ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

18 (tiếp theo)

 

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

Âu Dương Tu: sinh năm 1007 ở Miên châu (nay là Tứ Xuyên) lớn lên ở Tùy châu (nay là Hồ bắc) dưới thời nhà Tống, năm Thiên Thánh thứ 7 đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ, được bổ làm quan  lần lượt các chức như Hàn lâm học sĩ, Khu mật viện phó sứ, Binh bộ Thương thư triều Tống Thần Tông, mất năm 1072. Tuy Chu Hi (1130-1200) đả kích ông là hiểu không thấu những nguyên lư triết học Khổng để trở thành bậc đại nho, song ông là một trong số vài trăm người được thờ trong Văn miếu Khổng giáo. Đương thời, ông tán thành quan niệm cách tân của người bạn tên Phạm Trọng Yêm về đạo vua tôi là hoàng đế phải chia quyền, tôn trọng và lắng nghe quần thần, dầu không đồng ư. Đời sau vào thời Ung Chính ở thế kỷ 18, vua nhà Thanh này đă nổi giận  về quan niệm tiến bộ v́ cho là không phù hợp với đạo tôi trung. Tư tưởng và văn tài của Âu Dương Tu khá nổi tiếng, giới học giả phương Tây coi ông là người có khuynh hướng tân Nho và là một chính trị gia.

 

Đào tạo tri thức nho gia bao gồm nhiều lănh vực, theo truyền thống, như học kinh sách (tứ thư ngũ kinh), và những sách lư giải, thông diễn của người đời sau, khoa sử học mọi loại, tác phẩm về những chủ đề khác nhau (nho, y, lư, số), văn học và tạp thư. Ở triều đại Tống (960-1279), quan niệm thực dụng vẫn thống trị văn học, tuy nhiên chia ba xu hướng: đạo học gia với anh em nhà Tŕnh và Chu Hi xem văn học như phụ thuộc và đôi khi có hại cho Đạo, cổ văn gia như Aâu Dương Tu chủ trương văn học là phương thức quảng bà Đạo, kinh học gia như Vương An Thạch xem văn học là nghiên cứu kinh văn Khổng và ứng dụng những nguyên tắc vào đường lối trị quốc. Phái đạo học gia như  Tŕnh Di, Tŕnh Hạo quan niệm văn chương làm hại đạo, Chu Đôn Di nêu cao văn dĩ tái Đạo/wen yi tsai Tao, Thiệu Ung, Lưu Hiệp lấy nguyên tắc thi ngôn chí/shih yen chih  thiên về mục tiêu đạo lư xă hội. Phái cổ văn như Âu Dương Tu kế thừa tinh thần Hàn Dũ và là người lănh đạo phong trào phục hưng cổ văn, như Hàn Dũ vào thời Đường. Về mặt văn chương, Âu Dương trứ tác luận văn cũng như sử học theo cổ văn, khai triển ư niệm thi cùng dũ công/shih ch'iung yü kung, xem thơ như diễn tả những nỗi bất b́nh, thất vọng bị đè nén. Lối nh́n nhị nguyên văn thơ này phản ánh quan niệm của nhiều văn gia thời Đường. Âu Dương Tu cũng có khuynh hướng cách tân như những người tiền bối, Hồ Viện và Tôn Phục mà ông chịu ảnh hưởng. Âu Dương Tu tán thán công đức của Hồ Viện có hàng trăm môn sinh truyền bá cổ học cũng như áp dụng thực tiễn trong công vụ, bốn năm phần mười sĩ tử đại trúng tuyển thi cử là học tṛ của Hồ Viện. Âu Dương Tu cũng ca ngợi Tôn Phục là người lư giải cổ văn rơ ràng và trong sáng, như việc xếp đặt định công luận tội những nhà cầm quyền phong kiến trong Biên niên sử Xuân Thu. Chính Âu Dương Tu cũng chủ trương xóa bỏ những dự triệu mê tín và những đoạn khả nghi trong kinh điển. Ông tin tưởng vào tranh biện hữu ích qua những thời đại khi viết: “Hai ngàn năm sau khi Khổng tử mất, xuất hiện một Âu Dương Tu khẳng quyết một lư giải đặc thù. Hai ngàn năm sau nữa, ai có thể phủ nhận khả năng có thể xuất hiện một học giả khác cũng khẳng định lư giải như vậy…Khi lư giải này được số đông những học giả chia xẻ, nó sẽ thắng và bỏ qua những ǵ đa số hiện nay lầm lẫn coi như đúng. Ông cũng xác định việc nghiên cứu kinh điển phải được rèn luyện nghiêm nhặt: Tôi không tin có thể  bất kỳ học giả nào đề nghị ra một lư giải mà không xem xét những lư luận của những học giả khác đề ra trong nhiều thời đại từ cổ chí kim. Cho đến khi nào sau khi nghiên cứu tường tận  thấy những lư luận này xét ra mâu thuẫn, hay khi so với những lời thánh hiền, những lư luận này tỏ ra thật nghịch với lư trí cũng như với chính văn kinh điển, hay khi không có chọn lựa mà chỉ có thay thế chúng, chứng thực nào mà người ta có khả năng đem lại một lư giải khác, điều ǵ gây ra nhiều tranh căi hơn?..Chỉ khi nào mọi lư chứng đă cạn kiệt và một lư luận đặc thù vẫn cho thấy là không thuyết phục th́ tôi vẫn nỗ lực sửa sai lỗi lầm đó. Trọng điểm trong nghiên cứu kinh văn của ông là khái niệm , mọi điều thuần lư phải hội ba tiêu chuẩn: phải sẵn sàng hiểu được, phải có khả năng thực hành, phải phù hợp với cảm quan chung của con người. Âu Dương Tu  quan niệm ngôn ngữ kinh điển giản dị và không rắc rối, chỉ những b́nh luận làm mới , hay tạo ra những điểm không thông thường. Ông nhận thấy Kinh Thi chứa đầy những cảm quan của con người, ông nghi ngờ Chu Lễ, ông đặc biệt chú tâm đến biên niên sử Xuân Thu.  Ông cũng thuộc ít nhà học giả nên lên những ngờ vực về Kinh Dịch. Quan niệm duy lư của Âu Dương Tu tiến bộ hơn những người đương thời. Ông nhấn mạnh là ngay những nguyên tắc nào xem như thuần lư, có giá trị cũng không phải tin tưởng mù quáng. Ông chủ trương thiện không thiết yếu thắng ác, như đa số những nhà Nho khẳng quyết: Không phải trời không thích cái ǵ là thiện, có lẽ trời không luôn luôn có thể khiến con người, vốn hỗn tạp. Ư nghĩa thuần lư của nguyên lư cơ bản điều khiển quan hệ giữa trời và ngườiKhi biết nguyên lư này, người ta hiểu hơn là cảm thấy ngạc nhiên  trước may rủi, thắng bại, mà các bậc thánh hiền và thiện nhân trong lịch sử có thể hay có thể chưa gặp.

 

Âu Dương Tu quan niệm chỉ chú trọng đến những sự việc của con người, cho rằng ngay chính Khổng tử cũng không luận bàn về bản tính con người. Ông khẳng định: Những học giả thích tranh căi về bản tính của con người đă bị nhiều lư thuyết thiên lệch đề ra từ thời cổ làm lạc đường. Tranh luận cũa những học giả này chỉ sinh ra những lời nói xuông vô dụngĐạo của người quân tử không đ̣i hỏi ǵ hơn việc tu thân và khả năng cai trị tha nhân. Không thiết yếu phải xác định xem bản tính người là thiện hay là ác. Nếu bản tính con người là thiện, tu thân vẫn cần thiết, cũng như khả năng cai trị tha nhân. Nếu bản tính con ngựi là ác, những đ̣i hỏi này c̣n cấp bách hơn.

 

Ông cho Đạo là lẽ tự nhiên, chẳng hạn con người sinh ra, lớn lên rồi cũng phải chết: Nho giả học hồ thánh nhân, thánh nhân chi đạo trực dĩ giản, nhiên chi kỳ khúc nhi sướng chi, dĩ thông thiên chi lư, dĩ cửu âm dương thiên địa nhân quỷ sự vật chi biến hóa. Mối quan hệ đạo/lư này là quy luật phổ biến của mọi sự vật.

 

Âu Dương Tu cũng như Hàn Dũ là những Nho gia công kích kịch liệt ảnh hưởng của Phật giáo và Lăo giáo vốn đă thống trị xă hội từ nhiều thế kỷ. Trong công tŕnh thu tập của Âu Dương có khoảng 400  thanh từ  (viết bằng mực đỏ trên giấy xanh và đốt trong lễ cúng), một phần tư soạn trong những ngày làm việc ở triều đ́nh. Những bài từ này ca ngợi quỷ thần, như thần Ngũ Long, thần Cửu Long, thần Núi, thần Sông v.v.. Âu Dương Tu giải thích: Lụt lội, hạn hán gây tai họa, quan lại không có chọn lựa nào khác báo lên các thần. Khái niệm về chức năng của quỷ thần, Âu Dương Tu cũng như Hàn Dũ hay những nhà nho thuần lư khác coi là đặc thị của tôn giáo truyền thống Trung hoa, truyền thống chấp nhận tín ngưỡng phi lư, không có căn nguyên Khổng giáo. Tuy vậy, Âu Dương Tu cũng coi đó là cơ hội để phục vụ cho những cứu cánh thuần lư, như nhân thiên tai mà cảnh tỉnh nhà vua sửa sang chỉnh đốn việc chính trị hơn là chỉ lo tế lễ cầu đảo. Lưu Tử Kiện/James T.C. Liu trong Ou-yang Hsiu, 1967 đánh giá thuyết duy lư của Âu Dương Tu là phá đổ thánh tượng, bài bác những tín ngưỡng cổ hủ, như chính Âu Dương chứng nghiệm quan điểm của ông: mọi sự có những lư lẽ thông thường có thể hiểu được, c̣n đối với những sự vật không thể hiểu, ngay thánh nhân cũng từ khước bàn luận” cho nên ông thường hoài nghi Lăo giáo như: có ai bao giờ đến chỗ thế giới của thần tiên, sao có thể nói thần tiên thực hiện hữu? Con người từ thời cổ biết Đạo hiện hữu song không biết Đạo là ǵ , cũng không nghĩ là thần tiên đâu có hiện hữu nên lầm tưởng nghĩ là học phương pháp nào để trở nên trường sinh bất tử. Thật ra Đạo không ǵ khác hơn là lẽ tự nhiên. Sống hiển nhiên tiếp theo là chết, đó là nguyên lư tự nhiên.  Ông cũng đả kích Phật giáo là một thế lực xă hội đầy quyền lực v́ đánh động đến t́nh tự con người, xây chùa chiền nguy nga tráng lệ, nhận tặng dữ đất đai vô số, can thiệp vào quyền chính. Chính lẽ đó củng cố cho những bác thuyết triết học cơ bản của phái tân Nho chống Phật giáo. Âu Dương Tu dựa trên lư giải lịch sử, những phong tục xă hội đặc biệt là lễ nhạc điều ḥa ứng xử của con người như khi ông nghiên cứu Chu Lễ. Tuy bài bác Phật giáo về mặt lư luận, trong đời sống thực tiễn, ông giao du thân thiết với những cao tăng như Giám Duật, Bí Diễn, Duy Nghiêm,Tuệ Cần là những nhà thơ tinh thông uyên bác về ngữ văn cũng như đạo lư Khổng/Phật.  Ông có ư lôi cuốn họ trở lại đời sống thường tục, song thất bại cũng như phái tân nho duy lư thất bại trong huỷ triệt Phật giáo, chính v́ thiếu một hệ thống siêu h́nh, định danh lư như một nguyên lư phổ quát tương ứng với thực tại của vũ trụ.

 

 

Abe, Masao/A bộ Chính Hùng: sinh năm 1915, mất năm 2006 thuộc thế hệ thứ ba của trường phái Kyoto [Xem: Kyoto], thân phụ là một y sĩ, thân mẫu là một tín đồ thuần thành của giáo phái Tịnh Độ nên ông sớm đă có niềm tin nơi Phật A Di Đà. Sinh trưởng ở Osaka, Abe là người con thứ ba của sáu người con trong gia đ́nh, tốt nghiệp Luật và Kinh tế ở Đại học Osaka Municipal University. Năm 1942 ông vào Đại học Kyoto theo học khoa triết dưới sự giảng dạy của Hajime Tanabe (1885-1962), Nishitani Keiji (1900-1990) và Thiền học của Shin'ichi Hisamatsu (1889-1980). Trong những thập niên 50 và 60, ông thường xuyên trao đổi với Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966). Ông theo học thần học Ki tô ở Union Theological Seminary và Đại học Columbia nhờ học bổng của Rockefeller Foundation trong những năm 1955-57. Abe dạy triết tại Đại học Giáo dục Nara ở Nhật từ 1952 đến 1980, thỉnh giảng tại Đại học Otani, Đại học Kyoto, Hanazono Zen College và từ 1965 là giáo sư thỉnh giảng triết học Nhật bản và Phật giáo tại Đại học Columbia, Đại học Chicago, Carleton College và Đại học Princeton cũng như một số đại học khác ở Mỹ. Trong năm 1980, ông di cư từ Nhật qua Hoa kỳ làm giáo sư khoa Tôn giáo tại Claremont Graduate School (1980-83), School of Theology (1984) ở California và giáo sư môn Triết học Nhật tại Đại học Hawaii (1984-85), Heverford College (1985-87), The Divinity School of the University of Chicago (1987), The Pacific School of Religion (1988-91), the California Institute of Integral Studies (1990-91) và Purdue University (1991-93). Ông thường viết trên những tạp chí International Philosophical Quartely, Philosophy East and West, Numen, The Eastern Buddhist, Japanese Religions, tham gia những hội nghị về triết học Đông Tây.

 

Tác phẩm Zen and Western Thought, 1985 tập hợp những tiểu luận về Thiền viết bằng tiếng Anh trong tinh thần đối thoại, tỷ giảo Phật giáo và Thiên chúa giáo, như  Heinrich Dumoulin (1909-1995), Christianity meets Buddhism, Hugo Makibi Enomiya-Lassalle (1898-1990), Zen Meditation and Christian Mysticism, Fritz Buri (1907-1995), Der Buddha-Christus als der Herr des wahren Selbst hay giữa Nho giáo và Thiên chúa giáo như Julia Ching/Tần Gia Ư (sinh năm 1934), Confucianism and Christianity

                

Khi so sánh mối quan hệ giữa tư tưởng Thiền với triết học phương Tây và thần học Ki tô, Abe cũng giới thiệu trường phái Kyoto và đặc biệt là triết học Nishida Kitaro (1870-1945) với phương Tây. Khi ở Columbia, ông đă điều khiển một hội nghị chuyên đề về tác phẩm Hỏi về điều Thiện/Zen no Kenkyù của Nishida Kitaro và trường Kyoto, Ông cùng với Richard DeMartino trích dịch một phần Vấn đề văn hóa Nhật/Nihon bunka no mondai của Nishida Kitaro năm 1958 cho bộ Những nguồn gốc truyền thống Nhật/Sources of the Japanese Traditions. Đây là bản dịch đầu tiên sang tiếng Anh trứ tác của Nishida khởi sự những tác phẩm cũng như triết học Nishida và trường Kyoto từ những thập niên 70 và 80 ở thế kỷ XX. Cũng chính Abe và Christopher Ives đă dịch Hỏi về điều Thiện nói trên sang tiếng Anh.

 

Nishida Kitaro và Shin'ichi Hisamatsu là những nguồn ảnh hưởng đến định hướng tư tưởng của Abe đi vào đường Thiền như chính Abe khẳng định: biến đổi kinh nghiệm Zen thành một đáp ứng triết học. Triết học ở đây hiểu theo nghĩa hiện đại, nghĩa là trong sự gặp gỡ Đông/Tây. Cho nên trong một tiểu luận quan trọng trong việc tỷ giảo triết học Đông/Tây nhan đề Thiền và tư tưởng phương Tây  (in trong sách mang cùng tên nói ở trên xuất bản năm 1985) khi minh giải đối lập giữa sự/jilư/ri (theo Abe, dùng theo nghĩa có căn nguyên từ Phật giáo, sự để chỉ mặt hiện tượng, nhất thời, khu biệt và lư để chỉ mặt vĩnh cửu, phổ quát, lư tưởng, phi khu biệt) tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Tây phương khác nhau rất nhiều về hiểu biết cụ thể lư tưởng và phổ quát là ǵ, tương tự ngay trong tư tưởng phương Tây cũng có vô số quan điểm triết học khác nhau về lư và sự nơi Platon, Aristote, Kant cũng như trong Thiên chúa giáo. Tuy nhiên Đông và Tây cũng có những quan điểm phân chia thường nghiệm nếu lấy sự làm cơ sở, hay duy tâm nếu lấy lư làm cơ sở, song cả hai không đưa ra giải pháp căn bản nào cho vấn đề con ngưới trong đường lối một chiều. Abe nhận định trên quan điểm siêu h́nh hiểu theo nghĩa tốt nhất của từ này để xét  đến Hữu/Sein (tiếng Đức)/U (tiếng Nhật),Lư/Sollen (Đ)/Ri (N),Vô/Nichts (Đ)/Mu (N) như Aristote, Kant hay Nàgàrjuna/Long Thọ đưa vào triết học, tất cả mang tính tuyệt đối hay phi tương đối và trên nguyên tắc, vượt lên sự đối lập giữa sự và lư nói đến ở trên. Nói chung ba phạm trù cơ bản này đă thể hiện qua suốt quá tŕnh tư tưởng và hiện hữu của con người trong tư tưởng Tây phương cũng như Phật giáo. Sau khi luận những lư giải của Aristote, Kant, Long Thọ, ông bàn về thuyết mười hai nhân duyên/prat́tya-samutpàda chủ trương không có ǵ chúng ta kinh nghiệm khởi từ phụ thuộc vào sự vật nào khác, mọi hiện tượng không có chân như, Vô tỉ pháp/Abhidharma đă ư thức một thứ triết học tính Không/Sùnyatà đưa vào Phật giáo, song phái này mới chỉ có cái nh́n phân tích về tính Không.  Theo Abe, với kinh Bát nhă ba la mật đa/Prajñàpàramità-sùtra, Phật giáo Đại thừa đă vượt lên cái nh́n phân tích của phái Vô tỉ pháp, chủ trương vô hữu và không phải vô hữu, không những chỉ làm sáng tỏ hủy thể của hữu mà c̣n làm sáng tỏ vị trí của hủy thể của hủy thể, vén lộ trí huệ/prajñà. Abe cũng đối chiếu tương đồng và khác biệt giữa Hegel và Thiền ở chỗ: tuy có tính biện chứng song khái niệm tinh thần tuyệt đối của Hegel so với khái niệm Vô tuyệt đối của Thiền không hoàn toàn thoát khỏi vướng lụy một cái ǵ đó. Cho nên hủy thể của hủy thể nơi Hegel không thể hiện như tự hủy toàn diện của tự hủy toàn diện nhưng thực hiện trong khung cảnh tự phát triển của Tinh thần tuyệt đối, trong khi Thiền thể hiện trong khai mở không giới hạn. Mọi sự là không. Không tính là Thực tại, thể hiện đầy đủ bản tính biện chứng của 'hủy thể của hủy thể' - tự hủy toàn diện của tự hủy toàn diện. Cấu trúc biện chứng của tính Không có thể hiểu về mặt luận lư là không những phủ định cái nh́n duy cửu mà phủ định cả cái nh́n duy hư , nghĩa là Không cũng là Đầy và Đầy cũng là Không. Nói khác đi, những nguyên lư khẳng định và phủ định, Hữu và Vô có lực bằng nhau trong mối quan hệ lẫn nhau.Theo Abe, thuyết duy nhiệm trong Ki tô giáo, Nietzsche và Heidegger có những cái nh́n tương tự nên vẫn bị coi là phản nghịch truyền thống triết học Tây phương.

 

Ḍgen Kigen/Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) là một nguồn khác tác động đến tư tưởng Abe. Ông xem Đạo Nguyên là khuôn mặt duy nhất trong lịch sử dài của Thiền ở Trung quốc và Nhật bản kết hợp kinh nghiệm thực hành đạo với khả năng suy lư triết học vượt qua những tiền bối và thời sau, lư giải Đại thừa trong một đường lối triệt để đến cực điểm, hiểu Phật tính, hữu, thời, tử diệt, đạo lư mang một ư nghĩa triết học có tầm cộng hưởng đến những vấn đề và triết gia hiện đại. Đạo Nguyên cũng bác bỏ ư tưởng của những lănh đạo Phật giáo đương thời về ư tưởng thời đại của họ là thời mạt pháp/mapp̣, và vẫn coi đang ở thời chính pháp/sḥḅ (ba thời đại của pháp là chính pháp, tượng pháp/ẓḥ, mạt pháp/mapp̣). Khi đối chiếu Đạo Nguyên trong Sḥḅgenẓ/Chính pháp nhăn tạng về vấn đề thời gian với Heidegger, Abe muốn chỉ ra Đạo Nguyên đă quan niệm tính bất khả ly của Hữu và thời gian trong từ ngữ Uji/Hữu-Thời, quan niệm bất khả tư/das Unvordenkliche của Heidegger với phi tưởng/fushirỵ của Đạo Nguyên.

 

Masao Abe cũng nói đến một vũ trụ luận mới khi đối diện với thời đại toàn cầu, mà ông gọi là một vũ trụ luận duy nhân/personalistic cosmology, nghĩa là một vũ trụ luận tự giác, vượt ngoài vũ trụ luận khách quan và xu hướng chủ nhân/anthropocentrism, nhằm xây dựng một nền tảng tâm linh cho tương lai nhân loại.

 

William R. LaFleur nhận xét Masao Abe đưa ra nhiều lư chứng bênh vực cho chính triết học trong công tŕnh tỷ giảo về mặt nội tại và tất yếu. Heinrich Dumoulin đánh giá cao tinh thần nhập cuộc của Abe trong đối thoại với Ky tô giáo. Fritz Buri trong sách đă dẫn trên dành một phần để phân tích tác phẩm của Abe, giản dị và sáng sủa trong việc giới thiệu học thuyết Phật giáo  và vị trí của tư tưởng Tây phương, một tinh thần cởi mở trong việc đánh gía Ki tô giáo. Một tác phẩm đồ sộ Masao Abe, A Zen Life of Dialogue/Cuộc đời Thiền trong Đối thoại  do Donald W. Mitchell xuất bản năm 1998 với nhiều bài viết của những học giả như Hans Waldenfels, Valdo H. Viglielmo, Richard DeMartino, John Cobb, Thomas Kasulis, Joan Stambaugh, William Theodore de Bary nhằm cho người ta một cái nh́n về nhân cách của một trong những khuôn mặt Thiền Phật giáo thực sự vĩ đại của thế kỷ XX.

 

Những tác phẩm xuất bản bằng tiếng Anh của Masao Abe: Zen and Western Thought, 1985, A Zen Life: D.T. Suzuki Remembered, 1986, A Study of Ḍgen: His Philosophy and Religion, 1992, Buddhism and Interfaith Dialogue, 1995-97.                        

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2008