ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

24 (tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

Ba Lan, Triết học:  Ba Lan đă có một truyền thống triết học lâu đời như Anh, Pháp và Đức, có thể kể khởi điểm của phát triển triết học là năm sáng lập ra Đại học Kraków vào 1364. Tuy nhiên tham dự vào sinh hoạt trí thức vào thời Trung cổ của những học giả Ba lan dă bắt đầu sớm từ thế kỷ 13. Triết gia sáng giá nhất thời này là Witelo, c̣n gọi là Erazmus Ciolek Witelo/Witelon/Vitellio/Vitello Thuringopolonis/Vitulon, cha đến từ Thuringia và mẹ con nhà quyền quư Ba lan nên ông c̣n gọi là filius Thuringorum et Polonorum/người con của Thuringia và Ba lan. Ông sinh khoảng 1230 ở Borek trong vùng hạ Silesia, mất trong khoảng 1280-1314. Ông là bạn thân của William of Moerbeke, dịch giả tác phẩm Aristote (ông đă viết một thiên siêu h́nh học về ánh sáng Perspectiva để tặng William). Perspectiva hoàn tất chung quanh thập niên 70s dựa trên quang học của Ibn al-Haytham, có những tranh luận siêu h́nh theo Platon, quan niệm mọi vật phát sinh từ Thiên quang; ánh sáng là thực thể thứ nhất của mọi thực thể khả giác. Matthew ở Kraków/Matthäw von Krakow (1335-1410) là một học giả danh tiếng ở thế kỷ 14, có nguồn gốc Đức và từng dạy tại Đại học Heidelberg và tham chính dưới triều Ruprecht. Ông viết những biên khảo thiên về thần học như De consolatione theologiae, De modo confitendi, De puritate conscientiae v.v..        

Thế kỷ 15 là thời nở rộ của triết học Kinh viện tại Ba lan với Matthaeus von Urakau (mất năm 1410). Những nhà triết học tiêu biểu như Andrew von Kokorrzyn, Benedyk Hesse, Jan ở Glogów, Michal Twaróg, Jan ở Stobnica, Grzegorz ở Stawiszyn v.v..  tiêu biểu cho những trào lưu tư tưởng kế thừa Thomas, Scot, Averroès đến những xu hướng duy danh hay thường nghiệm, theo lối cổ/via antiqua hay theo hiện đại/via moderna. Ở nửa đầu thế kỷ, phong trào hiện đại phát triển, trong vật lư, luận lư, đạo đức. Phái duy danh chịu ảnh hưởng của nhà tư tưởng Pháp Jean Buridan, quan niệm xung lực/impetus là lực tạo vật thể chuyển động, tỷ lệ với vận tốc của vật thể được Jan Kanty (1390-1473) quảng diễn ở Kraków. Ở nửa sau thế kỷ, phái kinh viện cổ ưu thắng với những học thuyết của Thomas (như Jan ở Glogów, Michal ở Wroclaw), Albert (như Jakub ở Gostynin), và Scotus (như Michal Twaróg, Jan ở Stobnica), phái duy danh  (với Jacques Lefèvre d'Eùtaples, Jan Szyling, Grzegorz ở Stawiszyn). Chủ nghĩa Kinh viện c̣n tồn tại trong những thế kỷ 16, 17 và một phần của thế kỷ 18 ở Kraków, trong những Đại học Ḍng Tên, Đa minh và Phan xi cô.

Sang thời đại Phục hưng, trào lưu kinh viện suy thoái khi những sinh hoạt nhân văn, nghệ thuật phát triển vào thế kỷ 16. Tinh thần nhân bản thực sự đă khởi từ giữa thế kỷ 15, thúc đẩy những nghiên cứu về ngữ học, chính trị học, và khoa học tự nhiên thường nghiệm. Nhà tư tưởng danh tiếng nhất của xứ sở là Mikolaj Kopernik/Nicolaus Copernic (1473-1543), mặc dầu ông không chú trọng đến những vấn đề triết học chủ yếu, song khoa thiên văn học của ông khởi từ những nguồn triết học, qua Marsilio Ficino, ông nhận biết triết học Platon và Pythagore, qua Cicéron và Plutarque ông học hỏi ở những nhà cổ đại đă sớm có quan niệm về chuyển động của trái đất. Lư luận nhật tâm/heliocentric đă làm con người biến đổi cái nh́n về cấu trúc của vũ trụ. 

Andrzej FryczModrzewski/Andreas Fricius Modrevius (1503-1572) sinh  trưởng ở Wolbórz là một học giả dưới thời Phục hưng theo học ở Học viện Kraków, từng sống ở Đức, theo học tại Đại học Luther. Năm 1541 trở về Ba lan, ông làm việc trong triều Sigmundus Augustus năm 1547 tới 1553 về hưu tại quê nhà. Ông viết những tác phẩm như Lascius sive de poena homicidii/Laski albo o karze za mezobojstwo/Luận về h́nh phạt đối với tội sát nhân, 1543; De Republica emendanda/O poprawie Rzeczpospolitej/Luận về canh cải nền Cộng ḥa, 1554 có ư phê phán luật lệ bất b́nh đẳng đối những giai tầng xă hội khác nhau (chẳng hạn h́nh phạt giết một nhà quư tộc từ phạt vạ 120 grzywna, tù chung thân hay bị tử h́nh, trong khi giết một nông dân chỉ bị phạt vạ 10 grzywna), hay canh cải toàn diện Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của mọi giới, từ sở hữu đến tham chính, cải tổ giáo dục, đ̣i hỏi phân biệt đời và đạo v.v..

Tuy tư tưởng Platon được sùng bái ở những nước như Ư vào thế kỷ 16, ở Ba lan qua Adam ở Lowicz song triết học Aristote phi kinh viện vẫn thịnh hành qua Szymon Maricius (1516-1573) và Sebastian Petrycy ở Pilzno (1554-1626) là người giảng dạy tư tưởng này trong những lư luận về nhận thức, về thường nghiệm và quy nạp, trong tâm lư học về cảm giác và ư chí, trong chính trị học về những ư niệm dân chủ. Petrycy đă hoàn thành việc dịch thuật Aristote, đưa vào những thuật ngữ triết tiếng Ba lan cũng phong phú như tiếng Pháp hay tiếng Đức.

Một trào lưu khắc kỷ mới thịnh hành trong những tư trào thời Phục hưng với những đại biểu như Jakub Górski (khoảng 1525-1585), viết những tác phẩm về biện chứng (như Commentatorium Artis Dialecticae Libri Decem, 1563), ngữ pháp, tu từ học, có ư liên kết chủ nghĩa khắc kỷ với triết học Aristote. Một nhà triết học khác là Adam Burski

(khoảng 1560-1611) ở Zamosc, tác giả Dialectica Ciceronis, 1604 nhấn mạnh đến phương pháp quy nạp coi như tiên khu của Bacon, thuyết cảm giác và thường nghiệm khắc kỷ. Ông cũng sớm nhận thức tầm quan trọng và đặc sắc của Luận lư khắc kỷ (trước Lukasiewicz ở thế kỷ 20) và coi luận lư mệnh đề là phần cơ bản của luận lư diễn dịch.

Về triết học chính trị, xu hướng nhân bản c̣n sản xuất những tác phẩm lư thú như De optimo senatore, 1568 của Wawrzyniec Grzymala Goslicki (1530-1607), lư luận về một Nhà nước mới của Jan Ostroróg.

Trong thời quá độ từ thế kỷ 16 qua thế kỷ 17, Ba lan trở thành một trung tâm quốc tế của phong trào Cải cách triệt để gọi là Fratres Poloni/Huynh đệ Ba lan, có thể coi như những người tiên khu của những phong trào chống Gia-tô/Tam vị nhất thể theo Socinus/Socinians, Nhất thể/Unitarians, Thần luận/Deists là những trào lưu trí thức và chính trị sáng giá của Anh, Mỹ ở những thế kỷ 17, 18 và 19. Phong trào Huynh đệ Ba lan có nhiều nhà tư tưởng tích cực trong những hoạt động trí thức, giao tiếp với những nhà triết học Tây Âu, có đạo lư xă hội chủ trương bất bạo động, công bằng xă hội, khoan dung và tự do nghiên cứu. Những quan điểm về những vấn đề triết học và xă hội, ḥa nhi bất đồng, tạo những tranh luận sinh động ở Ba lan cũng như ra ngoài nước có ảnh hưởng sâu sắc đối với sinh hoạt tư tưởng ở Âu châu. Những khuôn mặt nổi bật như Jan Jonston (1603-1675) với tác phẩm Naturae Constantia, 1632 xuất bản ở Amsterdam với phương pháp h́nh học và những khái niệm phiếm thần, duy nhiên về vũ trụ hẳn đă ảnh hưởng tới triết gia Spinoza sau này.

Sau những thập niên đầu của thế kỷ 17, chiến tranh, xâm lăng, phân hóa nội bộ đă làm Cộng ḥa Ba lan suy thoái về chính trị xă hội, triết học bị cô lập trong thế kỷ thường được mệnh danh là thế kỷ của thiên tài, do xu hướng Kinh viện nổi lên, với những trường Ḍng Tên độc quyền giáo dục. Tư tưởng cổ hủ của một loại Kinh viện h́nh thức, không hợp thời.

Sau hơn một thế kỷ suy thoái, triết học Ba lan hồi sinh vào giữa thế kỷ 18, với những thay đổi xă hội vào thời Khai sáng. Wawrzyniec Mitzlof de Kolof (1705-1770) cùng với hai nhà nghiên cứu khác là Antoni Wisniewski (1718-1774) và Piotr Switkowski (1744-1793) đă đưa tư tưởng triết gia Đức Christian Wolff vào Ba lan, Marcin Swiatkowki đề cao phương pháp luận Bacon. Dưới thời Poniatowski (1764-1795) trào lưu Khai sáng Ba lan chịu ảnh hưởng tư tưởng Pháp như Condillac, nhóm Bách khoa,  băi bỏ việc cưỡng bách  giáo dục thần học. Triết học Khai sáng theo thường nghiệm và thực chứng với những nhà tư tưởng quan trọng như Jan Sniadecki (1757-1830) quan niệm con đường tư tưởng mới như xu hướng thường nghiệm Anh, Stanislaw Staszic (1775-1826) và Hugo Kollataj (1750-1812) lănh đạo phong trào cải cách xă hội, thiên về triết học đạo đức và triết học lịch sử. Staszic đề cao vai tṛ giáo dục và tranh đấu của giới bị áp chế chống lại kẻ áp bức; Kollataj tổng hợp tư tưởng Condillac, Helvétius và phái trọng nông có những ư niệm tiên khu của lư luận lịch sử và văn hóa thế kỷ 19.

Triết học Kant du nhập khá muộn v́ bị nhiều nhà triết học đương thời Ba lan kết án là có tinh thần nịch tín/fanatical, tối tăm và huyền ám, như Jan Sniadecki, Staszic, Kollataj, Aniol Dowgird. Chính Jan Sniadecki viết: Xét lại Locke và Condillac, muốn tri thức tiên nghiệm mọi sự mà bản chất con người chỉ có thể nhận được qua những hệ quả là một thác loạn tinh thần đáng thương. Tuy nhiên người em của ông là Jedrzej Sniadecki (1768-1838) cũng là một nhà khoa học chủ trương áp dụng những ư niệm của Kant vào những khoa học tự nhiên, nh́n ra mối quan hệ giữa lư trí và kinh nghiệm đă dự tưởng những điều mới mà phái tân Kant quan niệm vào thế kỷ 19. Jedrzej kết hợp ư niệm Kant với quan niệm lẽ thường của triết học Tô cách lan trong nhận xét “kinh nghiệm và quan sát chỉ có thể thu tập những chất liệu mà từ đó lẽ thường có thể xây dựng khoa học”. Những nhà triết học khác có thiện cảm với Kant như Jozef Kalasanty Szaniawski (1764-1843) đă từng theo học Kant tại Königsberg có ư giới thiệu cả tư tưởng chống siêu h́nh của Kant và siêu h́nh học mới của phái duy tâm sau Kant, Feliks Jaronski (1777-1827) giảng dạy tại Kraków, song tựu chung chủ nghĩa Kant với triết học Tô cách lan kết hợp ở Ba lan vẫn là nét đặc sắc duy nhất (theo Wladyslaw Tatarkiewicz, trong Zarys dziejów filozofii w Polsce/Lược sử triết họcBa lan).

Chủ nghĩa lăng mạn khởi sự vào cuối thời đại này với Maurycy Mochnacki (1804-1834) và một học tṛ của Schelling là Józef Goluchowski (1787-1858), dẫn đến xu hướng theo chủ nghĩa Cứu thế tiếp cận tư tưởng của Schelling, Hegel, Kraus và Lamennais, cùng vớ́ chủ nghĩa thần bí theo Jakob Boehme, Louis-Claude de Saint-Martin và Andrzej Towianski. Đại biểu cho xu hướng này như Józef Maria Hoene-Wrónski (1778-1853) quan niệm một hệ thống triết học tuyệt đối, August Cieszkowski (1814-1894) phát triển triết học Hegel về mặt lịch sử, Bronislaw F. Trentowski (1800-1869)  quan niệm một hệ thống siêu h́nh học duy lư. Xu hướng mỹ học như Karol Libelt (1807-1875) và Józef Kremer (1806-1875) kết hợp giữa chủ nghĩa Hegel và chủ nghĩa Cứu thế. Những khuôn mặt văn chương quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa Cứu thế là những thi sĩ Juliusz Slowacki (1809-1849), Zygmunt Krasinski (1812-1859),  Adam Mickiewicz (1798-1855) có ư biến cải chủ nghĩa Cứu thế thành một cẩm nang quốc gia mang màu sắc huyền bí, nhấn mạnh đến thiết yếu tái sinh đạo đức. Nói chung chủ nghĩa này quan niệm sứ mạng triết học không chỉ đi t́m chân lư, c̣n mưu cầu cải cách đời sống và cứu vớt nhân loại. Chủ nghĩa Cứu thế quy tụ những nhà thơ và nhà triết học như một đáp ứng t́nh trạng mất độc lập vào năm 1795 và cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1830, hoài băo một hy vọng cho đất nước, mở một kỷ nguyên lịch sử mới. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa những nhà thơ với những nhà triết học ở chỗ nhà thơ hoài vọng sáng tạo một triết học đặc biệt Ba lan trong khi nhà triết học hoài vọng một triết học phổ quát tuyệt đối. Nhà thơ mang tiếng vọng một triết học thần bí, nhiều triết gia là những nhà duy lư, như Wronski hay những người theo Hegel như Tytus Szczeniowski (1808-1880), Edward Dembowski (1822-1846) - một nhà cách mạng trẻ bị giết trong một cuộc biểu t́nh, biến những cảm hứng theo Hegel thành một lư luận cách mạng dân tộc và xă hội, tin vào động lực lịch sử nơi quần chúng và những xung đột với kẻ áp bức họ, vai tṛ phổ quát của nhân dân là thành quả tất yếu của lịch sử con người. Henryk Kamienski (1812-1865) là một trong những nhà tư tưởng quan tâm đến dân chủ, người muốn đổi tiêu ngữ Cogito của Descartes ra “tôi sáng tạo, vậy tôi hiện hữu”, quan niệm lịch sử và xă hội liên hệ mật thiết với quan niệm rộng lớn hơn của sáng tạo nơi con người và quan hệ nơi con người với thực tại văn hóa và tự nhiên.

Sau cuộc nổi dậy lần thứ hai thất bại năm 1863, khung cảnh triết học Ba lan lại biến đổi với “chủ nghĩa thực chứng Ba lan”.  

Những người tiên khu của chủ nghĩa thực chứng là Michal Wiszniewski (1794-1865) từng học ở Krzemieniec, dự nghe những bài giảng của Victor Cousin, ngưỡng mộ học thuyết Bacon, Józef Supinski (1804-1893) và Dominik Szulc (1797-1860).

Chủ nghĩa thực chứng Ba lan không hẳn lập thuyết, song muốn tạo phong trào trí thức sâu rộng nhằm cải thiện kinh tế, giáo dục quần chúng, xóa bỏ những thành kiến và định chế xă hội lỗi thời. Julian Ochorowiecz (1850-1917) là người đă cấu trúc cương lĩnh triết học mới này.

Vào cuối thế kỷ 19, mặc dầu t́nh h́nh chính trị khó khăn song hoạt động triết học vẫn phát triển. Trong thời quá độ, đánh dấu sự phát triển qua tạp chí triết học đầu tiên ở Ba lan là Przeglad Filozoficzny/Tập san Triết học xuất bản năm 1898 do Wladyslaw Weryho (1868-1917) chủ trương.  Trào lưu tư tưởng thực chứng chủ trương một quan điểm chống siêu h́nh với Adam Mahrburg (1855-1903), Marian Massonius (1862-1945), Wladyslaw M. Kozlowski (1858-1935). Người học tṛ của Avenarius là Wladyslaw M. Heinrich (1869-1957) sáng lập tạp chí triết học Kwartalnik Filozoficzny chú trọng đến thuyết kinh nghiệm phê phán, tâm lư học và lư luận khoa học. Wladyslaw Bieganski (1857-1917) thường được coi là Claude Barnard của Ba lan, là tác giả của nhiều công tŕnh luận lư, tri thức luận, đạo đức học ít nhiều tương tự với chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa duy vật lịch sử manh nha ở Ba lan với Ludwik Krzywichki (1859-1941) và Kazimierz Kelles-Kraus (1872-1904).

Những nhà tư tưởng thực chứng quan trọng khác như Edward Abramowski (1868-1918), một triết gia xă hội, một tâm lư gia uy tín có những đóng góp vào tâm lư học, mỹ học, phương pháp luận khoa học với quan niệm những trạng thái tinh thần qua thử nghiệm mở đường cho trí năng đạt được thực tại khách quan. Stanislaw Brzozowski (1872-1911) là một người phê phán chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa duy nhiên và nghệ thuật, phiêu lưu không ngừng trong lănh địa triết học qua Nietzsche, Sorel, Marx, Newman có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lănh vực văn chương.. Wincenty Lutoslawski (1863-1954) khai triển một hệ thống siêu h́nh duy linh, tuyên xưng thể hiện triết học dân tộc Ba lan. Leon Petrazycki (1867-1931)  từng giảng dạy triết học pháp lư tại Đại học St. Petersburg và Warsaw phát triển nhiều ư tưởng phong phú từ h́nh thành khái niệm, cấu tạo lư luận trong những khoa học xă hội đến tâm lư học và đạo đức học.

Thế kỷ 20 cùng với độc lập của Ba lan đă phát triển triết học rực rỡ chưa từng thấy trong lịch sử với những phát triển trong lănh vực luận lư học, và phê phán văn học có tầm ảnh hưởng siêu quốc.

Tuy nhiên triết học Ba lan trong quá khứ không được nhiều nhà viết lịch sử triết học phương Tây nói đến (những bộ triết sử của Windelband, Alfred Weber, E. Gilson, Maurice de Wulf, đến những nhà hiện đại như  Lambros Couloubaritsis), thực là một bất công và sai lầm xuẩn động.

 

Kỳ tới: Trường phái Lwów-Warszawa - Triết học khoa học đối đầu chủ nghĩa Mác ở Ba lan. 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2009