ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

14 (tiếp theo)

 

 

 

 

bấm vào đây xem Từ Điển Triết Học các kỳ trước

 

 

 

Triết gia hy lạp/ảrập

 

Anaximander/Anaximandre: Thông thường nhiều bộ lịch sử triết học tây phương coi triết học hy lạp khởi từ Thales, Anaximander và Anaximenes/Anaximène, gọi là triết học thời tiền Socrate. Tuy nhiên, xét h́nh thành của triết học hy lạp khi mythos và logos chưa phân biệt (hay đúng hơn, những khái niệm này không hiểu theo ư nghĩa lư giải sau này) th́ khởi thủy của triết học hy lạp phải kể từ những nhà hiền triết, những nhà phổ hệ với những lư giải về nhân hệ, thần hệ, vũ trụ hệ (như những triết gia hy lạp đă nói đến ở trên).

 

Một đặc điểm khác là ngay cả những triết gia trước Platon như Anaximander đề cập ở đây cũng chỉ c̣n để lại những đoạn văn  sót lại, căn cứ trên những sách về sau, tác phẩm của họ đă bị thất truyền. Nếu xem đối chiếu giữa hai nền triết học Đông Tây, ở vào cùng thời th́ gia sản triết học phương Đông như Ấn độ và Trung hoa kể như c̣n nguyên vẹn, từ những tác phẩm cổ Ấn (xem mục: Triết học Ấn) đến những bộ kinh điển của Khổng, Lăo v.v.. Một số  lư do giải thích  sự mất mát tác phẩm của những triết gia hy lạp trước Platon là hậu quả của những cuộc chiến tranh xâm thực làm thất lạc, đất nước Hy lạp bị thay đổi về mặt địa chí và văn hóa, học thuyết của các triết gia này không được kế tục, so với Platon hay Aristote.

 

Anaximander  (610/611-545/6) sinh ở Miletus, là học tṛ Thales (624-546) đă tham dự vào việc khai thực vùng Apollonie, đó là lư do giải thiùch ông ưa thích toán học và địa lư. Cũng như Thales đi t́m một bản nhiên/phusis nền tảng để giải thích mọi vật, Anaximander quan niệm một Apeiron/τό άπειρον hàm chứa vô hạn, vô định (thay v́ quan niệm Nước/ύδωρ như Thales). Ông thường được coi là người khai sáng ra khoa thiên văn và triết học tự nhiên của cổ đại Hy lạp. Những công tŕnh khoa học được kể là của Anaximander như người đầu tiên vẽ bản đồ trái đất/geographia, thiên cầu/sphaera, có ư niệm về đất trôi tự do trong không gian/Weltenraum, dùng nhật quĩ/Gnomon để đo giờ trong ngày. Khởi điểm của Anaximander là nhận thức thường nghiệm, song cũng dùng tới nội quan để nhận thức vũ trụ như một toàn thể.

 

Hans Eibl trong Die Grundlegung der Abendländischen Philosophie lư giải Anaximandros phân biệt Apeiron theo ba ư nghĩa: bất xác/das Unbestimmte, vô hạn về mặt không gian/das räumlich Unbegrenzte, vô cùng về mặt thời gian/das zeitlich Unendliche. Chất thể vũ trụ mà mọi chất thể xuất phát phải là một cái ǵ khác như thể chất thể duy nhất, không phải là nước, mà phải bất xác, vẫn bất phân, như Theophrast thuật lại theo Anaximander là quá tŕnh vũ trụ tự tạo, là thời gian vô tận, và cho vô số những thế giới vô tận trong không gian vô tận. Theo John Burnet trong Early Greek Philosophy, từ apeiron có nghĩa là vô cùng về mặt không gian, không có nghĩa là bất xác về mặt phẩm chất. Alexandre Kojève trong Essai d'une histoire raisonnée de la philosophie païenne lư giải Apeiron của Anaximandre là một bể chứa không bao giờ cạn để mọi sự vật múc lên cái ǵ cho phép sự vật là ǵ. Phải chăng Apeiron là Khái niệm thể hiện như  là bản chất của những đối tượng vật chất tương ứng với ư nghĩa của diễn ngôn nói lên chân lư? Martin Heidegger trong giảng khóa 1926 về những khái niệm cơ bản của triết học cổ đại nhận định Apeiron cũng là một hiện thể, song là một bất xác bất cảm mà Aristote đă coi Anaximandre là người tiên khu của ư niệm về chất thể nguyên ủy/πρώτη ύλη bất định cũng dẫn khởi từ hữu, song là hữu ở tiềm thể, không phải hữu ở hiện thể. Có ư niệm như vậy, mới có thể hiểu cái vô hạn ở ngoài những thế giới bao quanh lấy chúng, những thế giới như những thần, song các triết gia có một lối nói khác với lẽ thường ở chỗ những thần đây không phải để thờ, để chiêm bái mà thực là hiện thể (đó chính là lư do nhà viết hài kịch Aristophane gọi triết gia là kẻ vô thần/άθεοι). Trong những nhà triết học thuộc phái Milet, Karl Jaspers chọn Anaximander là tư tưởng gia lớn của siêu h́nh học trong phần viết về nguồn siêu h́nh tư tưởng/Aus dem Ursprung denkende Metaphysiker: để lư giải Apeiron của Anaximander, ông nhận xét Apeiron không phải là một đối tượng của trực quan, là nguồn chất của những thế giới sinh trưởng và trở về (nhưng khác với quan niệm nước của Thales là cái ǵ hữu h́nh, Apeiron là cái ǵ bất kiến cũng như không thể xác định). Như Aristote đă giải thích Apeiron của Anaximander không là một phần của cái ǵ sinh ra từ nó, không là cái ǵ đặc thù, mà phải bao dung/umgreifen/periechein mọi vật mà chính nó không bị bao dung/umgreifen/periechomenon, và không hữu hạn; để cuộc sinh thành không ngừng nghỉ, cơ sở của sinh thành phải vô hạn, vô tận. Apeiron là nguồn gốc của mọi sự và chính nó không có nguồn, bất tử, bất hoại. Vậy mối quan hệ của mọi sự của thế giới liên hệ với apeiron ra sao? Jaspers dẫn lư giải của Simplicius là Anaximander không quy khởi sinh của mọi sự cho bất kỳ biến đổi nào của vật chất, song nói mọi đối lập được khu biệt trong bản thể vốn là một thể vô hạn/die Gegensätze in dem Substrat, welches ein unbegrenzter Körper sei, ausgeschieden worden seien. Jaspers diễn giải như vậy, khu biệt giữa những mặt đối lập là nguồn gốc của mọi vật hiện hữu. Apeiron là nguồn gốc của mọi đối lập. Thế giới này hiện hữu với những đối lập như nóng và lạnh, khí và nước, sáng và tối. Toàn bộ sự vật trong đối lập gọi là Physis, không là bất cứ sự vật trong thế đối lập mà bao dung chúng. Apeiron thủ một vai tṛ trong thế giới để điều động mọi vật, là Công lư/δικη/Gerechtigkeit mà quyền năng không lay chuyển, biểu hiện thế cân bằng trong quá tŕnh vũ trụ như một tổng thể: mọi vật xung đột, như con người trong ṭa công lư, h́nh phạt tính theo mức độ Thời gian. Song thời gian không là quan ṭa, mà chỉ đem lại phán quyết, có nghĩa thời gian không là apeiron, mà apeiron điều khiển mọi diễn biến theo thời gian. Theo Jäger, Anaximander là nhà tư tưởng phương Tây đầu tiên nhận thức thế giới như một cộng đồng công lư, một trật tự của mọi sự vật/als eine Rechtsgemeinschaft, als eine Ordnung der Dinge.

 

Tựu chung, theo Jaspers, Anaximander biểu hiện nhân vật tư tưởng lịch sử đầu tiên có thể nhận thức được, một triết gia tây phương đầu tiên mang bộ diện tinh thần bất hủ.

 

Về mặt khoa học, Anazimander c̣n được coi là người vẽ bản đồ đầu tiên của thế giới (trung tâm là Delphi, nơi đá tảng/omphalos/rốn đánh dấu tâm điểm của trái đất), có một ư niệm về tiến hoá trong những quan sát hài nhi và vật hóa thạch, vạn vật trưởng thành phát triển theo một dạng.

 

Chỉ riêng ư niệm Apeiron chứng tỏ Anaximander đă đưa quá tŕnh tư duy từ mức độ cụ thể lên trừu tượng, nhận thức mặt phủ định, khởi động vận động suy luận cho những nhà tư tưởng kế tục như Parmenides và Heraklit, quan niệm vũ trụ, nghiên cứu khoa học thành tựu nơi Aristoteles.

 

Anaximenes/Anaximène: nhân vật thứ ba và cuối cùng (sinh khoảng 585 tr. CN và mất khoảng 525/528 tr. CN) của trường phái Milet/Milesians, tư tưởng của ông phát triển cực thịnh vào khoảng 545/540 tr. CN. Tuy kế thừa tư tưởng Apeiron của người thày Anaximander, ông quan niệm Khí/άήρ, πνεύμα tuy vô h́nh và vô hạn song có thể trở nên hữu h́nh và hữu hạn khi trải qua những quá tŕnh như tích, tụ, tán, loăng dưới ảnh hưởng của nóng, lạnh, ẩm.. Theophraste dẫn lời Anaximenes quan niệm mọi vật thể đều sinh ra từ khí trong quá tŕnh tụ, tán  “khí thành lửa để mảnh hơn, thành gió thành mây để dầy hơn, thành nước, thành đất, thành đá, cứ như vậy và ông cũng cho vận động vĩnh cửu và nói biến hóa mà ra. Anaximenes cũng quan niệm khí bao dung, như Apeiron của Anaximander, trong loại suy giống như “linh hồn của chúng ta là khí bao dung ta, nghĩa là điều khiển và ngự trị, hơi/πνεύμα và khí bao dung toàn vũ. Chất liệu nguyên thủy quan trọng đối với thế giới giống như  hơi thở đối với cuộc sống con người. Trường phái Milet từ Thales đến Anaximenes đă phát triển liên tục khoa vật lư, vượt lên thần thoại để giải thích sự sinh ra và tổ chức của thế giới vật lư, biểu hiện giai đoạn sinh thành của triết học tự nhiên thời cổ đại.

 

Anaxagore/Anaxagoras: sinh trưởng ở Clazomènes/Klazomenai (500-428 tr. CN) là người đă đem triết học từ Ionia đến Athens và ông sống ở đây trên ba mươi năm (khoảng 462 đến 432 tr. CN), thân cận với Pericles cho đến khi quyền lực chính trị của Pericles suy thoái, Anaxagore bị cáo liên quan đến đạo luật do thày tu Diopeithes của đền Oracle quyết định đưa những người nào không chấp nhận tôn giáo và rao giảng những thuyết thiên văn ra xét xử. Anaxagore bị buộc là dạy người ta thuyết mặt trời như một đá tảng nóng đỏ, nên ông phải chạy sang Lampsacus năm 431 và mất mấy năm sau đó. Ông đă mở trường ở đây và sau khi ông mất trong danh dự, ngày này được coi như ngày lễ của học tṛ.

 

Heidegger trong giảng khoá về triết học cổ đại 1926 xem Anaxagore, Empédocle và phái nguyên tử luận như mở ra triết học tự nhiên mới. Ông nhận xét nói chung có xu hướng hữu thể luận nhằm biểu thị đặc tính hữu thể, mở ra con đường nghiên cứu hiện thể. Ư niệm hữu thể hướng dẫn, tinh thần/νοείν, lư ngôn/λόγος là tiêu chuẩn phán đoán/κριτήριον cái ǵ hiện hữu với cái ǵ không hiện hữu. Anaxagoras tái khẳng định những giới hạn cơ bản của những ư nghĩa và ưu tiên của tinh thần và lư ngôn - Heidegger dẫn lời Anaxagoras: v́ sự yếu đuối của chúng, trong khi khu biệt, chúng ta không chinh phục được chính hiện thể/ ύπάφαυρότητος αύτών ού δυνατοί έσμεν κρίνειν τάληθές.

 

Anaxagore khởi sự với lư luận hỗn hợp chứa đựng vô số những hạt tử không giống nhau, tinh thần/Νοΰς tạo cho hỗn hợp xoay ṿng, khiến mọi vật phân cách. Trong vô hạn những hạt tử, toàn thể chứa trong toàn thể, nghĩa là mọi hạt tử chứa đựng trong nó những phẩm chất và những hạt tử khác hiện hữu và tác động của tinh thần tạo chuyển động khu biệt những hạt tử thành những sự vật hỗn hợp, biểu thị tính đa biệt của vũ trụ. Anaxagore đă chỉ ra khả tính tri thức mọi sự vật qua đồng dạng/homoiomereiai, kể cả tính đồng nhất giữa tư tưởng và giới hạn sự vật. Tinh thần trở thành thước đo mọi sự, tuy nhiên khởi từ một nguồn gốc xuất phát tự t́nh cờ. Đó là lư do những triết gia về sau như Platon và Aristote phê phán ông là không biết sử dụng nguyên tắc của Tinh thần để giải thích vận động của vũ trụ. Tuy nhiên Anaxagore có thể là nhà tư tưởng hy lạp đầu tiên chú ư đến quá tŕnh trong vận động vũ trụ, so với những nhà tư tưởng hiện đại như Whitehead, Althusser.

 

 

 

 

Triết gia Ả rập

 

Al-Fârâbî: nguyên tên là Abû Nasr Muhammad ibn Muhammad ibn Tarhân ibn Azwalag al-Fârâbi, c̣n gọi là Alfarabius hay Abunazar, sinh ra ở Fârâb khoảng 870/872 và mất năm 950, là người thứ hai sau al-Kindi đă đưa triết học hy lạp, đặc biệt là tư tưởng Platon và luận lư Aristote vào thế giới Islam. Ông khởi sự dạy luận lư học ở Bagdad rồi sau lui về ở Damas từ 942 cho đến khi mất. Ông viết rất nhiều về luận lư học, siêu h́nh học và các khoa học khác, và được mệnh danh là bậc thày thứ hai/Magister secundus (Aristote được tôn là bậc thày thứ nhất/Magister primus) cũng như là nhà triết học lớn đầu tiên của người ả rập.

 

Farabi để lại nhiều tác phẩm, gồm những luận giải về toán bộ học thuyết Aristote như Luận lư học, Vật lư học, Thiên văn luận, Siêu h́nh học, Đạo đức học (đă thất lạc), Luận về hoà hợp trong học thuyết của hai hiền triết Platon và Aristote, Luận về đối tượng của những thiên sách trong Siêu h́nh học của Aristote, phân tích những thiên Đối thoại của Platon, Luận các khoa học/Ihsâ' al-'olûm thịnh hành trong thế giới la tinh dưới nhan đề De scientiis, Thiên về những mầm ngọc của minh trí/Fosûs al-hikam, khảo về những ư nghĩa của Trí năng tồn tại trong giới học thuật phương Tây dưới nhan đề De intellectu et intellecto, những thiên luận về triết học chính trị như  Đô thị toàn hảo/al-Madinat al-Fàdilah, luận về chính quyền đô thị.

 

Theo Henri Corbin, nhà triết học lớn của Ả rập này là một tinh thần sâu sắc về mặt tôn giáo và là một nhà thần bí  Ông là người thuộc giáo phái shi'ite. Học thuyết của Fârâbi có ba điểm chính. Một là phân biệt cả về mặt luận lư lẫn siêu h́nh giữa bản chất và hiện hữu nơi những hữu được sáng tạo; hiện hữu không phải là một đặc tính cấu thành, nhưng là một thuộc từ của bản chất. Hai là lư luận về Trí hiểu và diễn tŕnh của những trí hiểu, dựa trên nguyên lư: Ex Uno non fit nisi unum/từ nhất thể chỉ có thể rút ra nhất thể, Trí hiểu đệ nhất gốc từ Hữu đệ nhất, ba hành vi chiêm ngưỡng của nó lập lại nơi mỗi Trí hiểu có hệ thống, mỗi lần lại cấu sinh ra bộ ba của một Trí hiểu mới, Linh hồn mới và Trời mới cho đến Trí hiểu thứ mười, gọi là Trí hiểu tác nhân/'Aql fa”âl. Trí hiểu tác nhân này đối với trí năng khả hữu của con người giống như mặt trời đối với con mắt, vẫn là thị giác tiềm năng dầu vẫn ở trong bóng tối. Trí hiểu này trong hệ thống những hữu thể là hữu tâm linh gần nhất ở trên con người và thế giới của con người, vẫn luôn ở trạng thái năng động. Trí hiểu này c̣n được mệnh danh là Cho những h́nh thái/Wâhib al-sowar, v́ nó cho vật chất h́nh thái, và cho nhận thức những h́nh thái trên trí năng của con người ở tiềm năng. Ba là Fârâbi c̣n đưa ra một lư luận tiên tri, như ông tŕnh bày trong sách viết về Đô thị hoàn hảo, ông chịu ảnh hưởng của Platon, song đáp ứng những cảm hứng triết học và thần bí của một triết gia Islam. Ông đưa ra những lư chứng chỉ sự hiện hữu tất yếu của những tiên tri. Nhà tiên tri/Imâm là luật gia, lập luật lệ/nawâmis, đem lại chân phúc tột đỉnh của con người, kết hợp với Trí hiểu tác nhân. Fârâbi quan niệm nhà hiền triết thống nhất với Trí hiểu tác nhân qua trầm tư suy lư, nhà tiên tri phối hợp với Trí hiểu tác nhân qua tri tưởng, và là nguồn gốc của chủ nghĩa tiên tri cũng như những mặc khải tiên tri.

 

Trong thiên luận về các khoa học, Fârâbi đưa ra cái nh́n toàn cảnh về khoa học, như khoa học ngôn ngữ (bao gồm ngữ pháp, ngữ nghĩa, âm luật, khoa học luận lư (phân tích những điển loại phán đoán khác nhau, tu từ và sáng tạo học), những khoa học về tự nhiên và thần thánh, những khoa học về luật pháp và chính trị, cũng như khoa học khải huyền/kalâm. Triết học chính trị của Fârâbi trong một luận lư độc đáo bao gồm thần học, siêu h́nh học, vũ trụ luận , nhân học và lư luận hành động, chỉ ra những viễn tượng về quan hệ giữa tri năng với nhũng cấu trúc tôn giáo của Islam.

 

 

Al-Kindi: nguyên tên Abû Yûsuf Ya'ûb ibn Ishâp al-Kindi, sinh khoảng796/800 ở Kûfa, thuộc bộ tộcKindah, sống ở Basra nơi cha ông làm tổng trấn, và Bagdad dưới vương triều al-Ma'mûn và al-Mo'tasim (833- 842), kết thân với con của al-Mo'tasim là hoàng tử Ahmad; đến triều đại al-Motawakkil (847-861) ông bị thất sủng và chết cô độc ở Bagdad vào năm 873. Al-Kindi là nhà triết học đầu tiên đại biểu của xu hướng kế tục truyền thống văn hóa hy lạp. Ông tham dự phong trào dịch những bản văn hy lạp sang tiếng ả rập, có tới 260 nhan đề sách mang tên al-Kindi trong thư mục của Ibn al-Nadỵm, phần lớn đă thất lạc.

 

Một số khảo luận của al-Kindi được dịch sang tiếng la tinh vào thời Trung cổ như Tractatus de erroribus philosophorum, De Quinque Essentiis [5 bản chất là Chất thể, h́nh thái, chuyển động, không gian, thời gian], De Somno et visione, De intellectu. Vào thế kỷ XX, một số tác phẩm của ông t́m lại được ở Istanbul về những vấn đề như đệ nhất triết học, về số sách của Aristote và những điều tất yếu trong lúc theo tập sự triết học chứng tỏ ông là một nhà triết học đích thực, không phải đơn thuần là nhà toán học, thiên văn học, ư nghĩa của một triết gia kế thừa truyền thống hy lạp, đồng thời cũng là mẫu mực của triết gia trong tinh thần phổ quát của phương tây thời hiện đại của Descartes, Leibniz, Kant

 

Trong khi du nhập triết học Aristote, al-Kindi xếp loại tác phẩm của Aritote theo mục đích chỉ ra triết học thực tiễn kế tục siêu h́nh học, con đường tư tưởng của Aristote chỉ ra một quá tŕnh phản tỉnh giữa hai thái độ: thái độ toán học tạo thành một dự bị đi vào triết học và thái độ tiên tri xây dựng trên thiên khải. Trong chiều hướng này, ông lư giải những vật thể phi thường của vũ trụ là một thực tại sinh động được phú cho giác quan và trí năng dưới quản nhiệm của nguyên nhân thần thánh. Theo al-Kindi, Trí năng tách khỏi linh hồn người, luôn ở thế quyền năng và cấu thành những loại thuộc tính biến thể thành khả niệm qua trí hiểu của con người chỉ giữ một vai tṛ trong hệ thống nhận thức. Linh hồn thống nhất với tri năng hiện thể thủ đắc những khả niệm nhằm làm cho hoạt động tri thức hữu hiệu hơn trong quan hệ với trí năng ngoại tại. Luận điểm này của ông gần với học thuyết của Aristote. Mặt khác, trong những quan hệ thân thiết với những nhà tư tưởng hồi giáo/Mo'tazilites (tên chỉ chung những người ly khai, khởi từ Wâsil ibn 'Atâ lập trường phái suy lư tôn giáo tách rời cộng đồng hồi v́ quan niệm về tội lỗi là một t́nh trạng trung gian giữa đức tin/îmân và vô tín/kofr, học thuyết của họ tập trung vào hai nguyên tắc: nguyên tắc siêu việt và Thống nhất tuyệt đối về mặt Thượng đế và nguyên tắc tự do cá nhân trong việc trách nhiệm trực tiếp những hành vi của chúng ta về mặt con người), al-Kindi lấy lại luận điểm của phái này khi loại bỏ những thuộc tính gán cho Thượng đế, ông coi Chân-Nhất/Un-Vrai như một tuyệt đối từ sáng tạo. Trong thiên luận về đệ nhất triết học, ông phân tích Chân-Nhất từ góc nh́n phủ định khi phủ nhận những thuộc từ khả hữu và liên hiệp quan điểm triết lư với quan điểm của nhà Tiên tri, nghĩa là phân biệt một khoa học thuộc về con người/'ilm insânî như triết học, luận lư học v.v..với một khoa học thuộc về thần thánh/'ilm ilâhî chỉ những tiên tri mặc khải. Theo ông, hai cách thế nhận thức có thể bổ xung cho nhau là Mặc khải chỉ ra Thượng đế sáng tạo qua ư chí tự do và điều khiển mọi sự theo ư chí này, mặt khác tư tưởng thuần lư trong khi phủ nhận những thuộc tính gán cho Thượng đế, nhận biết quá tŕnh lưu xuất/émanation khởi từ Trí hiểu được sáng tạo đóng vai tṛ tri thức. Mô h́nh lưu xuất này ví như cách rọi sáng của mặt trời (al-Kindi trong thiên luận về những tia sáng của tinh tú quan niệm những tinh tú cũng như mặt trời phát quang bởi v́ định luật vật thể hàm ngụ sự phát quang như vậy. Điều đó muốn nói rằng mọi vật thể phát quang đến độ là mọi vật thể của thế giới sản sinh ra tia sáng do đó sinh ra vô số những chấn động, ngay cả tiếng nói của con người cũng có phát quang. Lư luận này dẫn đến thần lực học/théurgie). Robert Grosseteste (1175-1253) lập lại luận thuyết này khi quan niệm ánh sáng thần thánh phát tán cụ thể qua trung gian của những thiên cầu, mở đường cho việc sử dụng khoa h́nh học vào nghiên cứu Vũ trụ.Tuy nhiên mặt khác tư tưởng của al-Kindi c̣n được lư giải theo kiểu tượng trưng, như qua học thuyết Averroès giải thích những thánh hóa qua phát quang tâm linh.

 

Al-Kindi đuợc xem như cha đẻ của triết học Islam v́ công lao phát triển nền triết học này qua việc phổ biến tư tưởng hy lạp , sử dụng và chế ra những từ ngữ mới làm phong phú thuật ngữ triết học Ả rập.

 

Al-Ghazâlî: nguyên tên là Abû Hâmid Mohammad Ghazâlî, với giới kinh viện thời trung cổ được biết dưới tên Algazel hay Abuhamet, sinh khoảng 1058/1059 tại Ghazàleh, một làng ở ngoại ô Tùs (quê hương của nhà thơ Ferdawsî), xứ Khoràsàn đông bắc Iran và mất ở Tùs năm 1111. Những tác phẩm chính của ông như Tahàfut al-Falàsifah/Tính không nhất quán của các triết gia, 1095 (phê phán Avicenne, chính là sách làm mục tiêu cho phê phán sau này của Averroès (1126-1198) trong Tahàfut al-Tahàfut/Tính không nhất quán của không nhất quán và Saỳid-nâ 'Ali ibn Mohammad ibn al-Walîd trong Dâmigh al-bâtil/Sách nhằm thủ tiêu sự dối trá ở thế kỷ 13); Ihyà' 'Ulùm al-D́n/Tái sinh của khoa học tôn giáo,1096/1100; al-Munqidh min al-Dalàl/Giải tỏa sai lầm, 1108.

 

Giới kinh viện thời trung cổ thường biết đến Ghazâlî qua sách dịch Maqàsid al-falâsifa/Những hướng tính của triết gia sang tiếng la tinh Logica et philosophia Algazelis Arabis/Luận lư và triết học của Algazel người Ả rập (bản dịch của Dominicus  Gundissalinus năm 1145, lược bỏ phần giáo đầu tác giả cho hay ư định phê phán triết học trong tác phẩm sau) nên coi ông là người kế thừa Avicenne và bảo vệ triết học, trong khi thực sự ông đả kích triệt để triết học và có xu hướng thông thần luận.

 

Ông theo học ở Nishâpour, một trong những trung tâm trí thức quan trọng nhất trong thế giới Islam, và người thày mà ông chịu ảnh hưởng là Imâm al-Haramayn thuộc phái ash'arite (của nhà thần học al-Ash'arî  (873-935), người đă tuyên bố “phủ nhận học thuyết mo'tazilite tin vào Qorân được sáng tạo, phủ nhận thần ảo trong âm phủ, từ khước gán cho thượng đế mọi thuộc tính và phẩm tính tích cực” và thuyết giảng học thuyết Sunnite), sau khi thày mất năm 1085, ông dạy tại đại học Bagdad và rời bỏ nơi đây cũng như gia đ́nh vào năm 1095, hy sinh tất cả để theo đuổi sự xác thực nội tại, bảo đảm của Chân lư. Trong mười năm, ông khoác y phục của phái Sufi đi hành hương đơn độc qua thế giới hồi giáo, đến Damas, Jerusalem, Alexandrie, Caire, La Mekke, Medine, dành tất cả thời giờ cho việc thực hành suy tưởng của Sufi. Qua khỏi cuộckhủng hoảng tâm thần, ông trở lại quê nhà và mất vào năm 52 tuổi (1111).

 

Trong cuộc đi t́m xác thực kinh nghiệm nơi nhận thức nội tại, ông chứng nghiệm: Chân nhận thức là nhận thức mà nhờ đó sự vật được nhận thức tự phát hiện toàn diện (trước tinh thần), làm sao để không một nghi hoặc nào hay một lầm lẫn nào có thể tồn tại. Đó chính là mức độ mà con tim không thể chấp nhận hay giả định sự nghi hoặc. Mọi tri thức không chứa mức độ xác thực này là một tri thức bất toàn, dễ bị lầm lẫn. Ở một nơi khác ông giải thích tâm hồn suy tưởng là trung tâm tỏa sáng của Tâm hồn phổ quát, nhận những h́nh thái tri năng từ nơi đây, chứa đựng mọi nhận thứctrong tiềm thể, ví như hạt giống chứa mọi khả năng và điều kiện tồn tại của cây.

 

Trong quan điểm đó, ông phê phán những người theo Isma'il (phái cựcđoan shi'ite), theo Thiên chúa giáo, những nhà triết học, ông loại bỏ những thuyết chống lại tư tưởng Islam, như sự vĩnh cửu của thế giới, hay phủ nhận sự bất tử của những người vô tín ngưỡng. Những tranh biện của ông tập trung lư chứng triết lư liên quan đến Thượng đế (chứng cớ hiện hữu, thuộc tính và hành động của Thượng đế), đến thế giới (tất định hay ngẫu nhiên), đến Tâm hồn (t́nh trạng tự trị, tâm linh hay không tâm linh).

 

Mọi nỗ lực của Ghazâlî nhằm chứng minh cho những triết gia là chứng minh triết lư không chứng minh điều ǵ cả. Tác phẩm dẫn trên của ông có nhan đề Tahâfut al-falâsifa mà từ tahâfut mang nhiều sắc thái, như H. Corbin chỉ ra ư nghĩa hủy triệt/præcipitatio/ruina cho nên sách trên có thể dịch là Tự huỷ của những triết gia đă bị Averroès phản bác trong Tahàfut al-Tahàfut/Tự hủy của tự huỷ  qua luận điểm phủ định của phủ định, chỉ ra nghịch lư của Ghazâlî ở chỗ, khi quan niệm lư trí không có khả năng đạt được xác thực, th́ ít ra có sự xác thực hủy triệt những xác thực của triết gia,  nghĩa là nh́n nhận sự bất lực toàn diện của lư trí th́ sự bất lực này dẫn đến sự phủ nhận chính nó, chống lại nó. Khi chỉ ra chứng minh triết lư không chứng minh điều ǵ, bắt buộc ông phải chứng minh rơ ràng bằng một chứng minh triết lư vậy.    

 

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

(c̣n tiếp)

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

 

© gio-o.com 2008