ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Từ điển triết học giản yếu
17 (tiếp theo)
bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước
Triết gia cận/hiện đại
Alembert, Jean Le Rond d': sinh năm 1717, khi chào đời bị mẹ bỏ rơi tại trước nhà ḍng Saint Jean Le Rond ở Paris nên ông mang tên này. Khi lớn ông được gửi tới Collège de Mazarin của phái Dương thân/Janséniste mang tên d'Aremberg và sau này tự ông đổi thành d'Alembert, từ đó ông mang nguyên tên Jean Le Rond d'Alembert. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa ḍng Tên và Dương thân khiến ông chán ngán hai trường phái này, cũng như những tranh biện siêu h́nh. Sau khi học luật, y khoa ông khám phá ra toán học là môn ông ưa thích. Ngay từ lúc c̣n rất trẻ, ông đă phát kiến nhiền nguyên lư toán học, Năm 1739 ông đệ tŕnh luận án về phép tính tích phân lên Viện Khoa học, Luận về động lực học viết năm 1743 làm ông nổi danh để được bước vào Viện. Ông nhận ra thực tại của chân lư khởi từ phương pháp diễn dịch của Descartes, song cũng thán phục phương pháp quy nạp theo Bacon. Từ thập niên bốn mươi này, ông đóng góp nhiều công tŕnh khoa học, nhất là trong lănh vực toán học.
Tiếp theo giai đoạn toán học là con đường triết học bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 18 cùng với sự xuất hiện của Encyclopédie/Bách khoa vào năm 1751. Thế kỷ 18 là thế kỷ Khai sáng, như chính d'Alembert gọi là thế kỷ của triết học. Ernst Cassirer ngay chương mở đầu Die Philosophie der Aufklärung/Triết học Khai sáng đă dẫn lời d'Alembert trong tiểu luận của tập Elements de Philosophie để nói về bước ngoặt quan trọng trong đời sống trí thức của ba trăm năm trở lại đây vào giữa thế kỷ (thời Phục hưng giữa thế kỷ 15; thời Cải cách giữa thế kỷ 16; tân triết học từ Descartes giữa thế kỷ 17 và Bách khoa giữa thế kỷ 18): Nếu ta xem xét kỹ lưỡng trung điểm của thế kỷ chúng ta sống, những biến cố kích động chúng ta choán đầu óc, thói quen, thành tựu và ngay cả giải trí của chúng ta, thật khó mà không thấy là ở một số mặt sự thay đổi đang kể mau chóng đến độ hứa hẹn một sự biến đổi lớn hơn sẽ xẩy ra. Chỉ có thời gian sẽ cho hay mục tiêu, bản tính và những hạn chế của cuộc cách mạng này mà những khuyết điểm và ưu điểm sẽ được hậu thế biết rơ hơn chúng ta…Thế kỷ chúng ta quả thực là thế kỷ của triết học.
Khám phá và áp dụng một phương pháp mới của triết lư, như d'Alembert nói đến, đặc thị cho tư tưởng của thế kỷ 18, cái tinh thần có hệ thống/esprit systématique phân biệt với tinh thần của hệ thống [trong Từ vựng triết học của Lalande giải thích “tinh thần có hệ thống” là một tinh thần của trật tự và luận lư đối lập với tinh thần của hệ thống/esprit de système cố chấp một ư tưởng và chỉ coi sự vật cách nào hợp với tư kiến của nó]. Luận văn tự ngôn/Discours préliminaire của d'Alembert mở đầu cho bộ Bách khoa toàn thư/Encyclopédie ou Dictionnaire raisonné des sciences, des arts, et des métiers (Từ điển lư luận những khoa học, nghệ thuật và công nghệ) mà ông và Denis Diderot (1713-1784) quy tụ một số những văn nhân (như Bách khoa giới thiệu là của Hội văn nhân/société de gens de lettres) khoảng năm, sáu chục nhà tư tưởng, thông thái và nhà văn [Xem: Bách khoa] soạn thảo. Trong Luận văn nổi tiếng này, d'Alembert khẳng định niềm tin vào sự tin cậy chứng cớ do những giác quan đem lại từ ngoại giới, kiến thức nhờ đó mà phát triển, từ những ấn tượng của cảm giác của người nguyên thủy đến những h́nh thái biểu hiện phức tạp hơn . Ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật truyền thông những cảm xúc và khái niệm rút ra từ giác quan đều mô phỏng thiên nhiên. Mọi nguyên lư khoa học xác định từ bản tính của tự nhiên, và ông nhấn mạnh mọi khoa học kết hợp với nhau không ǵ khác hơn là trí tuệ của con người. Ông cũng công bằng khi gọi thế kỷ 18 là thế kỷ của triết học mà cũng là thế kỷ của khoa học tự nhiên. Người ta nhận biết ra hệ thống thực của thế giới, cách mạng triết học tự nhiên, đem lại h́nh thức mới cho mọi lănh vực kiến thức, cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học tinh thần, như ông tŕnh bày trong Eléments de Philosophie.
Có hai ư kiến khác nhau về nhóm Bách khoa nói chung, và d'Alembert. Như Cassirer quan niệm, đại biểu khoa học cho nhóm Bách khoa không phải là Holbach hay La Mettrie mà là d'Alembert. Ông muốn đánh đổ tư kiến cho nhóm Bách khoa chủ trương duy cơ hay duy vật như thể nguyên lư tột cùng để giải thích mọi sự, mọi bí ẩn của vũ trụ. Chính d'Alembert phủ bác những thuyết này và vẫn theo phương pháp của Newton, cũng như loại bỏ mọi vấn nạn liên quan đến bản chất tuyệt đối của vạn vật cũng như nguồn gốc siêu h́nh của chúng. Cassirer nhận xét d'Alembert không nh́n sự phát triển của khoa học đơn giản chỉ là tích lũy những thông tin mới, mà như tự phát triển có phương pháp luận ư niệm tri thức khi xác định lịch sử tổng quát và được phân loại của nghệ thuật và khoa học bao gồm bốn chủ đề lớn: tri thức, tư kiến, tranh luận và sai lầm; tri thức chỉ ra cái hùng vĩ và nhỏ nhoi của con người, tư kiến cho hay cái thực và cái xác suất, tranh luận và sai lầm dạy cho con người không cả tin vào tự thân hay tha nhân để t́m ra chân lư, chính đạo. Đối với Lucien Lévy-Bruhl (1857-1939) trong History of Modern Philosophy in France) (bản dịch tiếng Anh 1899 của G. Coblence) d'Alembert phân chia ba loại tri thức từ ba quan điểm khác nhau, một là nguồn gốc và phát triển những ư niệm và khoa học từ quan điểm tâm lư, phân chia mọi tri thức thành những ư niệm trực tiếp và những ư niệm rút ra từ hồi niệm, hai là từ một trật tự luận lư, nghĩa là một trật tự bách khoa của khoa học, từ một điểm nh́n toàn diệm mọi khoa học, ba là trật tự lịch sử, như tất cả khoa học từ thời Phục hưng đều phát triển về mặt lịch sử.Trong các khoa học, d'Alembert xem toán học mang ư nghĩa cao nhất, tuy nhiên để tránh mâu thuẫn với nguyên lư mà ông chịu ảnh hưởng của Locke, nghĩa là mọi tri thức trực tiếp hay gián tiếp đều đến từ kinh nghiệm, toán học theo ông thuộc về triết học tự nhiên. Kinh nghiệm chỉ cho ta những cá thể và hiện tượng đặc thù, do phương thức trừu tượng và tổng quát hóa mà tách rời những phẩm chất chung cho mọi hiện tượng và cá thể để đạt tới những đặc tính cơ bản cuỉa mọi thể như bất quán thông, trương độ và kích thước. D'Alembert khẳng định do quá tŕnh trừu tượng mà nhà h́nh học coi đường thẳng không có bề rộng, mặt phẳng không có chiều dầy.
Ông viết: những khái niệm trừu tượng nhất mà phần đông người ta cho là không thể đạt được là những khái niệm mang lại nhiều ánh sáng nhất. Cũng chính ông cho là vũ trụ đối với những ai có thể bao quát được từ một quan điểm chỉ là một sự kiện duy nhất và một chân lư bao la.
Từ điểm nh́n như vậy nên Jean Wahl đánh giá ông cũng như những nhà Bách khoa khác là những người thực chứng. Ông cũng nhận định là nếu người ta gọi hệ thống của Condillac là hệ thống của giác quan biến đổi th́ cũng có thể gọi hệ thống của d'Alembert là hệ thống của mệnh đề biến đổi. Tất cả có thể quy vào những mệnh đề đơn giản. Ư niệm về một quyển Bách khoa là từ điển lư luận những khoa học đă giúp d'Alembert rút ra những thành quả đạo đức, xây dựng sự b́nh đẳng dựa trên sự đồng nhất h́nh thức và nhu cầu nơi con người, trên cộng đồng từ giáo dục theo phương pháp duy nhất, trên sự tất yếu của mỗi người nương tựa vào tha nhân. Tư tưởng này mang những h́nh thức mới theo Wahl ở thế kỷ XX qua Couturat, Nicod, Cavaillès, Lautmann. Jean Le Rond d'Alembert mất năm 1783.
Phần lớn những tác phẩm của d'Alembert là những nghiên cứu khoa học: Traité de dynamique/Khảo về động lực học,1743, Mémoire sur la réfraction des corps solides/Luận văn về khúc xạ của các vật rắn,1741, Théorie de l'équilibre du mouvement des fluides/Luận về cân bằng của chuyển động những chất lỏng, 1744/1751, Réflexions sur la cause générale des vents/Suy niệm về nguyên nhân chung của gió, 1746, Recherches sur les cordes vibrantes/Nghiên cứu về những giây rung,1747, Recherches sur la précession des équinoxes et sur la nutation/Nghiên cứu về phân điểm biến vị và về chương động, 1749, Recherches sur la théorie de la résistance des fluides/Nghiên cứu về thuyết đề kháng của chất lỏng, 1752, Recherches sur différents points importants du système du monde/Nghiên cứu về những yếu điểm khác nhau của hệ thống thế` giới,1754-1756, Opuscules mathématiques/Tiểu luận tóan học, 8 q. 1761-1780. Những tác phẩm triết học và văn chương: Discours préliminaire de l'Encyclopédie/Luận văn tự ngôn Bách khoa toàn thư, 1751, Mélanges de littérature et de philosophie/Tạp lục văn chương và triết học, 1753, Histoire de la destruction des Jésuites/Lịch sử hủy triệt ḍng Tên, 1765, Eùloges/Ngợi ca, 1779.
Toàn bộ tác phẩm và thư từ do Charles Henry xuất bản năm 1887: Oeuvres et correspondance inédites de d'Alembert/Tác phẩm và thư tín chưa in của d'Alembert bổ túc cho bộ Oeuvres philosophiques et littéraires 18 quyển do J.F. Bastien xuất bản năm 1805.
Arouet, François-Marie: Xem Voltaire.
Avenarius, Richard: Chủ nghĩa thực chứng Đức ở nửa sau thế kỷ XIX phát triển với Avenarius và Mach qua danh xưng chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Nhà triết học người Đức Richard Avenarius sinh năm 1843 ở Paris, tốt nghiệp ở Đại học Leipzig và làm phụ giảng từ năm 1876, sau đó ông được bổ nhiệm làm giáo sư triết tại Zurich cho đến khi mất năm 1896. Tácphẩm chính của ông Kritik der reinen Erfahrung/Phê b́nh kinh nghiệm thuần túy, 1888-1890 nhắc nhở đến tác phẩm lớn của Kant, song biểu hiện một hướng đi mới của tư tưởng trong một thuật ngữ mới và phát triển theo con đường luận lư, một ngôn ngữ tượng trưng, giống như toán học, cho lư tưởng thống nhất ngôn ngữ khoa học của tập phái Vienne sau này. Ư hướng toán học thực sự ảnh hưởng từ việc nghiên cứu Spinoza ngay từ công tŕnh đầu tiên của Avenarius nhan đề Uber die beiden ersten Phasen des Spinosischen Pantheismus/Về hai giai đoạn đầu trong phiếm thần luận của Spinoza xuất bản năm 1868.
J. Kodis trong bài viết tưởng niệm Avenarius ngay khi triết gia vừa qua đời nhận xét khi nghiên cứu Spinoza ở công tŕnh đầu tiên này, Avenarius đi t́m một nguyên lư duy nhất cho những kinh nghiệm đa tạp của chúng ta, nguyên lư này phát hiện trong những quy luật của nhận thức và triết học đối với Avenarius là một phương tiện để đạt tới vị thế trung tâm hướng về thế giới. Trong công tŕnh kế tiếp Philosophie als Denken der Welt gemäss dem Prinzip des kleinsten Kraftsmasses, Prolegomena zu einer Kritik der reinen Erfahrung/Triết học như thể Tư duy thế giới theo Nguyên lư năng lượng tối thiểu, Tổng luận về Phê b́nh kinh nghiệm thuần túy xuất bản năm 1876, Avenarius chỉ ra ba điều quan trọng: 1/ Dựa trên tâm lư học Herbart, những sự kiện trong đời sống tâm lư chứng tỏ cơ sở sinh học, trong đó những quy luật đồng hóa những nhóm biểu tượng mới vào những nhóm biểu tượng cũ, quy luật phụ thuộc của những khái niệm với nhau, do quá tŕnh sinh lực của cơ thể dựa trên sự bảo toàn trạng thái quân b́nh trong hệ thống cơ thể; 2/ Những khái niệm chung dựa trên nguyên lư sinh học như những phương tiện dẫn đến sự h́nh thành ra nhận thức của chúng ta về thế giới: những khái niệm như bản thể, vật chất xây dựng trên cơ sở sai lạc, chỉ riêng những khái niệm vận động và cảm giác đủ để giải thích mọi hiện tượng; 3/ Những hiện tượng tâm linh như một phàn của hiện tượng sống th́ phụ thuộc vào những quy luật cơ chế chung; toàn bộ đời sống tâm linh là chức năng của tự bảo toàn cơ thể.
Công tŕnh nói trên là sơ giải của tác phẩm lớn hoàn thành mười hai năm sau: Phê b́nh kinh nghiệm thuần túy. Sự chuyển hướng tư tưởng Avenarius từ chủ nghĩa duy tâm (quan niệm những điều hiểu biết của chúng ta về thế giới là những cảm giác, nghĩa là tính chủ quan của tinh thần) sang chủ nghĩa duy thực (những khám phá của khoa học và đời sống con người phát triển dựa trên niềm tin vào thực tại của thế giới khách quan). Ông quan niệm lư luận nhận thức dựa trên những phương pháp suy lư và thuần lư dẫn đến con đường sai lầm. Phê phán kinh nghiệm của Avenarius nhằm t́m ra những đặc tính của thực tại như hiện hữu, chắc chắn và phát kiến trong thao tác của quá tŕnh tương ứng về sinh lư của cơ thể (chẳng hạn giá trị thao tác của “tổ quốc” đối với cá nhân là quan niệm hiện hữu v́ đó là nơi mọi người đang sống, đă được phát kiến trên trái đất mà họ cảm thấy chắc chắn. Nhận thức chủ yếu là những phát biểu có nội dung phụ thuộc vào hệ thống C/cerebrum/trung khu thần kinh nơi con người dưới dạng kinh nghiệm. Ông phân biệt giá trị R là những kích thích nhận từ ngoại giới của đối tượng và giá trị E là những phát biểu của kinh nghiệm. Những biến đổ trong óc liên tục giao động chung quanh điểm cân bằng lư tưởng gọi là Vitalerhaltungsmaximum/bảo toàn năng lực tối đa. Avenarius phân chia hai dẫy năng lực: dẫy năng lực độc lập thuộc về sinh lư và dẫy năng lực phụ thuộc là tâm lư, về mặt thực tiễn là cộng biến/covariant của nhau. Trong quá tŕnh của dẫy năng lực phụ thuộc lại chia ra ba giai đoạn: giai đoạn biểu hiện/Schein của vấn đề như đau, sợ, ngờ, trầm cảm, giai đoạn nỗ lực giải quyết vấn đề và giai đoạn biểu hiện của giải pháp như giảm lo sợ, cảm thấy vui; tương ứng với ba giai đoạn của dẫy năng lực độc lập là biểu hiện của khu biệt năng lực, liên tục với biểu hiện năng lực tiếp cận và giảm trừ khu biệ năng lực tới độ không phù hợp với nguyên tắc kiên định/Beharrungsprinzip. Hệ thống C biến đổi theo hai lối: biến đổi theo môi trường/R hay kích thích từ ngoại giới và ba động trong biến đổi cơ thể/S. Hệ thống C thường xuyên cố gắng đạt tới lực/V bảo toàn năng lượng tối đa, trạng thái nghỉ trong đó hai quá tŕnh f(R) và f(S) đối lập lẫn nhau - nghĩa là những biến thiên của hệ thống là hàm số R và S - tiêu triệt lẫn nhau, hai biến thiên này giữ thế cân bằng f(R) + f(S) = 0, hay ∑f(R) + ∑f(S) = 0; nếu f(R) + f(S)> 0 th́ có sự nhiễu loạn cân bằng của hệ thống C, tức là khu biệt năng lượng. Hệ thống nỗ lực tiêu triệt nhiễu loạn qua phản ứng thứ cấp đối với những trệch hướng V hay đối với những ba động sinh lư trong hệ thống C gọi là những dẫy năng lượng độc lập qua ba giai đoạn: đoạn khởi đầu (biểu hiện khu biệt năng lượng), đoạn giữa và đoạn cuối (tái biểu hiện t́nh trạng sơ khởi).
Trong tác phẩm Der menschliche Weltbegriff, 1891 ông nhận định với dữ kiện cái tôi và môi trường hoàn toàn ở trên cùng cơ sở, tôi biết môi trường cũng theo cùng ư nghĩa như tôi biết tôi vậy, là những thành tố của kinh nghiệm duy nhất trong trong mọi kinh nghiệm thể hiện hai kinh nghiệm giá trị, bản ngă và môi trường về mặt nguyên tắc phối hợp và tương đẳng. Không có sự phân biệt về mặt bản thể giữa tâm/thân,chủ thể/khách thể, ư thức/hiện hữu mà chỉ có quan hệ chức năng luận lư giữa hai bên. Trong tác phẩm này, ông cũng phê phán học thuyết tri giác chủ trương lư luận khu biệt cơ bản giữa kinh nghiệm nội tại và ngoại tại, mà ông gọi là lư luận nội phóng/introjektion [gốc la tinh: intro/bên trong; iacere/phóng] làm phân hóa sự thống nhất thế giới thường nghiệm thành nội giới và ngoại giới một cách sai lạc. Ư niệm về khu biệt chủ yếu này theo ông bắt nguồn từ một loại chủ nghĩa duy vật sai lầm (quan niệm linh hồn là cái ǵ bao gồm ở ngoại giới , trong đó mọi ấn tượng chỉ có thể đến từ phóng vào thân thể) phản ảnh trong tâm lư học của thời đại. Sự phối hợp cơ bản kinh nghiệm phê phán thay thế ư niệm nội phóng, đưa ra một khái niệm tự nhiên về thế giới, lănh hội thế giới với ít năng lượng tiêu dùnh nhất.
Chủ nghiệm kinh nghiệm của Avenarius gắn với tên tuổi Ernst Mach (1838-1916) là đối tượng đả kích chính của Lenin (1870-1924) trong sách Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán/ Материалиэм и эмпириокритициэм, 1908. Mục đích của Lenin là tranh biện với Bazarov, Bogdanov, Yushkewvich, Valentinov, Chernov mà ông gọi là những nhà kinh nghiệm phê phán, những người theo Averanius và Mach. Khi dẫn sách Chủ nghĩa nhất nguyên kinh nghiệm của Bogdanov nhận xét khởi điểm của Mach là chủ nghĩa duy tâm trong khi tư tưởng Avenarius ngay từ đầu có sắc vẻ duy vật, Lenin chỉ muốn chứng tỏ Avenarius là duy tâm qua nhận xét của Cauwelaert (duy tâm nhất nguyên) hay Rudolf Willy (chủ nghĩa duy tâm tri thức), hay Oskar Ewald (trong Richard Avenarius als Begründer der Empiriokritizismus, 1905 là kết hợp duy tâm và duy thực). Tuy phần lớn sách dẫn trên của Lenin nhằm vào học thuyết của Avenarius và Mach (bốn chương trong toàn bộ sáu chương), ông muốn chỉ ra những nhà triết học Nga nói trên là ở phía duy tâm, nghĩa là phía những con đường sai lạc (v́ ngoài con đường của Marx, không có con đường nào khác [Xem: ĐPQ, Phê phán hệ tư tưởng mác-xít, 2002]. Thuyết phản ánh của Lenin cũng nằm trong phê phán thuyết nội phóng của Avenarius.
Alain: nguyên tên là Emile-Auguste Chartier, sinh tại Mortagne năm 1868 là học tṛ của J. Lagneau, theo học trường Cao đẳng năm 1889, dạy học từ năm 1892, từ năm 1909 dạy triết học ở lycée Henri IV, có những học tṛ nổi tiếng như Raymond Aron, Simone Weil, Georges Canguilhem, André Maurois, H. Massis, J. Prévost, P. Bost.
Những tác phẩm của ông thường được viết dưới dạng Propos/thoại đề chung quanh nhiều đề tài như Propos sur l'esthétique/thoại về mỹ học (1923), Propos sur le bonheur/thoại về hạnh phúc (1928), về giáo dục (1932), về chính trị (1934), về văn chương (1934), về kinh tế (1935) v.v..Những câu chuyện trước thời chiến Alain nhằm vào đa số quần chúng, về sau nhằm vào giới trí thức trẻ, khuynh tả và khi phong trào phát xít nổi lên, ông thiên về đàm thoại chính trị. Những tác phẩm khác của ông như: Système des beaux-arts, Mars ou la Guerre jugée, Elements d'une doctrine radicale, Elements de philosophie v.v..Ông mất năm 1951 tại Paris.
Raymond Aron nhận xét trong Mémoires/Hồi kư là trọng nhân cách Alain hơn là triết học của ông. Marcel Mauss gọi Alain là một nhà ngụy biện hiểu theo nghĩa người hy lạp, tương phản với nhà khoa học hay triết học, xét đoán mọi sự theo kiểu xác suất, phủ nhận thuyết tương đối Einstein và phân tâm học. Tuy nhiên nhận thức của Alain có ảnh hưởng đến Sartre khi bàn về tri giác, ảnh tượng. Jean Hyppolite trong bài viết năm 1949 (trên tạp chí Mercure de France, in lại trong Figures de la pensée philosophique) nhắc đến cả một thế hệ coi Alain như một bực thày tư tưởng, bởi nơi ông là một thức tỉnh tinh thần thường trực tiếp cận thế giới, một tư tưởng cụ thể hiểu theo nghĩa được h́nh thành, không phải cho sẵn. Hyppolite xác định nhà đạo đức nơi Alain hiểu theo nghĩa rộng là trong ư thức đối tượng mà chất thể là vật lư học, thi ca, tiểu thuyết dậy lên ư thức tự tại. Tác phẩm Entretiens au bord de la mer, 1929 của Alain với đàm thoại giữa một triết gia, một họa sĩ và một nhà vật lư viết vào lúc người ta ít nói đến chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp đă cho thấy một ư nghĩa sâu sắc về hiện sinh, hiện hữu của thế giới và hiện hữu của con người tại thế: “Con người ở tại thế giới, không phải làm sao để có một chỗ, con người ở đó, bơi trong đó”. Phản tư nơi Alain là phản tư trên hành động, và phán đoán là một hành vi. Hyppolite coi triết học của Alain là một triết học lao động/une philosophie du travail. Hiện hữu là tất yếu ngoại tại, đối tượng và chỗ dựa của lao động, như nơi Maine de Biran hay Marx. Tâm điểm tư tưởng triết học Alain ở trong lư luận ảnh tượng/imaginaire, một mặt phủ nhận hiện hữu của những ảnh h́nh tâm ly học, để dẫn ta đến nhữùng đối tượng cho ta tri giác và cảm giác, thế giới chúng ta sống trong đó và thân thể này luôn luôn hiện diện, song mặt khác khiến chúng ta phát hiện ra sau sự vắng mặt/absence và bất kiến/invisible huyền nhiệm thực trong tư tưởng của chúng ta.
Ast, Friedrich: sinh năm 1778 tại Gotha, mất năm 1841 tại München, là môn đệ của Schelling, ngay từ tác phẩm Cơ sở lịch sử triết học/Grundriß einer Geschichte der Philosophie, 1807 có ư định nhận thức sự phát triển hệ thống triết học như một liên hợp lư trí/Vernunftzusammenhang. Ảnh hưởng của Schelling thể hiện qua những tác phẩm của Ast như Handbuch der Ästhetik, 1805, Grundlinien der Philosophie, 1807. Những tác phẩm kế tiếp ghi dấu sự chuyển hướng tư tưởng của ông vào con đường ngôn ngữ học Cơ sở Bác ngữ học/Grundriß der Philologie, 1808, Những yếu tố cơ bản của Ngữ pháp, Thông diễn học và Phê b́nh luận/Grundlinien der Grammatik, Hermeneutik und Kritik,1808 xác định Ast cùng với Friedrich August Wolf là những người tiên khu của Schleiermacher xây dựng thông diễn học. Theo Ast, mục tiêu của bác ngữ học là lănh hội tinh thần cổ điển/der Antike thông qua những bản văn, từ đó định hướng dẫn tới một lư luận thông suốt/Verstehenstheorie mà cao điểm là thần luận/Geistlehre. Tinh thần là nguồn gốc, ngyên lư xây dựng và tiêu điểm của mọi đời sống. Để đạt được mục đích này cần có một kiến thức về ngữ pháp, những nguyên tắc để lănh hội cổ điển và giải thích những văn bản - lănh hội về mặt sử nội dung những công tŕnh này (nghĩa là cái ǵ thần trí h́nh thành), lănh hội về mặt ngữ pháp ngôn ngữ và văn phong của tác giả (nghĩa là thần trí h́nh thành thế nào), lănh hội về mặt tinh thần toàn bộ thần trí/Geist của mỗi cá nhân và thời đại của họ (nghĩa là vạch ra cái ǵ và ra làm sao, chủ thể và h́nh thái). Lănh hội thần trí là thống nhất cao điểm của lănh hội lịch sử và lănh hội ngữ pháp. Thần trí theo định nghĩa của Ast là thống nhất nguyên ủy của mọi hữu . Nguyên lư cơ bản của mọi lănh hội và nhận thức trong một quan hệ biện chứng giữa toàn bộ và từng phần, nghĩa là t́m trong cái riêng tinh thần của toàn bộ, và lănh hội cái riêng qua toàn bộ, cái đầu là phương pháp phân tích, cái sau là phương pháp tổng hợp của tri thức. Thông diễn học/ έρμηνευτιχή gỉa định nhận thức này trong mọi thành phần trong và ngoài, và làm cơ sở giải thích, v́ chỉ có ai hiểu toàn bộ cả nội dung và h́nh thức mới có thể giải thích công tŕnh đó, khai triển ư nghĩa của nó và miêu tả liên hợp trong cũng như ngoài với công tŕnh khác hay với cổ điển như một toàn bộ.
Wilhem Dilthey (1833-1911) trong tác phẩm viết về cuộc đời Schleiermacher (tiểu luận Hệ thống tự nhiên của những khoa học tinh thần trong thế kỷ 17/Das natürliche System der Geisteswissenschaften im 17. Jahrhundert, in trong Leben Schleiermachers, Gesammelte Schriften, Band XIV) dành một phần nói về thông diễn học của Ast: “mối quan tâm ưu tiên của Ast là xây dựng nền tảng thông diễn học, nghĩa là khả hữu của một lănh hội nói chung”, dẫn lời Ast: “nhà bác ngữ học không phải chỉ là người sành về ngôn ngữ, cũng không phải chỉ là chuyên gia cổ điển, mà là một nhà triết học, một nhà mỹ học”. Dilthey cũng chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa Ast và Schleiermacher ở chỗ, cả hai đều coi triết học thống trị các khoa học thường nghiệm, sử dụng phương pháp kiến tạo vạch con đường thông diễn học qua suy luận triết lư đến lịch sử, song đối với Schleiermacher, hữu thể là bản thể của mọi vật trong khi với Ast, là biến dịch, một đằng phát triển phân loại h́nh thái là tiền đề của thông diễn học, một đằng phát triển phân loại những giai đoạn, Ast liên hệ công tŕnh đặc thù với giai đoạn lịch sử thế giới như một tổng thể cao hơn, trong khi Schleiermacher chủ yếu liên hệ nó với cá thể và ngôn ngữ.
Tuy nhiên cả hai nhà tiền phong của thông diễn học đều nhận ra một quy luật quan trọng của thông diễn học: đó là mọi nhận thức/lănh hội bắt đầu với một linh cảm/Ahnung, với một giả thuyết linh động về toàn diện liên hợp của một công tŕnh, như thể mọi sản xuất đều bắt đầu với một quyết định phôi thai này. Quy luật ấy mở đường cho sự phát triển của khoa học phê b́nh văn học: người lư giải phải hiểu một tác giả hơn là chính ông ta, v́ trong quá tŕnh tư tưởng của một tác giả, nhà phê b́nh thiết yếu nhận thức được nhiều hơn tác giả điều tác giả không ư thức, đi sâu vào những biểu tượng vô thức, tối tăm nhất của tác giả để sáng tạo lại vùng cầu ngữ ngôn của tác giả, giải thích quá tŕnh tư tưởng của tác giả và do đó hiểu ông ta hơn chính ông ta.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2008