ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

15 (tiếp theo)

 

 

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

 

Triết gia Ả rập

 

Al-Shahrastânî: là một nhà viết lịch sử triết học, đă soạn sách Kitâb al-milal ,về những tôn giáo và giáo phái, tranh biện chống lại những nhà triết học chịu ảnh hưởng hy lạp. Tác phẩm quan trọng của ông phê phán các triết gia Musâra'at al-falâsifa, và Nihâyat al-Iqdâm luận về giáo điều mà đối tượng chính là Avicenne. Ông phân chia lịch sử tư tưởng theo tŕnh độ chân lư, như Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo ở mức cao, rồi đến những học thuyết của các giáo sĩ và Bái hỏa giáo/Zoroastrisme ở mức thấp hơn, sau cùng mới đến những triết gia ả rập chịu ảnh hưởng hy lạp, như Avicenne và các triết gia hy lạp. Ông mất năm 1153.

 

Al-Suhrawardî: (1155-1191) được coi là triết gia Ba tư quan trọng nhất ở thế kỷ XII, c̣n gọi là Shaykh al-Ishrâq hay Sohravardỵ, với tác phẩm Hikmat al-Ishrâq/Minh trí quang minh tổng hợp những tư tưởng của Zoroastre, Zarathoustra, Hermès, Empédocle, Platon trong khoa thần thông học đông phương, nhằm phục hồi khoa học của các nhà hiền triết Ba tư, tiêu biểu cho tư trào shi'ite. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng phái tân Platon, quan niệm những nguyên mẫu là những tri năng thuần túy. Trong vũ trụ quan của ông, không phải quỹ đạo của mặt trăng vạch giới hạn giữa thế giới thiên thần và vũ trụ tinh tú, mà là bầu Trời của những định tinh biểu hiện trong trật tự của một hệ thống giới hạn giữa thế giới phi vật chất và thế giới. Ánh sáng điều động vật thể, mặt khác vũ trụ vật thể ở giữa chúng/barâzih, ở đó do sự phân cách làm đôi sinh ra thế giới những Thiên cầu và thế giới những Thành phần trần thế mở ra khoảng giữa thế giới ảnh tượng. Thông thần học định vị ở bên ngoài siêu h́nh học, diễn đạt một tri thức cao hơn khoa học và triết học. Cơ cấu này lại thấy trong triết học tây phương, nơi Duns Scot. Thông thần học hồi giáo, phỏng theo thần lực học hy lạp, quả thực diễn đạt quang minh và mặc khải của Nhất thể biểu hiện bầu Trời trí năng của tâm hồn lập lại trong hiển hiện của nhận thức. Kinh nghiệm của nhận thức thuộc trật tự thần bí, thuộc nội tại quan/vision intérieure, v́ linh hồn phải thoát khỏi kiếp lưu đày, trở về cố quận. Al-Suhrawardî là nhà triết học hồi giáo đầu tiên đă đưa ra cấu trúc phức hợp của khoảng giữa thế giới (đạo quang chân lư là thiên sứ thượng đẳng ngự trị trong hệ thống thiên thần vẽ ra những giới hạn của một trung giới/mundus imaginalis mà con người giác ngộ có thể đạt tới nhờ tri tưởng hoạt động) - chỉ những nhà duy trí/gnostic và thần bí Islam phát triển luận thuyết này, không có trong thiên chúa giáo. Thông thần học đông phương này có thể coi như trung đạo giữa triết học và thần học bắt nguồn từ một biến hóa sâu sắc thuyết đa thần lực của những nhà tư tưởng sau cùng của tân phái Platon dị giáo. [Xem: Tân Platon; Ibn Tufayal].

 

 

Avicenne/Avicena/Avicenna: nguyên tên Abû'Alî al-Husayn ibn'Abd Allah Ibn Sinâ sinh năm 980 tại Afshana, gần Boukhara thủ phủ của triều đại Sâmânides Ba tư (khi sách của ông được dịch sang tiếng la tinh, tên ông phát âm theo giọng Tây ban nha: Aben hay Aven Sinâ là Avicena quen thuộc trong giới triết học phương Tây). Hành trạng của ông do tự truyện của ông và công tŕnh của người học tṛ trung thành của ông là al-Jûzjânî cung cấp khá đầy đủ t́nh tiết. Avicenne thuở nhỏ là một thần đồng, được giáo dục bách khoa, bao gồm ngữ pháp, h́nh học, vật lư, y khoa, luật học và thần học. Tuy vậy, nhờ đọc lư giải của al-Fârâbi, ông mới thấu hiểu Siêu h́nh học Aristote. Ông du lịch qua Khorassan, lưu lại Gorgan (đông nam biển Caspienne) soạn bộ Y lư c̣n truyền lại đời sau, Ray, Qaswin, và Hamadan là nơi ông dừng lại khá lâu (1015-1024) trước tác nhiều sách như al-Shifâ/chữa trị; al-Najat/giải thoát (tổng luận về triết học), al-Qânûn fi al-Tibb/Y lư, Kitâb al-Insâf/sách phê phán toàn diện (với quan điểm triết học riêng của ông, xem như triết học đông phương/hikmat mashriqîya). Ông mất năm 1037 ở tuổi 57.  Thư mục tác phẩm của ông theo Yahya Mahdavi khoảng 242 tên sách. Những tác phẩm quan trọng như  Kitâb al-Ishârât wa al-Tanbîlhât/Sách về những lời chỉ đạo và phụ chú (bổ xung vật lư học và siêu h́nh học với vấn đề bất tử của linh hồn), Dânesh nâmeh 'Alâ'i/ Sách về khoa học (một quyển sách bách khoa về luận lư học, vật lư học, toán học và siêu h́nh học), Haỳ ibn Yaqzân (những truyện kể thần bí).

 

Tuy triết học Aristote là hệ thống tư tưởng ảnh hưởng Avicenna, song những học thuyết tân Platon, triết học chính trị Platon, tâm lư học Galen, luận lư Khắc kỷ, thần học Hồi giáo cũng là những nguồn ảnh hưởng khác. Avicenna kế thừa khái niệm đồng nhất bản thể và hiện hữu, thống nhất của Trí hiểu tác nhân là nguồn gốc những nhận thức tri thức của loài người của al-Fârâbi và phát triển theo chiều tam thế: trong mỗi linh hồn có một trí hiểu, đó là khả năng tiếp thu những h́nh thái tri năng loại bỏ mọi vật chất, nghĩa là ở t́nh trạng trừu tượng. Tri năng này ở cấp độ thứ nhất tuyệt đối trần trụi và trống rỗng, giống như đứa trẻ có thể học viết song không hề biết cái ǵ là chữ, mực và bút; tri năng ở cấp độ thứ hai đă có cảm giác và ảnh tượng, giống như đứa trẻ bắt đầu biết vạch những nét gậy và biết sử dụng bút, tri năng tuyệt đối không ở tiềm thể/potentia absoluta mà đă ở hiện thể/potentia facilis, intellectus possibilis, hiểu theo nghĩa là nó có thể nhận thức; tri năng ở cấp độ thứ ba quay về Tri hiểu tác nhân tách biệt để tiếp thu những h́nh thái tri năng tương ứng với những ảnh tượng cảm giác. Lúc đó nó ở động năng nhờ vào khả niệm nó tiếp nhận/intellectus adeptus, khi lập lại nỗ lực này, nó thủ đắc một thuận lợi cấu thành cho nó nhận thức đắc thủ/intellectus in habitu. Cho nên sở hữu khoa học là khả năng tiếp nhận từ Trí hiểu tác nhân. Tri thức luận của Avicenna chỉ ra chỉ có một trí hiểu tác nhân cho tất cả loài người, phân bố một tri năng khả hữu cho mỗi cá nhân.

 

Trong tác phẩm lớn al-Shifâ Avicenna phát triển hệ thống triết học của ông dựa trên tiền đề căn bản: hiện hữu của những vật thể tự nhiên và tất yếu của Hữu đệ nhất không phải là đối tương của vật lư mà là đối tượng của siêu h́nh học. Quan điểm này cho thấy vai tṛ quan trọng của tâm lư học khi xét đến vấn đề tri năng không thuộc về vật lư học. Con đường nghiên cứu siêu h́nh học cơ bản của Avicenna xét trên ba phần, Hữu nói chung, Hữu tất yếu và hiện thể dẫn đến vấn đề những hiện thể do Nhất thể tuyệt đối tạo ra, khả hữu của hiện thể, vấn đề ác và cứu cánh luận dẫn đến việc trở về với Thượng đế qua t́nh yêu. Hệ thống triết học  của Avicenna chỉ ra ba điểm quan trọng: Hữu siêu đẳng, con người như trung gian trong bộ máy sáng tạo, định mệnh của nó trên đường trở về. Ông tiếp nhận nguyên lư từ nhất thể chỉ có thể rút ra tự nhất thể, song nhận thức vai tṛ của Hữu tất yếu, nhờ đó sáng tạo phát sinh một cách bao quát, vượt khỏi truyền thống hồi giáo định vị sáng tạo trong Ư chí thần thánh.

 

Theo Corbin, Sáng tạo của Avicenna nhấn mạnh đến chính hành vi của tư tưởng thần thánh tự tư duy và nhận thức về Hữu thần thánh tự nội vĩnh cửu không là ǵ khác hơn Lưu xuất đệ nhất, hay Trí hiểu đệ nhất nhằm xác định chuyển dịch từ Nhất thể sang Phức thể mà vẫn thỏa măn nguyên lư nói trên. Khởi từ đệ nhất trí hiểu này là một quá tŕnh những chiêm ngưỡng, như Trí hiểu đệ nhất chiêm ngưỡng Nguyên lư của nó, chiêm ngưỡng nguyên lư cần thiết nó trong hữu, chiêm ngưỡng cái khả hữu thuần túy cửa hữu tự tại của riêng nó, coi như ở ngoài Nguyên lư về mặt giả h́nh. Từ chiêm ngưỡng đầu tiên này dẫn ra Trí hiểu thứ hai, cái này dẫn ra Linh hồn cơ động của bầu Trời đệ nhất, từ chiêm ngưỡng thứ ba dẫn ra cơ thể khí của bầu trời thứ nhất này, cả ba chiêm ngưỡng tạo dựng của hữu lập lại từ Trí hirểu này sang Trí hiểu khác, cứ như vậy hoàn tất hai hệ thống: hệ thống Mười Trí hiểu/Karûbîưûn, nghĩa là Linh trí/Angeli intellectuales và hệ thống những Linh thiên thể/Angeli cælestes (không có khả năng cảm giác, song có Tri tưởng ở trạng thái thuần tuư, nghĩa là loại bỏ mọi giác quan và khát vọng hướng tới Trí hiểu thông giao vận động tới mọi từng trời).    

                                

Lư luận về những Linh thiên thể cũng như Tri tưởng độc lập với những giác quan cơ thể bị Averroès phê phán [Xem: Averroès], song đối với trường phái Avicenna, ư niệm về một Tri tưởng thuần túy tâm linh là cốt cán của Ngộ thức luận tiên tri.

 

Trí hiểu thứ mười không có sức sản sinh ra một tri hiểu khác, song khởi từ nó sáng tạo ra vô vàn những linh hồn con người, nên Tri hiểu này được chỉ định như Tri hiểu tác nhân/'Aql faâl, v́ từ đó tạo ra hồn người mà thần thị đại giác/illumination/ishrâq phóng chiếu những ư niệm hay h́nh thái của nhận thức trên những ư niệm hay h́nh thái của linh hồn đă thủ đắc khả năng trở lại với nó. Tri năng con người không có vai tṛ nào hay quyền lực nào đưa khả niệm ra khỏi khả giác. Mọi nhận thức và hồi niệm là một lưu xuất và đại giác khởi từ thánh linh, cho nên mang bản chất thánh linh tiềm ẩn; do cấu trúc hai mặt là tri năng thực tiễn và tri năng chiêm ngưỡng này mang bộ diện hai mặt như thể thánh linh trên trần thế này. Đó cũng chính là bí mật về định mệnh của linh hồn.

 

Khái niệm Trí hiểu tác nhân/Νοϋς ποιητικός khởi từ Aristote qua lư giải của Fârâbi và Avicenna là một hữu của Quang giới/Pleroma mà hữu của con người trực tiếp ràng buộc, và đó cũng là tính đặc sắc về ngộ tính của những nhà triết học này.

 

Avempace: tức Aven Bâddja, hay Abû Bakr Mohammadf ibn Yahyâ ibn al-Sâyigh Ibn Bâjja, sinh ở Saragosse vào cuối thế kỷ XI, năm 1118 Saragosse/Zaragoza bị Alphonse đệ nhất chiếm đóng nên ông chạy qua Séville hành nghề y rồi ở Grenade rồi định cư ở xứ Maroc và bị đầu độc vào năm 1138. Ông được coi như người giới thiệu triết học phương Đông hồi giáo vào Tây ban nha. Ông viết những thiên bàn luận về Lư học, Thiên văn học, Sinh học của Aristote và một số tác phẩm phần lớn thất lạc. Trong thư tín về liên hệ giữa tri năng và con người, ông chia ba h́nh thái nhận thức, thứ yếu là tri hiểu liên quan đến những bản thể vật chất đang sinh thành, thứ đến tri hiểu trừu tượng về sự vật, tương ứng với công tŕnh của những nhà thông thái nhằm sở hữu những phán đoán phổ quát để có thể giải thích sự vật đơn giản qua nguyên nhân và nguyên lư, cao cấp cũng trên b́nh diện trí hiểu, song tư duy và trực quan tự lập, tách con người khỏi thực tại khả xúc để có lạc phước của hiền triết. Trong tác phẩm nổi tiếng Chế độ của người cô độc/Tadbîr al-motawahhid  ông so sánh chế độ riêng cho sức khỏe, đời sống cá thể và chế độ chính trị. Sức khỏe chỉ có thể đạt được nhờ vào phương thuốc hiệu nghiệm là giáo dục xây dựng trên nhận thức về chân-thiện. Ông cũng đối chiếu những chế độ chính trị bất toàn để chỉ ra khả hữu hoàn thiện nhờ vào tuổi trẻ không bị ràng buộc v́ những đam mê và cuộc sống bất công là những h́nh thái chính trị bệnh hoạn. Người cô độc, ẩn dật đạt tới sự thống nhất/ittisâl với Trí hiểu tác nhân khả dĩ có thể h́nh thành được một Nhà nước toàn hảo không cần đến y sĩ và luật gia. 

 

 

Abû'l-Hasan al-'Amirî: sinh trưởng ở Nỵshâpour, xứ Khorassan là một triết gia Ba tư ít được biết đến ở phương Tây, song là một khuôn mặt quan trọng giữa Fârâbi và Avicenne. Ông thường trao đổi thư từ tranh luận với Avicenne, kết tập thành sách về mười bốn vấn đề triết học. Trong những môn đệ và bạn hữu của ông có những nhân vật nổi tiếng như Abû'l-Qâsim Kâtib, Abû Haỳyân Tawhîdî. Những tác phẩm c̣n sót lại luận về những vấn đề chân phúc/sa'âda, nhũng vấn nạn siêu h́nh/ma'âlim ilâhîya, luận về tri giác quang học/ibsâr, khái niệm vĩnh cửu/abad, về tiền định/jabr và tự do ư chí/qadar, về những ưu tú của Islam.

 

Sử gia Abû Hayyân Tawhỵdỵ kể lại một số những mạn đàm và tranh biện  mà Abû'l-Hasan tham gia trong sách Kitab al-moqâbasât, như cuộc mạn đàm với Manî le Mazdéen chứng tỏ ông là một triết gia theo Platon (quan niệm mọi vật khả xúc là bóng của khả giác,..Trí tuệ là vương quốc của Thượng đế trong thế giới này); một nhà triết sử khác Mollâ Sadrâ Shîrâzî ở thế kỷ XVII nói đến học thuyết của ông trong sách Tổng luận triết học/Kitâb al-asfâr al-arba'a. Shîrâzî  khi đề cập Thần luận cũng tham chiếu sách nói về khái niệm vĩnh cửu/al-amad 'alâ'l-abad, trong đó Abû'l-Hasan 'Amirî cho rằng học thuyết quan niệm đấng Sáng tạo không có những thuộc từ như sức mạnh, quyền lực không có nghĩa là những quan năng này không hiện hữu, là của Empédocle (triết gia hy lạp 483-424 tr. CN).                

 

 

Averroès:  nguyên tên là Abû'l-Walîd Mohammad ibn Ahmad ibn Mohammad ibn Roshd/Ruschd (Aven Roshd thành tên la tinh: Averroes) sinh năm 1126 ở Cordoue (Andalousie). Cha, ông là những quan chức cao cấp về luật pháp và tôn giáo (qâdi al-qodât) ở Tây ban nha và Maroc. Ngay từ thời trẻ, ông đă hấp thụ một nền giáo dục toàn diện gồm thần học, luật học/fiqh, y học, toán học, thiên văn học và triết học. Ông thường qua lại hai xứ để phục vụ những nhà cầm quyền khác nhau. Năm 1169 nhờ là bạn thân của Ibn Tufayal ông phục vụ quốc vương Abû Ya'qûb Yusuf xứ Maroc mà mở ra con đường bất ngờ trở thành người b́nh giảng tác phẩm của Aristote trở nên bất hủ trong triết học phương tây.

 

Năm 1170 ông hoàn tất những b́nh giảng Luận về loài vật, về Vật lư học, năm 1174 hoàn tất b́nh giảng về Tu từ và Siêu h́nh học. Mục đích của ông là phục hồi tư tưởng Aristote trong tinh thần công chính. Có thể chia b́nh giảng của ông làm ba loại: b́nh giảng/tafsỵr, b́nh giảng phổ thông/talhỵs và phu diễn/gâmi. Trong giai đoạn này cho đến 1180, ông c̣n soạn nhiều b́nh chú quan trọng chống lại những nhà thần học của Islam, như Galien, al-Fârâbi, Avicenne, Alexandre d'Aphrodise v.v... Một tác phẩm nổi tiếng là tính không nhất quán hay Tự hủy của tự huỷ phê phán al-Ghazâlî [X. TĐTH 14 kỳ trước] nhằm bảo vệ triết học. Trong sách này ông phân tích và phản bác chính văn tác phẩm của Ghazâli, cùng những bản văn khác của ông này nhằm chỉ ra những mâu thuẫn tự nội của đối phương.

 

Phần lớn những tác phẩm của Averroès được truyền lại tới ngày nay là nhờ vào những nhà triết học Do thái dịch sang tiếng hy bá lai/hébreu/hebrew v́ những bản gốc tiếng Ả rập c̣n lại rất hiếm (do triều đại Almohades (1147-1269) dựng lên từ Muhammad ibn Tumart bài xích triết học và triết gia, ngăn chặn phổ biến), những bản dịch b́nh giảng Aristote của Averroès đầu tiên sang tiếng la tinh của Michael Scottus  trong thời gian ở Palerme (1228-1235), của Hermannus Alemanus khoảng 1240-1256, giúp cho sự quảng bá học thuyết Aristote mạnh mẽ ở phương Tây.

 

Tư tưởng Averroès bao gồm hai mặt: gắn liền mật thiết với học thuyết Aristote và thế tục hóa Hồi giáo ḥa hài với triết học, song phê phán quyết liệt những nhà thần học, đặc biệt là nhóm mutakallimûn (mu'tazilites và ash'arites). Ba tác phẩm chính của ông là Kitâb Fasl al-maqâl luận về sự ḥa hợp giữa triết học và tôn giáo, khả hữu của một triết học như  cách đọc giáo luật mặc khải ngơ hầu xây dựng thiết yếu cho nó, Kashf al-manâhigh tŕnh bày những phương pháp chứng minh giáo điều, chỉ ra giáo luật mặc khải có thể liên hệ ra sao với triết học, Tahâfut al-tahâfut phản bác lại phê phán triết học của al-Ghâzâli.

Theo Lambros Couloubaritsis trong Histoire de la philosophie ancienne et médiévale, 1998 lộ tŕnh tư duy của Averroès nhằm thúc đẩy triết học trong việc nghiên cứu tôn giáo, xây dựng cơ sở triết học cho những chủ đề siêu h́nh căn bản và thiết lập năng tri trong quan hệ với Thượng đế và Trí hiểu tác nhân. Averroès thực hành ba loại h́nh hoạt động theo phương pháp luận Aristote là tu từ sáng tạo/rhétorique-poétique, biện chứng/dialectique và chứng minh/démonstration. Biện chứng của Aristote mà Averroès chịu ảnh hưởng ở đây đặt định những lư luận/endoxa như những tiền đề, nghĩa là những quan chiêm ẩn tàng một vài giá trị do những người có thẩm quyền xác định. Trong mối quan tâm hoà hài triết học/falsafa với tôn giáo/shari'a, Averroès xem phương pháp chứng minh là phương pháp duy nhất nắm được ư nghĩa ẩn dấu của những bản văn. Đối với Averroès, tôn giáo đề ra những ư tưởng đơn giản mà con người có thể lănh hội không cần đến biện chứng tinh tế (chỉ có giá trị để dẫn khởi tranh biện). Phương pháp chứng minh phù hợp với chân lư mặc khải v́ theo những nguyên tắc của lư trí; điều đó không có nghĩa là lư trí ưu thắng, mà v́ nhà triết học phải tuân thủ những bản văn và phân biệt cái ǵ trực tiếp thủ đắc với cái ǵ cần phải chứng minh.

 

Đối với Averroès, kinh Qorân dưới dạng khả giác nói về những lạc thú ở thế giới bên kia để những người ít học đồng t́nh, trong khi nhà triết học chú tâm đến sự thiết yếu của đời sống đạo hạnh để đạt tới nó. Cho nên mọi lư giải trung gian đưa ra những quan chiêm phụ có thể dẫn tới vơ đoán, như lư giải của al-Ghâzâli, hay Avicenne. Trong thần học Avicenne, Thượng đế sáng tạo qua ư chí tự do, hay cũng như Hữu và thiết yếu tạo ra Hữu từ Thượng đế qua phê phán của Averroès mở đường cho một luận cương quân b́nh hơn, chịu ảnh hưởng Aristote. Theo Averroès, chọn sáng tạo tự do chỉ nhờ vào ư chí thần thánh, nhằm chứng thực những phép lạ bất chấp nguyên nhân kỳ thành, chẳng khác ǵ không quan sát kinh nghiệm sơ đẳng nhất và phủ nhận sáng tạo thần thánh có thể nhờ minh trí hoàn tất. Tuy nhiên, ngược lại nếu đem Hữu Tất yếu xen vào theo quá tŕnh lưu xuất qua những Tri năng Khu biệt làm chuyển động những Thiên cầu, như Avicenne quan niệm để bảo đảm giá trị của Nguyên lư nhất thể khởi từ nhất thể, là không biết đến quyền năng vô hạn của Thượng đế và hạn chế tầm lực của Thượng đế vào một phương thức sản xuất duy nhất. Averroès quan niệm mọi sự sinh ra khởi từ phức hợp, nghĩa là tập hợp của một h́nh thái và một chất thể. Do đó ông chủ trương luận cương nguyên nhân của kết hợp cũng là nguyên nhân của Hữu. Từ đó ông diễn dịch Thượng đế là người sản xuất ra thế giới khi tập hợp những thành tố tạo thành thế giới. Hữu không phải như Avicenne nghĩ, là một điều kiện tiên quyết về phương thức của bản chất, mà hiện hữu chỉ là một h́nh thái ngẫu nhiên, song nó là sản phẩm của sự thống nhất h́nh thái và chất thể.

 

Averroès phân biệt hai phương thức đối lập trong quan hệ giữa Nhất thể và Hữu: một là Nhất thể có trước Hữu thể, hai là Nhất thể và Hữu thể đồng nhất, cho nên trong học thuyết Aristote, phân biệt những bản thể khả giác kết hợp (tương ứng với mười phạm trù) với bản thể đơn giản khu biệt chi phối bởi những Nguyên nhân tột cùng như Cứu cánh, H́nh thái, Tác nhân. Tóm lại, ông đă bác bỏ hai luận điểm của Avicenne là Nguyên lư Ex Uno non fit nisi Unum và Trí hiểu tác nhân. H́nh thái không là thực tại lư tưởng ở ngoài chất thể. Quan điểm của ông không đồng thuận với tôn giáo đương thời, nhất là trường phái Thômit, nhóm này tin rằng họ lư giải Aristote đúng và những người theo Averroès sai.

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2008