ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

27

(tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

Bảo gia lợi/Bulgaria, Triết học: Triết học Bảo gia lợi bắt nguồn từ thế kỷ 10 với Johann Exarch và phong trào Bogomil bao gồm tư tưởng phê phán tôn giáo, có thể xem như khởi đầu sinh hoạt triết học ở xứ này. Nếu coi lịch sử của triết học là lịch sử của một dân tộc, th́ lịch sử Bảo gia lợi chia làm ba kỷ nguyên:

Thời Trung cổ: đánh dấu qua việc người Bảo gia lợi theo Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 9, cũng ghi nhận qua việc những phong trào dị giáo chống lại hàng tăng lữ chính thống. Đó là phong trào Bogomile chủ trương một tư tưởng cấp tiến về thần luận và vũ trụ luận, cùng với những tư trào nhị nguyên như học thuyết duy trí, học thuyết nhị nguyên thiện ác, học thuyết Paul. Phong trào Bogomile bài bác thuyết Nhập thể, cũng như mọi biểu hiện tôn giáo qua tư tưởng và thực hành đạo như phép bí tích, thánh giá, nhà thờ, lễ lạc v.v.. và chủ trương tu khổ hạnh và sùng bái tinh thần. Mặc dầu bị ngăn cấm nghiêm nhặt, phong trào này bành trướng về phía tây đến tận Bosnia, băng ngang vịnh Balkan. Phong trào này bị tiêu diệt từ khi người Thổ đô hộ Bảo gia lợi vào thế kỷ 14 suốt năm trăm năm.

Thời phục hưng văn hóa dân tộc: Cuộc đô hộ Thổ chấm dứt vào năm 1878 với hoạt động văn hóa dân tộc ở mọi chiều hướng. Hàng trăm hàng ngàn người Bảo theo học tại nhiều đại học ở Nga và các nước Tây Âu, đặc biệt là ở Đức,khi trở về nước dấy động tinh thần người dân với những tư tưởng, học thuyết mới, dịch thuật những tác phẩm kinh điển của triết học phản ảnh mối quan tâm vào phát triển lịch sử tư tưởng.

Trong cuộc tranh đấu giành tự do, Peter Beron (1798-1871) nổi tiếng là một đại biểu của Bách khoa và khai sáng Bảo gia lợi. Ông viết những tác phẩm bằng tiếng Đức như Slawische Philosphie enthaltend die Grundzüge aller Natur-und-Moralwissenschaften/Triết học slave/tư lạp phu bao gồm đặc điểm chính của khoa học tự nhiên và khoa họcđạo đức, (Prag)1855; Origine des sciences physique et naturelles et des sciences métaphysiques et morales/Nguồn gốc khoa học vật lư và tự nhiên và khoa học siêu h́nh và đạo đức, (Paris)1858. Beron đă có công hệ thống hoá bản chất và vị trí tư tưởng tư lạp phu khích động triết học Bảo gia lợi phát triển vào cuối thế kỷ 19, đặc biệt trong chiều hướng xây dựng cơ sở thế giới quan cho cuộc tranh đấu cho tự do.

Sinh hoạt văn hóa làm nổi bật những khuôn mặt như Ivan Georgoff (1862-1936) về nghiên cứu lịch sử triết học, Krusto Krustev (1866-1919) về phê b́nh văn học, Stoyan Michaillovsky (1856-1927) về thơ, Pencho Slaveykov (1866-1912) du nhập tư tưởng Nietzsche. Nhà triết học Dimiter Michaltschev (sinh năm 1882) dạy tại Đại học Sofia là người năng động phát triển triết học Bảo gia lợi, viết nhiều tác phẩm và là biên tập tạp chí triết học. Ông đă viết những tác phẩm như Philosophische Studien/Nghiên cứu triết học, x.b. Leipzig, 1909; Forma y Otnosshenie/ H́nh thái và Quan hệ, Sofia, 1914: Filosofiata Kato Nauka/Triết học như một khoa học, Sofia, 1946. Ông chịu ảnh hưởng người thày là Johannes Rehmke (1848-1930) coi triết học như một khoa học cơ bản/Grundwissenschaft, tri giác trực tiếp sự vật và những phẩm chất của chúng, thực tại của tinh thần và thế giới được tri giác không chỉ ra thực tại siêu h́nh siêu việt nào, cũng như những quan hệ và phát triển có tính khách quan và chúng ta trực tiếp nhận biết.  Thời gian không là một h́nh thái của tinh thần lănh hội những diễn biến nó tri giác, mà là sự kế tục của những biến đổi. Vận động từ chỗ này qua chỗ kia là một sự kiện khách quan, như vị trí không gian là phẩm tính của sự vật. Trong lănh vực triết học thực tiễn, Michaltchev cũng theo Rehmke phê phán những đạo đức học chủ trương nhiệm vụ, và đề xuất nguyên tắc ư chí cũng như hành động bất vụ lợi mới thực sự là đạo đức. Lư luận của Rehmke và Michaltchev có tầm ảnh hưởng nhất định ở Bảo gia lợi, gây sinh động trong những tranh luận triết học.[Xem: Rehmke, Johannes]

Thời cộng sản: Sau Thế chiến Hai, Bảo gia lợi cũng như một số quốc gia Đông Âu khác trở thành nước xă hội chủ nghĩa. Đương nhiên, “chủ nghĩa xă hội khoa học là hệ tư tưởng chủ đạo trong mọi lănh vực văn hóa, từ giáo dục, văn chương văn nghệ đến tư triết học, tôn giáo v.v.. tên cơ sở duy vật biện chứng. Thực sự, thời tiền chiến, một nhà tư tưởng Dimitri Blagoev (1855-1924) đă có xu hướng xă hội này. Dưới chế độ cộng sản, những tư tưởng phi Mác-xít bị triệt hạ trong lănh vực triết học. Nhà tư tưởng đại biểu của chế độ là Todor Pavlov (1890-1977), Chủ tịch Viện Khoa học Bảo gia lợi, tác phẩm chính của ông là Теόрия отраҗéния ( Teoriia otrazheniia)/Lư luận phản ánh, 1936 quan niệm phản ánh dựa trên những nguyên lư của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ sở này, những vấn đề đặc thù của lư luận nhận thức như chân lư, thực tiễn, hệ thống những phạm trù biện chứng hay những quy luật biện chứng là đề tài của rất đông nhà tư tưởng như Stephan Vassilev-Vassev, Nedialka Mihova, Ljuben Sivilov, Mitrjo Yankov. Pavlov không chỉ chủ đạo trong lănh vực nhận thức mà cả trên lănh vực phê b́nh văn học và mỹ học, trong quỹ đạo chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa” (phổ biến khắp khối xă hội chủ nghĩa), với tác phẩm chính là Основнóй вопрóсй на Эстéтика (Osnovny Vuprosy na Estetika)/những vấn nạn cơ bản Mỹ học, 1949. Michaltchev chính là đối tượng để các nhà công tác tư tưởng của chế độ phê phán (theo Leszek Kolakowski, phê phán cái gọi là chủ nghĩa Rehmke) - theo Radoslav Tsanoff, Michaltchev bảo vệ kiên cường quan điểm của ông.

Ở Bảo gia lợi, khi chủ nghĩa Mác thống trị, trở thành một học thuyết chính thức, bất khả tư nghị, chỉ có triết học duy nhất được giảng dạy ở Đại học Sofia, dập khuôn hệ thống giáo dục Liên xô (nghĩa là chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện chứng, lịch sử triết học tập trung vào lịch sử triết học Mác-xít và phê phán triết học, luận lư, đạo đức và mỹ học tư  sản hiện đại). Cho nên Tzotcho Boiadjiev (dạy Lịch sử triết học cổ đại và trung cổ ở Đại học Sofia) nhận xét: chỉ có một lối thoát tinh thần là hoạt động trong những lănh vực mà khả năng kiểm soát tư tưởng bị giới hạn, ví dụ như khó kiểm duyệt để chế tài nghiên cứu về một tác giả cổ đại, v́ tối thiểu đ̣i hỏi phải có một vài kiến thức cổ ngữ; ngoài ra biên giới giữa triết học và những lănh vực khoa học nhân văn khác cũng khó tiếp thu đối với luật lệ, tiêu chuẩn ư thức hệ. Cho nên nhiều công tŕnh của những nhà triết học trẻ tập trung vào những nghiên cứu liên ngành và cổ điển, những tên tuổi Angelov, Bǒjadziev, Bukharov, Iribadzakov, Radev v.v..trong lănh vực triết học và xă hội học, I. Passi, Avramov, Goranov, Mitsev, Natev, Tsoneva trong lănh vực mỹ học, Andonov, Georgiev, Nechev, Prodanov, Stankov trong lănh vực đạo đức.

Một nền triết học bí mật, như chữ của Boiadjiev, hoạt động dưới những h́nh thức thay đổi địa danh của triết lư thực qua tổ chức những hội luận, diễn thuyết và giảng dạy với sinh viên ngoài những cơ sở đại học chính thức. Tuy nhiên ngay việc gặp gỡ trao đổi giữa những nhà triết học Bảo gia lợi với những triết gia của các nước khác trong khuôn khổ những hội nghị quốc tế không hẳn tốt đẹp, v́ tham dự những hội nghị này phải thông qua Hiệp hội triết học của Nhà nước, do Sở Mật vụ trực tiếp kiểm soát; người tham gia những diễn đàn phải chính thức được nhà nước nh́n nhận. Hơn nữa, rất khó khăn t́m đọc được những tác phẩm triết học nhất là của những triết gia hiện đại, kể cả những tập san, tạp chí triết học. Sinh hoạt triết học thực sự chỉ b́nh thường sau 1989, với số lượng đáng kể dịch  những công tŕnh của các nhà tư tưởng cận hiện đại. Mặt khác, những trường phái và tác giả  về cấu trúc luận, phê b́nh văn học như Vladimir Propp, H́nh thái luận Nga có ảnh hưởng rộng răi ở phương Tây cũng rất quen thuộc với sinh hoạt triết học bí mật ở Bảo gia lợi, v́ những sự kiện này tiêu biểu cho nỗ lực vượt rào cản hệ tư tưởng Mác-xít. Trong thập niên 80, những tác phẩm có xu hướng Mác xít phương Tây như Theodor Adorno, W. Benjamin, E. Bloch, Louis Althusser khá quen thuộc trong những nhóm triết gia và xă hội học mới. Những nhà học giả nhân văn quay sang những trào lưu triết học phân tích, thông diễn v.v.. Hiện nay là thời kỳ phát triển  và hội nhập vào sinh hoạt triết học cộng đồng châu Âu, mở ra một triển vọng mới.

 

 

Bỉ, triết học: Sinh hoạt triết học Bỉ có liên hệ với những nước chung quanh, dưới h́nh thức đa ngữ - nhà triết học có thể viết bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ḥa lan, tiếng Anh.

Sống thời Trung cổ, triết gia Bỉ Henri Bate de Malines (1246 sinh ở Malines-1310 mất ở Tongerlo) là môn đệ của Aquinas, mà Nicolas de Cuse xem là người lập ra thuyết ngẫu hợp những mặt đối lập/théorie de la coincidence des opposés. Ông đă viết Magistralis compositio astrolabii luận về thiên văn học. Gilles de Lessines sống vào thế kỷ 13, mất năm 1304 là môn đệ của Albert le Grand, viết tác phẩm khảo về de Unitate Formae, 1278 luận về h́nh thái: “Mặc dầu những h́nh thái trừu tương của tri năng (chẳng hạn, đường thẳng trên mặt phẳng, mặt phẳng trên vật thể) thực sự là nhirều và khác nhau về mặt h́nh thái, tuy nhiên trong một chủ thể duy nhất mà chúng là những thành phần, mỗi thành phần có một vai tṛ, chúng chỉ là một hữu thể duy nhất đến từ h́nh thái này mà chúng là hữu thể lư và từ ở đó sinh ra những chức năng, giống như những hành vi thứ cấp đến từ hành vi sơ cấp. Godefroid/Godfrey de Fontaines (tên tiếng La tinh là Godefrius de Fontibus) sinh ở Liège năm 1250 và mất năm 1309, dạy Đại học Paris, cũng là học tṛ của Aquinas, chuyên luận về siêu h́nh học hiện thể và tiềm thể; quan niệm hữu thể của ông đối lập với Henri de Gand (phân biệt hữ bản thể/esse essentiae và hữu hiện thrể/esse existentiae) khi xác định hữu thuộc tri năng ở trong tinh thần và hữu thực ở ngoài tinh thần. Tuy nhiên cũng như Henri de Gand, ông cũng để lại những Quodlibeta/Linh tinh ghi lại những tranh biện triết lư mở ra cho công chúng (Maurice de Wulf sưu tập có bẩy phần của những Quodlibets này, xuất bản năm 1904 và 1914).

Ở đây chỉ nói về triết học Bỉ cận hiện đại, mặcdầu giữa Bỉ và Pháp có chung biên giới và ngôn ngữ, song những vấn đề và tranh luận triết học có những sắc thái riêng của nó. Những triết gia Bỉ sống ở thế kỷ 19 như Joseph Delbœuf (1831-1896),vào thời kỳ đầu thế kỷ XX như Paul Decoster (1886-1939), Philippe Devaux (1902-1979), Maurice De Wulf  (1867-1947) chuên về lịch sử triết học Trung cổ, Georges Hostelet (1875-1960), Max Loreau (1928-1990) chuyên về Mỹ học thời Phục hưng, Phần đông các triết gia này dạy ở Đại học Liège và Louvain.  Chïam Perelman (1912-1984) dạy ở Đại học Bruxelles, sáng lập Tu từ mới, Tại Bỉ, nhiều nhà triết học chuyên sâu về luận lư học, có những trao đổi quan tâm tương tự như  Hoa kỳ. Họ cũng đặc biệt chú trọng đến triết học về cáckhoa học cũng như ngành mới về kỹ thuật ứng dụng. Nhiều tác phẩm xuất bản thiên về triết học thiên chúa giáo hiện đại, những nghiên cứu về lịch sử tư tưởng thời Trung cổ tại Đại học nói tiếng Pháp Louvain-la-Neuve và Đại học nói tiếng Ḥa lan ở Louvain,  Mặt khác nơi đây chứa những bản thảo của Husserl nên cũng xuất phát nhiều công tŕnh hiện tượng luận.

Về mặt nghiên cứu luận lư học, phải kể đến Trung tâm quốc gia nghiên cứu luận lư học dưới sự điều hành của J. Ladrière (1921-2007), quy tụ nhiều nhà luận lư học của sáu đại học nói tiếng Ḥa lan và năm đại học nói tiếng Pháp. Trong khoảng 1980-1992, bẩy tập san Cahiers du Centre de logique đă xuất bản  bàn về những chủ đề như thuyết trực quan, lư luận chứng minh, forcing (kỹ thuật do Paul Cohen đặt ra , dùng để chỉ sự độc lập của giả thiết liên tục và công lư chọn trong lư luận tập hợp Zermelo-Fraenkel), lư luận những toàn nhóm/ensembles của Quine, luận lư và thông tin học, và cả xu hướng phi nền tảng trong luận lư học và trong lư luận toàn nhóm. Những hội luận này với những khuôn mặt chủ đạo như Th. Lucas, M. Crabbé, R. Lavendhomme đưa ra nhiều thành tích mới. Những thành tựu trong luận lư ứng dụng vào tri năng nhân tạo và thông tin học cũng được xuất bản, như A Primer on Expert System/Sách nhập môn Hệ thống Giám định  năm 1985 của F. Vandamme và các cộng sự viên, “Non Classical Logic for Expert System” của A. Heffer năm 1986, Non-Standard Logics for Automated Reasoning/Luận lư phi tiêu chuẩn của lư luận tự động năm 1988 là thành quả của giao ngộ hệ thống của các phương pháp và kết quả  cuủ những luận lư mô h́nh, thời tính, trực quan, xác suất áp dụng vào tri năng nhân tạo, Approche logique de l'intelligence artificielle/Tiếp cận luận lư của tri năng nhân tạo, 1988-1991 một từ điển bách khoa từ luận lư cổ điển đến thảo chương luận lư, Logisch Redeneren/Nói về luận lư năm 1986 của M. Sergant tŕnh bày luận lư tượng trưng cổ điển, Inleiding to moderne Logica/Dẫn vào tân luận lư năm 1991 của J.-P. Van Bendegem, Logienbœk năm 1992 của D. Batens, Logica: Formeel en Informeel năm 1992 của W. de Pater và R. Vergauwen gồm những phần về tam đoạn luận, lư giải chịu ảnh hưởng từ Geulinckx, những phương pháp cú pháp và ngữ nghĩa, luận lư phi h́nh thức, Vergauwen khai triển một lư luận về ư nghĩa và tham chiếu, những tranh luận của chủ nghĩa duy thực và duy bản trong ngữ nghĩa học, lư luận về chân lư của Tarski, duy thực nội tại của Putnam. Cùng với những tri thức thủ đắc từ siêu luận lư học, ông khai triển một ngữ nghĩa học duy thực  có thể tích hiệp thuyết chủ bản Aristote; ông cũng tŕnh bày một lối giải luận lư học nội hàm khác của Montague có thể biểu hiện h́nh thái của thuyết chủ bản nói trên.

Lư luận nhận thức trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX cũng phát triển hợp với khoa học hiện đại qua những công tŕnh của M. De Mey với The Cognitive Paradigm, 1982 vẽ lại khởi sinh theo quan điểm tri năng gần với Piaget, áp dụng những phương pháp theo lượng  vào truy cập những nguyên mẫu để phát hiện những cấu trúc xă hội, Theory and Experiments, 1988 do D. Batens và J.-P. Van Bendegem xuất bản là những tham luận trong hội nghị quốc tế về lịch sử và triết học về những khoa học tổ chức ở Gand và Bruxelles năm 1986, nói đến những vai tṛ của thực nghiệm trong khởi sinh và thử nghiệm những lư luận, cũng như vai tṛ của những quan niệm lư luận trong khoa học. Khảo về năng động của nhận thức, D. Batens xuất bản Menselijke Kennis, Pleidooi voor een bruikbare rationaliteit/Kiến thức con người, Biện thuyết cho một lư tính hữu ích, 1992 phê phán chủ nghĩa duy lư truyền thống cũng như chủ nghĩa phản lư. Ông cũng xây dựng một quan niệm nhận thức dựa trên ư nghĩa, chấp nhận và thông giao một cách hệ thống, bảo vệ một h́nh thái lư tính không đề ra những yêu cầu khó đạt của chủ nghĩa duy lư cổ điển và tiện cho con người thu nhận như những hệ thống phụ của thực tại.

Trong thập niên 80 này, triết học về những ngành khoa học đặc thù cũng phát triển trên cơ sở giải thích chức năng, tiêu biểu qua tác phẩm Evolutionary Explication in the Social Sciences, an Emerging Paradigm, 1981 của Philippe Van Parijs (1951-), tác giả truy vấn những điều kiện để hoàn tất một giải thích chức năng, những khả năng truyền giao/transfert giải thích chức năng trong những khoa học xă hội. J.-P. Van Bendegem ở Đại học Văn khoa Gand viết một chuyên luận nhan đề Finite, Empirical Mathematics, Outline of a Model, 1987 c̣n triệt để hơn những nhà duy trực giác và duy cấu trong việc bác bỏ vô cực hiện năng cũng như tiềm năng và tái xây dựng toán học cổ điển trên cơ sở duy hạn (ví dụ, 1/3 không c̣n được quan niệm như một số thập phân 0.3 mà coi như một thủ tục tiến hành chia 1 bởi 3), nhằm giúp cho tri giác những những chỗ tách mà toán học vô cực xóa bỏ, chẳng hạn, tương phản giữa cái nhỏ hữu hạn và cái lớn hữu hạn tương ứng trong một đo lường nhất định với đối lập giữa cái giải được và cái khả xác (không giải được  trong lư luận chứng cớ. I. Prigogine và I. Stengers viết tác phẩm Entre temps et l'éternité/Giữa thời gian và vĩnh cửu, 1988 tra vấn những lư do mà khoa vật lư học từ khởi nguồn  đă chọn phủ nhận mũi tên thời gian và mô tả một bản nhiên quán tính , nhằm lập lại vô hạn cái đồng thể đó, dựa vào những định luật phi thời và tất định; các tác giả này chỉ ra thái độ này đă làm cho thế giới khoa học và thế giới đời sống xa lạ vgới nhau một cách triệt để, đồng thời họ cũng vẽ ra một khoa học mới xuất hiện có khả năng giảm trừ xa cách này và chứng nhận hiện diện của mũi tên thời gian ở mọi mức độ của thế giới vật lư, từ nguyên tử H cho đến vũ trụ xét trong toàn bộ. Những công tŕnh  của P. Kerszberg The Invented Universe, 1989 nghiên cứu tranh biện giữa Einstein và De Sitter chỉ ra sự phát triển của khoa vũ trụ luận tương đối, M. Ghins  đưa ra một phân tích triết học trong L'inertie et l'espace-temps absolu de Nrewton à Einstein, 1990 chứng minh cấu trúc của không-thời gian tương ứng với một lư thuyết vật lư làm sao cho những hiệu quả quán tính phải được giải thích đúng  và trong chiều hướng này có thể quan niệm một không-thời gian tuyệt đối. Năm 1992 Les dieux postmodernes của G. Miedzianagora chỉ ra những thăng trầm trong quan hệ của triết học và vật lư học, đồng thời đưa ra một quan niệm mới về hữu vật lư, ư thức, t́nh cảm và tư tưởng.

Về mặt triết học tổng quát, phải kể công tŕnh của J. Ladrière (dạy Đại học Louvain) L'articulation du sens, 1984  bao gồm toàn trường sở triết học, khởi từ ư niệm của Wittgenstein coi ngôn ngữ có thể sử dụng theo nnhững mô thái khác nhau, liên đới chặt chẽ mang một h́nh thức sống trong khoa học cũng như tín ngưỡng. A. Burms và H. de Dijn xuất bản De Rationaliteit en haar grenzen, Kritiek en deconstructie/Lư tính trong toàn bộ, Phê phán hủy tạo, 1986 chỉ ra ba mối ưu tư cơ bản của con người làkhát vọng tạo ảnh hưởng đến những sự biến, khát vọng hiểu biết và khát vọng mang lại một ư nghĩa; quan hệ giữa ba chuyên niệm này là khởi điểm của việc nghiên cứu nguyên ủy những vấn đề triết học tiếp cận chủ nghĩa cá nhân, đến tôn giáo và quan hệ giữa khoa học và thực tại. Cùng thời điểm này. M. Meyer (1950-) đưa ra De la problématologie, xem triết học như một vấn tính luận v́ tra vấn là nguyên lư tiếp âm/principe articulatoire của lư tính hiện đại. Meyer muốn vạch ra con đường thứ ba ra ngoài chủ nghĩa hư vô và thực chứng đưa vấn tính trong vận động tích cực của nó; trong tác phẩm mới xuất bản năm 2000 Questionnement et historicité ông xác định vấn tính luận vẫn là triết học mới trong tính triệt để sâu sắc nhất cho thế kỷ 21 này trở đi.

Triết học Bỉ cũng có thiên hướng đạo đức như  Pháp nên rất nhiều tác phẩm tập trung vào mối liên hệ với sự phát triển mau lẹ của kỹ thuật như Pour une éthique dans un univers technicien (le Paradigme historique), 1984, Evaluier la technique, 1988, Du sens cơmun à la Société de communication, 1988 của G. Hottois (1946-) quan niệm nhân loại là một giây liên kết những khả hữu hơn là bản chất hay tự nhiên; Ta al en Ethiek/Ngôn ngữ và đạo đức, 1989 của J. Ruytinx gồm những tiểu luận đặt trọng tâm vào những hỗ trợ khả hữu của những khoa học khác nhau đối với đạo đức học, những thuộc từ đạo đức tổng quát có một nội dung xuất phát từ hệ tư tưởng, những năng hướng tinh thần có thể thống nhất con người bị những ư thức hệ trái nghịch nhau phân rẽ.

Về mặt mỹ học, Expérience esthétique et ontologie, 1988 của D. Lories lần đầu tiên đă đề xuất một sở cứ chung cho hai truyền thống mỹ học xa lạ với nhau là hiện tượng luận và triết học phân tích, dựa trên tiên đề lẽ thường trong tác phẩm Phê phán quyền năng phán xét của Kant. Cũng trong năm này, H. Parret đưa ra một nghiên cứu hiện tượng luận về Cái cao nhă thường ngày/Le sublime du quotidien vén mở những mối quan hệ nhân quả không ngờ liên kết những t́nh cảm nhẹ nhàng đột phát với chỗ đoạn tuyệt của cao nhă.

Triết học luật/Rechtsphilosophie là một bộ môn có truyền thống lâu đời, song khá phức tạp về mặt ư nghĩa, bản chất  (xác định pháp luật hay quyền của con người? - từ thời cổ đại hy lạp, óρθóς là một ẩn dụ h́nh học, trong những ngôn ngữ hệ La tinh, hệ Đức/Nhật nhĩ man, hệ Sê-mít/Tiếu Á tế Á như  ngữ Ả rập, ngữ Do thái - mà ư nghĩa cơ bản là phù hợp với quy tắc/rectum. Kant định nghĩa là hành động phù hợp với bổn phận, hay toàn bộ những điều kiện mà ư chí cá nhân của người với tha nhân phù hợp với quy luật phổ quát của tự do. Erich Fechner so sánh triết học luật với triết học hiện sinh, triết học luật về mặt xă hội học và siêu h́nh học. Xem: luật) với G. Haarscher (dạy ở Đại học Bruxelles) trong hai tác phẩm Philosophie des droits de l'homme/triết học về những quyền của con người, 1987La raison du plus fort/Lư của kẻ mạnh, 1988 xét đến chuyển biến ghê gớm của quan niệm chính trị trong thời đại mới, đi đôi với trói buộc lư trí vào một vai tṛ thuần túy công cụ và ông đưa ra quan niệm phục hồi thuần lư trong những đặc quyền phê phán. Van Parijs khảo sát những đáp ứng hiện đại của lư luận thực dụng, lư luận tự do chủ nghĩa, lư luận Mác-xít phân tích, lư luận của John Rawls hay những xu hướng cộng đồng cho vấn đề  “thế nào là một xă hội công b́nh? trong tác phẩm xuất bản năm 1991 Qu'est-ce qu'une société juste? Introduction à la pratique de la philosophie politique.

Marc Richir, triết gia hiện tượng luận đương đại, người được coi như làm cuộc cải cách hiện tượng luận Husserl (với năm tác phẩm từ 1981 đến 1990: Recherches phénoménologiques I và II, Phénomènes,temps et êtres: ontologie et phénoménologie, Phénoménologie et institution symbolique, La Crise du sens et la phénoménologie) đă phác họa một triết học chính trị mới trong tác phẩm Du sublimes en politique, 1992 đặt vấn đề cơ sở xă hội chính trị hiện đại qua những chấn động cách mạng, nhằm tách rời tính đặc thù của vấn đề dầy những phức tạp này với truyền thống cổ của chủ nghĩa chuyên chế. Những công tŕnh về lư luận hành động dưới quan điểm triết học phân tích do M. Neuberg xuất bản năm 1991,

Về mặt lịch sử triết học, những công tŕnh đồ sộ của Lambros Couloubaritsis (gốc hy lạp, sinh ở vùng Congo thuộc Bỉ năm 1941) từ 1980 La Physique d'Aristote, l'avènement de la science physique nhằm chỉnh lại lối nh́n truyền thống về lư luận chuyển động của Aristote, Mythe et Philosophie chez Parménide, 1986, Aux origines de la philosophie européenne - de la pensée archạque au néoplatonisme, 1992, Histoire de la philosophie ancienne et médiévale,1998. Trong tác phẩm triết sử 1992, tác giả muốn rút ra những vấn đề ở mỗi thời đại tương ứng với con người trong thế giới vây quanh và theo viễn cảnh chung của những nguyên lư cho con người để giải thích nguyên ủy của mọi vật; trong tác phẩm triết sử 1998, khởi từ nghiệm đoán những khả hữu của hành tŕnh triết học trong suốt lịch sử của nó tạo thành một chướng ngại vật nghiêm trọng do việc không thể làm chủ toàn bộ những khả hữu này. Những công tŕnh như Etudes de philosophie ancienne,1986 của J. Croissant, Historische Inleiding tot de Wijsbegeerte/Nhập môn lịch sử triết học, 1989  của C. Steel, An Annotated Bibliography of Ibn Sina, Including Arabic and Persian Publications and Turkish and Russian References, 1991 của Jules Janssens trong khu vực triết học Cận Đông, dịch thuật và nghiên cứu triết học Nhật bản của Bernard Stevens như Topologie du néant. Une approche de l'école de Kyoto,2000; Le néant évidé. Ontologie et politique chez Keiji Nishitani,2003; Invitation à la philosophie japonaise. Autour de Nishida, 2005; những chuyên khảo về Hobbes, Descartes, Hume, Kant, Hegel và những triết gia đương đại  của nền triết học Pháp, Anh-Mỹ v.v... S. Ijsseling và nhóm của ông ở Đại học Katholieke Universiteit Leuven góp phần vào việc xuất bản những tác phẩm của Husserl trong Thư khố Husserl; những triết gia như J. Taminiaux, Isseling với những công tŕnh hiện tượng luận, hay liên hợp hiện tượng luận với triết học phân tích  của H. Parret.    

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html