ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

19 (tiếp theo)

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

Abellio, Raymond: tên thật là Georges Soulès sinh năm 1907 trong một gia đ́nh nghèo ở Toulouse, Pháp và mất năm 1986 ở Nice. Ông vào trường Bách khoa kỹ thuật/Ecole polytechnique rồi trường Cầu-Đường/Ponts-et-Chaussées và tích cực tham gia vào nhiều phong trào và nhóm xă hội cực hữu. Trong Thế chiến thứ Hai, sau một thời gian bị bắt, ông tham gia Phong trào cách mạng xă hội của Eugène Deloncle và Mặt trận cách mạng dân tộc của Marcel Déat là hai đảng phái cộng tác với Quốc Xă, nhưng sau ông bắt được liên lạc với Kháng chiến  và lập được tổ chức bí mật kháng chiến vào năm 1943  chống lại lực lượng chiếm đóng. Sau Giải phóng, ông bị kết án mười năm khổ sai v́ tội cộng tác với Quốc xă, và được thả năm 1952 nhờ chứng cớ tham gia kháng chiến. Từ bỏ chính trị , ông dành thời giờ cho suy tưởng và viết dưới bút hiệu Raymond Abellio, từ tiểu thuyết đến biên khảo. Ông gặp được người thày tinh thần Pierre de Combas và đi sâu vào nghiên cứu viễn tượng siêu h́nh , khoa học số đánh dấu bằng những tác phẩm như Vers un nouveau prophétisme: essai sur le rôle politique du sacré et la situation de Lucifer dans le monde moderne/Luận về một chủ nghĩa tiên tri mới: vai tṛ chính trị của thiêng liêng và vị thế của Lucifer trong thế giới hiện đại, 1950, La Bible, document chiffré: essai sur la restitution des clefs de la science numérale secrète (2 vol.)/Kinh thánh, tài liệu đánh số: luận về tái tạo những bí quyết của khoa học số bí mật (2 q.), 1950, La structure absolue, essai de phénoménologie génétique/Cấu trúc tuyệt đối, khảo luận hiện tượng học khởi sinh, 1965.   

 

Cấu trúc tuyệt đối là sách Abellio viết ra vào thời chủ nghĩa cấu trúc đang sôi nổi trong thập niên đầu 60s, cho nên ông đặt vấn nạn: Phương pháp luận cấu trúc liệu đă có hệ thống đầy đủ để điều khiển cao trào đang lên, hội tụ [trong hiện trạng của phức hợp, chuyên biệt hóa và chuyển động của những khoa học gọi là nhân văn, cấu trúc như bắc một nhịp cầu ngang giữa những bộ môn, báo hiệu khắp nơi những giảm trừ, xác định, bất biến, tin tưởng có những khả năng cắm sào chung, những lối thông qua bắt buộc, định h́nh]. Trật tự khởi sinh này liệu có cho phép nghĩ là hiện hữu?  Khi nhận xét việc cấu trúc hóa vẫn c̣n nằm trong giai đoạn ḍ dẫm, ngay những khái niệm về quy luật lịch sử và chu kỳ lịch sử, đồng đại và lịch đại đối lập nhau về mặt biện chứng, khoa nhân văn trong quá khứ giao động giữa một miêu tả khách quan những sự kiện và một cấu thành/tái tạo thời gian của Husserl chỉ ra một mẫu h́nh tốt nhất chứng tỏ những cấu trúc trở nên tiêu tán. Cho nên Abellio phê phán định ư thực dụng của chủ nghĩa cấu trúc, v́ mọi cấu trúc hóa sẽ tha hóa v́ cắt đứt liên hệ với phổ quát. Với tham vọng của một chủ nghĩa cấu trúc phổ quát, phải có phương pháp khác tuyệt đối toàn diện để có thể đặt để ngay chính khái niệm cấu trúc tuyệt đối. Khởi điểm định vị triết học của ông là ra khỏi một thứ triết học khái niệm để trở về với một triết học ư thức. Đó là lư do tại sao tiểu đề tác phẩm của ông xác định là một  hiện tượng luận phát sinh, mặc dầu nhiều nhà hiện tượng luận không thừa nhận ông trong hàng ngũ [chẳng hạn sách viết về phong trào hiện tượng luận lần xuất bản thứ ba (1980) của Herbert Spiegelberg không nói đến ông trong phong trào hiện tượng luận ở Pháp]. Abellio nói đến tầm quan trọng của cái ông gọi là cách mạng của Husserl khi đưa thế giới lại vào trong ư thức, quan niệm của Husserl về ư thức siêu nghiệm chỉ ra một yêu cầu thuần lư cơ bản. Ư niệm về cấu trúc tuyệt đối chỉ có thể nổi lên qua một ư thức siêu nghiệm. Cho nên chính Husserl xác định hiện tượng luận của ông phát triển đầy đủ là một hữu thể luận đích thực phổ quát. Tác phẩm Cấu trúc tuyệt đối của Abellio bắt đầu bằng khái niệm phụ thuộc lẫn nhau phổ quát được coi như  tiền đề khởi điểm hàm ngụ liên chủ thể của một Chúng ta siêu nghiệm, hay đúng hơn một Ngă hiểu theo nghĩa triết học Phệ đà/Veda, nghĩa là hiện diện phổ quát của một ư thức tuyệt đối - hợp lưu của hai ḍng hiện tượng luận và truyền thống thần bí. Ông muốn chỉ ra thần trí/gnose về mặt hiện tượng luận trong quan hệ với một nhận thức, trong một phương pháp luận mới, mang cả tính cấu trúc lẫn siêu nghiệm. Đề cương của tác phẩm gồm ba phần: 1/ Lục cầu phổ quát/Sphère sénaire universelle (theo quy luật cấu trúc hóa phát biểu “trong một trường đă cho, giai đoạn đầu tiên của cấu trúc hóa nhằm nhận ra bốn cực phân bố thành hai cặp đối lập, làm chuyển động biện chứng qua hai ṿng quay theo chiều đảo nghịch” - quy luật này được khai triển trong suốt tác phẩm để chứng tỏ tính phổ quát của nó;  cấu trúc bộ lục/sénaire chỉ ra một toàn bộ sáu cực liên kết về mặt biện chứng cấu thành cấu trúc tuyệt đối bất động và bất biến hiện diện ở mọi tŕnh độ và mọi trật tự biểu hiện); 2/ những cơ sở hữu thể luận nhằm khai phá cấu trúc của hữu thể và hiện thể (tính phổ quát của cấu trúc bộ lục-thất/sénaire-septénaire trong trật tự hoạt động hiện sinh - bereschith bara Elohim eth ha-schamaïm v'eth ha-aretz/ khởi đầu Elohim sáng tạo bản thể của trời đất, trong nguyên lư/bereschith tạo ra bộ lục/baraschith, nhằm chỉ từ khởi thủy, bộ lục tạo h́nh thống nhất cơ sở của mọi kỳ gian, trong kinh thánh, sáng tạo trong sáu ngày và nghỉ ở ngày thứ bảy, số bảy và số mười ba (6+7) đánh dấu khai mở tột cùng của bộ lục và thập nhị ), cấu trúc ứng xử nhằm chỉ ra ba phương thức cơ bản của ứng xử (gunas trong triết học Aán phân loại như tamas/quán tính, rajas/năng lực, sattwa/điều ḥa, tương ứng với ba thể h́nh trong tâm lư học Sheldon là nội h́nh/endomorphes, trung h́nh/mésomorphes, ngoại h́nh/ectomorphes), tính nhị nguyên của cấu trúc phát triển theo chiều ngang/tiến hóa theo chiều dọc, và tam thế cơ bản kể trên xác định tổ chức và chức năng cũng là bội nhị của siêu việt về mặt cấu trúc thời gian (siêu việt thứ nhất phân chia bề rộng quá khứ với cường độ hiện tại, siêu việt thứ hai phân chia bề rộng hiện tại với cường độ tương lai), chính là cấu trúc bộ lục. Song hành giữa cá thể phát sinh/chủng loại phát sinh, Aâm/Dương, Đông/Tây chỉ có thể lĩnh hội theo tam thế, của lịch sử cá nhân, lịch sử tập thể và lịch sử nội tại v́ cả ba lịch sử này chỉ cùng là một lịch sử, vén mở ư nghĩa của lịch sử (trong mục khái niệm về chu kỳ lịch sử, Abellio viết: mọi hiện hữu là một tŕnh độ của quyền năng sử hóa vũ trụ, và Thượng đế tận cùng như thể hiện hữu toàn diện là quyền năng sử hóa tuyệt đối, nghĩa là thủ tiêu lịch sử); 3/ những cơ sở của thần học và nhân học nhằm chỉ ra thần tính hay Bất định/Indéterminé, như thể Hữu tuyệt đối (đă được quan niệm trong Aán giáo như Brahman tối thượng, Tem trong Ai cập giáo, Ain-Soph trong Do thái giáo, Ungrund nơi Jacob Boehme) không phải chỉ là ẩn ngữ hữu thể luận nhưng là thực tại sống động ở mỗi thời khoảng trong hiện tại của hiện hữu (như hiện hữu trong hành vi chiêm ngưỡng/trầm tư mặc tưởng, kết quả của một bước bội nhị, giải quyết mâu thuẫn do bản chất của Bất định, vừa chấp nhận khoảng cách vừa thủ tiêu khoảng cách, nghĩa là hành động duy nhất của biến h́nh chính khoảng cách này). Có thể nói Bất định là toàn hảo, bao hàm toàn diện và cũng loại trừ toàn diện - như Advaita/bất nhị trong triết Aán, ???????? trong tư tưởng Dionysios Areopagita/Pseudo-Denys/Denis l'Aréopagite, bản thể một, bất phân và vô hạn trong triết học Spinoza. Trong quan niệm như vậy, thần tính hoà hợp nơi con người (toàn diện) như thể Tôi siêu nghiệm (linh hồn con người là ảnh tượng thần tính), mọi định nghĩa về thần tính hay linh hồn con người dẫn đến chỗ định đặt cái không hiện hữu như một kinh nghiệm tột cùng, vụt qua và vô sở bất tại. Cái Tuyệt đối, theo Abellio, cũng như linh hồn là tiếng gọi của một khoảng không không đáp ứng/l'appel d'un vide sans appels.

 

Ngoài những tiểu thuyết, tác phẩm chính của Raymond Abellio là: Vers un nouveau prophétisme, 1950; La Bible, document chiffré, 1950; Asomption de l'Europe, 1954; La Structure Absolue, 1965;Manifeste de la nouvelle gnose, 1989; Fondements d 'éthiques, 1950-1977, x.b. 1994.

 

 

Anscombe, Gertrude Elizabeth Margaret: sinh năm 1919, theo học tại Oxford và nghiên cứu ở Oxford và Cambridge trước khi giảng dạy tại Somerville College, Cambridge từ năm 1970, kết hôn với Peter Geach, cũng chuyên khảo Wittgenstein, bà mất năm 2001. Trong ḍng truyền thống triết học phân tích Anh, Anscombe nghiên cứu những lănh vực triết học tinh thần, ngôn ngữ, luận lư, hành động. Tác phẩm đầu tiên xuất bản năm 1957  Intention/Định ư phân tích ba cách thế định ư trong hành động nơi con người là hành động định ư, hướng ư trong khi hành động  và biểu hiện định ư cho tương lai. Hành động định ư nhằm trả lời cho câu hỏi “tại sao?”,  tác nhân có thể trả lời câu hỏi tại sao khi đưa ra lư do hay mục đích cho hành động của ḿnh, có ư hướng trong khi hành động và mô tả định ư này chứng tỏ hành động của ḿnh được định hướng theo mô tả này, không phải mô tả khác: Hành vi định ư ở đây được xác định không phải trong những thuật ngữ trong quá tŕnh tâm lư học đi trước, nhưng trong thuật ngữ thuộc loại câu hỏi áp dụng (chẳng hạn, khi hỏi một tác nhân tại sao lái xe tám mươi dặm một giờ mà người ấy trả lời thành thật là không biết đă làm như vậy, có nghĩa là không định ư lái tám mươi dặm một giờ, song nếu khi hỏi tại sao lái hơn ba mươi dặm, người ấy phải có khả năng cho một lư do; như vậy một hành vi có định ư theo một mô tả như vậy, kể cả không định ư theo một mô tả khác); Anscombe cũng giải thích yêu cầu về lư do tại sao không áp dụng cho một hành động không cố ư, tức loại hành động chúng ta biết không có quan sát, nhưng nguyên nhân của nó chỉ có thể biết do quan sát (chẳng hạn ngay khi nhắm mắt lại, người ta biết cẳng chân bật lên khi y sĩ gơ vào đầu gối, nhưng chỉ do quan sát, người ta mới phát hiện tại sao đầu gối có phản ứng như vậy); trong khi hỏi một người lư do “tại sao?” mà họ trả lời dựa vào quá khứ, như vậy y đưa ra lư do hay nguyên nhân? (chẳng hạn hỏi “tại sao anh giết người này?” mà y trả lời “v́ tôi cảm thấy điều ǵ đó trong óc” hay “v́ tôi cảm thấy tôi phải giết người” theo Anscombe y nói “nguyên nhân tinh thần” hành động của y - diễn biến tạo ra hành động của y; song nếu y nói “tôi hành động để trả thù v́ hắn giết cha tôi” th́ y đưa ra một lư do, sự khác biệt ở chỗ trong trường hợp này hành động của y là một đáp ứng cho điều y coi là một hành vi tổn thương và là một toan tính trả đũa sự thương tổn này). Để minh giải lư luận về định ư, Anscombe quan niệm nhận thức về ư định của chúng ta thuộc về nhận thức thực tiễn (nhận thức được điều ǵ chúng ta làm là một nhận thức thực tiễn).

 

Lư luận định ư của Anscombe có ảnh hưởng đến Domald Davidson [Xem: Donald Davidson, Essays on Action and Events,1980], trong tiểu luận Actions, Reasons, and Causes, 1963  Davidson quan niệm trong ba cách thế định ư của Anscombe (acting with an intention, acting intentionally và intending to act) cách thế đầu là cơ bản nhất. Trong thời gian nghiên cứu ở Oxford vào năm 1956, bà phản đối quyết định của Đại học Oxford trao bằng danh dự cho Tổng thống Harry Truman, người mà bà kết tội là đă dùng bom nguyên tử sát hại thường dân Nhật vô tội ở hai đảo Hiroshima và Nagasaki; luận cứ này được minh diễn trong tác phẩm Intention, 1957 nói trên, trong đó bà chỉ ra trong khi hành động một việc/vẫy một bàn tay là có định ư hành động một điều khác/dẫn đến cái chết của nhiều người.

 

Một biến cố quan trọng trong hành trạng tư tưởng Anscombe là tham dự vào lớp giảng của Wittgenstein ở Cambridge vào những năm 1942-1945 đă khai mở con đường triết lư cho bà: trong suốt ḍng lịch sử triết học phương tây từ Parmenides đến Wittgenstein, những nhà tư tưởng cổ đại đă có một cái nh́n thông suốt thâu tóm trong câu của Wittgenstein: Was man nicht denken kann, das kann man nicht denken/ cái ǵ người ta không thể nghĩ, người ta không thể nghĩ được nó, có nghĩa là một ư nghĩ bất khả hữu  là một ư nghĩ không thể khả hữu/an impossible thought is an impossible thought (Anscombe) nên người xưa chỉ cần lập luận một ư nghĩ bất khả hữu v́ sự vật bất khả hữu. Tác phẩm của Wittgenstein khai sáng cho bà chính là Tractatus Logico-Philosophicus, như bà chỉ ra so với những nhà triết học trước ông, như Descartes, Hume, hay Brentano cũng không nhận ra như ông là mệnh đề chỉ ra sự vật ra sao nếu mệnh đề ấy đúng thực, và nói ra làm sao là sự vật (dầu xác quyết hay không) [X: Der Satz zeigt seinen Sinn. Der Satz zeigt, wie es sich verhält, wenn er wahr ist, Tractatus, 4.023], ngôn ngữ của ông bám sát vào thực tại bởi những tên đơn giản, có nghĩa những sự vật đơn giản. Anscombe đă viết hẳn một tập sách Dẫn nhập vào tác phẩm Tractatus của Wittgenstein, 1959, trong đó bà phát hiện những điều người khác không thể ngờ, như Schopenhauer mới chính là tiền bối của Wittgenstein, không phải Hume như những nhà thực chứng thường nghĩ (Wittgenstein có ấn tượng sâu sắc về lư luận “thế giới như thể ư niệm” của Schopenhauer), cũng như tầm quan trọng của Frege trong tư tưởng Wittgenstein.

 

Anscombe được Wittgenstein chỉ định cùng với G.H. von Wright và Rush Rhees làm những người thừa hành tác quyển cho ông, nên sau khi ông mất vào năm 1951, bà phụ trách xuất bản, dịch nhiều bản thảo và ghi chú của ông: Tác phẩm quan trọng nhất là Philosophische Untersuchungen/Nghiên cứu triết học, 1953, Bemerkungen über die Grundlagen der Mathematik/Những nhận xét về cơ sở toán học, 1956, Notizbüchern/Sổ ghi 1914-1946, 1961, Zettel/Ghi, 1967, Über Gewißheit/Về Xác thực, 1969,Bemerkungen über die Farben/Nhận xét màu sắc, 1978, Bemerkungen über die Philosophie der Psychologie/Những nhận xét về Triết học của Khoa Tâm lư học, 1980 (một số những ghi chú đă in trong Nghiên cứu triết học (1953)Ghi (1967).

 

Những tác phẩm chính của G.E.M. Anscombe: Intention, 1957, An Introduction to Wittgenstein's Tractatus, 1959, The Collected Philosophical Papers of G.E.M. Anscombe: From Parmenides to Wittgenstein (Vol.1), Metaphysics and the Philosophy of Mind (vol.2), Ethics, Religion and Politics (vol.3), 1981, Human Life, Action and Ethics (vol.4), 2005, Three Philosophers: Aristotle, Aquinas, Frege, 1961, Causality and Determination, 1971, Times, Beginnings and Causes, 1975, Ethic and the Philosophy of Mind, 2005.

 

 

Axelos, Kostas: người Hy lạp, sinh năm 1924 theo học bậc trung học ở những trường của Pháp và Đức ở Athens và kinh tế cũng như luật tại trường Luật. Khi thế chiến thứ Hai bùng nổ, đất nước bị liên minh trục Đức-Ư chiếm đóng, ông tham gia kháng chiến, và sau đó trong cuộc nội chiến, ông hành nghề kư giả, tham gia đảng Cộng sản trong 1941-1945, bị trục xuất khỏi Đảng, bị chính quyền cánh hữu lên án tử h́nh, ông bị bắt và đào thoát sang Pháp cuối năm 1945. Ông theo học triết ở Đại học Sorbonne. Từ 1950 đến 1957, ông làm việc trong Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia CRNS và Ecole Pratique des Hautes Etudes. Từ 1962-1973, ông dạy triết ở Sorbonne. Ông c̣n chủ biên tạp chí Arguments (1956-1962) và tủ sách Arguments cho nhà xuất bản Minuit.

 

Luận án của ông nhan đề Marx, penseur de la technique: De l'aliénation de l'homme à la conquête du monde/Marx, nhà tư tưởng kỹ thuật: từ tha hoá con người đến chinh phục thế giới xuất bản năm 1961 nhằm vào hai mục tiêu kỹ thuật và tha hóa, về bề mặt có vẻ tương phản, đối với chính người mác-xít. Axelos muốn chỉ ra khoa học kỹ thuật là một then chốt trong hệ thống tư tưởng của Marx trong mối quan hệ con người với thế giới tự nhiên v́ chính Marx quan niệm đời sống con người trước hết là những nhu cầu vật chất như ăn uống, mặc, chỗ ở và những thứ khác mà hành vi đầu tiên mang tính lịch sử con người là sản xuất ra những phương tiện thỏa măn những nhu cầu này, sản xuất ra chính đời sống vật chất. Tuy về mặt tự nhiên cũng như về mặt nhân loại, hoạt động khoa học kỹ thuật là nguồn lực để biến đổi thiên nhiên thành đối tượng cho con người, thành hoạt động của con người để làm chủ thế giới, đối với Marx, cả hai hiệu quả ấy đến nay vẫn được sản sinh ra trong điều kiện tha hóa, nghĩa là thực hiện ngược với phát triển công chính của con người. Vấn đề tha hóa như Axelos tŕnh bày trong luận án theo ba đường lối: một là mô tả tha hóa về mặt kinh tế, xă hội, chính trị, hiện thực và theo ư thức hệ, nghĩa là mọi sự làm cho con người xa lạ với chính ḿnh và thế giới, hai là viễn tượng siêu vượt tha hóa theo ư nghĩa hoàn tất về mặt tự nhiên, nhân chủ và xă hội, như Marx nghĩ con người có thể hoàn toàn ḥa hợp với tự nhiên cũng như với xă hội con người, ba là dự án chinh phục thế giới của con người và cho con người.

 

Khi nhận thức như vậy, Axelos có tham vọng đưa ra một đề cương như ông viết trong    Vers la pensée planétaire/Luận về tư tưởng hành tinh: Trong những lănh vực kinh tế chính trị - của những bộ phận sâu sắc nhất của đời sống con người, của nghệ thuật, thi ca, và triết học - ẩn giấu những vấn đề khao khát không có những giải đáp thỏa măn. Có lẽ đó là nhiệm vụ của chúng ta, ở ngưỡng điểm bước vào một lịch sử bắt đầu toàn cầu hóa, phải duy tŕ một thái độ trầm lặng đối diện với những yêu cầu của kỹ thuật và thực tiễn cũng như học hỏi làm sao tiếp tục yêu cầu những vấn nạn gay cấn vẫn mở ngỏ. Đề cương ấy chia làm ba phần: triển khai sự phiêu lạc/le déploiement de l'errance (bộ ba tác phẩm Héraclite et la philosophie: La première saisie de l'être en devenir de la totalité/Héraclite và triết học:nhận thức đầu tiên về hữu thể chuyển biến trong tổng thể, 1962; Marx, penseur de la technique: De l'aliénation de l'homme à la conquête du monde, 1961; Vers la pensée planétaire: Le devenir-pensée du monde et le devenir-monde de la pensée/Luận về tư tưởng hành tinh: Chuyển biến-tư tưởng của thế giới và chuyển biến-thế giới của tư tưởng, 1964); triển khai cuộc chơi/le déploiement du jeu (bộ ba tác phẩm Contribution à la logique/ Đóng góp vào luận lư học, 1977; Le jeu du monde/Cuộc chơi thế giới, 1969; Pour une éthique problématique/Viết cho một khoa đạo đức vấn tính, 1972); triển khai một cuộc chinh phục/le déploiement d'une enquête (bộ ba tác phẩm Arguments d'une recherche/Những lư chứng của một nghiên cứu, 1969; Horizons du monde/Những chân trời, 1974; Problème de l'enjeu/Những vấn đề đặt cược, 1979).

 

Đề cương của Axelos đă được ông hoàn tất trong chín tác phẩm theo một trật tự biện chứng (thể hiện rơ trong hai triết gia ông chọn là Héraclite và Marx), một định vị hiện đại (tiêu điểm là khoa học kỹ thuật phát triển ở thế kỷ XX, chưa từng thấy trong ḍng lịch sử nhân loại), nhập cuộc với những triết gia đương đại (như ảnh hưởng của Heidegger trong quan niệm phiêu lạc/die Irre, đối diện với những vấn đề kỹ thuật như J. Ellul, L. Mumford, H. Marcuse, viễn tượng cuộc chơi thế giới như E. Fink (1905-1975), J. Huizinga).

 

Mối ưu tư của Axelos được ông đặt thành vấn nạn: Ở vào thời đại đặt vấn đề về cái chết của một thế giới do kỹ thuật chinh phục và thuộc hành tinh này, há chúng ta không cần đến một khoa học kỹ thuật bắt đầu nghĩ tất cả những ǵ kỹ thuật nắm bắt và ngay chính kỹ thuật sao?/En pleine époque de la mise à mort d'un monde par la technique conquérante et planétaire, n'aurions-nous pas besoin d'une technologie qui commencerait à penser tout ce dont la technique se saisit, et la technique elle-même? 

 

Trong Systématique ouverte, 1984 Axelos đă thâu tóm hành trạng ngôn từ/tư tưởng của ông như một hệ thống cách mở ngỏ, như chính ông xác định (tư tưởng mở ra tương lai nhằm xây thành không phải hệ thống nhưng hệ thống cách mở ngỏ/la pensée qui s'ouvre au futur tente de se constituer non pas en système mais en systématique ouverte) của phiêu lạc và cuộc chơi của thế giới - của thời gian- và xông vào cuộc cược.

 

Những tác phẩm chính của Kostas Axelos ngoài những bộ dẫn trên: Essais philosophiques (tiếng hy lạp), 1952, Einführung in ein künftiges Denken, 1966, Entretiens, 1973, Metamorphoses, 1996, Notices “autobiographiques”, 1997, Ce questionnement, 2001, Réponses énigmatiques: Failles, Percée, 2005, Ce qui advient, 2009.

 

 

Atlan, Henri: cũng như  một số triết gia Pháp khác như Albert Camus, Althusser, Derrida, Atlan sinh ở Blida (ngày nay là El-Boulaida), Algérie năm 1931, tốt nghiệp y khoa và sinh vật lư học ở Đại học Paris. Ông từng sang Đại học Berkeley, Hoa kỳ để nghiên cứu về tuổi già và biến dịch. Ông quan tâm đến việc ứng dụng khoa điều khiên học/cybernétiquevà lư thuyết thông tin vào cơ thể sinh động, do ảnh hưởng của Heinz von Foerster, người gốc Do thái ở Vienne di cư. Atlan làm việc tại Viện Weizmann ở Jerusalem dưới quyền của nhà sin vật lư học Katchalsky. Quay về Paris năm 1972, Atlan dạy sinh vật lư học, hợp tác với Francisco trong việc phát triển khoa học tri năng ở Pháp. Ông tham gia câu lạc bộ tư tưởng, thường gọi là “groupe des dix/nhóm mười người” trong viễn tượng phát triển khoa học liên ngành (sinh học, xă hội học, kinh tế học, tri thức học, hệ thống học, phân tâm học, triết học, chính trị học) , nơi quy tụ những tên tuổi như Michel Serres, Edgar Morin, Jean-Pierre Dupuy… Atlan quan niệm  đối thoại có thể khả hữu, chẳng hạn giữa truyền thống do thái và phản tư khoa học: chính qua những tỷ giảo và khu biệt mà đối thoại có thể hấp dẫn, hơn là những đồng dạng và loại suy.

 

Những tác phẩm chính của Atlan: L'organisation biologique et la théorie de l'information, 1972; Entre le cristal et la fumée, 1979, Les étincelles de hasard: T.1 Connaissance spermatique, T.2,  Athéisme de l'écriture, 1999-2003.

 

 

Adler, Alfred: sinh năm 1870 tại Vienna, mất năm 1937 v́ chứng đột quị tim ở Aberdeen khi trên đường thuyết tŕnh, cha mẹ là người Hung gốc Do thái. Adler tốt nghiệp y khoa năm 1895, hành nghề tổng quát trước khi quay qua tâm bệnh học. Ông tham gia phong trào phân tâm học của Freud vào năm 1902, trở thành một nhân vật sáng giá trong nhóm chung quanh Freud. Ông được coi như người có thể kế thừa ngôi vị Chủ tịch Hội Phân tâm học Vienna và là đồng chủ biên tạp chí phân tâm học Zentralblatt für Psychoanalyse. Tác phẩm xuất bản đầu tiên của ông là Studie über die Minderwertigkeit von Organen/Nghiên cứu về vi tiện của cơ thể, 1907 được coi là một đóng góp cho khoa y học lâm sàng. Adler  khai phá những khuyết điểm thể tạng của cấu trúc và chức năng cùng sự bù trừ bệnh lư sinh lư và c̣n được mô tả là những biến đổi bù trừ về mặt tâm linh trong xu thế và cách thế của đời sống. Bù trừ quá độ không những sinh sản ra những “thiên tài” mà cũng sinh sản ra những đáp ứng cuồng trí, hoang tưởng. Những nghiên cứu tiếp theo trong năm 1908 tŕnh bày sự phát triển có tính nhân quả tất định phụ thuộc vào thiên tư thể tạng, vận động sinh vật bẩm sinh và áp lực của môi trường. Hai khái niệm về xu thế gây hấn/Aggressionstrieb và nhu cầu t́nh cảm/Zärtlichkeitsbedürfnis theo Adler có tính bẩm sinh tuy bị nhóm Freud bác bỏ, song lại tái xuất hiện trong lư thuyết phân tâm học sau này. Ngay từ năm 1911, Adler đă ra khỏi phong trào phân tâm học của Freud, mấy năm trước một nhà tâm lư học tên tuổi khác của phong trào là C.G. Jung. Những khác biệt với Freud của những người ly khai phong trào tựu chung ở vài điểm chung căn bản là loại bỏ lư luận nhục dục/libido của Freud (Jung coi libido như một tâm lực biểu hiện trong mọi xu hướng, t́nh dục hay không t́nh dục, Adler xác định libido chỉ dành để gọi những xu hướng thuộc đời sống t́nh dục), coi vô thức chỉ như một hiện tượng ngoại vi, đặt nặng những ảnh hưởng của môi trường.

 

Từ tác phẩm Über den nervưsen Charakter/Về tính loạn chức năng thần kinh xuất bản năm 1912 đến những tác phẩm Praxis und Theorie der Individualpsychologie/Thực hành và lư thuyết khoa tâm lư học cá nhân xuất bản năm 1920 thu tập nhiều bài viết từ những năm 1910 như Über männliche Einstellung bei weiblichen Neurotikern/Về thái độ nam tính trong chứng loạn chức năng thần kinh của phái nữ, Aus den individualpsychologischen Ergebnissen bezüglich Schlafstưrungen/những kết quả tâm lư học cá nhân về chứng nhiễu loạn trong giấc ngủ (1913), Individualpsychologische Behandlung der Neurosen/Điều trị tâm lư học cá nhân chứng loạn chức năng thần kinh (1913), Die IndividualPsychologie, ihre Voraussetzungen und Ergebnisse/ Tâm lư học cá nhân, đảm nhiệm và kết quả (1914) v.v.., Menschenkenntnis/nhận thức con người, 1927,The Science of Living/Khoa học sống, 1929, Der Sinn des Lebens/Ư nghĩa đời sống, 1933 đă kiện toàn khoa tâm lư học cá nhân như chính Adler mệnh danh, một triết học tâm lư với những phát hiện cơ bản: những cảm tính về vi tiện và bất an do hoàn cảnh con người xác định, mặc cảm tự ty/Minderwertigkeitsgefühl (Minderwertigkeitskomplex), nỗ lực phấn đấu mưu t́m quyền lực để bù vào những cảm tính tự ti, khái niệm về mục tiêu giả tưởng và lợi ích xă hội.

 

Mặc cảm tự ti mang dấu ấn trong hệ thống tâm lư cá nhân Adler có ư nghĩa đa dạng, tuy nhiên áp dụng cho cả người b́nh thường lẫn người bệnh loạn thần kinh. Ông khẳng định: Mọi người loạn thần kinh đều có mặc cảm tự ti, tuy nhiên ông cũng xác định mặc cảm tự ti không phải là một chứng bệnh, nó chỉ kích thích  để con người phấn đấu và phát triển trở nên lành mạnh, b́nh thường. Những cảm tính tự ti có thể được xác định bởi những yếu tố di truyền, cơ hữu và hoàn cảnh. Động lực cơ bản là phấn đấu cho mục tiêu giả tưởng là vươn lên chỗ tự tôn/Überheblichkeit cho nên cảm tính tự ti gắn liền với cảm tính tự tôn, việc hội nhập thành công cho đời sống tùy thuộc vào mức độ lợi ích xă hội hiện diện trong nỗ lực đạt tới mục tiêu. Việc xác lập nhân cách trong học thuyết Adler liên hệ đến cấu trúc tâm linh gần với tâm lư học Dilthey, tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp với Adler là xu hướng giả tưởng của triết học Vaihinger (1852-1933) [Xem: Vaihinger, Die Philosophie des Als Ob, 1911] như chính ông xác nhận t́m thấy trong tác phẩm đó những tư tưởng thân quen với ông từ chứng loạn thần kinh  coi như giá trị cho tư tưởng khoa học nói chung. Khái niệm giả tưởng của Vaihinger là những ư niệm không có đối trọng trong thực tại có chức năng giúp cho chúng ta đối đầu với thực tế tốt hơn là có thể làm cách khác (chẳng hạn “mọi người sinh ra đều b́nh đẳng” là một ví dụ về giả tưởng). Adler viết trong Über den nervösen Charakter: mục đích sau cùng nổi lên cho mọi người, dầu ư thức hay trong vô thức song ư nghĩa của nó th́ không bao giờ hiểu được. Từ đánh giá cá nhân thường tạo ra một cách thế cảm tính tự ti có một mục tiêu giả tưởng. Trong tác phẩm này cũng như trong The Science of Living, Adler xác định giả tưởng dẫn đạo, mục tiêu giả tưởng là một công cụ để con người, từ đứa trẻ thơ đến người trưởng thành t́m cách giải thoát mặc cảm tự ti, dẫn khởi bù trừ.

 

Học thuyết của Adler trong phong trào phân tâm học có ảnh hưởng với nhóm trường phái Chicago, Franz Alexander, Karen Horney, Erich Fromm, mối quan hệ về môi trường đối với nhân cách, những hệ quả trong tâm lư học xă hội.

 

Alfred Adler đă dựng tạp chí Zeitschrift für Individualpsychologie năm 1914 (với Carl Furtmüller, Charlot Strasser biên tập). Nhiều nhóm Individual Psychology thành lập ở Munich (1919) với Leonhard Seif, ở Berlin (1924) với Fritz Künkel, Manès Sperber, ở Dresden (1924) với Otto và Alice Rühle và Hugo Freund là những chi bộ của Hiệp hội Quốc tế Tâm lư học cá nhân/International Society of Individual Psychology hiện hành. Tạp chí Quốc tế về Tâm lư học cá nhân xuất bản 1947-1951 với Alexandra Adler, Ferdinand Birnbaum. Trung tâm  đă chuyển từ Âu châu qua Mỹ. Bản thân Adler từ 1926 đến khi mất hàng năm sang Hoa kỳ dạy ở Đại học Columbia và Long Island Medical College; ông cũng thành lập tạp chí International Journal of Individual Psychology (1935-1938). Rudolf Dreikurs (1987-1972) di cư từ Vienna sang Chicago năm 1940 xuất bản The Individual Psychology News, sau trở thành tập san Individual Psychology Bulletin và từ 1952 trở thành tiếng nói chính thức The American Journal of Individual Psychology của Hiệp hội Tâm lư học Adler ở Hoa kỳ/the American Society of Adlerian Psychology. Tạp chí đổi tên The Journal of Individual Psychology khởi từ Heinz L. Ansbacher để phổ biến rộng hơn ở ngoài Hoa kỳ. Những tạp chí tương tự xuất bản ở Pháp từ 1962, ở Ư từ 1973, ở Đức từ 1976, The Individual Psychology News Letter ở Luân đôn từ 1950 trở thành tiếng nói chính thức của  International Association of Individual Psychology (IAIP). Cho đến năm 2005, IAIP đă tổ chức 23 hội nghị quốc tế quy tụ tham dự viên từ nhiều quốc gia với những đề tài và trao đổi liên quan đến đời sống, như nhiệm vụ ,đóng góp và giải pháp  của khoa học sống, như mục tiêu Adler đề ra.

 

 

 

Adler, Alfred: cùng tên với nhà tâm lư học khai sáng khoa Tâm lư cá nhân, sinh năm 1934, làm việc ở Ecole pratique des hautes études, ngành Khoa tôn giáo, chuyên biệt về những dân tộc ở Tchad.

 

Những tác phẩm đă xuất bản: Le pouvoir et l'interdit/Quyền lực và cấm đoán, 2000, La mort est le masque du roi/Chết là mặt nạ vua, 2006; Roi sorcier, mère sorcière/Vua mo, mẹ phù thủy, 2008.

 

 

Adler, Max: nhà xă hội học Mác-xít sinh năm 1873 ở Vienna coi chủ nghĩa Mác như một h́nh thái có hiệu năng nhất của khoa học nhân quả thay cho xă hội học. Ông phối hợp phương pháp tư duy của Kant với lư luận của Marx để lập thành một lư luận nhận thức phê phán. Ông là đại biểu của chủ nghĩa Mác nước Aùo. Từ năm 1919 ông giảng dạy tại câu lạc bộ Schưnbrunner. Ông mất năm 1937. Những tác phẩm của ông như: Kausalität und Teleologie im Streite um die Wissenschaft/Nhân quả và cứu cánh luậntrong tranh biện chung quanh khoa học, 1904; Marx als Denker/Marx như một nhà tư tưởng, 1908; Das Soziologische in Kants Erkenntniskritik/Xă hội tính trong phê phán nhận thức của Kant, 1925.                 

 

 

Ajdukiewicz, Kazimierz: nhà luận lư và ngữ nghĩa học Ba lan sinh năm 1890 ở Tarnopol, Galicia và mất ở Warsaw năm 1963. Ông theo học triết, vật lư, toán học ở Đại học Lwów. Những người thày ở đây về triết học như K. Twardowski, Jan Łukasiewicz, toán học như W. Sierpinski và vật lư học như M. Smoluchowski. Sau khi tốt nghiệp với luận án triết luận về thuyết tiên nghiệm không gian trong triết học Kant, luận án đa khoa với nhan đề Z metodologii nauk dedukcyjnych/Bàn về phương pháp luận của những khoa học diễn dịch,  ông dạy triết vào năm 1925 tại đại học Warsaw đế năm 1928, chuyển về Đại học Lwów cho đến 1939. Trong thời thế chiến Hai, ông được chỉ định dạy vật lư tại Viện Y khoa Nga ở Lwów. Khi Lwów bị sáp nhập vào Liên Xô, ông sang sống ở Ba lan và được chỉ định ghế Phương pháp luận Khoa học tại Đại học Pozna?., làm Viện trưởng Đại học này những năm 1948-1952. Năm 1955 ông về lại Warsaw giữ ghế Luận lư và về hưu năm 1961.Ông là một trong lănh tụ của trường phái Vác-sa-va về triết học và luận lư học. Sáng lập và chủ bút tạp chí Studia Logica. Trong nhiệm kỳ 1960-1962 ông là Phó Chủ tịch Phân bộ Luận lư, Phương pháp luận và triết học khoa học của l'Union International de l'Histoire et Philosophie des Sciences/Hiệp hội Quốc tế Lịch sử và Triết học khoa học.

 

Ajdukiewicz đi vào triết học do việc đọc Berkeley, khám phá trong những thiên khảo luận triết của Berkeley những điều thích thú từ vấn nạn “sự vật thực sự ra sao?”. Ông quan tâm đến những vấn đề triết học truyền thống, nhất là sự đối nghịch giữa chủ nghĩa duy tâm và duy thực, giữa chủ nghĩa tiên nghiệm và thường nghiệm. Cho nên những quan điểm của ông thay đổi liên tục, như trường hợp Russell, từ chỗ duy tâm qua duy thực, từ tiên nghiệm qua thường nghiệm.

 

Ajdukiewicz là đại biểu chính thức của phong trào triết học phân tích ở Ba lan. Ông chủ trương khai phá triết học qua những nghiên cứu về ngôn ngữ, áp dụng luận lư, đặc biệt là ngữ nghĩa học để định thức và giải quyết những vấn đề triết học. Quan điểm phương pháp luận của ông có liên hệ với trường phái Vienna trong những tương đồng như chống lại chủ nghĩa phản lư, yêu cầu tư tưởng và ngôn ngữ phải chính xác, áp dụng đại quy mô phương pháp và ngôn ngữ kư hiệu. Cho nên ông gọi phong trào triết học phân tích ở Ba lan là chủ nghĩa chống phản lư toán luận,  phản ảnh triết học của  Ajdukiewicz với nguyên tắc bảo vệ tính cách liên chủ thể và tri năng trong nghiên cứu triết học.

Trong Z metodologii nauk dedukcyinych dẫn trên, ông phân tích những lư thuyết diễn dịch từ quan điểm luận lư và đưa ra một định nghĩa về chứng cớ toán học theo cấu trúc h́nh thức. Ông xem xét những kư hiệu toán học như những quân cờ mà chúng ta có thể điều động theo những quy luật xác lập. Cũng như  theo phép đánh cờ, trong những lư thuyết diễn dịch định thức, ư nghĩa của những kư hiệu bao gồm hoàn toàn theo đường lối khai triển, nghĩa là trong những quy luật của chứng cớ như ông tŕnh bày trong tác phẩm O znaczeniu wyraŕeń/Về ư nghĩa của biểu thức. Trong lư luận về ư nghĩa Ajdukiewicz phân biệt ba quy luật về mặt định lư, diễn dịch và thường nghiệm: những quy luật định lư của ư nghĩa xác định ư nghĩa của những diễn ngữ hay những câu phải được chấp nhận trong mọi hoàn cảnh (chẳng hạn, phát biểu h́nh vuông là h́nh bốn cạnh); những quy luật diễn dịch xác định ư nghĩa của những đôi câu có liên hệ với nhau sao cho chấp nhận cái thứ nhất hàm ngụ tất yếu chấp nhận cái thứ hai, nếu những từ được dùng chính xác (chẳng hạn, nếu chấp nhận câu “một số động vật là loài có vú”, chúng ta không thể loại bỏ “một số loài có vú là động vật”); những quy luật thường nghiệm xác định ư nghĩa của một số câu trong những hoàn cảnh theo cách nào ở trong một hoàn cảnh đă cho, chúng ta phải dùng những diễn ngữ theo cách nào như chúng ta không vi phạm ngôn ngữ chúng ta nói (chẳng hạn, nếu một người bị kim đâm và được hỏi “có đau không?”, câu trả lời ắt phải là “có”). Những quy luật cảm xúc xác định những ư nghĩa của diễn ngữ cho phép ông tin tưởng ư nghĩa mang tính liên chủ thể. Lư luận về ư nghĩa giúp 6ng xác định sự chọn lựa chủ nghĩa duy thực nhận thức và đem lại giải pháp cho tranh biện giữa tiên nghiệm và thường nghiệm. Hành trạng tiến hóa tư tưởng Ajdukiewicz chỉ ra sự thay đổi cái nh́n từ duy tâm qua duy thực, từ tiên nghiệm qua thường nghiệm cũng như mối quan tâm từ ngữ nghĩa sang triết học khoa học đưa ông tới chỗ xét lại  triệt để trong khái niệm ngôn ngữ của ông. Những nỗ lực triết học của ông có thể xác định cách ngôn: không có giải đáp cho những vấn đề phức tạp của triết học nếu không có nhận thức về vai tṛ và những quy luật của ngôn ngữ.

 

Ajdukiewics có một thái độ phân tích trong giải đáp tự do khoa học, bao gồm tự do trong chọn lựa, trong phương pháp nghiên cứu, trong tư tưởng cũng như trong lời nói. Tự do ngôn ngữ chỉ ra nội dung phải có ư nghĩa, phải liên lạc và rơ ràng, phải hợp lư và phải có thẩm quyền; tự do tư tưởng hàm ngụ quyền tin tưởng vào những ǵ chứng thực hợp lư, không tin vào những ǵ không có lư chứng hỗ trợ; tự do nghiên cứu  không có nghĩa là loại trừ tất cả những phương pháp nghiên cứu khác; tự do lựa chọn xác định con người có tự do đối đầu với những vấn đề theo chọn lựa của ḿnh, không thể bị bắt buộc nghiên cứu những vấn đề ǵ không muốn . Những phát biểu của Ajdukiewics về tự do khoa học diễn ra trong hoàn cảnh xă hội ông sống, diễn đạt can đảm của một kẻ sĩ chống lại những áp chế có thể dẫn đến triệt hủy những tiềm năng trí thức và đưa khoa học lầm lạc vào con đường thỏa măn những yêu cầu của chế độ toàn trị.

 

Những tác phẩm chính của Ajdukiewicz: Z Metodologii  nauk dedukcyjnych, 1921,  Glówne zasady metodologii i logiki formalnej/Những nguyên tắc cơ bản của Phương pháp luận khoa học và luận lư h́nh thức, 1928; Logiczne podstawy nauczania/Cơ sở luận lư của giảng dạy, 1934; Jezyk I Poznanie/Ngôn ngữ và Kiến thức, 1960-1965 (hai tập).

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2009