ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

16 (tiếp theo)

 

 

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

 

Triết gia Do thái

 

Abravanel, Don Isaac: Ông sinh năm 1437 ở Lisboa, Bồ đào nha di cư sang Toledo,  Tây ban nha và sau khi bị trục xuất đến định cư ở Ư. Viết một số công tŕnh triết lư, chịu ảnh hưởng của Moses Maimonides (1135-1204) và Don Hasdai Crescas (1340-1410). Mất năm 1508.

 

Abravanel, Judah: Ông là con của Don Isaac, c̣n có tên gọi là Judah Leon Medigo/Leone Ebreo sinh khoảng 1460/1470 định cư ở Ư sau khi bị trục xuất khỏi Tây ban nha v́ phong trào bài Do thái tại xứ này. Ông giảng dạy ở Naples và Roma. Chịu ảnh hưởng học thuyết Platon, Aristote và Plotin cũng như nhiều học giả tôn giáo. Tác phẩm chính là Dialoghi di Amore/đối thoại về t́nh yêu  luận về mỹ học, siêu h́nh học và đạo đức học. Trong những đối thoại theo kiểu Platon, ông quan niệm t́nh yêu là nguyên lư tác động vũ trụ, xuất phát từ Thượng đế tỏa rộng ra mọi loài và dội trở lại. Quan niệm này chắc hẳn phản ảnh trong khái niệm Amor Dei/t́nh yêu thượng đế của Spinoza sau này. Mất khoảng 1530/1535.

 

Al-Mukanis, David Ibn Merwan:  ở sơ kỳ của triết học Do thái, mất khoảng 937, tác phẩm c̣n truyền tụng là sách viết về hai mươi nghị luận chịu ảnh hưởng của Kalam (Kalam có nghĩa là diễn ngôn, một tư trào trong Islam nổi lên nhằm ḥa hợp một số học thuyết của Qorân với những yêu cầu của đức tin khai giác; trong Do thái giáo, Kalam phát triển dưới h́nh thức duy lư, xác định quan hệ giữa lư trí và mặc khải). 

 

 

Avicebron/Avencebrol: nguyên tên gọi là Salomon ben Jehuda Ibn Gabirol/Gebirol, triết gia Do thái đầu tiên ở Tây ban nha, sinh ở Malaga khoảng 1020 và mất vào khoảng 1050/1070, phát triển triết học từ phương đông qua vào nửa sau thế kỷ XI, là tác giả Fons vitæ/Nguồn sống (bản dịch tiếng la tinh của Dominique Gondisalvi/Gundissalinus phổ biến trong các xứ đạo Thiên chúa trong thế kỷ 13 cùng với bản dịch tiếng hy ba lai, bản gốc tiếng Ả rập Meqor Hayyim thất lạc). Tác phẩm này là một trong ba thiên luận về triết học và là thiên duy nhất tồn tại, viết dưới dạng đối thoại giữa thày tṛ. Avicebron phân chia thực tại theo ba nguyên tắc cơ bản: Bản thể đệ nhất hay Thượng đế, Ư chí là quyền năng sáng tạo của Thượng đế và mọi vật được sáng tạo dưới dạng Vật chất và H́nh thái. Nguồn sống chỉ luận về vật chất và h́nh thái, nghĩa là khoa học về những sự vật được sáng tạo, như tác giả xác định: “đây chỉ là phần thứ nhất của Minh trí, làm một cấp bậc lên phần thứ hai và thứ ba, nghĩa là cho khoa học về Ư chí và khoa học về Bản thể đệ nhất.” Lư luận về phối hợp chất mô/hylémorphique phổ quát này tiêu biểu cho xu hướng tư tưởng ở thế kỷ 13 chịu ảnh hưởng Avicébron. Khi so sánh luận thuyết chất mô này của Avicébron với học thuyết tân Platon như Plotin, Emile Bréhier chỉ ra sự khác biệt ở chỗ Avicébron không quan niệm có tương phản lớn lao giữa vật chất khả niệm với vật chất hữu h́nh; nơi Plotin có sự gián đoạn giữa Nhất thể với những thực thể Nhất thể tạo ra và những phản ảnh cấu thành thế giới khả xúc, v́ vật chất khả niệm và vật chất hữu h́nh ở hai mặt khác nhau trong khi đối với Avicébron, gián đoạn xẩy ra giữa Thượng đế sáng tạo không có tính phức thể với ư chí sáng tạo và vật sáng tạo bao gồm cả những bản thể đơn giản hay tri năng và những bản thể hữu h́nh; cả hai vật chất khả niệm và vật chất hữu h́nh ở về phía vật được sáng tạo. Cho nên trong học thuyết Avicébron, có một vật chất phổ quát ở bên trên vật chất khả niệm và vật chất hữu h́nh “hiện hữu tự tại, từ một bản chất duy nhất, là chủ thể của mọi khu biệt đem lại cho mọi vật bản chất và danh tính”. Trong vật chất hữu h́nh lại phân biệt vật chất thiên thể, vật chất phổ quát tự nhiên, vật chất đặc thù tự nhiên, vật chất nhân tạo với những h́nh thái tương ứng, h́nh thái của trời, thiên nhiên, bản chất của những vật thể tự nhiên, nghệ thuật. Avicébron xếp h́nh thái và vật chất thành hai dẫy tương ứng để hạn từ của dẫy này kết hợp với hạn từ tương ứng của dẫy kia sao cho một vật cụ thể có vị trí trong một hệ thống đi từ phổ quát đến đặc thù, hữu tri năng với hữu cụ thể, thiên nhiên với nghệ thuật. Dự tính của Avicébron là nhằm lĩnh hội được khởi sinh của tính phức thể h́nh thái cũng như vật chất khởi từ h́nh thái phổ quát và vật chất phổ quát. Tuy nhiên lư luận của ông chứa một hàm hồ cơ bản, đó là nguyên tắc khu biệt khi th́ ở phía h́nh thái, khi th́ ở phía vật chất, chẳng hạn khi giải thích dựa trên nguyên tắc khu biệt của h́nh thái th́ vật chất là một và bất xác trong mọi hữu, cái để phân biệt chúng, để chúng hiện hữu chính là h́nh thái, chẳng hạn một khối đá có thể trở thành vô số sự vật; khi giải thích dựa trên vật chất th́ h́nh thái là một, như thể ánh sáng đến từ mặt trời, v́ thế ánh sáng tùy vào việc nhận được ở các vật chất dầy mỏng mà tối đi ít hay nhiều, khu biệt của hữu phụ thuộc vào những độ tối này khi phân phối duy nhất cho vật chất th́ cần thiết ngay cả cho những h́nh thái cao nhất của hữu, v́ ở trong sáng tuyệt đối, ánh sáng không biểu hiện. Hai bộ diện này trong tư tưởng của Avicébron xem ra không thể giản lược, dường như dẫn đến một song hành giữa h́nh thái và vật chất, cho nên Avicébron quan niệm những h́nh thái khả xúc như h́nh thể, màu sắc th́ hợp lại trong bản chất của bản thể đơn giản, không giống như trong những bản thể phối hợp, cho nên nếu h́nh thái hữu h́nh sinh ra vào lúc nó gặp bản thể hữu h́nh, chính v́ nó đă ở trong bản thể cao cấp đối với vật thể. Trước khi sáng tạo, h́nh thái và vật chất hiện hữu tách rời trong khoa học Thượng đế, sáng tạo nhằm cho chúng sự hiện hữu để tác động lẫn nhau và kết hợp với nhau: Ư chí sáng tạo là cái làm cho vật chất nhận được h́nh thái, mặc dầu vật chất không nhận hiện hữu của cái mà nó nhận được h́nh thái. Cho nên khác với phái tân Platon, Avicébron đưa ra luận thuyết thiết yếu trung gian của những bản thể đơn giản giữa Thượng đế và mọi thể, theo những luận cứ loại suy, như trong tiểu vũ trụ, trí tuệ chỉ kết hợp với thân thể bởi linh hồn và sinh khí/spiritus, giữa Thượng đế và bản thể hữu h́nh cũng có những trung gian, trung gian là thiết yếu do cách ly giữa vĩnh cửu thần thánh và thời tính của vũ trụ khả xúc, giữa vô cùng của Thượng đế với những giới hạn của quỹ đạo thế giới chuyển động. Ông viết: in esse non sunt nisi haec tria: materia videlicet et forma, et essentia prima, et voluntas quae est media extremorum/thực sự không có ǵ ngoài ba sự này: ấy là vật chất và h́nh thái, và bản chất trước đó, và ư chí vốn là trung b́nh của những cực. Xem như vậy không thể lẫn lộn Ư chí với Thượng đế, tuy nhiên nguyên lư này không hoàn toàn khả niệm, mà theo Avicébrol, “điều này chỉ ra một huyền nhiệm lớn, có nghĩa là mọi hữu đều do Ư chí xử lư và phụ thuộc Ư chí, bởi v́  nhờ Ư chí mà mỗi h́nh thái của mọi hữu vẽ ra trong vật chất và in dấu ở đó ngang bằng với nhau..”

 

Học thuyết của Avicébrol  đă lôi cuốn sự đam mê chú ư của nhiều nhà tư tưởng Thiên chúa giáo v́ vẽ lên một thế giới khả niệm về mặt triết lư, dựa vào một Ư chí tối cao tương tự như ư chí của Thượng đế trong kinh Thánh. Theo Gilson, trong một thế giới quan như vậy, những hữu càng khả niệm và khả tri khi chúng càng vô thể và đơn giản, con người có một vị trí mà nhờ vào trí năng có thể đi lên tới Ư chí sáng tạo. Những h́nh thái khả xúc không làm ǵ khác hơn để hướng dẫn tư tưỏng là thức tỉnh trong tư tưởng những h́nh thái khả niệm mà nó ấp ủ và chỉ đợi kích động này để phát triển, ví như một định thức của Guillaume d'Auvergne ở thế kỷ 13 phát biểu: Những h́nh thái khả xúc đối với linh hồn  giống như quyển sách được viết ra cho người đọc.

 

 

Albalag, Isaac: sống vào nửa sau thế kỷ 13, là nhà tư tưởng làm sinh động học thuyết của Averroès, nhằm tách rời triết học với đức tin. Trong khung cảnh Islam đang dần dà sụp đổ ở giai đoạn này, những nhà tư tưởng và dịch giả Do thái t́m ra con đường mới trên mảnh đất thiên chúa giáo, phát triển một triết học mới do Maïmonide và Averroès bảo hộ. [Xem: Averroès; Maïmonide] Biến cố này có những thành quả làm phát triển triết học do thái trong thế giới la tinh khởi sự từ Juda ben Saül Ibn Tibbon, người dịch nhiều tác phẩm do thái và ả rập và người đầu tiên có ư thẩm thấu tư tưởng do thái với ả rập Shâmtob ben Joseph Ibn Falqéra (1223/1225-1291). Isaac Albalag chịu ảnh hưởng al-Ghâzâli phê phán al-Fârâbi và Avicenne trong việc lầm đường khi xa con đường triết lư Aristote đă vẽ ra, và người t́m lại chính đạo đó là Averroès.

 

Tác phẩm c̣n lại được tới ngày nay của Isaac Albalag là Sefer tiqqun ha-dé'ot/Sách kiểu chính những học thuyết triết lư mang dấu ấn Averroès trong việc loại ra những nhà thần học và định vị Luật do thái/Torah trong giai đoạn đầu của h́nh thành và hành động, nhằm vào đa số để hoàn tất giáo dục đạo lư. Ông xem thực tiễn triết học như một lực đẩy nhằm bảo toàn những điều kiện đạt tới hạnh phúc thực.

 

Albo, Joseph: Triết gia Do thái ở Tây ban nha, nhận là học tṛ của Hasdai Crescas (1340-1410), sinh khoảng 1380 ở Monreal thuộc vương quốc Aragon, tuy nhiên người ta ít biết đến cuộc đời thời trẻ của ông. Albo có lẽ là khuôn mặt triết học tên tuổi sau cùng của Do thái thời Trung cổ, ông mất khoảng 1444. Ông là một trong những nhà biện giải chính cho Do thái giáo ở Hội nghị Tortosa (tổ chức từ ngày 7 tháng Hai, năm 1413 đến 3 tháng Mười Một, năm 1414). Tác phẩm chính của ông là Sefer ha-'Ikkarim/Sách về những căn nguyên có mục đích biện giải, chứng minh Do thái giáo có những giáo điều thuần lư cho nên mang tính chiết trung, những ư tưởng rút ra từ những nguồn Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do thái giáo khác nhau, chính v́ vậy ông bị ngờ là đạo văn trong thời đại của ông. Tuy nhiên, mục đích của Albo là hệ thống hóa và bảo vệ giáo lư hơn là đề ra một hướng tư tưởng độc đáo. Tác phẩm dẫn trên là một trong những công tŕnh phổ thông nhất trong văn học Do thái thời trung cổ, được nhiều nhà thần học thiên chúa giáo như Grotius, Richard Simon ca ngợi.

 

Ba căn nguyên cơ bản Albo tŕnh bày trong sách là hiện hữu của Thượng đế, mặc khải, và thưởng phạt.  Hiện hữu của Thượng đế chỉ ra tính thống nhất, vô thể, phi thời gian và toàn thiện. Từ mặc khải Albo rút ra hai nguyên lư phụ: tiên tri là người trung gian của mặc khải và luật Moses có hiệu lực cho đến khi nào một luật lệ khác được ban hành với công chúng ngang bằng, nghĩa là trước 600,000 người. Luận về thưởng phạt chỉ ra thiên cơ của Thượng đế trong vấn đề ân đền oán trả. Trong sách của Albo c̣n cho thấy Albo loại bỏ học thuyết Cứu thế khỏi niềm tin của người Do thái là một phần lư luận quan trọng của ông chống lại Thiên chúa giáo.                                                                                                                                                                                                       

 

 

Những triết gia khác thời Trung cổ

 

Alkuin/Alcuinus/Alcuin: sinh năm 730 ở Northumbris và học ở trường York dưới thời Egbert. Năm 781 ông được gọi làm hiệu trưởng trường Palatine, chín năm trước khi Charlemagne đăng quang như một hoàng đế La mă. Dưới thời Charlemagne, việc cải tổ giáo dục phần lớn nhờ công của Alcuin.  Ông là người tổ chức việc học tập nhằm thực tiễn hơn lư luận, cấu trúc ra tri thức có ảnh hưởng suốt thời trung cổ: bẩy nghệ thuật tự do là phjương tiện mà thần học là cứu cánh; tuy nhiên ông đề cao sự thiết yếu của những nghệ thuật tự do, thần thánh hóa khi chỉ ra những quan hệ với sự sáng tạo của Thượng đế; ông viết những triết gia không sáng tạo mà chỉ phát hiện những nghệ thuật này; chính Thượng đế tạo ra chúng trong sự vật tự nhiên/in naturis và những nhà minh trí t́m ra được chúng”. Ông mất ở tu viện Saint-Martin, Tours năm 804. Những trước tác của ông chịu ảnh hưởng của Boèce/Boethius, Cassiodore/Cassiodorus và Isidore. Ông cũng dành thời giờ nghiên cứu linh hồn (ảnh hưởng Augustin) và thần học, để lại tác phẩm giản yếu tâm lư học De animae ratione ad Eulaliam Virginem, hiện c̣n và là  quyển 101 của bộ Patrologia Latina, 1851. Trong số môn đệ của Alcuin, có Frédégise kế nghiệp ông ở tu viện Saint-Martin và Raban Maur, người được xem là khai sáng khoa thần học Đức.

 

 

Abû'l-Hasan al-Ash'arî: người sáng lập tư trào ash'arite thuộc nhóm mu'tazilite là những nhà tư tưởng thuần lư của hệ phái sunnite, sinh năm 873, mất năm 935. Những nhà tư tưởng này dựa trên Kalam/Lời  với những lư luận loại suy và tương ứng với luận lư học, chủ trương tự do và trách nhiệm trong những hành động của con người. Al-Ash'a rî để lại một tác phẩm triết khảo học luận trên Những sách của người hồi giáo và những bất đồng/Kitâb maqâlât al-islâmiyyîn wa khtilâf al-musalin phân tích và phê phán nhằm xây dựng môt vị thế cho triết học và tôn giáo. Trong viễn tượng này, khởi đầu ông theo tư trào mu'tazilite, tiếp cận với những trường phái luật của sunnite, ông nhấn mạnh đến đức tin vào vô h́nh, siêu cảm và siêu nhiên. Trong tác phẩm cơ bản Sách về phát quang/Kitâb al-luma ông coi những thuộc từ của Thượng đế là vĩnh cửu, con người có thị kiến Thượng đế phụ thuộc vào những hành động của ḿnh, như trách nhiệm là thực, kết quả của thủ đắc những hành động Thượng đế sáng tạo, không phải tự ư chí tự do. Ông quan niệm con người là trung gian của hiển thánh nhận được từ Thượng đế những hành động ban cho, không phải là người sáng tạo v́ chỉ có Thượng đế là đấng sáng tạo duy nhất. Tác phẩm này là tiêu biểu của tư trào ash'ari.

 

 

Abubacer: Xem Ibn Tufayal.

 

 

Amélius: tên thật là Gentilianus, sinh năm 216/226  nguyên là một triết gia khắc kỷ đổi ư theo phái tân Platon, từ sau Plotin phát triển mau chóng ở Syrie - vào lúc Plotin đến Rome th́ Amélius đứng đầu trường ở Apamée (Syrie). Ông viết nhiều thiên khảo luận, phân biệt học thuyết của Plotin với Numénius, cũng như phê phán Porphyre. Tác phẩm của ông chỉ c̣n để lại một số đoạn văn, luận về hiện diện của Lư/Logos trong cái thực theo quan điểm đồng hoá Logos với linh hồn của thế giới và luận vị trí của Nhất thể khởi từ đọc Parmenides của Platon mà nhờ vào những phê b́nh của Proclus (411-485) sau này, người ta có thể biết luận điểm của Amélius ra sao. Proclus  chỉ trích Amélius chỉ giới hạn vào tám giả thuyết thay v́ chín và đặt vị trí của h́nh thái sau vật chất; Amélius lấy lại ba giả thuyết đầu về Nhất thể, Tri năng, Linh hồn của Plotin, song ông chia giả thuyết thứ ba và thứ tư thành hai, như  nói đến linh hồn thuần lư và linh hồn phi lư, ông lại phân chia ba loại vật chất như vật chất có xu hướng tham gia vào những h́nh thái, vật chất xếp đặt theo trật tự và vật chất thuần túy; trong giả thuyết thứ tám, ông cho h́nh thái thống nhất với vật chất. Proclus cho rằng luận điểm này không hợp với lương tri và tính tế nhị như trong sách của Platon. Quan niệm gia bội những phương thức của linh hồn và vật chất cũng như trí năng (phân biệt làm ba: trí năng đồng nhất với khả niệm, trí năng sở hữu khả niệm song khu biệt và trí năng coi khả niệm như phân cách làm đối tượng cho viễn quan và chiêm ngưỡng) - những trung gian giữa Nhất thể và vật chất đánh dấu một khúc quanh trong học thuyết Plotin. Amelius cũng như Porphyre (230-300) không những chỉ có ảnh hưởng trong trường phái tân Platon mà c̣n in dấu ấn cho nhiều thế kỷ sau.

 

 

Adélard de Bath/Adelhard von Bath: trong những tư trào thời Trung cổ ở vào thế kỷ 12 có xu hướng trở về với thiên nhiên, Adélard là một trong những khuôn mặt tư tưởng ở đầu thế kỷ, người Anh sinh năm 1070/1090 (mất năm 1142/1160) ở Bath, sau khi học ở Tours và Laon, du hành trong thế giới Ả rập, Ư, Sicile và Hy lạp, đă dịch sách Nguyên tố của Euclide và Số học/Liber algorismi của al-Khwârezmi từ tiếng Ả rập sang La tinh. Trong những công tŕnh của ông, Adélard xem triết học từ hai lối nh́n lư luận và thực tiễn; viễn tượng lư luận như tŕnh bày trong Những vấn đề về tự nhiên/Questiones Naturales  của ông loại bỏ lư chứng thẩm quyền để biện hộ cho những khoa học mới và thuộc lư trí, cho phép khám phá những định luật của sự vật và nhờ thế chúng ta thực sự là người. Tuy nhiên Adélard không nói đến những nguyên lư tột cùng của sự vật, như vấn đề Thượng đế, trí hiểu v.v.. mà ông xem là thuộc thần học nên chỉ giới hạn vào những lănh vực của bẩy nghệ thuật tự do. Trong viễn tượng thực tiễn như tŕnh bày trong Đồng nhất và đa tạp/De eodem et diverso ( 1105/1116), Adélard đưa ra ngụ ngôn Philosophie [philo:ái; sophie:tri] với bẩy tùy tùng biểu tượng những nghệ thuật tự do và Philocosmie [philo:ái; cosmie:trật tự/vũ trụ] với năm kỹ nữ biểu tượng giàu sang, quyền lực, danh dự, tiếng tăm và khoái lạc để chỉ ra triết học sở hữu những công cụ thực của hạnh phúc rốt cuộc chính là tạo ra mục đích cho con người đi t́m trong định mệnh tương lai.

 

Khi dẫn một đoạn trong thiên đối thoại Timæus của Platon bàn về linh hồn của thế giới, Adélard muốn chỉ ra lư trí đối lập với giác quan và thẩm quyền. Giác quan theo Platon th́ phi lư, không có khả năng phán xét trong những sự vật cực đại (như vũ tru)ï cũng như trong những sự vật cực tiểu (như nguyên tử)/nec in maximis nec in minimis; đối với thẩm quyền chỉ có lư trí biết phân biệt cái đúng với cái sai. Adélard cũng mượn lại thuyết hồi ức của Platon để nói về nguồn gốc của lư trí này nơi con người. Linh hồn ở trạng thái thuần túy nhận biết nguyên nhân sự vật, chỉ v́ đày ải trong ngục tù thể xác nên mất đi một phần nhận thức, như nó đi t́m cái đánh mất và nếu không có kư ức th́ nó dùng đến tư kiến; v́ vậy linh hồn mất đi thánh thiện  nên rối loạn trong cái hỗn độn của giác quan. Quan niệm biện chứng ảnh hưởng của Platon theo Adélard “nắm vững được những bản chất phổ quát của sự vật và nỗ lực chiêm ngưỡng chúng, như đă được nhận thức trước thời gian trong tinh thần tạo hóa.

 

Tuy nhiên cũng trong xu hướng tư tưởng ở thế kỷ 12, Adélard quả thực vẫn cố gắng dung ḥa Platon và Aristote. Để trả lời cho những phản bác triết học liên quan đến sự bất đồng giữa Platon và Aristote về vấn đề phổ hữu/universaux, một bên chủ trương hiện hữu của những Ư niệm, một bên chủ trương chỉ có cá thể, chủng loại, Adélard quan niệm thực sự có tương hợp v́ những triết gia này xem xét cùng những thực tại, nhưng trái ngược.Platon chú trọng đến nhận thức sự vật theo cùng những nguyên tắc của chúng/ab ipsis initiis và diễn đạt sự vật là ǵ trước khi đi vào trong thể xác qua xác định những h́nh thái nguyên mẫu của sự vật, c̣n Aristote đi từ những thực tại khả xúc và kết hợp; đối lập này chính là giữa phân tích và tổng hợp. Chủng, loại, cá thể của Aristote được diễn tả qua ngôn ngữ. Adélard lư giải: chủng loại là tên của sự vật chúng chứa đựng/rerum subjectarum nomina sunt; khi quan sát thực tại khả xúc tên của bản chất, chủng, loại và cá thể được áp dụng vào cùng một thực tại, nhưng không cùng một quan hệ. Gọi những thực tại khả xúc là cá thể khi chúng được chỉ định dưới những tên riêng và đa tạp về mặt số, xem xét sâu xa hơn, nghĩa là không phải khu biệt v́ những giác quan, nhưng chỉ định dưới môt danh xưng như người chẳng hạn th́ là loại, khi chỉ định dưới danh xưng động vật th́ là chủng. Tuy nhiên khi xét đến loại, không có nghĩa là tiêu diệt h́nh thức cá thể, đối với chủng cũng vậy, từ động vật trong sự vật chỉ định chỉ thị bản thể, cộng với tính động và khả giác tính, từ người chỉ thị những điều đó, cộng với lư tính và khả diệt, từ Socrate chỉ thị những điều đó, cộng với đa tạp số những tùy thể.  

   

Xem như vậy có thể hiểu tại sao thuyết duy danh Aristote có thể hoà hợp hoàn toàn với thuyết duy thực của Platon: chủng loại không là ư niệm, mà là những h́nh thái ở trong vật chất mà người ta quên vật chất khi nghĩ tới chúng, không phải những h́nh thái vô thể và đơn giản trong thần trí/intelligence divine. Adélard xác định những phổ hữu là những sự vật khả xúc, mặc dầu phải vận dụng trí tuệ mới hiểu thấu, song chính chúng không phải là chủng hay loại. Nếu so sánh với thuyết giảm trừ hiện tượng luận/phänomenologische Reduktion ngày nay, ta có thể nói Adélard coi chủng, loại, cá thể như những từ chỉ định bản chất theo những phương diện của sự vật chỉ định, như thể đặt trong dấu ngoặc/Einklammerung những phương diện khác của sự vật.

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2008