Jesus Caraça, Vasco de Magalhàes-Vilhena theo trường phái Lenin song bài bác chủ nghĩa giáo điều, quan niệm cái thực phản ánh trong óc con người không như tấm gương hay máy chụp ảnh, nhưng như những hệ thống tự điều khiển , những thiết bị điều khiển học, hay lớp thế hệ sau như Vital Moreira, Alvaro Mateus, Eduardo Chitas. Chủ nghĩa tân thực chứng phát triển luận lư và nhận thức , từ đầu thế kỷ XX với Sampaio Bruno, từ 1928 với Delio Nobre Santos, José Tiago de Oliveira. Như Manuel Maria Carrilho quan niệm phải đặt lại câu hỏi khoa học là ǵ? trong những quan hệ với toàn trường của phi khoa học, xét đến những vấn đề tổ chức và truyền bá tri thức khoa học, phát kiến và thay thế những lư luận, nhằm phát triển và thống nhất những tri thức khoa học, dựa trên lư luận của Foucault, Peirce, Popper và Kuhn. Trong viễn tương chủ nghĩa thực chứng luận lư, xuất hiện những Fernando Gil, Ruiz Luis Gomes, Abel Salazar, Luis Neves Real, Adalberto Dias de Carvalho. Ana Luisa Janeiro viết về những người tiên khu trong khoa học về Canguilhem, Jacob, Foucault v. v..Adelio Costa Melo phê phán Wittgenstein và Carnap.
Nhiều nhà triết học tập trung vào việc nghiên cứu lịch sử triết học, từ cổ đại đến hiện đại, những chuyên luận về Descartes, Kant, Hegel. Những công tŕnh về lịch sử triết học Bồ đào nha như Historia da filosofia em Portugal của Lopez Praça, Historia da filosofia em Portugal nas suas conexōes politicas e sociais của Manuel Dias Duarte, Correntes de sentimento religioso em Portugal của José Sebastiāo da Silva Dias, những công tŕnh của Francisco da Gama Caeiro. José Marinho nhận xét về triết học Bồ đào nha hiện đại “ở trong một khu vực kỳ bí, ở đó con người và lư trí con người tra vấn tích lũy và đa biệt về chính người và lư trí của người.”
Badiou, Alain: Alain Badiou sinh năm 1937 ở Rabat, thủ đô xứ Maroc, theo học trường Cao đẳng Sư phạm từ 1956 đến 1961 và dạy ở Đại học Paris VIII/Vincennes-Saint Denis từ 1969. Như vậy, ông là một trong những người như Camus, Althusser, Derrida đến Paris từ những thuộc địa cũ của Pháp và thành danh. Thế hệ của Badiou với những François Laruelle, Michel Haar, André Glucksmann, Dominique Janicaud cùng sinh năm 1937, Marguerite Léna, Clément Rosset (1939), Lacoue-Labarthe, Jean-Luc Nancy, J. Bouveresse, Jean-Marc Lévy-Leblond (1940), Michel Fichant, Julia Kristeva, Michel Malherbe, Jean-Claude Milner (1941), Jacques Poulain, Etienne Balibar, Jean Greisch, Eric Blondel, Jean-Marie Benoist (1942), Dominique Lecourt, Gilles Lipovetsky, Jean Petitot (1944), Sylviane Agacinski, Benny Lévy, Jean-Michel Berthelot (1945), Jean-Marc Ferry, Rainer Rochlitz (1946), Alain Renaut, Bernard Henri-Lévy, Gérard Bensussan (1948), Luc Ferry (1951)… cùng những tác phẩm của họ xuất bản khoảng thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi thể hiện một sinh hoạt triết học mở đường vào thế kỷ 21.
Hành trạng tư tưởng Badiou có thể kể từ tác phẩm Théorie du sujet/lư luận chủ thể, 1982 đến L'Être et l'Evénement 1/Hữu thể và Sự biến 1, 1988 rồi tới 18 năm sau Logiques des Mondes/Những luận lư về những thế giới - l'Etre et l'événement 2, 2006 là một hệ thống - kể từ cấu trúc luận, nhà triết học không ngần ngại trở lại truyền thống hệ thống hóa lư luận.
Nh́n toàn bộ văn bản của Badiou, người ta có thể nhận xét ông cũng như nhiều nhà triết học đương đại như Agamben, Alliez, Zizek, Hưsle, Poulain, François Wahl v.v.. là những người khởi sự của triết học thế kỷ 21.
Badiou được đào tạo trong lănh vực triết học, song ông quan tâm đến toán học (đă viết một quyển sách nhan đề Le Nombre et les nombres/Số và những con số cùng với quan niệm: những toán học là hữu thể luận), về mặt chính trị, sau biến động tháng Năm 1968, như nhiều người cùng thế hệ đă có khuynh hướng cực tả thành lập Đảng Xă hội thống nhất/PSU và tham gia những nhóm cộng sản cực đoan và phong trào theo Mao/Mao-ít, như UCFML (như nhóm Tel Quel, Rossana Rossanda ở Ư, nhóm Philip Corrigan, Harvie Ramsay, Derek Sayer ở Anh) - phong trào này đă tàn mau v́ không có cơ sở lư luận thích đáng. Tuy Badiou bầy tỏ không hối tiếc thời gian hoạt động theo Mao-ít, song khi trưởng thành, ông đă từ bỏ con đường lầm lạc đó.
Con đường nghiên cứu của Badiou có thể vẫn tiếp tục khai triển như tham vọng trí thức của ông muốn kết tập thành một Luận lư học lớn (có thể sánh với bộ Wissenschaft der Logik của Hegel; đề cương luận lư của Hegel tŕnh bầy thành hai quyển: Erstes Buch là lư luận về hữu thể/die Lehre vom Sein, Zweites Buch là lư luận về bản thể/die Lehre vom Wesen - Hegel gọi những lư luận này thuộc Luận lư học khách quan để phân biệt với Luận lư học chủ quan là lư luận về khái niệm/die Lehre vom Begriff. [Xem: Hegel]) là tác phẩm Logiques des mondes tiếp theo quyển l'Etre et l'événement 1 với đề cương gồm bẩy quyển trong một bộ: quyển 1: Lư luận h́nh thái về chủ thể/Théorie formelle du sujet (Siêu-h́nh học); quyển hai mệnh danh là khoa Đại luận lư xét về khái niệm siêu nghiệm/le transcendantal và tất yếu của một tổ chức siêu nghiệm của những t́nh thế hữu thể/situations d'être; quyển ba của Đại luận lư xét về một tư tưởng mới cho khách thể/l'objet và luận lư vi trần/logique atomique; quyển bốn của Đại luận lư xévề quan hệ/la relation với đề cương hai của chủ nghĩa duy vật coi mọi quan hệ phô bầy phổ biến; quyển năm là bốn h́nh thái của biến đổi và luận lư của những cảnh sắc/sites; quyển sáu là lư luận của những điểm/points và cấu trúc luận thế/topo-logique của những điểm trong một thế giới; quyển bẩy hỏi cơ thể là ǵ? Kết luận của toàn bộ luận lư là để hỏi: sống là ǵ?
Triết học theo Badiou dưới bốn điều kiện như một chuỗi xích xuyên suốt ḍng tư tưởng: khoa học, nghệ thuật, chính trị và ái t́nh. Như trong lời tựa tác phẩm dẫn trên, Badiou đưa ra bốn ví dụ: toán học như con số, nghệ thuật như ngựa, chính trị như nhà cách mạng, ái t́nh như từ Vergile đến Berlioz. Bốn phạm trù Badiou đề ra tương ứng với tứ tượng/geviert trong quan niệm của Heidegger là trời, đất, thần, nhân song ở nơi Badiou cụ thể và rất người là nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà chính trị và t́nh nhân. Cho nên trong quan niệm của Badiou, không chỉ có một đạo đức mà bản chất mang tính cách tôn giáo, tập trung vào Nhất thể, nhưng có nhiều đạo đức như đạo lư chính trị, đạo lư t́nh yêu, đạo lư khoa học, đạo lư nghệ thuật tùy vào sự biến đối với chủ thể đương đầu, không phải chủ thể hiện c̣n, điều đó nhằm minh thi một đạo đức sự biến không phải một đạo đức hữu thể luận.
Hữu thể và Sự biến là tác phẩm xuất bản năm 1988 với liênj tự và/et có một lịch sử nối dài từ Hữu và Thời/Sein und Zeit của Heidegger đến Hữu và Vô/L'Être et le Néant của Sartre, như một thách đố triết lư v́ những lư do:
Vấn đề hữu thể luận là xét đến hữu thể như thể hữu thể/l'être en tant qu'être, như thể nó/being as such? Hay có thể nói đến hữu thể theo nhiều lối?
Hiểu như cách thứ nhất, có phải xác định như Parménide: có hữu, không có vô-hữu, hiểu như duy nhất, vô thủy vô chung, không nguyên nhân, thống nhất tư duy với hữu? Hay như nguyên văn của Aristote: to de on lέgetai men pollacώσ mở đầu thiên sách bốn của bộ Siêu h́nh học, nhắc lại nhiều lần như trong thiên sách thứ sáu, bẩy v.v.. mà Franz Brentano mở đầu chương một trong tác phẩm Von der mannigfachen Bedeutung des Seienden nach Aristoteles, 1862 khai triển bốn khu biệt là tùy thể/on kata symbebekos, trong ư nghĩa thực/on hos alethes, của những phạm trù/on, trong hiện thể và tiềm thể/on dynamei kai energeia. Hữu thể mang nhiều nghĩa, chủ yếu là bốn điều kiện dẫn trên, như vậy không là nhất thể như Parménide, nhưng là nhất thể và phức thể, nơi Aristote là bản thể và những phạm trù khác.
Ở Heidegger, hữu thể và thời gian xác định lẫn nhau , nhưng không phải theo nghĩa có thể nói đến hữu thể như một cái ǵ có thời tính hay thời gian như một cái ǵ như thể hữu - có hữu thể (có ở đây hiểu theo nghĩa es gibt/il y a) và có thời gian. Ở Sartre, có hư vô ở trong ḷng hữu thể, để người ta có thể hiểu được thực tại của cái gọi là tính phủ định. Cả hai Sartre và Heidegger đề khởi từ quan niệm hiện tượng luận.
Badiou thuộc thế hệ triết học chống hiện tượng luận; khởi đi từ quan hệ hữu thể và sự biến, là xét đến mặt hữu thể luận, tức là khoa học t́m hểu hữu thể như chính nó, song mặt khác, sự biến là cái ǵ xẩy đến như một cắt đứt với hiện tượng luận, có thể xét theo quy tŕnh như sơ đồ sau đây
1 2
hữu của sự biến ↔ sự biến của hữu
↕ ↕
3 4
sự biến liên kết “và” của hữu và sự biến
hữu và xuất hiện gọi là “chủ thể”
Chủ thể: đó là chủ đề của tác phẩm Théorie du sujet, 1982 vào thời kỳ Badiou chịu ảnh hưởng của hai người thày: Louis Althusser và Jacques Lacan song đă rơ ràng xác định vị thế duy vật, và biện chứng cấu trúc. Trong giai đoạn này, Badiou c̣n đang trên đường ḍ dẫm t́m hiểu chủ thể chính trị để lĩnh hội khu biệt của lịch sử và chính trị, quần chúng và giai cấp, cũng giống như lĩnh hội khu biệt giữa Toàn thể và Nhất thể . Ông nhận ra trong Đại Luận lư của Hegel trực giác duy vật thâu gồm trong bộ tứ/quadruple: bốn hạn từ của phân nhịp kép là trường sở/lực lượng/chủ thể tính/khách thể tính, không phải ba hạn từ của tha hóa là khẳng định/phủ định/phủ định của phủ định. Ông cũng t́m thấy ở Hegel hai công lư: trật tự đạo đức chủ yếu dựa trên quyết định trực tiếp, và quyền tuyệt đối của ư thức đạo đức là tác dụng kỳ thành không ǵ khác hơn điều nó biết; tuy nhiên ông không đồng ư với Hegel về đạo đức/Sittlichkeit phụ thuộc vào luân lư/Moralität v́ đạo đức chính là quyết định (ví dụ ông nêu ra, như Villiers de l'Isle-Adam và Rimbaud, dầu tự sâu xa phi chính trị, đă đứng về phía Công Xă - nếu không có những quyết định, đă không có vấn đề chính trị). Ngay từ Théorie du sujet, kết thúc bằng chương VI là những mục tiêu của đạo đức, Badiou đă có tham vọng xây dựng hệ thống tư tưởng.
Trong tác phẩm này, ông đă nói đến việc sử dụng toán học cho riêng ông, v́ toán học là khoa học của cái thực và những biểu thị của toán học thật đáng kể. Le Nombre et les nombres, 1990 thực hiện lư luận của Badiou về toán học, giải đáp mối quan tâm sử dụng toán học như một quá tŕnh phương pháp luận, nói đúng hơn, một hữu thể luận. Tác phẩm này xuất hiện sau tác phẩm chính L'Etre et l'Evénement như một giải đáp cho quan niệm: toán học là hữu thể luận. Tại sao lại con số? Badiou nói ngay cái nghịch lư: chúng ta sống thời đại chuyên chính của con số, tư tưởng quy phục dưới quy luật của những phức số liệt cử. Trong cái đế quốc hiện tại của số, không phải về tư tưởng, nhưng về những thực tế (điển h́nh như trong quan niệm chính trị, con số nói lên những cuộc thăm ḍ dư luận, bầu cử; con số ngự trị hầu như toàn diện những khoa học nhân văn, tràn ngập thống kê, trong những biểu tương văn hóa, kinh tế v.v..). Badiou khẳng quyết: song chúng ta không biết con số là ǵ, cho nên chúng ta không biết chúng ta là ǵ.
Tuy nhiên công tŕnh của Badiou không giống như công tŕnh số học của Frege, Husserl, hay Russell tuy ông thảo luận và phê phán những nhà toán học Frege, Dedekind, Peano, Cantor v́ như ông xác định: “học thuyết Số mà tôi chủ tŕ ngay cả thuật ngữ của tôi và phản hưởng mà tôi cho nó trong tư tưởng triết học (tôi cho in nghiêng-ĐPQ) rất khác biệt… nhằm minh thi quan điểm “con Số là một h́nh thái của Hữu thể”.
Những vấn đề chính của triết học Badiou đưa ra là: Sự biến, Nhất thể hay Phức thể, Siêu việt hay Nội tại, Duy tâm hay Duy vật, chân lư và chân không…
Một tư tưởng công chính về phức thể tiêu biểu là hai nhà triết học thời quá độ: Deleuze và Badiou. Có thể nói Deleuze là người thày và cũng là đối tượng tranh biện trên cuộc hành tŕnh đi t́m chân lư của Badiou. Vậy đâu là vị thế triết học?
Hữu thể và Sự biến khởi đầu bằng phân tích t́nh trạng triết học mà ba ḍng chính là: Với Heidegger, định tính lại triết học do con đường khúc chiết từ Parménide trong cái gúc mắc hữu/vô hữu/tư duy (gúc mắc này bắt nguồn triết học); với triết học phân tích, những đột biến tóan học, luận lư học, trường phái Vienne đă dấy động cách mạng toán luận mang tên Frege-Cantor chỉ ra những định hướng mới cho tư tưởng; sau cùng phải nh́n nhận là không một bộ máy tư niệm nào thích đáng nếu không đồng tính với những hướng đi lư luận-thực tiễn của tân học thuyết chủ thể, mà chính học thuyết này nằm trong những quá tŕnh thực tiễn (có thể thuộc về chính trị, hay lâm sàng; có thể là phi triết học mang những tên tuổi như Lenin, Freud, Lacan, Foucault?).
Từ góc nh́n triết học, Badiou nhận xét, chúng ta là người cùng thời với kỷ nguyên thứ ba của khoa học, sau thời hy lạp và Galileo, thời cải cách xác thực bản nhiên của bệ đài toán học thuần lư, cùng thời với kỷ nguyên thứ hai của học thuyết Chủ thể, không phải chủ thểxây dựng, sáng lập và phản tư, như từ Descartes tới Hegel, thông qua Marx, Freud, Husserl rồi Sartre, mà là chủ thể rỗng không, tách thớ, phi bản thể, vô phản tư, và sau cùng là đồng thời với một khởi đầu liên quan đến hoc thuyết chân lư, sau khi quan hệ liên tục hữu cơ với tri thức đă thất bại.
Alain Badiou từ tác phẩm này thử một lộ đồ khởi sự triết học mà tôi gọi là v́ thế kỷ mới trong “cái phức hợp hiện đại những điều kiện triết học” như lịch sử tư tưởng “phương tây”, những toán học hậu Cantor, phân tâm học, nghệ thuật hiện đại và chính trị. Những phạm trù này cấu thành trật tự chung của một tư tưởng có thể thao tác trong suốt dọc lộ tŕnh quy chiếu đương đại.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html