ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Từ điển triết học giản yếu
23 (tiếp theo)
bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước
Chữ B
B/Bamalip: Chữ đầu ở mỗi từ giúp nhớ mỗi cách trong tam đoạn luận. Bamalip là dạng thứ tư (a/a/i: hai tiền đề có tính phổ quát, mệnh đề kết luận có tính đặc thù) rút ra từ Barbara (xem dưới đây) do chuyển vị/transposition những tiền đề và chuyển hoán/conversion từng phần của kết luận:
Tất cả P là M
Tất cả M là S
Vậy vài S là P
S: chủ từ, P: thuộc từ và M là trung từ trong ba hạn từ của tam đoạn luận.
Ví dụ: Nếu tất cả trái cây (P) đều có thể ăn được (M)
Th́ mọi thứ ăn được (M) đều đáng thèm (S)
Vậy một vài thứ đáng thèm (S) là trái cây (P)
Tương ứng với quy tắc sau đây của luận lư sơ đẳng về lượng:
(Λx(Hx→Gx)^Λx(Gx→Fx))→vx(Fx^Gx)
đúng như khi dùng những chữ S, P và M diễn tả trong luận lư cổ điển là:
(PaM ^ MaS) → SiP
trong đó trật tự a/a/i được dùng trong từ Bamalip để dễ nhớ.
(theo José Ferrater Mora, Diccionario de Filosofía de bolsillo)
Baralipton: Cách gián tiếp của dạng thứ nhất (xem: những dạng này trong những phần về dạng thức tam đoạn luận) do chuyển hoán kết luận của tam đoạn luận tương ứng ở Barbara:
Tất cả M là P
Tất cả S là M
Vậy vài P là S
Cách này tương đương với Bamalip (nói đến ở trên) v́ tiểu từ theo định nghĩa là chủ từ của kết luận, cho nên hai tiền đề trao đổi chức năng , tiền đề thứ nhất trở thành tiểu tiền đề theo chuyển hoán này, và tiền đề thứ hai trở thành đại tiền đề.
Barbara: Cách thứ nhất của dạng thứ nhất trong tam đoạn luận:
Tất cả M là P
Tất cả S là M
Vậy Tất cả S là P
Ví dụ:
Nếu tất cả mọi người đều phải chết
Và mọi người Tàu đều là người
Vậy mọi người Tàu đều phải chết
Tương ứng với quy luật:
(Λx(Gx→Hx)^Λx(Fx→Gx)) →Λx(Fx→Hx)
diễn tả trong luận lư cổ điển:
(MaP ^ SaM) → SaP
trong đó trật tự a/a/a dùng trong từ Barbara cho dễ nhớ.
Barbari: Cách sai đẳng của dạng thứ nhất, nhận đượcdo phụ thuộc vào kết luận của Barbara:
Tất cả M là P
Tất cả S là M
Vậy vài S là P
Luận lư học của phái Port-Royal đặt tên Barbari cho cách của dạng thứ tư theo AAI (Bamalip) qua ví dụ: “Tất cả phép lạ của tự nhiên là b́nh thường; thế mà tất cả cái ǵ b́nh thường không gây cho chúng ta xúc động; vậy, có những sự không gây chúng ta xúc động, và đó là những phép lạ của tự nhiên.” Theo Lalande, đây là một sai lầm, bởi v́ chuyển vị những tiền đề (M) và chuyển hoán kết luận (P) thiết yếu để đi từ Barbara sang một cách lập thành như vậy. Trái lại, Leibniz dùng từ Barbari theo nghĩa xác định ở trên.
Baroco/Baroko: Cách của dạng thứ hai, dẫn về Barbara do thoái hóa hay giảm trừ vào phi lư:
Tất cả P là M
Vài S không là M
Vậy vài S không là P
Ví dụ:
Nếu tất cả loại rượu là có hại
Và vài loại nước khoáng không có hại
Vậy th́ vài loại nước khoáng không thuộc loại rượu
Tương ứng với quy luật:
((^x(Hx→Gx)^vx(Fx^]Gx))→v x(Fx^]Hx,
diễn tả trong luận lư cổ điển:
(PaM ^ SoM) →SoP
trong đó a/o/o dùng trong từ Baroco để nhớ theo thứ tự PM-SM-SP.
Bocardo/Bokardo: Cách của dạng thứ ba dẫn về Barbara qua thoái hóa (giảm trừ vào vô lư):
Vài M không là P
Tất cả M là S
Vậy vài S không là P
Nhóm từ ngữ La tinh
Beneficium accipere lībertātem est vendere: nhận một ân sủng là bán tự do của ḿnh.
Bene quī latuit bene vīxit: người sống một cuộc đời ẩn dật, sống thoải mái – trong Tristia của Ovid và như một châm ngôn đối với Descartes
Bona fidēs: thiện ư
Bonum: thiện
Nhóm từ ngữ hy lạp
Bios: sống, cách sống
Nhóm từ ngữ phạn
Baddha; giới hạn
Baddha-jīva: con người cá thể bị hạn chế
Bādha: mâu thuẫn; giả
Bādhaka: tương ứng với từ Aufhebung trong tiếng Đức của Hegel để chỉ phủ định, thăng hoa
Bādhaka-pratīti: nhận thức thăng hoa; Bādhāyām sāmānādhikaranya là một lư luận ngữ pháp của phái vô nhị Advaita Vedanta lư giải những pháp ngôn trong Upanisad, ví dụ sơ khởi người ta tri giác một vật như cái cột, sau đó nhận ra là con người; tri giác sơ khởi đă thăng hoa/bādhita để chỉ lư mâu thuẫn, thăng hoa.
Bahih-prajñā: nhận thức ngoại tại
Bahir-dravyatva: bản thể ngoại tại
Bāhyānumeya-vāda: một bộ của Tiểu thừa, c̣n gọi là Kinh lượng bộ/sautrāntika xây dựng trên tri thức học duy thực. Bao gồm thực tại, độc lập với tinh thần và khách thể ở bên ngoài/bāhya ư thức và chỉ nhận biết qua những chức năng của giác quan.
Bāhyapratyaksa-vāda: một bộ của Tiểu thừa duy thực, c̣n gọi là Tỳ-bà-sa luận, coi đối tượng ở bên ngoài tinh thần và ư thức, nhưng phải trực tiếp, không qua tham chiếu
Bandha: câu thúc thuộc bốn loại: tự nhiên/prakti-bandha, không gian-thuộc lượng/pradesa-bandha, thời gian-thuộc phẩm/sthiti-bandha, tập trung vào thực hiện/anubhāga-bandha. Đa số trường phái triết học Ấn liên kết câu thúc với ngu dốt/avidyā, chỉ thân phận hữu hạn, u minh của con người.
Bhagavān: Thế Tôn, từ căn ngữ: bhag<quyền lực, van< sở hữu.
Bhakti: ḷng sùng bái, tận tụy, từ căn ngữ: bhaj<yêu, sùng bái. Để chỉ con đường sùng bái dẫn đến hiệp thông với đấng Chí tôn. Gồm hai loại: sādhana-bhakti/tận tụy trong tu tập và phala-bhakti/tận tụy trong ân sủng.
Bhāsya: b́nh luận →Bhāsyakāra: b́nh luận gia.
Bhāva: hiện hữu, cảm xúc, thái độ, từ căn ngữ: bhū<sinh thành, hiện hữu.
Bhāvanā: trầm tư, hồi ức. Theo Kỳ na giáo, đó là một loại tri thức bằng lời, giai đoạn nhận biết bản nhiên của một hiện tượng quen thuộcđể một hiện tượng mới được biết qua liên tưởng với nó ngơ hầu có thể hiểu được. Theo phái Vaisesika, đó là một mẫu gạch/guna từ ấn tượng tiềm ẩn/samskāra, phẩm tính của bản ngă nhờ đó sự vật thường xuyên được thực hành, nhận biết.
Bhāva-padārtha: thực thể hiện hữu.
Bhāvarūpa: h́nh thái hiện hữu; theo phái bất nhị Advaita Vedanta, đây là một thuộc tính của ngu dốt/avidyā.
Bheda: khu biệt, phân liệt. Khái niệm then chốt của phái nhị nguyên Dvaita Vedānta, gồm năm mặt: khu biệt giữa Chí tôn và cá thể, giữa những cá thể khác nhau, giữa Chí tôn và vật chất, giữa cá thể và vật chất, và giữa chính vật chất với vật chất trong những h́nh thái đa dạng của nó. Có ba loại: khu biệt nội tại/svagata-bheda; khu biệt hiện hữu giữa hai đối tượng cùng loại/sajātīya-bheda; khu biệt hiện hữu giữa hai đối tượng thuộc các loại khác nhau/vijātīya-bheda.
Bhedābhava: Khuyết nhị nguyên hay khu biệt.
Bhedābheda: quan hệ của thống nhất trong khu biệt (tương ứng với quan niệm: đồng qui nhi thù đồ); khu biệt-với-phi khu biệt; nhất thể trong phức thể. Phái Bhatta Mīmāmsaka, Nimbīrka có quan điểm này.
Bhedābheda-vāda:lư luận phi khu biệt trong khu biệt.
Bhedād-anyah: Một cái ǵ khác khu biệt.
Bhedāgrahana: Phi lĩnh hội khu biệt.
Bheda-sahisnu: Tương hợp với khu biệt.
Bheda-samsarga: Quan hệ nhị nguyên.
Bheda-virodhi: cái đối lập với khu biệt
Bhoga: lạc thú; kinh nghiệm
Bhogabhūta: hành động phi ư chí
Bhoga-sthāna: sở cứ của lạc thú
Bhoga-vastu: đối tượng của sở cứ
Bhogopakarana: phương tiện của lạc thú
Bhogya: đối tượng của kinh nghiệm
Bhrama: sai lầm; ảo tưởng, huyễn tượng
Bhūta: yếu tố; nguyên tắc yếu tố hay sự vật cụ thể xuất phát từ sự thống nhất trừu tượng, siêu h́nh thông qua một quá tŕnh đặc thù hóa và giới hạn vô cùng
Bhūtādi: trạng thái quán tính/tamas thống trị thuần khiết/sattva và hoạt động/rajas. Từ trạng thái này dấy lên những yếu tố tế vi/tanmātra, theo phái Sānkhya
Bhūta-pañcaka: năm yếu tố: đất/pŗthivī, khí/vāyu, lửa/tejas, nước/ap, và ê-the/ākāśa (không gian) – đó là những thành tố cấu tạo nên vũ trụ vật lư; theo vũ trụ luận của phái Sānkhya, những thành tố này rút ra từ những yếu tố tế vi nói trên
Bhūtārtha-vāda: t́nh trạng của một sự kiện chưa được rơ; để chỉ lư luận về những đối tượng hiện hữu
Bhūta-tathatā: Tính thể (dịch sang tiếng Anh là “that”-ness) của những thành tố; theo Kurt F. Leidecker (trong Dictionary of Philosophy, edited by Dagobert D. Runes), dich sang tiếng Anh là “So-ness” là t́nh trạng cao nhất được Duy thức tông/Vijñāna-vāda quan niệm, coi như một trùng hợp đối lập/coincidentia oppositorum của hữu và những yếu tố tri thức; c̣n coi là trực tiếp đồng nhất với A-đề Phật/Adi-Buddha, hay Phật bất hoại, vô lượng thọ trong phái Kim cương thừa
Bhuvah: thế giới chuyển hóa< Bhuvana: vũ trụ, thế giới
Bimba-pratibimba-vāda: lư luận về nguyên ủy và phản ảnh, theo phái vô nhị ư thức được coi là phản ảnh trong những điều kiện ngẫu nhiên. Theo quan niệm này, cá thể là một phản ảnh của trí khôn hiện diện nơi ngă tính, do không có khác biệt giữa phản ảnh và nguyên ủy nên hồn cá thể/jīva không khác với Tuyệt đối/Brahman/Đại ngă
Từ ngữ Nga/Anh/Đức
Ъазис/basis/Grundlage: cơ sở, nền tảng
Ъезбóжие/atheism/Gottlosigkeit: vô thần
Ъезграничный/unlimited/grenzenlos: vô hạn
Ъезнравственность/Immorality/Unsittlichkeit/: vô luân
Ъезуслόвный/unconditional/unbedingt: vô điều kiện
Ъесклассовое όбщество/classless society/klassenlose Gesellschft: xă hội phi giai cấp
Ъесконéчность/infinity/Unendlichkeit: vô cùng
Ъеспредéльный/boundless/grenzenlos: vô biên
Ъеспричинный/uncaused/unverursacht: phi nguyên nhân
Ъессмéртие/immortality/Unsterblichkeit: bất tử
Ълáга/goods/Güter: thiện
Ъог/god/Gott: thượng đế
Ъогослóвие/theology/Theologie: thần học
Ъытиé/being/Sein: hữu thể
Ъытиé общéственное/social being/gesellschaftliches Sein: hữu thể xă hội
Вáжность/importance/Wichtigkeit: quan trọng
Введéние/introduction/Einführung: dẫn nhập
Вековéчный/eternal/ewig: vĩnh cửu
Вéра/faith/Glaube: niềm tin
Вéрность/fidelity/Treue: trung tín
Вéрный/correct, true; faithful/richtig, wahr; treu: đúng/thực/trung thành
Вéчность/eternity/Ewigkeit: vĩnh cửu
Вéчные истины/eternal truths/ewige Wahrheiten: chân lư vĩnh cửu
Веществó/matter/Dinglichkeit: vật chất/chất thể
Вещь/thing/Ding: sự vật
Вещь в себé/thing-in-itself/Ding an sich: vật tự nội
Вещь для нас/thing for us/Ding für uns: vật đối với ta
Взаимность/reciprocity/Gegenseitigkeit: Tương hỗ
Взаимодéйствие/interaction/Wechselwirkung: Hỗ tác
Взаимозависимость/interdependence/gegenseitige Abhängigkeit: Phụ thuộc lẫn nhau
Взаимообуслóвленность/mutual conditioning/gegenseitige Bedingtheit: Quy định hỗ tương
Взаимоотношéние/inter-relation/Wechselbeziehung: quan hệ hỗ tương
Взаимоотношéние теóрии и прáктики/inter-relation of theory and practice/Wechselbeziehung von Theorie und Praxis: quan hệ hỗ tương giữa lư luận và thực tiễn
Взаимоперехóд/mutual transition/penetration/Ineinander-Übergehen/gegenseitiges Durchdringen: thấu triệt/xâm nhập hỗ tương
Взаимосвязь/correlation/Wechselbeziehung: Tương quan
Взгляд/view/Sicht;Ansicht: Nh́n; thị kiến
Вздор/nonsense/Unsinn: Vô nghĩa
Вид/appearance;species/Aussehen;Art: bộ diện; loại
Видимость/appearance;visibility/Schein;Sichtbarkeit: Bề ngoài; khả thị
Видовóе понятие/specific concept/Artbegriff: khái niệm đặc thù
Видоизменéние/alteration;modification/Veränderung;Modifizierung: biến chuyển
Видообразовáние/formation of species/Artenbildung: h́nh thành chủng loại
Власть/power/Macht: quyền lực
Влияние/influence/Einfluß: ảnh hưởng
Вмешáтельство/interference/Eingreifen: giao thoa;can thiệp
Внéшний мир/external world/Außenwelt: ngoại giới
Внưтренний/internal;intrinsic/inner:nội tại
Воээрние/view/Anschauung:quan niệm
Воэмóжность/possibility/Möglichkeit: khả hữu
Воэникновéние/origin;genesis/Ursprung;Entstehen: nguồn gốc;khởi sinh
Вóльность/liberty/Freiheit: tự do
Вóля/will/Wille: ư chí
Воображéние/imgination/Einbildungskraft: tri tưởng
Воспиятие/perception/Wahrnehmung: tri giác
Впечатлительность/receptivity;sensibility/Empfänglichkeit;Sensibilität: cảm thụ;cảm giác
Враэумительный/intelligible/einsichtig: khả tri
Врéмя/time/Zeit: thời gian
Всвéдение/omniscience/Allwissenheit: toàn trí
Вселéнная/universe/Weltall: vũ trụ
Всеóбщая свяэь явлéний/universal connection of phenomena/universeller Zusammenhang der Erscheinungen: liên kết phổ quát những hiện tượng
Всеóбщность/generality;universality/Allgemeinheit;Universalität: tổng quan; phổ quát
Всесторóнный/comprehensive/allseitig: hàm súc
Выбор/choice/Wahl: chọn lựa
Вывод/inference/Schlußfolgerung;Ableitung: suy luận;diễn dịch
Вывóдимость/deducibility/Ableitbarkeit:tính khả suy
Вымыселл/fiction/Erfindung;Erdichtung: giả tưởng
Выражéние/expression/Ausdruck: biểu hiện
Выскáэывание/proposition/Aussage: đề nghị
Выяснéние/explication/Erklärung: giải thích
Những từ Tây ban nha
Bello: cái đẹp, cái mỹ
Bicondicional: lưỡng kiện. Es el nombre que recibe la conectiva binaria (o conector binario) ‘si y sólo si’ – từ để chỉ sự liên kết đôi ‘nếu và chỉ nếu’ qua kư hiệu ≡ (cũ) và nay là ↔: p↔q có nghĩa là: ‘p nếu và chỉ nếu q’ qua ví dụ: X là cha của Y nếu và chỉ nếu Y là con của X. Điều kiện đôi này tương đương với cặp điều kiện theo cách: (p↔q)↔((p→q) ^ (q→p))
Bien: thiện; tương ứng với những từ ‘la bondad’ và ‘lo bueno’.
Buena voluntad: thiện chí, trong Fundamentación de la metafísica de las costumbres/Cơ sở siêu h́nh của đạo đức, Kant mở đầu phần thứ nhất: “Ni en ninguna parte en el mundo ni, en general, inclusive fuera del mundo es posible pensar algo que se pueda considar sin restricción como bueno excepto una buena voluntad” (Trong bất cứ thành phần nào của thế giới nói chung hay kể cả ngoài thế giới, không thể khả hữu tư duy cái ǵ là thiện, không hạn chế, ngoại trừ một thiện chí).
Bachelard, Gaston: Triết gia Pháp, sinh năm 1884 ở Bar-sur-Aube, làm việc ở Bưu điện rồi trở thành giáo sư môn vật lư sau khi tốt nghiệp kỹ sư và toán học, ông đậu thạc sĩ triết năm 1922. Đệ tŕnh hai luận án triết về khoa học có nhan đề Essai sur la connaissance approchée/Luận về tri thức tiếp cận và Étude sur l’évolution d’un problème de physique: la propagation thermique dans les solides/Khảo về tiên hóa của một vấn đề vật lư học: phát nhiệt trong những chất rắn năm 1928, ông giảng dạy tại đại học Dijon từ năm 1930, rồi ở Sorbonne những năm 1940-1954.
Bachelard sống vào thời đại khoa học tự nhiên có những bước tiến nhẩy vọt về mọi mặt trong toán học, vật lư học, hóa học nên ông đă ư thức một thái độ khoa học mới, thể hiện trong những tác phẩm Le nouvel Esprit scientifique, 1934; La Philosophie du Non. Essai d’une Philosophie du Nouvel Esprit scientifique, 1940. Tinh thần duy lư và thực nghiệm thật ra đă có truyền thống lâu đời từ Descartes, xu hướng thực chứng từ Comte, và trước Bachelard đă có những Claude Bernard, Duhem, Rey, Bergson, Poincaré, Brunschvicg, Meyerson. Khi đề ra một tinh thần khoa học mới, Bachelard muốn đưa ra một tranh biện phê phán quan điểm của những người đi trước bằng một cuộc cách mạng trong cách nghĩ và viết, về mặt tri thức luận/épistémologie cũng như về mặt lịch sử những khoa học. Ông phê phán tinh thần duy linh và duy tâm của những triết gia về triết học khoa học và khẳng định: “Một triết học muốn thực sự tương ứng với tư tưởng khoa học trong tiến hóa kiên định phải xét nghĩ phản ứng của những tri thức khoa học trên cấu trúc tinh thần/Une philosophie qui veut être vraiment adéquate à la pensée scientifique en évolution constante doit envisager la réaction des connaissances scientifiques sur la structure spirituelle”. Điều đó muốn nói đến việc triết học phải biến đổi để phản ảnh được vận động của tư tưởng hiện tại. Cho nên mục đích đề ra ngay từ tác phẩm trước (1934) suy nghĩ về tinh thần khoa học mới nhằm thực hiện cái thuần lư này, và trong một định thức ở tác phẩm sau (1940) là tinh thần phải phục ṭng những điều kiện của tri thức. Khi xác định những điều kiện tri thức luận của tiến bộ khoa học, Bachelard phát hiện một đoạn tuyệt của khoa học hiện đại với khoa học cổ điển, tri thức thông tục về nhiều mặt. Điều mà ông gọi là “bất liên tục tri thức luận/discontinuité épistémologique “ (chẳng hạn giữa vật lư học và vi vật lư học) cho chúng ta một sự giải phóng choáng ngợp: “giải phóng tinh thần đối với chính nó”. Quan niệm bất liên tục tri thức luận này của Bachelard đối lập với những quan niệm liên tục của Brunschvig, Bergson, Duhem hay Meyerson và có ảnh hưởng sâu rộng tới những nhà triết học về sau như Canguilhem hay Althusser.
Trong tác phẩm dẫn trên Triết học của cái Không như một tuyên ngôn của tinh thần khoa học mới, biểu hiện hành vi đoạn tuyệt trong khoa học, nói không với h́nh học chẳng hạn, nên có h́nh học phi Euclide, có vật lư phi Maxwell và cơ học phi Newton như thuyết tương đối của Einstein, cơ học lượng tử và ba động phi tất định, hoá học phi Lavoisier, luận lư học phi Aristote v.v.. Trong Tinh thần khoa học mới Bachelard phê phán thuyết duy thực chủ trương mọi sự do kinh nghiệm trực tiếp và thuyết duy lư tin tưởng có thể suy luận mọi sự khởi từ những phương thức tư tưởng giả định là vĩnh cửu: “Chính ở đó có thể nắm được vật lực luận mới của những triết học tương khắc này, cái vận động kép mà khoa học đơn giản hóa cái thực và phức tạp hóa lư trí.”
Triết học khoa học của Bachelard có xu hướng duy vật, song đă giải vật hóa/dé-matérialisation, có xu hướng duy lư, song là một duy lư chủ nạp/inducteur, phản Descartes/anticartésien (như ông phê phán trong sách dẫn trên: phương pháp của Descartes là quy nguyên/réductive, không có ǵ là quy nạp. Một giảm trừ như vậy làm sai lạc phân tích và ngăn trở sự phát triển mở rộng của tư tưởng khách quan).
Chính Bachelard mô tả lư luận của ông là một phân tâm học tri thức/psychanalyse de la connaissance hiểu theo nghĩa phát hiện những nguyên mẫu/archétype – Jean Hyppolite trong những chương sách viết về Gaston Bachelard gọi triết học Bachelard là một chủ nghĩa lăng mạn của trí năng/romantisme de l’intelligence ở tác phẩm Figures de la pensée philosophique II, 1971 (ba chương: G. Bachelard ou le romantisme de l’intelligence; L’épistémologie de G. Bachelard; L’Imaginaire et la science chez G. Bachelard). Theo Hyppolite, đó là một lư luận siêu nghiệm của tri tưởng sáng tạo, một quyền năng từ khước mọi giới hạn cho một tri tưởng sáng tạo mở ra không ngừng những viễn cảnh mới và phủ nhận mọi khép kín, mọi phủ định giam hăm tư tưởng trong một ṿng đai kín, hay ngay cả trong một hệ thống – chủ nghĩa lăng mạn này không đối lập với chủ nghĩa duy lư.
Hyppolite cũng muốn nói rơ tri tượng sáng tạo ông dùng ở đây có lưỡng tính hàm hồ, v́ thực sự những tác phẩm của Bachelard cũng phong phú hàm hồ, v́ một đằng là những sách viết nghiêm túc bênh vực một quan điểm triết lư về những khoa học chỉ ra một chủ nghĩa duy lư ứng dụng/rationalisme appliqué, một chủ nghĩa duy vật thuần lư/matérialisme rationnel, mặt khác là những tác phẩm về phân tâm học lửa, nước và những giấc mơ, khí trời và mộng, đất và những mơ mộng của ư chí, sáng tạo thi vị của mơ mộng khởi từ 1938 cho đến năm ông mất vào năm 1962 (như La Psychanalyse du feu, 1938; L’Eau et les Rêves. Essai sur l’imagination de la matière, 1942; L’Air et les Songes. Essai sur l’imagination du mouvement, 1943; La Terre et les Rêveries de la volonté. Essai sur l’imagination des forces, 1948; La Terre et les Rêveries du repos. Essai sur les images de l’intimité, 1948; La Poétique de l’espace, 1957; La Poétique de le rêverie, 1960). Không có ǵ mâu thuẫn nơi con người cũng như tác phẩm của Bachelard trong việc nghiên cứu song hành giữa những khoa học (đặc biệt như ông chú trong đến vai tṛ toán học trong phát minh khoa học) và tri tưởng sáng tạo v́ ông nhận ra tính phân cực của trí năng và tri tưởng/polarité de l’intellect et de l’imagination. Ông xác định: vấn đề tri thức ngoại giới không thể tách rời những đặc tính văn hoá của nó. Những tiểu đề dưới mỗi tác phẩm dẫn trên của ông, như khảo về tri tưởng của vật chất (trong tác phẩm 1942 về Nước và Mơ), của vận động (trong tác phẩm 1942 về Khí trời và Mộng), của lực (trong tác phẩm 1943 về Đất và Mộng) chỉ ra sự kết hợp giữa tinh thần khoa học mới xây dựng trên một dự tính/se fonde sur un projet với một tri tưởng ngoại giới tự tri tưởng trong mơ mộng của người/s’imaginer dans la rêverie humaine. Bachelard cũng chỉ ra ảnh tượng sáng tạo rút ra từ một hữu thể luận trực tiếp. Nếu tinh thần khoa học mới nhằm lĩnh hội một điều ǵ ở tinh thần con người th́ văn chương, như thơ chẳng hạn là một hiện tượng luận của tâm hồn/phénoménologie de l’âme.
Những triết gia sau ông thẩm định vị trí của ông, như yêu cầu một triết học đồng hành với khoa học của ông không nhằm làm tê cóng những triết gia cùng thời mà nhằm kích động họ, v́ quá khứ của văn hóa có chức năng sửa soạn một tương lai cho văn hóa, và Bachelard không ngừng sống theo đuổi công tŕnh triết học đồng hành với công tŕnh khoa học (nhận xét của Georges Canguilhem) hay tác phẩm của ông chiếm một vị trí chiến lược trong trường hợp lư luận ở nước Pháp (nhận xét của Dominique Lecourt).
Ngoài những tác phẩm dẫn trên của Gaston Bachelard, phải kể đến: La Valeur inductive de la relativité, 1929; Le Pluralisme cohérent de la chimie moderne, 1932; Les Intuitions atomistiques, 1933; La Dialectique de la durée, 1936; L’Expérience de l’espace dans la physique contemporaine, 1937; La Formation de l’esprit scientifique, 1938; Lautréamont, 1940; Le Rationalisme appliqué, 1949; L’Activité rationaliste de la physique contemporaine, 1951; Le Matérialisme rationnel, 1953; La Flamme d’une chandelle, 1961; xuất bản sau khi mất: Le Droit de rêver, 1970; L’Engagement rationaliste, 1972.
Bachelard, Suzanne: sinh năm 1919, là con gái của triết gia Gaston Bachelard. Như Hyppolite nhớ lại kỷ niệm ông lui tới căn nhà ở Montagne Sainte-Geneviève của Gaston Bachelard, ông thường gặp Suzanne sát cánh với cha trong công việc. Bà là một nhà hiện tượng luận, lư giải tư tưởng luận lư của Husserl, đặc biệt trong hai tác phẩm: dịch Formale und transzendentale Logik/Luận lư h́nh thức và siêu nghiệm của Husserl cùng với La Logique de Husserl, étude sur “Logique formelle et logique transcendentale/Luận lư học Husserl, nghiên cứu tác phẩm “Luận lư h́nh thức và luận lư siêu nghiệm, cả hai xuất bản năm 1957.
Trong tác phẩm La conscience de rationalité, Etude phénoménologique sur la physique mathématique/Ư thức thuần lư, nghiên cứu hiện tượng luận về khoa vật lư toán học năm 1958, Suzanne Bachelard quan niệm mọi khoa học thuần lư là khoa học phân nhánh, ảnh hưởng tư tưởng Husserl cũng như chính thân phụ của bà.
Suzanne Bachelard dạy triết ở Cao đẳng Sư phạm Sèvres, Đại học Văn khoa Lille và Đại học Sorbonne. Bà mất năm 2007 và mai táng cạnh thân phụ ở Bar-sur-Aube.
Những tác phẩm khác: Les Polémiques concernant le principe de moindre action au XVIIIè siècle, 1960; La Représentation géométrique des quantités imaginaires, au début du XIXè siècle, 1966.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2009