ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Từ điển triết học giản yếu
21 (tiếp theo)
bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước
Ái khổ/dolorisme: từ do Paul Souday đặt ra trong một bài báo ra ngày 6 tháng ba năm 1919 điểm tác phẩm La possession du monde/Chiếm hữu thế giới của Georges Duhamel: “Tác giả đă đưa ra trọn vẹn điều tôi gọi là chủ nghĩa ái khổ, nghĩa là một lư thuyết về tiện ích, thiết yếu, tuyệt vời về đau khổ.” Từ này sau đó được Julien Teppe dùng lại, với ư nghĩa tốt đă trở thành thông dụng. Teppe xác định “chủ nghĩa ái khổ là một học thuyết đóng góp một giá trị cao về mặt đạo đức, thẩm mỹ, và trên hết là trí thức về sự đau khổ - chủ yếu là đau khổ thể chất, không những về điều nó mang lại nhậy cảm cho con người về những nỗi đau khổ của tha nhân, mà c̣n cả về việc làm ngừng lại những xung động của đời sống động vật, cũng như cho phép tinh thần thủ đắc được quyền tối thượng đặc biệt hữu hiệu trong việc sáng tạo văn học nghệ thuật.”
Trong những tác phẩm Apologie pour l'anormal, manifeste du dolorisme/Biện hộ cho cái bất thường, tuyên ngôn của chủ nghĩa ái khổ, 1935 và Dictature de la douleur, ou précisions sur le dolorisme/Chuyên chế của đau khổ, hay những minh xác về thuyết ái khổ, 1936 J. Teppe cũng làm nổi bật vai tṛ của bệnh tật và ích lợi tâm linh của sự cấm đoán do bệnh tật gây nên. (theo Lalande, Từ vựng triết học)
Ái tha chủ nghĩa/Altruismus/Altruisme: từ do Auguste Comte đề ra để đối lập với từ égoisme/chủ nghĩa vị kỷ và Herbert Spencer dùng lại, trở thành thông dụng trong ngôn ngữ triết học.
Trong Từ vựng triết học, Lalande xét thuyết ái tha trên hai b́nh diện:
- Về mặt tâm lư học, để chỉ t́nh cảm thương yêu tha nhân, hoặc là kết quả theo bản năng của những dây liên lạc giữa những sinh vật cùng loài; hoặc là kết quả của phản tư và quên ḿnh của cá nhân. Trong Biểu đồ của tác phẩm Catéchisme positiviste/Sách giáo lư của chủ nghĩa thực chứng, Comte coi ái tha bao gồm quyến luyến, tôn kính và nhân từ.
- Về mặt đạo đức, để chỉ học thuyết đạo đức, đối lập với chủ nghĩa khoái lạc/hédonisme, chủ nghĩa vị kỷ/égoisme, và trong một mứcđộ nào đó đối lập với chủ nghĩa thực dụng/utilitarisme (khi chủ nghĩa này trên nguyên tắc không muốn kêu gọi động lực tinh thần nào khác hơn ở tác nhân ngoài sự t́m kiếm lợi lộc thựcsự của y). Thuyết ái tha như vậy là một lư thuyết của điều thiện lấy khởi điểm là lợi ích của đồng loại như thể mục đích của hạnh kiểm luân lư. Cho nên Comte đề ra những khẩu hiệu như Sống cho tha nhân; Lấy t́nh yêu làm nguyên tắc, trật tự làm nền tảng, tiến bộ làm mục đích, v.v...
Lalande phê phán là khi phân biệt rơ ràng hai sắc thái của thuyết ái tha về mặt tâm lư, không những chỉ v́ quan điểm này đáp ứng hai thái độ khác nhau, mà c̣n dựa trên nhận định của Baldwin (xem: Dictionary, sub V) là từ ái tha chỉ được dùng khi nào chỉ ra một đề xuất ư thức, không phải một bản năng hay những thói quen do tương giao hữu cơ tạo ra. Trong Discours préliminaire, nhiều khi Comte c̣n dùng từ quên ḿnh/abnégation như đồng nghĩa với ái tha.
Ái tha đối lập với vị kỷ trên phương diện đạo đức đă được Nicolai Hartmann bàn đến trong tác phẩm Ethik/Đạo đức học, 1926 trong chương VIII, tiết 3 phần 1 (dưới tiêu đề “Những phương pháp sai lạc của Đạo đức triết học”). Lư luận phê phán này nhằm rọi chiếu vấn đề cơ bản thường được nói đến trong triết học hiện sinh là một xu hướng ở nửa đầu thế kỷ XX, mối quan hệ giữa Ta và Tha nhân/Ich und Du. Hartmann đi đến kết luận: mối quan hệ cơ bản của Ta và Tha nhân rốt cuộc khó có thể tách rời về mặt lư luận vị kỷ và ái tha. Ông phê phán cái đúng và sai của lư luận vị kỷ khởi từ khái niệm tự bảo toàn của bản ngă/suum esse conservare, diễn tả nơi những nhà khắc kỷ chính xác trong quan niệm eanton threin - mọi đạo đức phải mang tính vị kỷ nếu như lơi thân là động lực duy nhất và , cao nhất, như vậy mọi h́nh thức ái tha, kể cả t́nh yêu, t́nh bằng hữu, tự hy sinh chỉ là vị kỷ được ngụy trang (hành động cứu một đứa trẻ, chiến đấu như một chiến sĩ, làm việc ngày đêm để giúp đỡ vợ con một cách lương thiện cũng chỉ là mưu t́m “thỏa măn” chính ḿnh. Mâu thuẫn của lư luận này là cứu cánh tột cùng luôn luôn là một cái ǵ đó thỏa măn bản thân trong hành động hy sinh là thỏa măn tha nhân, loại thỏa măn này rơ ràng là điều thường gọi là ái tha. Vấn đề siêu h́nh ở đây đặt ra một khó khăn lớn là làm sao tha nhân được nhận biết trong ư thức? Giác quan chỉ cho ta thân thể tha nhân, không chỉ ra hữu nội tại tha nhân. Ngay trong khái niệm đồng cảm cũng chỉ ra tự đánh giá bản ngă qua việc đánh giá tha nhân. Mọi lư luận vị kỷ đều dựa trên cái trừu tượng bắt buộc. Mối quan hệ giữa thuyết vị kỷ và ái tha nổi lên hai điểm: có cội rễ độc lập nơi con người, mà mỗi con người đối mặt với mọi tha nhân trong đồng nhất sâu xa của nhân loại, đồng thời vẫn giữ tính phi đồng nhất bất khả diệt, nghĩa là hiện tượng cơ bản của Ta và Tha nhân vừa phân cách vừa ràng buộc con người lại. Thống nhất và đối lập giao hỗ với nhau, phân biệt với tương ứng nhận thức luận giữa chủ thể và khách thể. Chính mối quan hệ này khiến không thể phân cách vị kỷ và ái tha về mặt lư luận; mặt khác, vị kỷ tự nó không phải là không có giá trị, mà có giá đối với ái tha cũng như là một điều kiện riêng phần của ái tha Trong Wesen und Formen der Sympathie/Bản chất và những h́nh thái đồng cảm, 1913/1923 và tiểu luận Das Ressentiment im Aufbau der Moralen (in trong Vom Umsturz der Werte/Từ cách mạng giá trị), Max Scheler cũng phê phán những lư luận đạo đức/tâm lư của phong trào Khai sáng Pháp trong việc xây dựng những t́nh cảm ái tha trên quan niệm bản chất vị kỷ của con người.
Vào đầu thế kỷ XXI, một xu hướng triết học nhân sinh với Vittorio Hösle (trong Moral und Politik: Grundlagen einer politischen Ethik für das 21. Jahrhundert, 1997) quan niệm: mẫu số chung nhỏ nhất của những đức tính xă hội nằm trong siêu viêt vị kỷ tự nhiên, đạp đổ những ràng buộc ám ảnh với chính ḿnh, dă xảy ra trong những hành vi đồng cảm, và những khả năng thông diễn có thể hữu ích. Theo chiều hướng này, mọi đức hạnh xă hội bao hàm ái tha. Khoa xă sinh học hiện đại với R. Dawkins, E.O. Wilson đặc biệt quan tâm đến đạo đức, như tác phẩm của Dawkins The Selfish Gene, 1976 phân tích về mặt sinh học vấn đề vị kỷ và ái tha. Di tố/gene trong ứng xử vị kỷ tất yếu chiếm ưu thế đối với di tố trong ứng xử ái tha (chỉ thị một loại ứng xử đối với những cơ chế khác).
Trong Mạnh tử tự nghĩa sớ chứng, Đái Chấn nói đến quan hệ giữa t́nh và lư: khác biệt giữa t́nh và lư ra sao? Đáp án của ông là, ở ta và tha nhân đều có t́nh, nhưng khi t́nh không đi quá, không bất cập th́ gọi là lư/Tại kỷ dư nhân giai vị chi tính, vô quá t́nh vô bất cập t́nh chi vị lư.
Lư ở đây đă được chỉ ra từ Khổng tử, thâu tóm trong một câu của Tăng Tham: Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ/ Đạo của phu tử bao gồm trong trung thứ. Trung là ư thức đạo đức cư xử với tha nhân và thứ là quan hệ ái tha, như đề ra trong châm ngôn ở Luận ngữ: kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân, điều ǵ ḿnh không muốn cũng đừng xui người khác làm. Lư luận trung thứ là chủ nghĩa ái tha phương đông diễn đạt tác động qua lại giữa ta và tha nhân, bao hàm ư nghĩa của thực hiện đạo nhân. Mạnh tử ở một thế kỷ sau cũng nói rơ cái nghĩa của chữ thành/phản thân nhi thành trong ư thức bản thân và chữ thứ trong ư thức tha nhân ngơ hầu thực hiện chữ nhân, khi đó vạn sự hoàn tất trong ta/vạn vật giai bị vu ngă hĩ.( Chính ở điểm này, nhà Hoa học F. Jullien trong Dialogue sur la Morale, 1995 phê phán Legge và Phùng Hữu Lan về điểm hai tác giả này cho quan niệm đạo đức ở đây của Mạnh là thần bí, mà theo Jullien không phải là từ bỏ tự thân/dépouillement de soi hay vượt thế/dépassement du monde như Tŕnh Hạo: dư vật vô đối, dự ư của Mạnh là đạt tới nhân qua ngả ái tha/thứ).
Ẫn chất của cảm giác/subreptions des sensations/Subreptionen der Empfindungen: diễn ngữ của Kant trong Kritik der reinen Vernunft/Phê b́nh lư trí thuần túy (I, Erster Teil: Die transscendentale Ästhetik) để chỉ những phẩm tính như màu sắc, âm thanh, nóng lạnh chuyển dịch cho giác quan chúng ta một số những đặc tính thực của cơ thể, xem như những khách thể định vị trong không gian. Những phẩm tính này phụ thuộc những điều kiện chủ quan trong cảm giác tính của con người, khác biệt với những h́nh thái này v́ chúng không phải là khách quan hay tiên nghiệm và ngay cả việc chúng không có tính lư tưởng nào cả/Daher ihnen, genau zu reden, gar keine Idealität zukommt. (Theo Lalande, Từ vựng triết học).
Ảo kích luận/Quintaine/Rennpfahl: Học thuyết ảo gán cho đối thủ để có cơ hội phủ bác nó.
Áp chế, chủ nghĩa/Despotism: từ nguyên nghĩa, Despot để chỉ Gewaltherrscher<gewalt: bạo lực hay Willkürherrscher<willkür: độc đoán, herrscher: nhà cầm quyền. Chủ nghĩa áp chế hay chuyên chính hiện hữu khi người ta cai trị như thể không cần luật lệ. Montesquieu (1689-1755) mô tả loại chính quyền này trong Lettres persanes/Thư Ba tư qua những minh họa các đế chế Cận Đông và Nam Á để nói về chuyên chính của châu Âu. Chuyên chính sử dụng một tể tướng cai trị trong khi bạo chúa sống hoang đàng, ăn chơi phè phỡn. Nguyên lư của chuyên chính là sợ hăi/crainte (nhân vật Usbek rời Ba tư sống dưới đế chế sợ hăi), thi hành một chính sách bạo ngườc đàn áp quần chúng. Chuyên chính là một loại chính quyền phi nhân nhất, xuẩn động và đồi bại. Riêng ở châu Á, khí hậu và địa lư phối hợp khiến không tránh khỏi chuyên chính. Trong những trường hợp như vậy, tự tại chuyên chính không có khả năng biến đổi cơ bản. Hiện hữu của chuyên chính tùy thuộc vào việc thường trực dùng bạo ngược sắt máu.
Ở thế kỷ XX, Karl Wittfogel (1896-1988) trong Oriental Despotism, 1957 đưa ra một lư luận tương tự về châu Á khi nghiên cứu những công tŕnh thủy lợi đ̣i hỏi những cấu trúc chính quyền có khả năng bảo đảm công cuộc này, gây áp lực trên xă hội. Nhà nước phải tổ chức một lực lượng lao động cưỡng bách từ nhân dân, do đó đ̣i hỏi một hệ thống thư lại rộng lớn và phức hợp, sẵn sàng đàn áp xă hội dân sự hay bất kỳ lực lượng nào khác có khả năng huy động quần chúng chống lại nhà nước. Một nhà nước như vậy tất yếu phải là chuyên chính.
Quan niệm những xứ sở rộng lớn tất yếu trở thành chuyên chính có vẻ phổ biến ở thời đại nhóm The Federalist (1787-1788) lư giải tư tưởng Montesquieu thông tục (chỉ những nước nhỏ mới có chính quyền cộng ḥa), v́ một điều là những quốc gia lớn cần cai trị chuyên chế mới có khả năng lănh đạo chiến tranh, chống lại nḥm ngó gây hấn của những nước lân bang.
Trái lại, John Stuart Mill (1806-1873) quan niệm chủ nghĩa áp chế, chuyên chính là một phương thức biện minh chính quyền cho man rợ, nếu như cứu cánh là lợi dụng cơ hội của họ. Chuyên chính đ̣i hỏi sự thần phục của quần chúng, kể cả chuyên chính rộng lượng. Tại sao vậy? Trong chuyên chính, quyền lợi cá nhân không được bảo đảm v́ phải tùy thuộc vào bạo chúa. Mill cũng đưa ra lư luận đề cao chế độ đại nghị, tức dân chủ đai biểu, chính quyền của nhân dân, phản bác quan niệm thông tục biện hộ cho chuyên chính nói ở trên, dựa trên ba lư do: Chế độ dân chủ bảo vệ quyền lợi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển luân lư và trí thức cao nhất, và quan trọng hơn nữa là sự phát triển cá nhân tột đỉnh cũng dựa trên văn minh tiên tiến, chỉ khả hữu ở một quốc gia rộng lớn.
Ảo tưởng/Màyà/Huyễn/Illusion: nguyên ngữ của từ này ở tiếng La tinh là illusio (in-và ludus, có nghĩa là lừa gạt, sai lạc của giác quan.
Từ màyà/huyễn/huàn trong tiếng Phạn/Sanskrit, căn ngữ “mà”= đo lường, giới hạn, tạo h́nh, có nghĩa là ảo tưởng, mưu mẹo lừa dối, bề ngoài. Trong Ấn giáo, màyà là một nguyên lư phổ quát bắt nguồn từ Advaita Vedanta, làm cơ sở cho vật chất và tinh thần. Màyà là một lực của Brahman (coi phi thực như thực), do đó kết hợp vĩnh viễn với brahman (ví như hơi nhiệt kết hợp với lửa). Ishvara là vị thần kết hợp của brahman và màyà duy tŕ và làm tan ră vũ trụ (chỉ nguyên nhân vô thuỷ đem lại ảo tưởng của thế giới). Theo Advaita Vedanta, màyà là nguyên lư bất xác mang lại biểu hiện ảo tưởng của vũ trụ, con người chỉ nh́n thấy đa diện của vũ trụ hơn là nh́n thấy thực tại. Màyà có hai bộ diện: avidyà/vô tri thức và vidyà/tri thức. Vô tri thức đưa con người xa rời Đại ngă, bi giam hăm trong vật chất dẫn tới mê si. Tri thức dẫn tới Đại ngă, biểu lộ trong những đức hạnh tinh thần. Nguyên lư ảo tưởng là khái niệm then chốt của trường phái bất nhị này, giải thích tại sao thực tại nhất thể xuất hiện như phức thể. Nó cũng là quyền năng đem lại sai lầm và chỉ có ư nghĩa trên mức độ thường nghiệm, tương đối. Màyà có sáu mặt: vô thủy/anàdi; tận cùng ở chân tri thức/jñàna-nivartya; che khuất/àvarana và dự kiến/viksepa; bất định/anirvacańya; có bản tính hiện hữu tích cực/bhàvarùpa; ở trong cá thể/j́va hoặc đại ngă/Brahman.
Trong Phật giáo, màyà để chỉ thế giới hiện tượng của bộ diện và h́nh tướng, biến đổi không ngừng, tạm bợ, ảo tưởng mà tâm không giác ngộ coi như duy nhất là thực. Khái niệm màyà đối lập với khái niệm tuyệt đối cơ bản, bất biến được biểu thị qua Pháp thân/dharmakàya, đồng nghĩa với Chân như, tức quy luật vận chuyển trong vũ trụ [xem: Pháp thân]. Nhận thức mọi pháp như thể màyà đồng nghĩa với kinh nghiệm Giác ngộ/bodhi. Thiền học quan niệm thực ra ảo ảnh không phải là nh́n thế giới hiện tượng như là thực, ảo tưởng chú trọng vào việc coi thế giới hiện tượng như bất biến và duy nhất là thực, nên đă có cái nh́n sai lạc đâu là chủ yếu. Cái tương đối và tuyệt đối về cơ bản là một và đồng nhất, mê và ngộ chỉ là một. Phái Thiên thai quan niệm ba chân lư: không, giả và trung. Những ảo ảnh của tư tưởng và dục, gọi là kiến tư hoặc là một trong ba phạm trù ảo ảnh, gồm những ảo ảnh của tư duy làm sai lạc tri gíac chân lư, của dục vọng là những xu hướng thấp kém do ngũ quan tiếp cận với khách thể tạo ra, như tham lam và sân si.
Trong tư tưởng Trung quốc, huyễn/ảo tưởng là một trong những phạm trù du nhập vảo từ Phật giáo trong phạm vi hiện tượng và thực như hữu, vô, hư, huyễn, không, thực. Một vài phạm trù đă có trong Đạo giáo.
Từ illusion/ilusión được sử dụng nhiều trong những nghiên cứu triết học tây phương về tri giác. Vấn đề đặt ra là liệu tri giác có thể cho ta nhận thức trực tiếp và đúng về thế giới? Chính những ảo tưởng dẫn đến tranh biện tri giác không thể được tin cậy là một nguồn nhận thức ngoại giới, mà chỉ đề ra nhận thức ttrực tiếp về ngoại diện hay cảm giác.
Ảo tưởng do lư giải sai lạc một tri giác, mang tính cách không tư hoá giải đưọc khi có ư thức. Tính kiên định xác lập khác biệt giữa ảo tưởng và sai lầm: một phán đoán sai lạc có thể sửa, song người ta không thể ngăn chặn được vặn vẹo của giác quan hay tinh thần.
Ảo tưởng diễn ra dưới nhưng h́nh thức khác nhau: một, những ảo tưởng đúng nghĩa do nhận thức bị lừa trong khi nhận diện đối tượng được tri giác (những ảo tưởng thị giác chẳng hạn, như những đường bằng nhau xem có vẻ không bằng nhau; những ảo ảnh trên màn h́nh điện ảnh minh họa rơ ảo tưởng này, như chuyển động do những h́nh ảnh khác nhau ở trạng thái tĩnh, màn ảnh phẳng xem như ba chiều kích v.v..); hai, tính tương đối của những tri giác (cái đĩa tṛn từ một góc nh́n xem như h́nh ellip; cùng một gịng nước có vẻ lạnh với người này, nhưng ấm đối với người khác, những ảo tượng v́ cận thị, hay khiếm khuyết một giác quan gây ra); ba là ảo giác (những ảo giác thuần túy do say rượu, bệnh thần kinh, ảo giác của người cụt chân vẫn cảm thấy như đang có cái chân đă mất).
Những triết gia thuộc phái hoài nghi như Sextus Empiricus quan niệm chúng ta chỉ có những phán đoán ngoại diện, do cảm giác biến đổi không ngừng và mọi vật hiện ra với chúng ta luôn luôn sai biệt. Do đó con người phải bằng ḷng với những phán đoán ngoại diện về tự nhiên cũng như cư xử của con người.
Kant quan niệm ảo tưởng là sự kiện của tri năng bị giác tính dẫn đắt. Không như phái hoài nghi nghĩ, con người có thể điều khiển tinh thần sao cho có thể nhận thức sự vật xác thực ngay trong một thế giới mà tất cả chỉ là ảo tưởng. Tuy nhiên , người ta có thể điều chỉnh trí năng, mà không thể thực hiện với giác tính, v́ một tri giác ảo tuân theo những quy luật tất yếu và đủ mà con người không thể thay đổi. Mặt khác, như Kant chỉ ra trong Luận lư là khát vọng phán đoán và quyết định ngay cả khi do tính cách hạn chế, chúng ta không có quyền năng phán đoán hay quyết định, là nguyên nhân ảo tưởng nơi chúng ta.
Nietzsche quan niệm ảo tưởng có thể chứng thực, đó là nghệ thuật, tức ảo tưởng con người chế ra là nguồn kích động lớn cho cuộc đời, nếu không có nó, sự tàn nhẫn và phi lư của tự nhiên không thể chịu nổi.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2009