ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

22 (tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

 

Ảnh/Ảnh tượng/Tri tưởng/Image/Bild/Vorstellung/Imaginaire/Imaginär/Imagination/Einbildungskraft/Phantasie:

 

Ảnh/Image/Bild:  Ảnh là một cái ǵ có thực và không có thực.

 

Ảnh/image bắt nguồn từ tiếng La tinh imago mang nhiều nghĩa như biểu tượng, mô phỏng, ảnh tưởng, bóng người khuất; những từ hy lạp tương ứng είκων (mô phỏng), είδωλον (có vẻ không thực),  φαντασμα (ảo tượng/bóng ma); từ tiếng Đức Bild (cấu thành<Bildung: h́nh trạng).

 

Quan niệm về ảnh đă h́nh thành ngay từ triết học cổ đại, với Platon trong lư luận hang động, giải thích sự vật được nhận thức trong trí tưởng con người ví như một tù nhân bị giam hăm, quay lưng ra ngoài, chỉ nh́n thấy bóng của sự vật chiếu trên vách. Cái đó chỉ là ảo tượng/φantasma, giả và phi hữu. Với Aristote, ảnh được quan niệm tích cực như một điều kiện của nhận thức v́ “không thể tư duy nếu không có một h́nh ảnh thuộc về tinh thần/tâm linh. Aristote đă đặt nền tảng khởi đầu cho khoa tâm lư học sau này.  Đối với những nhà triết học thuộc phái nguyên tử cổ đại, ảnh được quan niệm theo chiều hướng duy vật khi nhận thức ảnh/eidola thuộc về thị giác là những mảnh vỏ mỏng của nguyên tử theo hai chiều kích, và mắt nh́n chỉ việc tiếp nhận; có thể nói mắt không tham gia vào việc h́nh thành nên ảnh, cho nên chân tướng sự vật vẫn ẩn dấu giác quan, chân lư thuộc về trật tự của bất kiến.

 

Thời Trung cổ, quan niệm h́nh ảnh thường coi như đồng dạng và đôi khi c̣n để chỉ dấu hiệu. Sang thời cận đại, Hume cũng nghĩ tư duy với tâm ảnh như Aristote, khi ông coi niệm và ảnh cùng là một thứ trong Treatise of Human Nature “một ấn tượng trước hết đánh động giác quan khiến chúng ta tri giác được nóng hay lạnh, khát hay đói, thích thú hay đau đớn loại này loại kia; từ ấn tượng này có một bản sao từ tinh thần, vâ c̣n lại sau khi ấn tượng đă ngưng, cái đó gọi là ư niệm”. Những nhà triết học khác như Descartes, Leibniz, Spinoza cũng nhận thức quan hệ giữa tư duy và ảnh. Tuy nhiên ở đầu thế kỷ 20, một quan niệm về tư tưởng phi ảnh/imageless thought theo O. Külpe (trường phái Wurzburg) và K. Bühler gây tranh biện với Edward Titchener.

 

Trong Từ vựng triết học, Lalande  dẫn hai nhà tư tưởng Pháp là Voltaire trong Dictionnaire philosophique  “ thị giác chỉ cho những h́nh ảnh” (A), và Taine trong De l'Intelligence  “người ta có thể dùng những từ khác nhau để diễn tả ảnh, như một dư vị, một tiếng vọng, một vơng tượng, một ảo tượng, một h́nh ảnh của cảm giác nguyên thủy; tất cả những so sánh này có ư nghĩa là sau một cảm giác do bên ngoại gợi lên và không phải tự phát, có một diễn biến tương ứng, không do bên ngoài gợi lên, tự phát, giống với cảm giác này, dầu yếu hơn, kèm theo cùng những xúc cảm, thú vị hay bất hứng ở một mức độ kém hơn, đi kèm cùng những phán đoán và không phải là tất cả. Cảm giác lập lại, dầu kém rơ ràng, kém năng động và loại bỏ nhiều phụ cận”, (B) tóm lại là lập lại thuộc tâm linh một cảm giác đă nhận được trước đó, nói chung là yếu đi. Trong nghĩa D, ông dẫn Bergson theo ư nghĩa khai triển từ ảnh với mọi biểu hiện cảm giác: “h́nh ảnh tri giác được khi tôi mở những giác quan của tôi ra, không nhận được khi tôi đóng những giác quan của tôi lại; tất cả những h́nh ảnh này vận động và phản động lẫn nhau trong mọi phần cơ bản của chúng theo những luật bất biến, mà tôi gọi là những luật của tự nhiên” trong Matière et Mémoire.

 

Sartre sau khi tiếp cận hiện tượng luận Đức đă viết hai tác phẩm L'Imagination, 1936L'Imaginaire, Psychologie phénoménologique de l'imagination, 1940  (quyển sách trước, cuối chương 4 khảo về Husserl đă báo hiệu quyển sau qua ḍng kết: Con đường về tâm lư học hiện tượng luận ảnh thật thênh thang; trong tác phẩm chính L'Être et le Néant, 1943 phần luận về nguồn gốc hư vô, ông dẫn lại quyển sách đầu nói về ảnh). Sartre phê phán quan niệm ảnh của các nhà tư tưởng Pháp đi trước, như Taine, Ribot, Bergson từ những quan niệm về chủ thể và ư thức khi viết “lạm dụng việc gọi là “ư thức” những thực tại thụ động mà ư thức có thể lĩnh hội, và đi đến một siêu h́nh học không phải khởi đi từ thế giới như thể ư thức, mà từ những ư thức đối diện với thế giới. Để t́m hiểu bản chất của ảnh, trong một tâm lư học mới, ảnh không phải là một sự vật nội tại, nhưng là ư thức (ảnh của tờ giấy mà tôi tri giác, không phải là một ảo tượng mà tôi mang theo và qua đó tôi lại nắm bắt được đối tượng tri giác của tôi). Cái gọi là ảnh là một hành vi trong đó ư thức nhắm trực tiếp cùng đối tượng đă cho trong tri giác (chỉ có cùng một người tên X, đối tượng của tri giác và ảnh, và ảnh chỉ là một từ cho một cách nào đó của ư thức để nhắm đối tượng, h́nh ảnh X là một trong những cách thế khả hữu để nhắm hiện hữu thực của X). Để vượt khỏi những nan giải trong vấn đề phân biệt h́nh/morphé và chất/hylé của ảnh mà Sartre theo Husserl trong khi viết quyển sách xuất bản năm 1936 này, ở Hữu và Vô, 1943 Sartre viết: Aûnh phải chứa trong cấu trúc của nó một luận cương hư vô hóa. Nó cấu thành như ảnh khi đặt để đối tượng của nó như hiện hữu nơi khác hoặc không hiện hữu. Nó mang một hủy thể kép trong nó:là hư vô hóa thế giới trước tiên , rồi tiếp theo là hư vô hóa đối tượng của ảnh và đồng thời hư vô hóa chính nó.

 

Quan niệm ảnh mang ư nghĩa của từ trong ngôn ngữ của con người (tranh biện giữa Berkeley và Locke: Berkeley phê phán lư luận của Locke về hiện hữu của những ư niệm tổng quát trừu tượng là bất khả, ảnh tinh thần phải là đặc thù v́ không thể h́nh thành ư niệm tổng quát, nghĩa là ảnh của một tam giác nếu không phải là tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông) là đề tài phê phán trong triết học và tâm lư học ở thế kỷ 20. Wittgenstein gọi nó là một giả ảnh/ein falsches Bild trong quá tŕnh thừa nhận/Wiedererkennen như thể thừa nhận luôn luôn dựa trên so sánh hai ấn tượng với nhau, khi đưa ra nhận xét: “Như thể tôi mang một h́nh ảnh đối tượng với tôi và nhận diện một đối tượng như đă được h́nh ảnh biểu hiện. Kư ức của chúng ta đối với chúng ta như can dự vào so sánh này, qua việc ǵn giữ một h́nh ảnh của cái ǵ đă nh́n thấy trước, hay cho phép chúng ta nh́n vào quá khứ/Es ist, als trüge ich ein Bild eines Gegenstands bei mir und agnoszierte danach einen Gegenstand als den, welchen das Bild darstellt. Unser Gedächtnis scheint uns so einen Vergleich zu vermitteln, indem es uns ein Bild des früher Geschenen aufbewahrt, oder uns erlaubt…in die Vergangenheit zu blicken”.

 

Thời hiện đại là thời của khoa học kỹ nghệ, như Heidegger gọi nó là thời đại của ảnh h́nh thế giới/Weltbild, thế giới được quan niệm như ảnh. Nhiếp ảnh như một kỹ thuật đă được phát kiến, ống kính được mệnh danh là tấm gương của thế giới, ảnh tuy không là thực tại, mà là một tương tự/analogon của sự vật (Barthes), thiên nhiên với máy chụp h́nh th́ khác thiên nhiên nói với con mắt (W. Benjamin). Nhiếp ảnh chính là cái khả năng thực hiện sự đồng nhất trong cái duy nhất [Xem: Đặng Phùng Quân, Tẩu khúc, 2004]

 

Ảnh trong Kinh Dịch gọi là Tượng/hsiang: trong thiên Hệ từ nói Dịch có Thái cực/t'ai chi, sinh ra hai Nghi/I, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám quẻ/pa kua. Nghi tức là h́nh thái gồm Âm và Dương, Tượng là ảnh do h́nh thái sinh ra Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm, Quẻ gồm có Kiền, Đoái, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Trương Hoành Trung thông diễn ư nghĩa của Dịch: có Lư rồi mới có Tương, có Tương rồi mới có Số. W.T. Chan giải thích quẻ trong Dịch là một biểu tượng tŕnh bày hiện tượng được ghi nhận trong thiên nhiên, và gợi lên một ư hay h́nh tùy thuộc vào đó mà sự vật hay hoạt động diễn ra.

 

Bernard Bolzano trong Wissenschaftslehre/Khoa học luận, 1837 trong tranh biện về ảnh và niệm tưởng hệ/schema xác định niệm tượng hay ảnh tượng/phantasma là một biểu tượng kết hợp khái niệm và trực quan, và phê phán Kant đă đồng hoá tỉ dụ và ảnh tương. Tỉ dụ, đối với một khái niệm đă cho, là một đối tượng mà nó bao nhiếp. Ảnh tượng là một biểu tượng chủ quan bao nhiếp cùng đối tượng mà một khái niệm không biểu thị những đặc chất của nó: ảnh tượng chỉ đi kèm khái niệm. Niệm tưởng hệ của Kant chính là ảnh tượng của một đối tượng, kết hợp với khái niệm của đối tượng này.

 

Ảnh tượng/Imaginaire: từ bắt nguồn ở tiếng La tinh imaginarius đă được Sartre dùng làm nhan đề trong tác phẩm xuất bản năm 1940 nhằm mô tả chức năng chính “không thể thực hiện được của ư thức hay tri tưởng và đối ngữ tri kiện của nó, ảnh tượng/décrire la grande fonction “irréalisante” de la conscience ou “imagination” et son corrélatif noématique, l'imaginaire.

 

Từ ngữ imaginaire được Lacan dùng trong phạm trù toàn bộ thuật ngữ và khái niệm ở hội luận 1974-75 của ông gọi tắt là R.S.I., nghĩa là thực, tượng trưng và ảnh tượng: người ta chỉ có thể nghĩ ảnh tượng/l'imaginaire trong những quan hệ của nó với cái thực/le réel và cái tượng trưng/le symbolique và cấu thành sổ ghi chép dụ hoặc/leurre và đồng nhất/identification. Những sổ ghi ảnh tượng và sổ ghi tượng trưng của Lacan là những công cụ làm việc cần thiết cho nhà phân tâm học để đánh dấu trong hướng chữa trị, cái thực được đánh dấu như trong trật tự của cái bất khả hữu. Aûnh tượng được hiểu khởi từ ảnh (chẳng hạn, trẻ sơ sinh giữa thời kỳ sáu và mười tám tháng sống như chia vụn, không khu biệt giữa cái ǵ là nó và thân thể người mẹ, giữa nó và ngoại giới; được mẹ cưu mang bồng bế, nó nhận ra ảnh h́nh nó trong tấm gương, dự tưởng về mặt ảnh tượng h́nh thái toàn diện thân thể nó). Một trong những tiêu biểu của sổ ảnh tượng cũng là dấu mốc cho quan điểm lư luận (chẳng hạn, khi nói đến từ ngữ cha, phải minh thị nói đến cha thực, cha ảnh tượng và cha tượng trưng): người cha ảnh tượng là ảnh thuộc về cha sinh ra từ diễn ngôn của người mẹ, ảnh h́nh nó cho và cách thế thật chủ quan mà toàn bộ những thành tố được tri giác.

 

Christian Metz trong Le Signifiant imaginaire, 1977 trong phản tư phân tâm học đă sử dụng những từ ngữ của Lacan để khai phá đối tượng-điện ảnh của ảnh tượng và để chinh phục nó về tượng trưng. Điện ảnh là một kỹ thuật cuả ảnh tượng, theo hai nghĩa: nghĩa thông thường chỉ những truyện phim là những truyện kể giả tưởng, mà ư nghĩa dựa trên ảnh tượng đầu tiên của nhiếp ảnh và máy hát; nghĩa thứ hai theo Lacan, ảnh tượng đối trọng của tượng trưng, cùng chỉ thị cái dụ hoặc cơ bản của cái Tôi, dấu ấn nhất định của Oedipe, dấu mốc của tấm gương làm tha hoá con người (phản ảnh riêng của nó, nhị trùng, dục vọng, cốt lơi sơ khởi của vô thức).

 

Tri tưởng/Imagination : Từ ngữ  bắt nguồn ở tiếng La tinh imaginatio/imago/imitari.  Quan năng tri tưởng có một địa vị nhất định chỉ thị khả năng sản xuất nơi con người. Trong hiện tượng luận tri tưởng, từ ngữ Bild trong khái niệm Bildbewußtsein/ư thức ảnh (mô tả quá tŕnh tâm linh h́nh thành ra những ảnh mà người ta lĩnh hội như thể những đối tượng dự hướng được trung tính trong giá trị hiện hữu tương phản với những đối tượng của tri giác ngoại tại) để phân biệt với khái niệm Phantasie (chỉ thị quyền năng tưởng tượng của chủ thể). Roman Ingarden trong Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks/Từ nhận thức tác phẩm văn học nghệ thuật, 1968 xây dựng lư luận mẫu h́nh của những đối tượng mỹ học khác nhau như hội họa, âm nhạc trên cấu trúc của ư thứcảnh, được coi như tri tưởng chủ yếu là tri kiện, phân biệt rơ sự bền vững của ảnh tượng/Bild đối với tri tưởng/Phantasieren tức là hoạt động ảnh tượng. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long nói đến thần tư/shen ssu mà nhiều học giả  coi như đồng nhất với từ hiện đại nói về tri tưởng. Coleridge quan niệm tri tưởng chủ yếu có sinh lực, trong khi mọi đối tượng chủ yếu là chết, khác với Lưu Hiệp coi sự vật không chết mà có thần. 

 

Tuy triết học cổ đại Hy lạp, từ Platon vẫn coi nhẹ vai tṛ tri tưởng, song chính Aristote đă liên kết từ tri tưởng/Phantasia với căn nguyên từ ánh sáng/phôs - nghĩa là nếu không có ánh sáng, không thể nh́n thấy, như vậy có một sợi dây liên hệ giựa tri tưởng/phantasia và hiện tượng/phainomenon. Dilthey, nhà tiền phong của thông diễn học văn chương trong Die Einbildungskraft des Dichters, Bausteine für eine Poetik/ Tri tưởng của thi sĩ, những yếu tố cho sáng tạo, 1887 đă làm nổi bật thần trí sáng tạo của tri tưởng: Tri tưởng của thi sĩ trong vị thế đối với thế giới kinh nghiệm xây dựng khởi điểm thiết yếu cho mọi lư luận thực sự muốn đi giải thích cái thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương trong những biểu hiện tiếp nối nhau. Trong nghĩa này, sáng tạo học là dẫn nhập thực trong lịch sử văn chương, giống như tri thức luận là dẫn nhập trong lịch sử vận động tinh thần/Die Phantasie des Dichters in ihrer Stellung zur Welt der Erfahrungen bildet den notwendigen Ausgangspunkt für jede Theorie, welche die mannigfaltige Welt der Dichtungen in der Aufeinanderfolge ihrer Erscheinungen wirklich erklären will. Die Poetik in diesem Sinne ist die wahre Einleitung in die Geschichte der schönen Literatur, wie die Wissenschaftslehre in die Geschichte der geistigen Bewegungen.

Trong tư tưởng Descartes, khác với thường kiến nghĩ ông là người coi nhẹ vai tṛ tri tưởng trong những Suy niệm siêu h́nh học, ở những ghi nhận hai mươi năm trước khi viết Suy niệm, ông đă có những suy tư giống như Dilthey về sáng tạo văn chương, ở đó thi sĩ viết với sức mạnh tri tưởng và nhiệt t́nh mang những ư nghĩa phôi thai những hạt giống khoa học, mà nhà triết học suy ra từ lư trí (Xem: Cogitationes privatae).

 

Quan điểm của nhiều nhà triết học khác cũng chứng tỏ hàm hồ về vị thế của tri tưởng. Chẳng hạn, Hume coi không có ǵ nguy hiểm cho lư trí hơn là những phiêu lưu của tri tưởng, song mặt khác, ông lại coi tri năng là những đặc tính khái quát và lập thành hơn của tri tưởng. Trong Phê phán lư trí thuần tuư, Kant quan niệm tri tưởng như một chức năng mù ḷa song cần thiết cho tâm hồn, v́ nếu không có tri tưởng, không thể có troi thức. Từ những tác phẩm sau, như Phê phán quyền năng của phán đoán/Kritik der Urteilskraft, Nhân học trong quan điểm thực nghiệm/Anthropologie in pragmatischer Hinsicht ông luận về khả năng của tri tưởng/Bildungsvermögen: tri tưởng là quyền năng h́nh thành ảnh tượng, phân biệt với quyền năng tạo h́nh cho trực giác/Bildungskraft ở chỗ nó tạo ảnh không cần hiện diện của một đối tượng, hoặc do sáng tạo/fingendo, hoặc do trừu tượng hóa/abstrahendo.

 

Một số những từ đi kèm với ảnh tượng như:

 

Ảnh tượng vật chất/Image matérielle: Thực tại vật chất do cái nh́n, tái tạo một thực tại khác, có thể là vật chất, tinh thần, trừu tượng, hay vơng tượng.

 

Ảnh tượng biện chứng/Image dialectique/dialektisches Bild: khái niệm của Walter Benjamin trong quan niệm triết học lịch sử, đối lập với quan niệm đường thẳng về lịch sử.

 

Ảnh tượng sáng tạo/Image poétique: khái niệm của Gaston Bachelard, vẽ lên ảnh tượng dưới dạng động, cư ngụ trong ngôn ngữ, đưa văn chương tới vị thế cao của nghệ thuật.

 

Những khái niệm ảnh tượng khác như ảnh tượng liên tục, ảnh tượng tâm thần, ảnh tượng phát sinh, ảnh tượng điển h́nh thuộc về tâm lư học.

 

 

Ando Shoeki/An đằng Xương Ích: sinh năm 1703 ở Akita và mất năm 1762, là nhà tư tưởng độc đáo trong lịch sử tư tưởng Nhật, tuy thực sự phải đợi tới năm 1899 năm thứ 32 thời Minh trị (1868-1912) mới được phát hiện. Sinh thời ông theo ngành y, đă đến Nagasaki, hải cảng đầu tiên của nước Nhật để học hỏi về những phong tục xứ ngoại. Tương truyền, ông dạy học tṛ theo phong thái riêng, không dẫn kinh điển Trung hoa ngoậi trừ để phê b́nh, khuyến khích môn đệ làm lao động chân tay theo người nhà nông, để tiếp cận với thiên nhiên. Chính v́ lối sống riêng đó nên ông ít được biết đến. Măi đến những năm cuối thế kỷ 19, tập bản thảo mang tên Shizen Shin Ei Do/Đường lối hoạt động của Tự nhiên may mắn lọt vào tay Kano Kochiki (1865-1942), Hiệu trưởng trường Trung học quốc gia ở Tokyo và là người sưu tầm sách cổ, quư, lại thiên về khoa học tự nhiên, Kano nhận ra bản thảo của Shoeki là một thiên khảo luận bách khoa, ông đem giới thiệu sách với bạn bè, đồng nghiệp. Kano đă viết bài Dai Shisoka Ari/Một nhà tư tưởng lớn vào năm 1908 trên tập san Naigai Kyoiku Hyoron giới thiệu tư tưởng Shoeki với công chúng. Kano c̣n t́m được một bản thảo khác của Shoeki To Do Shin Den/Truyền giao toàn diện Chính Đạo vào năm 1925. Kano xuất bản sách viết về Ando Shoeki của ông vào năm 1928. Một học giả người Canada sinh ở Nhật E.H. Norman (1909-1957) quan tâm đến tư tưởng chống đối qua nhiều thế kỷ phong kiến đă nghiên cứu Shoeki và viết Ando Shoeki and the Anatomy of Japanese Feudalism/Ando Shoeki và Giải phẫu chủ nghĩa phong kiến Nhật, 1949, sách được dịch sang tiếng Nhật với nhan đề nhà tư tưởng bị lăng quên/Wasurerareta Shisoka đă gây chấn động giới trí thức Nhật thời hậu chiến.

 

Tư tưởng Shoeki có hai mặt chính mang dấu ấn nhà tư tưởng tiền phong và độc đáo không chỉ ở thời đại ông mà cả một thế kỷ về sau. Một, tư tưởng triết học xă hội của ông, phê phán nghiêm chính giới cầm quyền; hai, tư tưởng triết học tự nhiên của ông thiên về khoa sinh thái, có thể nói là một trong những triết gia đầu tiên chú trọng đến một ngành chỉ mới phát triển vào thế kỷ vừa qua. Shoeki sớm nhận thức quá tŕnh hủy diệt sinh thái ở thời đại ông và ông lên án hành động này. Tự nhiên theo ông là khí lực trường cửu, năng lực vật chất cần thiết; thiên nhiên không phải để chinh phục, nhưng để hiểu biết; con người thuận theo tự nhiên sẽ t́m ra lư tưởng. Tư tưởng tự nhiên của Shoeki có thể so với Lư tự nhiên (vật lư nhân luân) của Lư Chí (1527-1602) cuối thời  Minh bên Trung hoa, hay đồng t́nh với một nhà tư tưởng phương tây cùng thế kỷ Jean Jacques Rousseau (1712-78).

 

Đối với Shoeki, mọi âm thanh của thế giới tự nhiên là những kư hiệu: Không có ǵ trong Thiên địa/Tenchi giữa loài người, chim , thú, vật, cá, cây cỏ lại không sinh ra âm. Không có âm nào mà con người ta không thể hiểu (trong Shizen Shin Ei Do). Con người theo tự nhiên không chỉ giới hạn ở diễn ngôn của người, mà có thể hiểu mọi thông điệp của mọi vật trong tự nhiên, thông hiểu và thông giao với mọi hiện sinh. Theo Shoeki, tự nhiên, ngôn ngữ và nhân thân không tách rời nhau.Phá hoại thiên nhiên, gây xáo trộn quan hệ giữa người và tự nhiên là kết quả của những sai lầm cơ bản trong tri giác của con người về tự nhiên và ứng xử phi nhân dựa trên những lầm lẫn tri giác này. Ông cho là toàn thể nhân loại bệnh hoạn cả về tâm hồn lẫn thể xác: Không có con người chân chính, tất cả đều bệnh hoạn/To Do Shin Den, Kyu Sei Shitsu kan.

 

Ở thế kỷ 21 này, những báo động về sinh thái, về trái đất nóng dần, những hủy hoại tự nhiên đang diễn ra, phải chăng những nhà tư tưởng như Shoeki đă từng tiên liệu từ nhiều thế kỷ trước?

 

                 Hết phần chữ A.

                                               

 

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2009