ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

26

(tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

Ba tây/Brasil, Triết học: Ba tây nằm trong khu vực châu Mỹ La tinh song có truyền thống và ngôn ngữ khác (dùng tiếng Bồ đào nha/português) với những xứ khác trong vùng. Tuy nhiên triết học phát triển ở châu Mỹ la tinh này cũng rất tương tự với các nước Nam Mỹ.  Ba tây đă sớm du nhập chủ nghĩa thực nghiệm của Auguste Comte với Benjamin Constant Botelho de Magalhăes (1836-1891), Miguel Lemos (1854-1917) và Raimundo Teixeira Mendes (1855-1927).

Botelho de Magalhăes (sinh ở Niterói và mất ở Rio de Janeiro) là một nhà chính trị và quân sự, say mê chủ nghĩa thực nghiệm, đem rao giàng trong quân đoiä, ông được xem là người sáng lập ra nền Cộng ḥa/fundator de República và xây dựng Hiến pháp 18914/Constituiçăo de 1891 với khẩu hiệu Trật tự và Tiến bộ/Ordem e Progreso. Miguel Lemos (sinh ở Niterói và mất ở Petrópolis) theo học trường Bách khoa ở Rio de Janeiro, cùng với Teixeira Mendes và Botelho de Magalhăes thành lập Hội thực nghiệm Ba tây/Sociedade Positivista Brasileira năm 1876. Ông từng sang Paris, gặp gỡ những học giả Pháp như Emile Littré và Pierre Lafitte, khi trở về Ba tây ông áp dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa thực nghiệm , cải tổ Hội như một giáo hội thực nghiệm/Igreja Positivista thay đổi nhiều việc xă hội, chính trị và tín ngưỡng, bênh vực những quyền lợi và lao động xă hội, công lư xă hội, phân định rơ rệt nhà nước và nhà thờ, đạo và đời. Ông để lại nhiều tác phẩm như O positivismo e a escravidăo moderna/ Chủ nghĩa thực nghiệm và chế độ nô lệ mới, Pequenos ensaios positivistas/những thử nghiệm thực nghiệm nhỏ, O apostolado positivista no Brsil/tuyên truyền tư tưởng thực nghiệm ở Ba tây (viết chung với Teixeira Mendes).

Raimundo Teixeira Mendes (sinh ở Caxias và mất ở Rio de Janeiro) c̣n là một nhà toán học, và bạn đồng hành của  Miguel Lemos trong việc tuyên giáo chủ nghĩa thực nghiệm của Comte, xem như một Tôn giáo của Nhân loại/Religiăo da Humanidade, ông tham gia phong trào của Benjamin Constant xây dựng nền Cộng ḥa, thủ tiêu chế độ nô lệ, cải tổ những định chế xă hội, sáp nhập người vô sản thành đoàn thể xă hội/incorporaçăo do proletariado à sociedade.

Tobias Barreto (sinh năm 1839 ở Vila de Campos do Rio Real, mất năm 1889 ở Recife) là một triết gia, thi sĩ, phê b́nh gia và luật gia, có xu hướng chống thực nghiệm. Ông đă mở ra trường phái Recife, một tư trào triết học tin vào tiến hóa luận. Ông đọc Kant, Schopenhauer , Haekel, Büchner, Vogt, Moleschott, kết hợp thuyết duy cơ và mục đích luận. Ông để lại nhiều tác phẩm triết lư và thơ như Ensaios e estudos de filosofia e critica/Khảo luận và nghiên cứu triết học và phê b́nh, 1875; Ensaio de pré-história da literatura alemă, Filosofia e critica, Estudos alemăes/Khảo luận tiền lịch sử văn học Đức, Triết học và phê b́nh, Nghiên cứu Đức, 1879; O génio da Humanidade/Thiên tài của nhân loại (thơ), 1866; A Escravidăo/Nô lệ, 1868. Tư tưởng Tobias Barreto phức tạp ở chỗ chống thực nghiệm song theo tiến hóa luận, tựu chung có mấy nét chính: một, theo xu hướng suy luận của triết học Đức, coi thường những căn nguyên lịch sử tư tưởng cổ truyền, phản động; hai, tranh biện chống lại xu hướng chiết trung duy linh, dựa trên niềm tin vô hiệu; ba, theo phương cách tu từ suy lư. Người học tṛ của ông là Silvio Romero (1815-1914) thừa kế tinh thần tu từ học và tôn thờ những khoa học tự nhiên, tiến hóa luận kiểu Spencer và Darwin.

Raimundo de Farias Brito (sinh năm 1862 ở Săo Benedito và mất năm 1917 ở Rio de Janeiro) là một trong những tên tuổi lớn của triết học Ba tây. Ông theo học Phân khoa Luật ở Recife, là học tṛ của Tobias Barreto. Ông đă dạy Luật ở Belém do Pará, làm luật sư và dạy luận lư tại Colégio Pedro II cho đến cuối đời. Ông là một nhà duy linh, cmang tín ngưỡng chống lại chủ nghĩa duy vật của trường phái Recife, thuyết tiến hóa, quan niệm Thượng đế là nguyên lư giải thích tự nhiên và là nền tảng cơ bản của cơ chế điều hành đạo đức trong xă hội. Ông viết: Tự nhiên là biểu tượng Thượng đế, ánh sáng là bản chất của Thượng đế và ư thức là Thượng đế đươc tri giác/A natureza é Deus represendado, a luz é Deus em sua essência e a consciência é Deus percebido. Những tác phẩm của ông như A Filosofia coma Atividade Permanente do Espirito/ Triết họcnhư hoạt động hằng cửu của tinh thần, 1895, A Filosofia Moderna/triết học hiện đại, 1899, Evoluçăo e Relatividade/Tiến hóa và Tương đối, 1905, A Verdade como Regra das Açơes/Chân lư như luật của cổ phần, 1905, A Base Fisica do Espirito/Cơ sở vật lư của tinh thần, 1902, O Mundo Interior/Nội giới, 1914.

Từ Tobias Barreto đến Farias Brito, sách vở của những nhà tư tưởng ngoại quốc vẫn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần suy lư của họ. Triết học Tô-mít của Jacques Maritain có ảnh hưởng mạnh đến Alceu Amoroso Lima (1893-1983), nhà tư tưởng Thiên chúa giáo hàng đầu như Jackson de Figueiredo (1891-1928). Figueirdo là một người duy tín ngưỡng tuyệt đối, xem Pascal là nhà tư tưởng duy nhất có khả năng hủy triệt lư trí trong tác phẩm Pascal y la inquetud moderna/Pascal và nỗi bất ổn hiện đại; ông quan niệm ư thức chỉ là niềm tin vào mối ràng buộc nội tại thống nhất chúng ta với hữu, đời sống, hiện hữu cũng là những hành vi của niềm tin - credo quia absurdum esse/tin tưởng v́ đó là phi lư. Figueiredo có một tranh luận nổi tiếng với Alceu Amoroso Lima và ông này theo đạo vào 1928; khi Figueiredo mất, ông thay thế điều hành trung tâm Dom Vital, tham gia việc xây dựng Đại học Thiên chúa giáo Rio de Janeiro vào 1941. Những tác phẩm của ông như O problema do trobalho/ vấn đề lao động, 1946; O existencialismo e outros mitos de nosso tempo/Chù nghĩa hiện sinh và những huyền thoại khác ở thời đại chúng ta, 1951 biểu hiện cho chủ nghĩa nhân bản Thiên chúa giáo như một trả lời cho những chủ nghĩa Mác và hiện sinh.

Đại biểu cho chủ nghĩa hiện sinh ở Ba tây là Vicente Ferreira da Silva (1916-1963). Ông đă cùng với triết gia Miguel Reale thành lập Institute Brasileiro de Filosofia, tập hợp những nhà tư tưởng của mọi khuynh hướng. Ông xuất bản  Exegese de Açăo/luận b́nh hành động năm 1949 và tác phẩm nổi tiếng Dialética das Consciências/biện chứng của ư thức  năm 1950. Chịu ảnh hưởng Heidegger và chủ nghĩa hiện sinh, ông đă lần lượt viết những tác phẩm như  Utopia e liberdade/Không tưởng và Tự do, 1948; Para uma moral lúdica/Về một đạo đức của tṛ chơi, 1949; Meditaçăo sobre a morte/Trầm tư về sự chết, 1948;  A concepçăo do homem Segundo Heidegger/Quan niệm nhân bản của Heidegger II, 1951. Tác phẩm này bắt nguồn từ cảm hứng Thư về chủ nghĩa nhân bản Heidegger gửi Jean Beaufret [Xem: Heidegger].

Miguel Reale (1910-2006) là nhà triết học, luật học và làm thơ, là một trong những người lănh đạo tư trào chính thống/integralismo ở Ba tây. Ông viết tác phẩm Filosofia do Direito/Triết học về luật Liçơes preliminares do Direito/Những bài học dự bị luật trở thành tư tưởng triết-luật cổ điển của Ba tây. Ông góp phần vào việc tu chính Hiến pháp, sáng lập Viện triết học Ba tây, tham dự nhiều Hội nghị quốc tế về triết học. Ông viết nhiều tác phẩm, về triết học tổng quát như A doutrina de Kant no Brasil/học thuyết Kant ở Ba tây, Estudos de Filosofia e Ciência do Direito/Nghiên cứui triết học và Luật học, mới nhất như O Belo e Outro Valores/Mỹ và những giá trị khác (1989), Estudos de Filosofia Brasileira/Nghiên cứu triết học Ba tây (1994), Paradigmas da Cultura contemporânea/Những nguyên h́nh văn hóa hiện đại (1996), về triết học Luật như Fundamentos do Direito/Cơ sở Luật,Filosofia do Direito/ Triết học luật (1953), Teoria Tridimensional do Direito/Lư thuyết luật ba chiều (1968), mới xuất bản như Nova fase do Direito moderno (1990), Fontes e modelos do Direito (1994) trong đó tác phẩm năm 1953 tŕnh bày một triết lư giá trị, đề cao con người là nguồn suối mọi giá trị, tác phẩm năm 1968 định thức lư luận ba chiều của luật pháp, là sự kiện/fato, giá trị/valor và quy phạm/norma bao hàm khái niệm hợp pháp của luật. Ngoài ra c̣n những tác phẩm chính trị học, thực tiễn luật, văn chương v.v.. Triết học văn hóa của Reale chịu ảnh hưởng tư trào tân Kant, những tầng luận lư của Nicolai Hartmann, b́nh dện giá trị học của Max Scheler. Theo Siacca, Reale là triết gia nổi nhất trong triết học Ba tây hiện đại.

Một nhà triết học, luật học khác là Francisco Cavalcanti Pontes de Miranda (sinh ở Maceiơ na9m 1892, mất ở Rio de Janeiro năm 1979) là người đưa tư tưởng thực chứng của trường phái Vienne vào triết học Ba tây. Một trong những tác phẩm chính của ông O Problema Fundamental do Conhecimento/Vấn đề cơ bản của nhận thức, 1937 quan niệm nhận thức xây dựng trên khu biệt giữa objectum/objeto/khách thể  và subjectum/sujeito/chủ thể trong đó hai từ vẫn giữ căn tố jectum<jet/jacto/ tia (phóng) cử hoạt như một vec-tơ xác định chuyển biến khách thể thành những ấn tượng chủ thể - mối quan hệ chủ/khách này chỉ ra những vấn đề suy luận thành những vấn đề ngôn ngữ. Trong lănh vực triết lư khoa học, có những tên tuổi như Leônidas Hegenberg, Amoroso Costa - truyền thống khoa học mà nhiều thế hệ sau xao lăng.

 

Bantu, Triết học: Châu Phi có một triết học, như các châu đại lục khác? Chắc hẳn vậy. Cái khó là ở một đại lục mênh mông, đời sống bộ lạc, con người có tiếng nói song không có chữ viết. Đó cũng là một vấn đề. Thế nên, khi linh mục P. Tempels (1906-1977) xuất bản quyển sách La philosophie bantoue ( do A. Rubbens dịch từ tiếng Ḥa lan năm 1945 sang tiếng Pháp, ấn bản lần thứ hai năm 1949 N.x.b. Présence africaine), ông được coi như người tiên khu của triết học Phi châu. Tempels sinh năm 1906 tại vùng Antwerp, nước Bỉ, cha mẹ gốc từ Limburg, khi theo học trường Ḍng và thụ phong linh mục Thiên chúa giáo, ông đổi tên từ Frans ra Placide. Ông làm công việc truyền giáo ở Congo từ năm 1930, hoạt động tại vùng hồ Mọra, nhiều năm ở dại lục này ông nghiên cứu dân tộc và văn hóa tại đây, cảm nhận như chính ḿnh mang linh hồn Bantu, viết nhiều sách trong đó tác phẩm nói trên là quan trọng nhất và đưa ra trong nhiều hội nghị liên quan đến châu Phi.

Từ ngữ Bantu trong sách vở của Tempels có khi qua tiếng Pháp là bantoue, tiếng Ḥa lan là Bantoe ( như bài viết Pleidooi voor de Bantoe-Filosofie/Biện thuyết cho triết học Bantu của ông) chỉ ra hai vấn đề: một, từ này để chỉ một nhóm văn hóa của những chủng tộc chiếm một phần ba cư dân châu Phi, trải rộng từ những khu vực Xích đạo với Mũi tây bắc về Duala-Yaunde ở Cameroun/Cameroon đến Cap, trừ vùng tây nam thuộc văn hóa Khoisan, những chủng tộc thuộc Bantu này có những yếu tố chung cùng một văn minh; hai, công tŕnh của Temples theo những triết gia châu Phi đánh giá là một công tŕnh nhân chủng học với những kỳ vọng triết học nằm trong phạm trù triết học dân tộc/ethnophilosophy (Xem: Triết học/phi triết học in lại trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ, 2007 tôi đă nói đến sự khác biệt giữa triết học dân tộc và triết học nhà nghề/professional philosophy với những người tiền phong khai phá con đường tư tưởng triết lư Phi châu).

Bantu là ǵ? Trong phân loại ngữ học, từ thuộc số ít là MU-ntu và số nhiều là BA-ntu, có nghĩa là người; căn ngữ là ntu, MU và BA là hai h́nh thái của cái phân loại. Cho nên trong khi các từ khác thay đổi mặc dù trong cùng cấu trúc, từ Bantu vẫn cố định. Đa số những ngôn ngữ gọi là Bantu diễn tả từ muntu/bantu số ít/số nhiều dưới những dạng khác nhau như sau:

                                         Số ít                 Số nhiều

                                         Muntu             wantu

                                         Muntu             antu

                                         Mundu            andu

                                         Mtu                 watu

                                         Mur                 bar

                                         Mot                 bot

                                         Mutchu            Atchu 

Nên nhớ là nền văn hóa này chưa có văn tự, do đó con người trao đổi ngôn ngữ với nhau, nghĩa là tiết hợp những tiếng mà không theo quy luật ngữ pháp thành văn nào. 

Temples có công hệ thống hóa, nghĩa là đưa ra những khái niệm để có thể tŕnh bày theo trí năng.

Sau Temples, Alexis Kagame là người đă đưa ra một phương pháp nghiên cứu triết học Bantu đề xuất năm 1956:

-    Về mặt luận lư h́nh thức, những ngôn ngữ Bantu có phân loại để diễn tả cái trừu tượng: 1/ thuộc loại ngẫu nhiên, biểu hiện những thực thể không có khả năng hiện hữu độc lập trong tự nhiên: ví dụ, với căn ngữ gabo, từ chỉ cụ thể là mugabo/bagabo (số nhiều) có nghĩa là một người can đảm, với tiếp đầu ngữ bu để chỉ trừu tượng, có từ bugabo để chỉ sự can đảm, hùng dũng; 2/ thuộc loại bản chất, biểu hiện những bản chất hiện hữu trong tự nhiên: ví dụ, muntu với tiếp đầu ngữ bu, để chỉ cái trừu tượng: bumuntu: nhân tính.

2/ thuộc loại mệnh đề, ở đây để chỉ phán đoán. Trong những ngôn ngữ Bantu, một số có nguyên âm đầu mỗi từ, một số không có, ví dụ: uRUkwavu: thỏ, iKImasa: ḅ rừng con trong những mệnh đề sau:

     1. uRUkwavu RUhura n'iKImasa

         thỏ nó gặp một ḅ rừng con

     2. KIRUhonye KIraRUsuzugura

         Nó thấy nó, nó khinh nó

     3. RUraKIramutsa, KIraceceka

         Nó chào nó, nó giữ im lặng

Mỗi từ diễn tả những thành phần viết hoa theo thứ tự sau:

a/ trong mệnh đề thứ nhất, RU gắn liền với động từ  Ruhura/nó gặp chỉ thị động từ này hợp với chủ từ thuộc loại RU/uRUkwavu;

b/ trong mệnh đề thứ hai, từ quan hệ KI cũng chỉ thị chủ từ mà loại từ là KI/iKImasa; trong mệnh đề 2 này, KI ở đầu chỉ chủ từ giữ vai chủ thể, RU ở vị trí thứ hai để chỉ chủ từ uRUkwavu giữ vai tṛ thuộc từ trực tiếp cho động từ thấy;

c/ trong mệnh đề thứ ba, RU/uRUkwavu là chủ thể, trong khi KI/iKImasa là bổ ngữ trực tiếp cho động từ chào, tiếp theo KI/iKImasa là chủ từ của mệnh đề.

Như vậy trong mọi ngôn ngữ Bantu,khởi sự của diễn ngôn là chỉ cần hô lên tên của những tác nhân; ở mỗi tên tương ứng có một từ quan hệ - cũng giống như loại từ - không cần thiết phải minh thị cái ǵ giữ vai tṛ chủ từ hay thuộc từ trong mệnh đề, mọi sự cũng rơ ràng.

3/ thuộc loại tam đoạn luận, lên quan đến việc lư luận, tính đặc thù văn hóa Bantu là tam đoạn luận th́ lược tỉnh/elliptique: nó có thể mang đại tiền đề và kết luận, hay chỉ dẫn đến kết luận khi lư luận đă cô đọng trong  một ngạn ngữ, không cần hiện diện của bất kỳ tiền đề nào. Trong trường hợp cái được diễn tả mà ta gọi là đại tiền đề, không tŕnh bày dưới dạng một nguyên tắc tổng quát, mà thông thường diễn ra như sau:

     Đại tiền đề: “V́ khi chúng ta xem thấy cái này và cái kia,

     Kết luận: vậy th́ phải thừa nhận cái này và cái kia”.

-    Về mặt tiêu chuẩn học, những vấn đề của tiêu chuẩn học theo Kagame nơi triết học Bantu có tính ám chỉ: nhận thức ẩn tàng của những nguyên tắc sâu xa cùng thể hiện trong những hành động đơn giản nhất. Ví dụ: những nguyên tắc đầu tiên của lư trí, nơi mọi người b́nh thường, phát hiện trong việc sử dụng thuộc về khẳng định hay phủ định, v́ nó chứng minh ở đó là đă dựa trên những nguyên tắc đồng nhất, mâu thuẫn và khử tam/tiers exclu. Họ sẽ chỉ cho bạn điều đó nếu như khi bạn ở với họ trong cuộc, bạn nói với họ: Hăy ra xem nếu chúng ta thấy chúng ta đang ở bên ngoài”, phản ứng của họ chắc chắn sẽ là rũ lên cười. Mặt khác, nếu bạn muốn hiểu xem họ có ư thức về nguyên tắc nhân quả hay không, hăy đặt với họ câu hỏi: “Anh bao nhiêu tuổi khi mẹ anh sinh ra?”, bạn nhận ra lập tức dưới mắt họ, hậu quả không bao giờ có thể đi trước nguyên nhân của nó trong cái hiện hữu.

Khởi từ những nguyên tắc thứ nhất này, văn hóa Bantu dồi dào những nguyên tắc gián tiếp, thường thấy trong những ngạn ngữ, những công lư xác thực trong t́nh trạng những tam đoạn luận luợc tỉnh.

C̣n đối với lănh vực những tri thức thuộc về tôn giáo, hay thuộc về khoa học, người Bantu tin vào những tiêu chuẩn có tính cách chứng nhân, dựa trên truyền thống cổ, dựa vào thẩm quyền của cổ nhân, hay dựa vào quyền năng của những thày mo, thày pháp.

-    Về mặt hữu thể luận, những phạm trù của hữu thể chia ra làm bốn loại:

1/ MUntu: hữu có trí năng (người)

2/ KIntu: hữu không có trí năng (vật)

3/ HAntu: hữu định vị (nơi chốn-thời gian)

4/ KUntu: hữu h́nh thái (cách thế hiện hữu của hữu thể)

Trong chỉ danh của bốn phạm trù trên, căn ngữ ntu chỉ thị hữu thể trong ư nghĩa khởi sinh và không xác định. Đó là loại từ xếp loại nó khi làm rơ bản chất, nghĩa là “nó chính là cái nó phải là như thế, không có thực thể nào ra ngoài bốn phạm trù kể trên. Xét cấu trúc ngữ học xác định bốn phạm trù này có thể nói là triết học Bantu có tính năng độnghậu nghiệm v́ khởi từ cách thái hoạt động: muntu là hữu cử hoạt theo trí năng, kintu là hữu không cử hoạt theo trí năng, hantu là hữu định vị trí và kuntu là hữu theo cách thế. Phạm trù thứ nhất đă nói nơi trên (MU (số nhiều là BA) = có tri năng, có lư trí; NTU = hữu), phạm trù thứ hai KIntu (và biến thể của nó là KItu) được dùng ở vùng phía đông (từ Kenya-Tanzania đến trung tâm của Congo-Kinshasa và phía nam đến Malawi-Rhodesia), ở vùng phía tây dùng căn ngữ uma đi kèm tiếp đầu ngữ KI = KIuma, căn ngữ loko thành KIloko (ở Congo-Brazza đến Congo-Kinshasa), căn ngữ ro/lo thành CIro (ở nam Mozambique) căn ngữ into ở vùng Botswana, căn ngữ nima/ina ở nam Angola và phía bắc của vùng Tây nam châu Phi. Những biến thể chỉ ảnh hưởng trong h́nh thức nói, song bản chất vẫn chỉ sự vật. Phạm trù thứ ba HAntu và tương đương PA dùng ở vùng phía đông, sang vùng phía tây, tương đương là VA đi với căn ngữ uma, vùng phía nam là GO đi với căn ngữ lo/ro, các vùng có căn ngữ ntu, uma, ro để chỉ sự vật, lại được dùng để chỉ vị trí:

                 Kintu = sự vật; hantu = vị trí

                 Kiuma = sự vật; vuma = vị trí

                 Ciro = sự vật; golo = vị trí

Phạm trù này thống nhất cả nơi chốn và thời gian, c̣n khi nói đến thời đại, ngày tháng th́ người ta định vị hữu trong chuyển động của nó theo chiều hướng kỳ gian, ví dụ biến cố xẩy ra năm 1900 được định vị một cách loại suy từ một công tŕnh như vậy ở Paris chẳng hạn. Phạm trù thứ tư KUntu là cách thế hiện hữu của hữu là giống chung cho mọi thực thể gắn bó, được diễn tả với tiếp đầu ngữ bu/bo/ou/u/vu v.v..với căn ngữ của từ, có thể dùng động từ hay trạng từ nhằm tập trung những biến cải của hữu thể hoặc của chính nó (lượng, phẩm), hoặc đối với tha thể (tương quan, vị trí, sở hữu v.v..).

Về hiện hữuhư vô trong triết học Bantu, khi phát biểu muntu, kintu nhằm chỉ bản chất không thiết yếu hàm ngụ khái niệm hiện hữu v́ trong các ngôn ngữ Bantu, cái tương đương với động từ Être/Sein không chỉ thị hiện hữu (như định thức je pense, donc je suis của Descartes) diễn tả dưới hai căn ngữ li (không có thể vị biến cách/infinitif/infinitive, hay quá khứ, tương lai) và ba chỉ vị biến cách như ku = kuba. Động từ để chỉ hiện hữu thành lập bằng cách thêm vào hai căn ngữ trạng từ ho =đó; liho = ở đó (hiện hữu trong hiện tại) và kubaho - ở đó (hiện hữu) - động từ này diễn tả thời gian ở quá khứ cũng như tương lai, hiện hữu nói chung phi thời gian.

Liho có những biến thể lipo, liko tùy vùng, trong khi kubaho trở thành kubapo, kuwapo, kuvako. Có nhiều vùng động từ hiện hữu là kuikala/kukala/kuzala.

Căn ngữ liho để chỉ hiện tại, ở đó song sẽ ngừng hiện hữu, trái lại kubaho diễn tả hiện tại, trải rộng cả quá khứ và tương lai. Đối lập với hiện hữu là hư không. Khi phân tích những yếu tố văn hóa, phải kết luận là hư không hiện hữu mà thực thể là căn bản của phức thể. Một hữu thể này phân biệt với hữu thể kia v́ ở giữa chúng có khoảng không hư vô: không khí mà ta hít thở thổi trong hư không, chim bay trong không khí và trong hư không.

Tranh luận về triết học Bantu hiện hữu có thể phải xét về mặt thông diễn, sử dụng tư liệu và trở lại vấn đề: có thể dựa trên văn học (có chữ viết hay không chữ viết) để thành lập diễn ngôn triết lư? triết học dân tộc như một văn hóa đặc thù, hay một tâm lư học tập thể, hơn là một triết học mang tính phổ quát chân thực?

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html