ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

20 (tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

Arnheim, Rudolf: sinh năm 1904 tại Berlin, thân phụ có một xưởng nhỏ chế tạo dương cầm, song ông không theo đuổi doanh nghiệp mà ghi danh theo học tại Đại học Berlin từ 1923, ngành triết học và tâm lư học, với những môn phụ là âm nhạc và lich sử nghệ thuật. Ở đây ông đă thụ giáo với những nhà tâm lư học h́nh thuyết/Gestalt như Max Wertheimer, Wolfgang Kohler và Kurt Lewin. Ông tốt nghiệp năm 1928 với luận án nghiên cứu về biểu hiện nơi khuôn mặt con người và chữ viết tay. Ông trở thành biên tập viên về điện ảnh và văn hóa cho tạp chí Die Weltbühne. Tác phẩm đầu tiên của ông nhan đề Film als Kunst/Điện ảnh như một nghệ thuật xuất bản năm 1932, trong đó ông khảo về những đường lối khác nhau của ảnh tượng của nghệ thuật thứ bẩy khác với tiếp chạm văn chương về thực tại. Ngay khi Hitler lên nắm chính quyền, v́ Arnheim là người Do thái, nên sách không được phép bán. Năm 1933 ông bỏ Đức qua Ư, cư ngụ sáu năm và tiếp tục viết về điện ảnh, đóng góp vào Bách khoa từ điển và lư luận điện ảnh cho hội Quốc liên (tiền thân của Liên hiệp quốc). Ở Rome, ông viết tác phẩm thứ hai Radio: The Art of Sound/Truyền thanh: Nghệ thuật của âm thanh năm 1936. Mặc dù ông coi nước Ư như quê hương, ông bắt buộc phải di cư sang Anh năm 1939 khi Mussolini bắt tay với Quốc xă, làm việc cho đài BBC với vai tṛ người thông dịch tiếng Đức/Anh. Vào mùa thu 1940 ông dời sang Hoa kỳ, với sự giúp đỡ của Max Wertheimer để vào phân khoa tâm lư tại New School for Social Research. Ông nhận được học bổng của Rockefeller Foundation nhờ đó làm trợ viên cho Office of Radio Research ở Đại học Columbia. Ông cũng nhận được học bổng của Guggenheim Fellowship để nghiên cứu tâm lư học tri giác trong quan hệ với những nghệ thuật thị giác. Ông được tuyển dạy tâm lư học ở Sarah Lawrence College của Yonkers, tiểu bang New York từ 1943 trong suốt 26 năm. Có thể nói ông là một trong số ít người di dân may mắn ngay từ khi đặt chân lên nước Mỹ trong thời chiến đó.

 

Mười năm sau, ông nhận được học bổng thứ hai của Rockefeller Fellowship để dành thời giờ nghỉ viết ra tác phẩm quan trọng Art and Visual Perception: A Psychology of the Creative Eye/Nghệ thuật và Tri giácthị giác: Tâm lư học về con mắt sáng tạo năm 1954. Ông nhận được học bổng của Fullbright Fellowship để nghiên cứu tại Nhật một năm vào 1959. Ông được nhận làm giáo sư Tâm lư học nghệ thuật ở Đại học Harvard vào năm 1969, về hưu năm 1974, cư ngụ ở Ann Arbor tiểu bang Michigan cho đến khi mất vào năm 2007, thọ 103 tuổi.

 

Từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm sau cùng, lănh vực nghiên cứu chuyên biệt của Arnheim vẫn là nghệ thuật: điện ảnh, hội họa, kiến trúc v.v..Ông thường được coi như một nhà tâm lư học, khởi từ tâm h́nh thuyết, song thực sự ông là một triết gia, khai phá lănh vực tri giác thị giác, mối quan hệ giữa thị giác và tri thức, giữa ảo tượng và tư duy. Đối tượng nghiên cứu là tư tưởng thị giác trong khuôn khổ cấu trúc của triết học phương Tây lưỡng phân giữa chủ nghĩa duy lư nơi Platon và chủ nghĩa kinh nghiệm nơi Aristote. Trong Nghệ thuật và tri giác thị giác, Arnheim xác định thị giác thực sự hiểu thấu thực tại một cách sáng tạo: mọi tri giác cũng là tư duy, mọi lư luận cũng là trực giác, mọi quan sát cũng là sáng tạo/all perceiving is also thinking, all reasoning is also intuition, all observation is also invention.

 

Arnheim quan niệm quá tŕnh  sáng tạo không phải lấy cảm hứng từ trên cao, nhưng ngay trong đời sống khi phát biểu: ngay lối nh́n xứng đáng dẫn đến sáng tạo ra nghệ thuật lớn lao biểu lộ như một thành quả của hoạt động khiêm cung và thông thường hơn của đôi mắt trong đời sống hàng ngày. Như Aristote đă chỉ ra là sự vật thực đối với chúng ta qua bản tính thực và lâu dài, không phải qua những đặc tính thay đổi của nó; tính phổ quát trực tiếp được tri giác trong bản chất của sự vật. Cho nên Arnheim khẳng định: tri giác là trí năng; mọi tư duy tự cơ bản được tri giác trong tự nhiên; lối lưỡng phân cổ xưa giữa nh́n và nghĩ, giữa tri giácvà lư luận là sai lạc. Tư  tưởng chủ nghiệm này thực sự đă khởi từ Locke khi nhận thức thế giới bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm giác, khách quan. Arnheim cũng nhận xét đối tượng nhậy cảm nhất trong thế giới là con mắt.

 

Ông ở trong hàng ngũ những nhà tư tưởng chủ trương một triết học về tri giác. Ông cũng là người bênh vực cho tâm h́nh thuyết. Trong tiểu luận The Split and the Structure/Chia rẽ và cấu trúc in trong tập san Michigan Quarterly Review mùa Xuân 1992, Arnheim đề cập đến vấn đề lư luận là mối quan tâm chính của những phát triển khoa học của tâm lư học h́nh thuyết về sự căng thẳng do mối bất ḥa gây nên trong chính trị, xă hội giữa những phần tử khác nhau, sự thoả hiệp có thể dẫn đến một tổng thể thống nhất hơn, song cũng có thể sinh ra bùng nổ. Dĩ nhiên giải pháp ước muốn và hấp dẫn hơn là làm sao những nhu cầu của mọi phần tử thích hợp với toàn thể. Những nhu cầu ấy xuất hiện như những căng thẳng được hướng dẫn, như những vếc-tơ trong một hệ thống lực, mà nỗ lực cơ bản nhất trong trường vật lư cũng như tâm lư chuyển động về một cấu trúc tuân thủ điều kiện cơ bản, đến một cân bằng tối hảo trong đó mọi vếc-tơ giữ cân bằng lẫn nhau để đạt tới một t́nh thế ổn định toàn diện. Vận động này can dự vào một xu thế đạt tới cấu trúc lư tưởng ở tŕnh độ đơn giản nhất ḥa hợp với nó. Một h́nh thuyết tốt minh thị là t́nh trạng lư tưởng như vậy. Trong tiểu luận From Chaos to Wholeness/từ Hỗn mang đến Toàn diện in trong Journal of Aesthetics and Art Criticism năm 1996, Arnheim bàn đến tinh thần hủy triệt trong văn hóa đại chúng cũng như nơi những tư tưởng của thời đại, phô bày sự dị dạng thống trị trong thế giới chúng ta, phủ nhận giá trị của trật tự và hiểu biết, chứng tỏ chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn độn vô vọng, ngộ nhận về lư thuyết tương đối coi “mọi sự là tương đối”, không có những sự kiện khách quan, (trong khi thực sự chính Einstein ưa gọi lư thuyết của ông là Invariantentheorie/lư thuyết bất biến) và Arnheim chỉ ra nỗ lực của những nhà tâm h́nh thuyết suốt đời chống lại giáo điều truyền thống (từ nhiều thế kỷ coi tính khoa học có nghĩa là xét mọi hiện tượng như tổng thể những phần của nó) khi nhận ra là con đường công chính duy nhất là giải quyết cơ chế, tổ chức, đời sống của tinh thần, cũng là với mọi nghệ thuật, vượt lên khỏi giáo điều truyền thống.

 

Những tác phẩm chính của Arnold Arnheim: Film als Kunst, 1932; Art and Visual Perception, 1954,Toward a Psychology of Art, 1966, Visual Thinking, 1969, Anschauliches Denken, 1972, The Dynamics of Architectural Form, 1977, The Power of Center, 1982, Parables of Sun Light, 1989, The Split and the Structure, 1996, Film Essays and Criticism, 1997, Die Seele in der Silberschicht, 2004.                                                                                 

 

 

Achterhuis, Hans:  sinh năm 1942 tại Hengelo, Ḥa lan; luận án của ông tŕnh năm 1967 về Albert Camus. Ông là giáo sư môn triết học hệ thống tại Đại học Twente và là một trong những nhà triết học nổi danh của xứ sở này. Nghiên cứu của ông đặc biệt nhằm vào triết học chính trị xă hội và khoa học kỹ thuật.

Những tác phẩm đă xuất bản chỉ ra một viễn tượng rộng răi trong mọi lănh vực y tế, lao động, thế giới thứ ba. Tư tưởng của ông nhằm đóng góp vào khoa triết học về sự vật và tinh thần đạo đức liên quan tới cơ khí (chẳng hạn sự vật không phải trung tính về mặt luân lư, ví dụ như  hàng rào cản ở những lối vào xe điện ngầm đ̣i hỏi chúng ta phải mua vé). Sự vật như vậy có khả năng gây áp lực đạo đức c̣n hữu hiệu hơn là áp đặt h́nh phạt hay cải tổ cách suy nghĩ của con người. Những sách xuất bản gần đây của Achterhuis nhằm vào mục tiêu của chủ nghĩa không tưởng chỉ ra không tưởng bị thay thế, song thế giới vẫn cần phải cải thiện cho tốt đẹp hơn nếu chúng ta chú trọng đến mối liên lạc tinh thần của chúng ta với công cụ, máy móc chung quanh ta.

 

Những tácphẩm chính của Achterhuis: De utopie en haar verschijningsvorm/Không tưởng và biểu hiện của nó, 1995; De erfenis van de utopie/Di sản của không tưởng, 1998; Politiek van Goede bedoelingen/Chính sách của hảo ư; Met alle geweld: Een filosofische zoektocht/Với tất cả bạo động;một nghiên cứu triết học, 2008.

 

 

Alyngton, Robert:   là một  trong những nhà lư luận về ngữ nghĩa và luận lư học quan trọng của thế hệ sau John Wyclif vàWalter Burley. Ông theo học tại Queens College từ 1379 đến 1386, tốt nghiệp thần học năm 1393, làm khoa trưởng Đại họctừ 1393 đến 1395, làm viện trưởng tại Long Whatton, Leicestershire cho đến khi mất vào năm 1398.

 

Những công tŕnh nghiên cứu của ông như b́nh giảng Những phạm trù của Aristote, khảo về giả định những hạn từ Tractatus de suppositionibus terminorum, b́nh giảng Liber sex principiorum, khảo về những loại Tractatus generum chỉ ra nỗ lực của ông trong việc nghiên cứu hữu và những phạm trù, lư luận về bản thể trong truyền thống phát triển học thuyết Aristote. 

 

Mối quan hệ giữa h́nh thái và bản thể biểu hiện hữu thể luận của Alyngton tập trung trong việc xác định bản thể dưới nhiều góc cạnh: bản thể hiểu như điều kiện/quidditas, không thuộc vào cái nào khác, là nền tảng/fundamentum, chủ thể của thuộc tính, tổng hợp của h́nh và chất, là bản thể đệ nhất hiện hữu tự lập, song quan trọng nhất như Wyclif đă nhận ra là nguyên lư cấu thành của bản thể có khả năng làm cơ sở cho tiềm năng và hiện năng. Theo Wyclif, khu biệt giữa tiềm năng và hiện năng thể hiện trên toàn thể sáng tạo, đối với mọi vật sáng tạo tinh thần trong khi khu biệt giữa h́nh và chất chỉ thể hiện nơi những vật sáng tạo vật thể. Trái lại theo Alyngton, khu biệt giữa tiềm năng và hiện năng là một trường hợp đặc thù của khu biệt h́nh và chất, v́ ông giải thích ư nghĩa của đối lập tiềm năng-hiện năng phụ thuộc vào đối lập h́nh-chất. Lư giải của Alyngton thể hiện thuyết chất mô/hylemorphism, coi vật chất và h́nh thái như những nguyên lư trong trật tự hiện hữu cũng như chuyển biến.

 

Trong b́nh giảng những phạm trù theo truyền thống Aristote, cũng như Burley, Alyngton khẳng định việc phân chia ra những phạm trù chính là phân chia sự vật hiện hữu ở ngoài tinh thần, thứ đến là những khái niệm thuộc tinh thần; những sự vật này thực sự phân biệt, chẳng hạn bản thể hiển nhiên phân biệt với lượng, phẩm, quan hệtuy nhiên, khác với Burley, Arlington quan niệm tính loại suy/analogie phân biệt với tính đơn nghĩa/univocité là cách thế một đặc tính nào đó có chung ở một số sự vật, có nghĩa là những sự vật loại suy chung theo những mức độ khác nhau, c̣n những sự vật đơn nghĩa chung  theo theo cùng cách, cùng mức độ. Ông phân biệt bốn loại dị nghĩa/équivocité do cơ hội (xẩy ra khi có cùng tên nhưng mang ư nghĩa khác nhau), do bàn định (có những đặc tính khác nhau nhưng cùng tên, phụ thuộc vào những khái niệm khác nhau), do loại suy (chung đặc tính biểu thị bởi tên chung ở mức độ khác nhau, cách thức khác nhau), do  thông tính (chung cùng một đặc tính chủng loại, song có những đặc tính đặc thù khác nhau mang những giá trị tuyệt đối khác nhau). Hữu thể như vậy là một thành phần cơ bản cấu trúc siêu h́nh của mỗi thực tại, sở hữu tùy theo bản tính, giá trị và vị thế trong hệ thống những hữu thể được sáng tạo.

 

Alyngton quan niệm ba loại phổ quát: ante rem tức loại phổ quát lư tưởng (những ư niệm nơi thượng đế, những nguyên mẫu), in re  tức phổ quát h́nh thức (những đặc tính chung nơi cá thể, post rem  tức phổ quát hướng tính (kư hiệu tinh thần của phổ quát h́nh thức); phổ quát h́nh thức là những bản tính chung  mà mọi cá thể chung phần, chẳng hạn loài người là h́nh thái mà mọi con người là người về mặt h́nh thức. Khi mô tả cấu trúc luận lư của quan hệ giữa phổ quát và cá thể, Alyngton phải xác định một lư luận về thuộc từ, phân chia thuộc từ h́nh thức/praedicatio formalis với thuộc từ bản thể/praedicatio secundum essentiam; thuộc từ bản thể có nghĩa là đính kết xa/inhaerentia remota dựa trên sự đồng nhất riêng phần giữa bản thể với thuộc từ, có một phần cấu thành siêu h́nh song không đ̣i hỏi phải hiện diệntrực tiếp trong thực thể, trong khi hiện diện trực tiếp cần thiết trong thuộc từ h́nh thức (chẳng hạn “người là một vật” là thuộc từ h́nh thức, trong khi nhân loại đang tiến hành là ví dụ cho  đính kết xa, tức thuộc từ bản thể).

 

Alyngton cũng là người duy nhất của thời mạt Trung cổ luận về quan hệ (vốn là vấn đề Aristote chỉ nói đến rất ít trong thiên Phạm trù) khi phân biệt bốn yếu tố: chính quan hệ (ví dụ, h́nh thái của phụ hệ), thực thể của quan hệ (người cha là thực thể của phụ hệ), đối tượng quan hệ (người con là bản thể), và cơ sở quan hệ (tức là thực thể tuyệt đối nhờ đó có mối quan hệ đính kết thực thể với đối tượng) trong đó cơ sở là cấu thành chính v́ liên kết quan hệ với những bản thể, đính kết thực thể và đối tượng cũng như chuyển một số đặc tính sở hữu với quan hệ.

 

Lư luận về quan hệ của lư trí là một trong những yếu tố vững chắc cho Alyngton giản lược được những vấn đề của nhận thức vào những vấn đề của hữu thể luận, thay thế những tham chiếu của thực tại bên ngoài cho những tham chiếu thuộc hoạt động tinh thần, tiêu biểu cho xu hướng duy thực ở thời này, đồng thời xây dựng ngữ nghĩa học,  Alyngton coi luận lư học như một phân tích thực tại, dựa trên những h́nh thái cấu trúc, độc lập với nội dung cũng như những hành vi tinh thần nhờ đó khảo sát h́nh thái. Trên quan điểm này, có thể dùng cùng mẫu lư giải chẳng hạn, để xét mặt ngữ nghĩa của danh từ riêng và danh từ chung (cho nhiều cá thể) trong những vấn đề luận lư. Chẳng hạn bản thể đệ nhất/substantia prima với cá thể/individuum (khi nói Socrate và Platon là những bản thể đệ nhất, chỉ có nghĩa là mỗi bản thể là cái ǵ nó là, song mỗi bản thể ấy là một bản thể không phổ quát - từ cá thể có đặc tính chung). Vấn đề cá thể là một chủ đề quan trọng trong triết học phân tích hiện đại .

 

Người ta biết khá mơ hồ về cuộc đời Robert Alyngton, v́ thực sự nhiều thông tin chỉ mới phát hiện trong thập niên 50s ở thế kỷ XX. Tư liệu quan trọng nhất về Alyngton là khảo luận của A.D. Conti có nhan đề Linguaggio e realtà nel commento alle Categorie di Robert Alyngton/Ngôn ngữ và thực tại trong b́nh giảng Phạm trù của Robert Alyngton, xét về lư giải duy thực của Alyngton dựa trên Litteralis sentential super Praedicamenta Aristotelis in trong tập san tài liệu và nghiên cứu triết học truyền thống thời Trung cổ năm 1993.                                                                                                                                                                                   

                                

Auriol, Peter/Petrus Aureoli:  ông sinh khoảng 1280 ở vùng Cahors nước Pháp ḍng Phan xi cô, sống cùng thời William of Occam, có ảnh hưởng đối với nhiều nhà tư tưởng ở thế kỷ 14. Ông đưa ra nhiều điều phản bác Thomas Aquinas, John Duns Scotus.

 

Những trước tác đầu tiên của ông như Tractatus de paupertate et usu paupere luận về vấn đề nghèo khổ viết khoảng 1311/1312, Tractatus de principiis naturae luận về những nguyên lư tự nhiên viết khoảng vài năm sau là những sách không thuộc về thần học. Trong những năm này, ông dạy ở Bologna, ToulouseParis. Những sách viết chuyên về thần học như Tractatus de conceptione Beatae Mariae Virginis, Scriptum super primum Sententiarum viết trong những năm 1316-1318. Ông được đề bạt lên hàng tổng giám mục song mất sớm khoảng năm 1322.

 

Tuy là một tăng lữ, song trong những tác phẩm của Auriol luận về nhiều vấn đề triết học, về siêu h́nh học, nhận thức luận, triết học thiên nhiên, triết học tinh thần, đạo đức học. Khi bàn về những phạm trù của Aristote, ông nghĩ năm phạm trù bản thể, lượng, phẩm, hành động, thụ động là thực sự hiện hữu ở thế giới ngoài tinh thần, c̣n năm phạm trù kia như quan hệ, thời gian, vị thế, nơi chốn, chiếm hữu chỉ là khái niệm, phụ thuộc vào tinh thần. Những phạm trù khái niệm chỉ hiện hữu ở thể tiềm năng, không ở hiện năng trong thực tại ngoài tinh thần; như vậy tri năng khi tiếp cận với những phạm trù ở thực tại ngoài tinh thần sẽ ́nh thành khái niệm của phạm trù khái niệm tương ứng. Trong quan niệm như vậy, Auriol nghĩ là những quan hệ thực về bản tính là khái niệm, không hiện hữu trong thực tại ngoài tinh thần và như vậy phụ thuộc vào hoạt động của tinh thần.

 

Tuy chấp nhận quan niệm đơn nghĩa của hữu thể theo Scotus, Auriol phê b́nh Scotus đă coi hữu như một loại rút gọn lại qua một khu biệt bên ngoài. Theo Auriol không có ǵ ra khỏi khái niệm của hữu. Khái niệm của hữu là một khái niệm indeterminate/vô định nắm giữ mọi hữu cùng lúc và b́nh đẳng.

Tư tưởng Auriol thuộc về triết học khái niệm, quan niệm là chỉ có những cá thể, đặc thù  hiện hữu thực, bên ngoài tinh thần khi ông viết: mọi vật như chúng hiện hữu chỉ hiện hữu như thể đặc dị/omnis res, eo quod est, singulariter est.

 

Nếu chỉ có những cá thể thực sự hiện hữu ở ngoại giới, theo bản tính chúng có nhiều bộ diện thực chất hay hữu thể luận khác nhau. Auriol gọi những bộ diện này là lư vị/rationes, chẳng hạn Socrate có những lư vị như bản thể, thân thể, cảm giác và lư trí, những lư vị cùng loại t́m thấy ở những cá thể khác nhau ông gọi là đồng vị/simillimae (chẳng hạn như thân thể tính nơi Socrate cũng giống như thân thể tính nơi Platon). Lư vị trong học thuyết Auriol là đơn vị cơ bản của tri thức v́ mỗi lư vị là nền tảng của khái niệm, hướng dẫn tri năng của con người h́nh thành ra một khái niệm nào đó. Những khái niệm phổ quát đều có trong những lư vị này một cơ sở trực tiếp cho những cá thể ở ngoài tinh thần. Để bổ túc cho việc t́m hiểu những khái niệm phổ quát, Auriol c̣n đề ra một lư luận mà ông gọi là hiện hữu biểu kiến/esse apparens, nghĩa là ở mọi tŕnh độ, những quan năng tri thức của con người trong quá tŕnh nhận thức đă đặt đối tượng nhận thức vào một loại hiện hữu đặc biệt, tức là hiện hữu biểu kiến.

 

Trong quan điểm thông thường ở thời đại ông, Auriol cũng phân biệt những công cụ nhận thức chia làm hai phần, một phần thuộc về cảm giác (như năm giác quan và tri tưởng điều động, thu tập mọi dữ kiện để gửi cho tri năng) và một phần thuộc về tri thức. Những giác quan nhận thức qua việc đặt đối tượng được cảm giác vào hiện hữu biểu kiến: chẳng hạn khi ta chèo thuyền xuôi theo một ḍng sông, ta có cảm giác thấyu những cây dọc hai bên bờ di động; khi ta quơ nhanh một cái gậy trên không, ta cảm thấy những ṿng tṛn lượn trên không; cắm một cái thước nửa chừng xuống nước, cái thước như bị gẫy - những kinh nghiệm ấy dẫn đến kết luận là trong mỗi trường hợp, điều ǵ hiện ra, tức những tri giác sai lầm đó có vẻ không tương ứng trực tiếp với thực tại nhưng là kết quả của giác quan đặt đối tượng thành những hiện hữu biểu kiến. Sai lầm cảm giác được guiải thích dựa trên hoạt động cơ bản của các giác quan. Khác biệt giữa kinh nghiệm cảm giác đúng (chức năng hoạt động đúng) với kinh nghiệm cảm giác sai ở chỗ trong kinh nghiệm đúng, cách đối tượng nhận thức xuất hiện với cách đối tượng ở trong thực tại ngoài tinh thần trùng hợp với nhau. Như vậy trong kinh nghiệm cảm giác đúng, ta không thể nói giác quan đặt đối tượng thành những hiện hữu biểu kiến. Những kinh nghiệm về sai lầm cảm giác thật quan trọng v́ qua chúng mà ta có thể phân biệt vai tṛ thiết yếu của hiện hữu biểu kiến và hoạt động của các giác quan trong mọi nhận thức cảm giác. Theo Auriol giác quan thiết yếu đặt đối tượng được nhận thức thành hiện hữu biểu kiến hay hữu định ư, đó chính là một điều kiện tropng tri giác của chúng ta. Ông nói rơ là hiện hữu biểu kiến không phải là một biểu tượng của sự vật, nhưng nó chính là sự vật đặt để trong một loại hiện hữu khác - hiện hữu biểu kiến của một đối tượng được cảm giác nói đúng ra là đối tượng này được cảm giác, liên hệ với nhận thức tri thức. Auriol dựa trên nguyên lư hệ thống” để xét từ tri giác cảm xúc đến tri giác thuộc về tri thức như sau: trong hai quan năng cảm giác và tri thức, nếu như quan năng dưới làm đúng th́ quan năng trên cũng làm đúng.

 

Những ư niệm về tri năng và thực tại đánh dấu ba đặc tính học thuyết của Auriol: ông thuộc vào hàng ngũ những nhà triết học khái niệm (chủ trương phổ quát không là ǵ khác hơn những khái niệm do tinh thần h́nh thành), dựa trên nguyên lư những quan năng nhận thức về cơ bản có tính tích cực (bác bỏ quan niệm cho rằng khả năng của tâm hồn bị sự vật ngoài tinh thần tác động một cách thụ động), nh́n nhận sai lầm (khi nêu ra những thị kiến sai lạc trong những dẫn chứng nói trên chứng tỏ cả cảm giác lẫn tri thức tạo ra hiện hữu biểu kiến/esse apparens, tức là làm sự vật xuất hiện) giữ một vị thế quan trọng trong lư luận nhận thức.

Những ư tưởng về định ư, về tri giác của Auriol có thể phản ảnh trong những học thuyết như nơi Brentano, một số những nhà hiện tượng luận khác sau này. Những công tŕnh cận hiện đại triết học thời mạt trung cổ khảo cứu Peter Auriol như R. Dreiling, Der Konzeptualismus in der Universalienlehre des Petrus Aureoli, 1913; S.F. Brown, The Unity of the Concept of Being in Peter Aureoli's Scriptum and Commentarium, 1964; J.L. Halversion, Peter Aureol on Predestination. A Challenge to Late Medieval Thought, 1998; C. Schabel, Theology at Paris, 1316-1345. Peter Auriol and the Problem of Divine Foreknowledge and Future Contingents, 2000.

 

 

Ardigo, Roberto: sinh năm 1828 tại Casteldidone, thành phố Cremona vùng Lombardia nước Ư. Được giáo dục để trở thành linh mục, song vào năm 43 tuổi ông rời bỏ niềm tin, cởi áo ḍng, nghiên cứu học thuyết Comte, quan niệm tri thức con người bắt nguồn từ cảm giác, khởi động từ việc ngồi trên ghế đá trong khu vườn nhỏ của tu viện chiêm nghiệm màu đỏ trên cánh hoa hồng mà trở thành một triết gia phái thực chứng. Từ năm 1881 đến 1909 ông dạy lịch sử triết ở Đại học Padua.

 

Ardigo kể lại kinh nghiệm khám phá trên không những làm ông cảm động trước một quang cảnh mới vũ trụ mở ra trước mắt ông, mà cả một thay đổi sâu xa tạo cho tư tưởng ông biến chuyển trong cuộc đời: Lập tức nổi lên những quyết định thực tiễn: chuẩn định ư thức theo những xác tín mới, tuyên dương những xác tín này cao hơn khi từ bỏ tập quán tăng lữ. Đó là một bước sinh tử phải vượt qua: tôi phải có thể nói tàn nhẫn dày xéo lên kỷ niệm thiêng liêng về mẹ tôi, cũng như sự biết ơn của tôi đối với người thày mà tôi trân trọng (đức ông Martini)Tôi đă hoàn tất, bước qua này…Những tư tưởng đạo lư vẫn ngự trị trong tôi như trướcTôi không tiếc nuối ǵ hết. Khi ở bên kia mồ rồi, rơ ràng là khi từ bỏ kỳ vọng vào một cuộc đời sắp tới, khu trừ tư tưởng về điều đó, tôi đă định lập trong tinh thần, đầy những xao xuyến, giông băo khi xưa, sự b́nh an sâu xa nhất và tịnh khiết nhất: c̣n về đời này, tôi học được là bí mật của hạnh phúc là khinh thị những lợi lộc chỉ thủ đắc với cái giá phải trả của lương thiện và danh dự, và bằng ḷng với những ǵ đem lại cho chúng ta, trong hài ḷng của lương tâm, công việc làm hữu ích, nhưng trên hết đó là suy niệm khoa học.”

 

Có thể nói Ardigo đă bày tỏ một thế giới quan mới và một lư thuyết mới về tinh thần con người phát triển trong ḷng một xă hội, lập thành theo cách thế đối diện với đời bằng một thay đổi tương ứng. Những khoa học đạo lư, những nghệ thuật tương ứng chính trị và giáo dục không chậm trễ cũng biến chuyển theo.

Có thể nói đó là t́nh h́nh tri thức triết lư của nước Ư trong thời Ardigo, với những Herzen, Enrico Ferri, Lombroso, Angiulli, de Dominicis Những nhà tư tưởng sống không tin có Thượng đế, hay kỳ vọng vào thế giới bên kia, mà chỉ có thể t́m thấy quy luật ứng xử trong những luật lệ của tự nhiên, và hậu quả đương nhiên do nhận thức  đuợc những luật lệ này mang lại cho tư tưởng.

 

Quan niệm thực chứng của Ardigo dựa trên nguyên lư từ Comte coi chỉ có những sự kiện là thực tại và nhận thức khả hữu chỉ có thể là nhận thưf những sự kiện, khi đặt sự kiện này quan hệ với những sự kiện khác hoặc trực tiếp hoặc nhờ vào những h́nh thái như ư niệm, nguyên lư, phạm trù. Sự kiện được giải thích dựa trên những quan hệ lập thành này. Triết học là một khoa học, cũng như những khoa học khác, dùng quy nạp để nhận thức, cho nên siêu h́nh học đối với phái thực chứng là một khoa học giả tưởng. Ardigo không đặt trọng tâm nghiên cứu về mặt xă hội, lịch sử như Comte, mà theo cách của Herbert Spencer  chú ư đế mặt khoa học và tự nhiên. Cũng như Spencer dùng quan hệ đồng chất/dị chất, Ardigo khảo sát mối quan hệ phân minh/bất phân minh để giải thích sự h́nh thành tự nhiên của mọi thực tại biết được. Mọi h́nh thành tự nhiên trong thái dương hệ cũng như trong tinh thần con người là một quá tŕnh đi từ chỗ bất phân minh đến phân minh. Quá tŕnh này xẩy ra tất yếu và không ngừng điều ḥa trong một nhịp điệu thường hằng, nghĩa là theo một trật tự bất biến. Triết học khảo sát lănh vực bất phân minh này tạo thành nguồn chung và duy nhất cho mọi lănh vực phân minh. Khác biệt giữa Spencer và Ardigo ở chỗ cái bất phân minh này không phải là cái bất khả tri, mà là cáio chưa được biết đến rơ ràng. Tuy nhiên cái phân minh không bao giờ làm cạn hết cái bất phân minh, cho nên phân minh là hữu hạn, c̣n bất phân minh th́ vô hạn. Bất xác định này trong học thuyết của Ardigo là bất xác định đối với chúng ta, tương đối với t́nh trạng nhận thức của chúng ta, khi nó rút ra từ sự can thiẹp của vô hạn, trở thành tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là quan điểm luận lư cũng như quan điểm thực chỉ là một.

 

Trong lănh vực tâm lư, ở tác phẩm La psicologia come scienza positiva/ Tâm lư học như một khoa học thực chứng, 1870 Ardigo quan niệm cảm giác là yếu tố trung tính của bản ngă cũng như những sự vật tự nhiên, do đó chỉ khác nhau do bản tính của tổng hợp, nghĩa là những liên lạc tạo lập trong những cảm giác. Ông phân biệt sự tự tổng hợp đối với những cảm giác liên quan đến nội tạng, có tính liên tục, c̣n dị tổng hợp đối với những cảm giác với bộ phận bên ngoài, có tính bất liên tục.

 

Trong lănh vực đạo đức, ở tác phẩm La morale dei positivisti/Đạo đức học của các nhà thực chứng luận, 1885 Ardigo biện minh cho những nhà tư tưởng thực chứng luận là không phải họ không chủ trương luân lư đạo đức như người ta thường cáo buộc, mà trái lại  đạo đức học của thực chứng luận c̣n cao hơn và vững chắc hơn đạo đức học của những nhà duy tâm hay những nhà thần học. Ông quan niệm đạo đức học như một khoa học của hành động, sử dụng phương pháp thực nghiệm . Hành động đem lại cho con người những quyền năng cực kỳ phức tạp và gia bội, gồm một vô lượng những ư niệm và xung động, biểu tượng và t́nh cảm có đời sống riêng trong tinh thần và sản sinh ra những hành động nhất định. Cảm giác, từ chỉ chung những hiện tượng tâm linh cũng là một xung động. Nhiệm vụ xác định những quy luật của hành động trong những quan hệ với những quy luật của tư tưởng chỉ có thể thuộc về quan sát. Cái ǵ có chỉ chứa đựng bí mật của cái ǵ phải có. Con người trước hết là một hữu thể xă hội. Con người thừa hưởng được do nhu cầu của những xu hướng xă hội. Học thuyết đạo đức của Ardigo có thể gần với những triết gia khắc kỷ và Spinoza khi quan niệm con người xă hội tuân theo luật lệ, có những xung động tương ứng biểu hiện lợi ích của đồng loại cần hơn lợi ích cho riêng ḿnh và phải đặt những xung động tự kỷ vào những cứu cánh của các đoàn nhóm khác nhau, mà con người là một phần tử. Ardigo luận: Thiên nhiên có thể tạo cho lực chống vị kỷ hoạt động ngay cả chính tác nhân có bị đau khổ, hay phải chết v́ điều đó.

 

Tác phẩm của Roberto Ardigo gồm 12 quyển trong Opere, 1882-1918, kể cả hai sách dẫn trên, và tác phẩm in riêng, La scienza dell'educazione, 1983.

 

 

Anderson, John: sinh năm 1893 ở Stonehouse, Lanarkshire gốc Tô cách lan, theo học ở Hamilton Academy và Đại học Glasgow từ năm 1911, đầu tiên theo ngành toán và vật lư học sau chuyển sang triết học. Ông giảng dạy tại Cardiff, Glasgow và Edinburgh trong những năm 1918-1927 trước khi nhận làm giáo sư triết học tại Đại học Sydney, Úc từ năm 1927 tới khi về hưu năm 1958 và là một khuôn mặt đại biểu cho nền triết học Úc ở thế kỷ XX. Ông mất năm 1962.

 

Anderson tự mô tả như một nhà tư tưởng duy vật, duy thực, đa nguyên, thực chứng, tất định luận và kinh nghiệm luận. Những ư tưởng của ông dàn trải qua những tiểu luận in trên Australian Journal of Philosophy và những bài giảng tại Đại học Sydney, nơi ông xây dựng một trường phái triết học bản địa của nước Uùc. Những tiểu luận trên tạp chí đă được tập hợp in thành tác phẩm Studies in Empirical Philosophy, 1962. Aûnh hưởng tư tưởng triết học chính trị, mỹ học, luật học của Anderson rơ rệt nơi những nhà triết học J.L. Mackie, P.H. Partridge, T.A. Rose, A.R. Walker, A.J. Baker, J.B. Thornton, G.F. McIntosh, D.M. Armstrong, J.A. Passmore.

 

Tuy mang những nhăn hiệu triết học trên, Anderson bác bỏ quan niệm của phái kinh nghiệm luận về việc coi kinh nghiệm của con người là những ấn tượng”, hay “dữ kiện cảm giác”, và theo ông kinh nghiệm luận chủ trương loại bỏ cái nh́n cho rằng không có ǵ cao hơn hay thấp hơn những t́nh trạng phức hợp của sự vật như tiếp cận trong kinh nghiệm hàng ngày. Đứng trên vị thế duy thực, ông quan niệm cái ǵ chúng ta tri giác th́ hiện hữu độc lập với việc chúng ta tri giác nó.

 

 

Aubenque, Pierre:  sinh năm 1929 theo học trường Cao đẳng Sư phạm ENS, dạy ở Đại học Montpellier từ 1955 đến 1960, Đại học Aix-Marseille và từ 1969 giáo sư Lịch sử triết học ở Đại học Paris IV, ghế triết học Aristote tại European Graduate School/EGS ở Saas-Fee, Thụy sĩ.

 

Aubenque nổi tiếng là một nhà b́nh giảng Aristote, với tác phẩm Le problème de l'être chez Aristote, Essai sur la problématique aristotélicienne, 1962, La prudence chez Aristote, 1963, Problèmes aristotéliciens, 1983, Aristote et les choses humaines, 1998.

 

Ông chịu ảnh hưởng quan niệm về triết học cổ đại của Heidegger, cũng trong chiều hướng truyền thống lư giải Aristote từ Brentano.

 

Tư tưởng Aristote thống trị suốt ḍng triết học phương tây, ở thời trung cổ [xem: những triết gia đề cập nơi trên: Alyngton, Auriol], như Heidegger chỉ ra trong bài giảng mùa đông 1921-22 ở Freiburg, Phänomenologische Interpretation zu Aristoteles/Lư giải hiện tượng luận về Aristote:

 

a.  Aristote qua một thẩm định tích cực nhất định ở thời Trung Cổ, xây dựng trên nền tảng kinh viện, trong góc nh́n của đời sống và văn hóa Giáo hội. Cho đến giữa thế kỷ 19, triết học tân-Kant đă h́nh thành khoa triết học nhận thức luận, như một đối lập với Aristote. Kant và Aristote có chung một điểm là nh́n nhận ngoại giới hiện hữu. Aristote vào thời đại này coi như một nhà tri thức luận, đại biểu của chủ nghĩa duy thực.

 

b.  Sự chuyển biến biểu hiện nơi Scotus và Ockham cùng với thần học của Luther chống lại Kinh viện đă h́nh thành chủ nghĩa kinh viện Tin lành, nuôi dưỡng bởi những động lực của triết học Aristote cấu tạo thành đất rễ nuôi dưỡng chủ nghĩa duy tâm Đức.

 

c.  Bên cạnh hai xu hướng đối lập trên, một ḍng thứ ba là nghiên cứu về mặt bác ngữ và luận lư sử những tác phẩm của Aristote từ thế kỷ 19, với khởi điểm là nghiên cứu của Schleiermacher về sách vở của Aristote.

 

Từ nghiên cứu này, một nhánh khởi động từ Trendelenburg và Brentano có một ư nghĩa quyết định cho triết học hiện đại.

 

Pierre Aubenque đă đề ra một cái nh́n mới, độc đáo về siêu h́nh học Aristote (như nhận xét của Joseph Owens): như một khoa học không có tên, mà những nhà biên tập và b́nh luận đă gán cho cái tên mơ hồ là Siêu h́nh học, dường như dao động không ngừng giữa một thần học khó đạt và một hữu thể học không thể thoát khỏi tản mạn/la science sans nom, à laquelle éditeurs et commentateurs donneront le titre ambigu de Métaphysique, semble osciller sans fin entre une théologie inaccesible et une ontologie incapable de s'arracher à la dispersion.

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2009