ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

 

 

Từ điển triết học 13 (tiếp theo)

 

Triết gia Hy Lạp

 

Acusilaus/Akusilaos von Argos: Khởi thuỷ triết học hy lạp không phải là đối lập giữa huyền thoại/mythos và lư ngôn/logos, cũng không phải đối lập giữa hữu thể và thần thoại, như thể hữu là thước đo mọi sự. Trong bộ Siêu h́nh/Metaphusica 982b, Aristote đă giải thích: Con người trong bối rối và kinh ngạc nhận ra ngu muội của ḿnh. Do đó thế ngay cả ḷng yêu huyền thoại cũng chính là yêu tri thức/triết lư v́ huyền thoại cấu tạo từ những điều kinh ngạc.

 

Trong triết học cổ đại tiền-Socrate, phương thức phổ hệ là h́nh thái thể hiện qua nhân hệ, thần hệ, vũ trụ hệ diễn đạt tinh thần ngạc nhiên về quan hệ người với thế giới trong một trật tự có hệ thống trời/đất/thần/nhân. Acusilaus ở trong thời đại thần thoại này, với những nhân vật khác như Orpheus, Musaeus, Epimenides, Pherecydes, Theagenes. Acusilaus có thể sống vào thế kỷ thứ 6 tr. CN ở Argos, theo truyền thuyết đă viết tác phẩm Phổ hệ/Genealogiens (theo Apollonios von Rhodos) trong đó nói, Skylla/Szylla là con gái của Phorky và Hekate, hay khi cắt Uranos, giọt máu rơi xuống đất nẩy sinh ra ngưới Phäaken/Phéaciens (sống ở đảo mà Nausicaa đă vớt Ulysse - nay nay là đảo Corcyre - trong Odyssée của Homer). Acusilaus cũng nói Phoroneus là con người đầu tiên (theo Clemens). Ông coi Chaos/Hỗn mang là nguyên lư thứ nhất, Erebos là giống đực và Nacht/đêm là giống cái, giao hợp mà sinh ra Äther/Khí, Eros/Aùi và Mêtis/Tạp chủng, cũng như những thần khác (theo Damaskios). Platon cho rằng Acusilaus đồng ư với Hesiod về Hỗn mang có trước, rồi mới đến Đất và Aùi.

 

Nếu Phổ hệ tồn tại, có thể ví với Nam hoa kinh về cả ba mặt nhân hệ, thần hệ và nguyên luận vũ trụ. 

 

Aenesidemus/Änesidemos: Triết gia hoài nghi sống ở thế kỷ I trước Công nguyên, xuất thân từ trướng Hàn lâm của Platon, song ngả theo triết học của Pyrrhon. Ông thâu tóm lư chứng treo lửng phán đoán vào mười phương thức. Ông để lại những trước tác như Diễn từ của Pyrrhon, Đại cương học thuyết Pyrrhon đă thất lạc. Ông đồng ư với mọi điều cơ bản trong học thuyết Pyrrhon, như khi chúng ta có thể không biết ǵ về cấu thành thực sự của mọi vật th́ chúng ta có thể không quyết đoán được ǵ, kể cả sự không biết của chúng ta, như vật chúng ta đạt tới khoái lạc thực, đó là sự yên lặng. Hành vi của chúng ta một phần theo truyền thống, một phần theo cảm tính và nhu cầu. Một trong những nguyên lư Aenesidemus nêu ra là không thừa nhận kết luận về mọi vật phải có nguyên nhân.

 

Alcmaeon/Alkmaion von Kroton: Triết gia thuộc trường phái Pythagore ở Croton, sống ở nửa đầu thế kỷ 5 tr. CN, đă viết ra những sách về khoa học, đặc biệt về y học, đề tặng những người cùng trường phái như Brotinus, Leon, Bathyllus. Khởi điểm của ông là nghiên cứu thực nghiệm, trên căn bản mổ xẻ xúc vật, ông nhận ra bộ óc là cơ quan trung tâm của đời sống tâm linh. Quan niệm quân b́nh thể chất/isonomia xác định một lư luận về sức khỏe. Theo ông, sức khỏe tùy thuộc vào sự phân bố quân b́nh của các phẩm chất ấm lạnh, khô ướt, ngọt đắng trong cơ thể, khi mất quân b́nh gây ra bệnh tật. Ông cũng xây dựng những bước đầu cho tâm lư học, phân biệt cảm quan tri giác với tư duy, và trong tư duy phân biệt kư ức, ư niệm và tri thức. Tuy nhiên Alcmaeon nghĩ khả năng nhận thức của con người rất ít, chỉ có thần thánh rất rơ về những sự vật trần gian cũng như những sự vật bất kiến, con người ta chỉ biết phỏng chừng mà thôi.

 

Alexander of Aphrodisias/Alexandre d'Aphrodise: sinh trưởng ở Carie, dạy ở Athen vào khoảng 198/211 CN, được coi là hậu duệ của trường phái Aristote. Alexander có lẽ chịu ảnh hưởng những b́nh luận về Lư giải Aristote của Aspasios (cuối thế kỷ 1 sang đầu thế kỷ 2). Alexander khai triển lư luận về những phổ quát trong triết học Aristote. Ông quan niệm tính ưu tiên của bản thể đặc thù và sự hiện hữu của những phổ quát chỉ là những khái niệm, hay là những hành vi của trí năng”. H́nh thái là cái ǵ tạo cho vật chất này là cái nó là, nhưng thường hằng trong khi h́nh thái là phổ quát theo nghĩa chung.

 

Ông đưa ra một học thuyết về linh hồn và tri năng. Quan năng tri thức của con người có thể hiện hữu qua ba điều kiện được mô tả như ba trí năng: trí năng vật chất/intellectus possibilis không là cái ǵ hiện thựcmà chỉ là tiềm năng trần trụi của thân thểphát triển lư trí - giai đoạn thiếu nhi; trí năng tập tục/intellectus in habitu là sở hữu/ đồng nhất với khái niệm hay những phổ quát nhận được từ kinh nghiệm cảm năng; trí năng linh hoạt/intellectus agens thể hiện những tư duy h́nh thành tri năng tập tục, như vậy đồng đẳng với trí năng tự thức.

 

Vào thế kỷ 15, những triết gia Ư theo Alexander bảo vệ lư giải tâm lư học Aristote chống lại những lư giải của Averroes và Aquinas.

 

Những tác phẩm chính của Alexander được biết như Luận về Thần (phản bác phái khắc kỷ và Platon), Luận về những nguyên lư, Về linh hồn, Về hỗn hợp (phân tích có phương pháp những lư luận khác nhau của hỗn hợp xây dựng trên ư niệm là từ hỗn hợp, mọi thể đều bảo toàn tính đồng nhất của chúng), Về lư học, Về thời gian v.v..Ngoài ra c̣n những thiên luận về Phân tích, Biện chứng, Khảo về giác quan và những khả xúc, Siêu h́nh học của Aristote.

 

Ammonius: sinh vào khoảng 435/445 và mất khoảng 517/526  CN, dạy triết học ở Alexandria mà trước đó cha ông là Hermeias đă phụ trách (Alexandria là một trung tâm quan trọng của văn hóa Ky tô và ngôi trường Hermeias cũng như Ammonius giảng dạy được Horapollo thành lập và Hermeias dạy tu từ học và triết học). Ông là một nhà b́nh giải Aristote, đồng thời cũng nổi tiếng về hai môn h́nh học và thiên văn. Ông là học tṛ của Proclus ở Athen; tại Alexandria, ông chuyên giảng về những triết gia theo Platon ở cuối thế kỷ 5 và đầu thế kỷ 6 như Philoponus, Asclepius, Simplicius và Olympiodorus. Những b́nh giảng về Aritote của ông được các môn đệ sau này xuất bản, tuy nhiên bản thân Ammonius cũng viết một thiên b́nh giảng dài về Lư giải của Aristote để xuất bản, văn phong và tư tưởng chứng tỏ chịu ảnh hưởng Proclus và phái tân Platon.

 

Thời đại của Ammonius và Alexandria ở trong một môi trường thờ phụng của Ky tô giáo, nên nhiều học giả viết về Ammonius như Damascius xem quan điểm của ông có vẻ thỏa hiệp với tôn giáo đương đại.    

 

Antiochus: sinh vào cuối thế kỷ thứ hai tr. CN, năm 130 ở Ascalon (nay thuộc Do thái) và mất năm 69 tr. CN. Ngay từ rất sớm vào khoảng 110 tr. CN, ông đă đến Athen theo học tại trường Academos xây dựng từ thời Platon. Người thày ông là Philon/Philo of Larissa lúc đó làm hiệu trưởng. Họ chia cách nhau kể từ năm 88 khi trường đóng cửa ở Athen; Philon đến Rome và Antiochus đến Alexandria. Ở nơi đây, ông phê phán quan điểm hoài nghi của Philon và xây dựng trường mới (Philon được coi như khởi trường Academos thứ tư và Antiochus được coi như khởi Academos thứ năm), trong số những người theo triết học của ông như Ciceron, Varro, Brutus. Cicéron nhận xét về Antiochus tự phụ là một người của Academos, song thật sự ông cũng gần giống như một người khắc kỷ hoàn toàn công chính”, ư nói Antiochus thiên về chủ nghĩa giáo điều khắc kỷ, và chống lại chủ nghĩa hoài nghi của Philon và trường Academos.

 

Cũng như nhiều triết gia cổ đại hy lạp, sách vở của Antiochus bị thất tung, chỉ c̣n được biết đến qua những trích dẫn trong sách của Sextus Empiricus (thế kỷ thứ 2 CN). Hai tác phẩm chính của Antiochus là Canonica/Tiêu chuẩn thiên về tri thức, truy cứu chân lư và Sôsus cũng thiên về tri thức, dưới h́nh thức đối thoại, nhằm phê phán Philon. Antiochus coi tiêu chuẩn của chân lư và mục đích của nhân sinh là hai mối quan tâm chủ yếu của triết học. Trên quan điểm đó, tri thức luận mà Antiochus tŕnh bày có nhiều điểm cơ bản của phái Khắc kỷ, theo ông nhà sáng lập phái Khắc kỷ, Zeno of Citium chỉ sử dụng một số thuật ngữ mới và sửa đổi một số điểm của học thuyết phái Academos. Về mặt đạo lư, ông cũng đồng ư với phái Khắc kỷ, coi đức hạnh đủ để bảo đảm hạnh phúc, song ông quan niệm rộng răi hơn khi phân biệt đời sống hạnh phúc/vita beata trên cơ sở đức hạnh với đời sống toàn phúc/vita beatissima đ̣i hỏi cả tốt về mặt thân thể và ngoại vật.

 

Arcesilaus/Arcésilas: sinh vào khoảng 316 hay 315, là một triết gia có khuynh hướng hoài nghi và được coi là người lănh đạo thứ sáu của trường Academos thời kỳ giữa. Ở giai đoạn này, Academos của Athen có quan điểm hoài nghi trong triết học, phê phán tri thức luận Khắc kỷ, và ảnh hưởng kéo dài hai thế kỷ. Quan niệm hoài nghi của Arcesilaus được đánh giá theo nhiều mặt, có người cho là quá tiêu cực hay hủy triệt mọi cách nh́n triết học, có người cho là tích cực về phương diện phương pháp, giống như Descartes sau này, khởi sự hoài nghi mọi sự nghĩ là đă biết trên cơ sở lư chứng, có người xem ông rất gần với thuyết hoài nghi của Pyrrhon, nghĩa là từ khước chấp nhận bất kỳ học thuyết nào đă có về mặt thuần lư và đ̣i hỏi cần phải tra xét thêm nữa.

 

Arcesilaus học thiên văn và h́nh học ở quê nhà Pitanè trong vùng Aeolis Tiểu Á, chạy sang Athen, theo tu từ học với Theophrastus (người kế nghiệp Aristote) khoảng 295/290 tr. CN, rồi quay sang triết học ở Academos với Crantor, Polemo và Crates. Khi Crates mất khoảng 268/267 ông kế thừa lănh đạo trường hơn 25 năm cho tới khi mất vào khoảng năm 240/242 tr. CN.

 

Giống như Socrate, ông không viết tác phẩm triết học nào, những lư luận của ông được các môn đệ như  Pythodorus và Lakydes ghi chép lại.Ông cũng sử dụng phương pháp đối thoại biện chứng kiểu Socrate chống lại mọi xu hướng giáo điều, đặc biệt là giáo điều khắc kỷ. Trong khi phê phán khắc kỷ, ông thường dùng khái niệm epochè treo lửng phán đoán, như kiểu hoài nghi Pyrrhon, nghĩa là không đưa ra quyết đoán để có thể tranh biện. Với vị thế này, Arcesilaus đă khởi sự một phương pháp luận mới cho trường Academos, thái độ akatalepsia phản bác lại học thuyết phantasia kataleptike của phái khắc kỷ (quan niệm có những tri giác phân biệt với những cái khác và thật không thể nghi hoặc, trong khi Arcesilaus chỉ ra là không có ấn tượng tri thức); ông cũng đề ra học thuyết eulogon/khả lư yêu cầu xem xét những lư lẽ thuận hay chống lại một lư chứng, ngơ hầu  có thể chấp nhận được cái xác suất. Quan điểm này của Arcesilaus chứng tỏ ông không hẳn thuộc phái hoài nghi, v́  phái này phủ nhận phát triển lư luận e làm xáo trộn tâm hồn, Những môn đệ thừa kế Arcesilaus vẫn trung thành với học thuyết của ông, và xuất sắc trong giai đoạn này là Carneades (214-129 tr. CN) đào sâu khái niệm xác suất.

 

Archytas of Tarentum/de Tarente: là một trong những triết gia quan trọng của trường phái Pythagore, sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 4 tr. CN. Archytas là một nhà chính trị có quyền hành/autokratôr, một nhà toán học, một nhà khoa học về canh nông và cơ khí. Theo Aulu-Gelle, nhờ vào phép tính ông đă chế tạo ra một con bồ câu gỗ có thể bay; kiến thức toán của ông c̣n áp dụng vào lănh vực âm nhạc, tính độ đo những quăng (chứng  minh tỷ số n+1 : n, rất quan trọng trong lư luận âm nhạc, không thể bị chia bằng một tỷ lệ thức trung b́nh); Archytas là người đầu tiên giải đáp bài toán nhân đôi h́nh khối (lũy thừa ba); ông cũng là người đầu tiên giới hạn toán học vào những lănh vực h́nh học, số học (lư thuyết số học), thiên văn học mô tả (lượng giác cầu), âm nhạc được coi là quadrivium/ tứ bộ thời trung cổ. Archytas c̣n được coi là người đă đặt cơ sở toán học vào khoa cơ học, phát triển quang học, đánh giá khoa toán luận chuyên về con số và tỷ lệ là khoa học cơ bản. Ông quan niệm tính toán hợp lư và hiểu biết tỷ lệ là nền tảng cho một đời sống tốt đẹp cho cá nhân và một quốc gia công chính.

 

Archytas sống ở Tarentum, một thành phố hy lạp miền Nam nước Ư, theo Cicéron ông là họctṛ của Philolaus thuộc trường phái Pythagore và là thày của nhà toán học Eudoxus. Năm sinh và mất của ông không được ghi lại rơ ràng, căn cứ vào những suy đoán của người sau, Archytas sinh trong khoảng 435/410 và mất trong khoảng 360/350. Cũng như phần đông triết gia cổ đại, chỉ c̣n ít nhiều trích đoạn trong tác phẩm của ông để lại trên những công tŕnh của các tác giả từ nửa sau thế kỷ thứ tư tr. CN.  Thư thứ 7 (338d) của Platon chứng tỏ mối quan hệ giữa Archytas và Platon về mặt chính trị và triết học.

 

Archytas xem xét vị thế của Một khi tham dự/metechein vào bản chất của số chẵn và số lẻ, v́ khi thêm vào một số chẵn sẽ sinh ra một số lẻ và khi thêm vào một số lẻ sẽ sinh ra một số chẵn; như vậy điều này chứng tỏ bất khả hữu nếu Một không tham dự vào bản chất cả hai, v́ lư do đó có thể gọi Một là chẵn-lẻ. Tác động của đơn nguyên/Một có vị thế là đơn tử, nghĩa là một thực thể tự định biểu thị đặc tính tham dự vào cả hai bản thể đối lập. Khái niệm tham dự giả định học thuyết Platon có thể đă chịu ảnh hưởng từ những triết gia phái Pythagore như Philolaos  và Archytas.

 

Antiphôn: ông là một trong những nhà Ngụy biện ở Athen  sống vào nửa sau thế kỷ 5 tr. CN cùng thời với một nhà Ngụy biện khác, Thrasymachus ở Chalcedon. Tuy Platon không nhắc đến tên ông, song rất nhiều đoạn văn c̣n t́m thấy trên giấy chỉ thảo Oxyrhynchus papyrus, và người ta ngờ rằng nhà hùng biện Antiphôn và nhà soạn kịch Antiphôn cũng chính là nhà Ngụy biện Antiphôn, mà tác phẩm chính viết về Chân lư.  Ông thừa kế tư tưởng của những nhà Ngụy biện đi trước như Protagoras, Hippias, đôi khi của cả những người tiền bối như Parmenides, Xenophanes. Ông sử dụng sự tương phản giữa tự nhiên/Φύσις và luật/Νόμος, khẳng định mọi người đều b́nh đẳng, không phân biệt quư/tiện. Trong sách dẫn trên, ông lư luận: Chúng ta kính ngưỡng những người sinh ra từ nhà quyền quư, nhưng không kính ngưỡng những người không sinh ra từ nhà quyền quư; như vậy trong quan hệ đối với nhau, chúng ta cũng như người man dă, v́ mọi người chúng ta từ tự nhiên đều sinh ra cùng một cách, dầu là người Hy lạp hay ngưởi man dă. Và đương nhiên  những luật của tự nhiên cũng chi phối với tất cả mọi người. Tương tự, mọi sự đều đắc thủ như nhau không phân biệt người man dă hay người Hy lạp. Chúng ta cùng hít thở khí trời qua miệng và mũi, cũng dùng bàn tay để ăn.

 

Những tác phẩm mang tên Luận về thỏa hiệp, về Nhà nước, Nghệ thuật đấu tranh với phiền muộn được xem như  do Antiphôn trước tác, tŕnh bày mộtquan điểm bi quan về nhân sinh, một loại văn chương mới, lối viết khuyến dụ, dùng ngữ ngôn để an ủi con người vượt ra khỏi buồn phiền. 

 

Antisthenes: sinh ở Athen vào khoảng 443/4 và mất vào khoảng 368/366 tr. CN là học tṛ Gorgias và thân với Socrate (trong thiên Phaedo 59b của Platon kể Antisthenes có mặt trong cảnh chứng kiến Socrate chết). Ông được coi là người sáng lập trường phái khuyển sĩ, tuy nhiên mối quan hệ giữa Antisthenes và Diogenes không rơ ràng (có lẽ Diogenes đến Athen sau khi Antisthenes đă mất và Khuyển/kụn để chỉ riêng Diogenes). Căn cứ vào lời dẫn của Aristote trong thiên Tu từ, ông nhắc đến Antisthenes và những người theo ông này, không đề cập đến liên lạc giữa Antisthenes và phái Khuyển sĩ, tuy nhiên Antisthenes chắc chắn có ảnh hưởng tới sự phát triển tư tưởng của Diogenes. Ông ca ngợi cái nghèo, đức hạnh dựa trên hành động, không phải lư luận suông, đức hạnh đủ để được hạnh phúc. Antisthenes đă viết bộ sách về Danh hay Giáo dục ảnh hưởng tới quan niệm ngôn ngữ của Diogenes. Ông quan niệm giáo dục khởi sự bằng nghiên cứu ư nghĩa của từ ngữ v́ từ ngữ tương ứng với thực tại, một mệnh đề hoặc là thật hoặc không có ư nghĩa, mâu thuẫn và những phát biểu giả dối không thể khả hữu. Những sách được truyền tụng của Antisthenes như Heracles ca ngợi lư tưởng sống lao động, tự lực và gian khổ, Cyrus giáo dục t́nh yêu nhân loại, Alcibiades từ khước đam mê ích kỷ, Archealaus công kích bạo chúa, Sathon tranh biện với thiên Euthydemus của Platon và Antisthenes là người đă đưa h́nh thức protreptikoς/dẫn vào triết học. [Xem: Diogenes/khuyển sĩ].

 

Aristippus/Aristippe/Aristippos/Aristipo: ở Cyrene/Kyrene vùng bắc Phi sinh vào năm 435 và mất vào khoảng 355/366 tr. CN được coi là người sáng lập trường Cyrenaic hay khoái lạc chủ nghĩa/kyrenäischen oder hedonisch en Schule (những môn đệ của trường phái này như Theodorus, Annicerus, người đă dùng tiền chuộc Platon khi ông này bị bắt ở Ỉgina đang trong cuộc chiến với Athen và đưa bán ở chợ nô lệ). Cũng như Antisthenes, ông thân cận với Socrate và là nhà tư tưởng xem ra tương phản với Antisthenes. Mặt khác, tranh biện giữa Aristippus với Diogenes là một xung đột triết học về mặt chính trị-xă hội (Aristippus và Diogenes đều có thái độ chống đối chính quyền/politeia v́ coi là phản tự nhiên, song Aristippus tự coi ḿnh là kẻ xa lạ/xenos c̣n Diogenes là một công dân/politès).Tuy nhiên cũng như Antisthenes, Aristippus đo lường giá trị của tri thức qua ích lợi thực tiễn. Ông coi những khoa toán, vật lư  không có giá trị thực tế, những vấn nạn tri thức đối với ông phải có cơ sở để thiết lập đạo lư. Cũng như Socrate, ông đặc biệt chú trọng đến đạo đức thực tiễn mà cứu cánh là hưởng niềm khoái lạc hiện tại. Chủ nghĩa khoái lạc của ông xây dựng trên một yếu tố tự chế, không phải là tự quên ḿnh nhưng là làm chủ thuần lư được khoái lạc để không bị nô lệ vào khoái lạc (minh họa qua nhận xét của ông về người tính của ḿnh: tôi có Lais, không phải cô ta có tôi/Yo tengo a Lais, no ella a mí). Mọi hành vi đều dửng dưng  trừ phi tạo ra được khoái lạc. Đời sống của chính ông là mẫu mực của thái độ triết lư, sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phú quư hay nghèo khổ cũng vậy đối với ông, vẫn tự do phơi phới. Quan niệm sống của Aristippus đối lập với Antisthenes, có thể coi như tương phản giữa khuyển sĩ và khoái lạc ở chỗ tuy cùng chủ trương tự biết ḿnh, song một đằng chú trọng đến làm chủ bản thân, coi tri thức là ưu tiên, một đằng giản lược vào khoái lạc, chú trọng đến khả năng hiện hữu của trực tiếp và vô tri thức. Đó là nguồn gốc cho những tư tưởng về sau, từ trường phái Platon, đến trường phái khắc kỷ Stoa và khoái lạc Epicure.

Aristippus được coi là tác giả của những thiên như Công kích/Diatribes, Luận về đức hạnh, Luận về giáo dục, Dự bác pháp/Protreptiques, song cũng có thuyết khẳng định ông cũng như Socrate không hề viết.  

 

Anacharsis: sinh trưởng ở Scythia, là một nhà hiền triết đầy vẻ thần thoại trong truyền thống hy lạp, được nói đến trong bộ Sử  của Herodotus và trong thư của Apollonius of Tyana (thuộc phái Pythagore vào thế kỷ 1 CN). François Hartog qua phân tích cấu trúc tác phẩm Herodotus (trong The Mirror of Herodotus: The Representation of the Other in the Writing of History, 1988) nhận xét Anacharsis như Herodotus mô tả không thuộc trường phái nào ở Hy lạp, cũng không phải người tử đạo cho chủ nghĩa Hy lạp, cũng không đại diện cho phái khắc kỷ. Von der Mühll trong một bài viết “Das Alter der Anacharsislegende” cũng như Heinze trong Anacharsis cho rằng những người khắc kỷ đă dùng truyền thuyết Anacharsis cho mục đích đề cao ưu thế của tự nhiên/phusis đối với phong tục, luật lệ/nomos. Những bản văn thời cổ đại, như của Plutarch, Diogenes Laertius đề cập đến vai tṛ của Anacharsis như một hiền triết bên cạnh Thất Hiền hy lạp  như Thales, Solon v.v.. 

 

Aristo: sống vào thế kỷ thứ 3 tr. CN ở Chios tiêu biểu cho người khắc kỷ có xu hướng khuyển sĩ. Theo Diogenes Laertius trong Vitae philosophorum, Aristo phát biểu rằng mục tiêu của hiện hữu là sống một đời sống dửng dưng với những ǵ làm trung gian giữa đức hạnh và thói xấu, không tạo cho ta bất kỳ loại xử sự phân biệt nào giữa những trung gian này, nhưng đặt tất cả trên một cơ sở b́nh đẳng. Ông lư luận là đối với nhà hiền triết giống như một diễn viên giỏi, bất kỳ là thủ vai Thersites hay Agamemnon [hai nhân vật trong thần thoại hy lạp, Thersites tiêu biểu cho người phê phán xă hội, Agamemnon là vị vua đă chiến thắng thành Troy, cả hai đều tham dự cuộc chiến Trojan] cũng diễn đúng như yêu cầu của vai tṛ. Quan điểm này phản ảnh thái độ chống lại tư trào Khắc kỷ đương thời coi mọi giá trị đạo lư trên cơ sở sự vật tùy vào tự nhiên/ta kata phusin, hướng dẫn đời sống phù hợp với tự nhiên hay đức hạnh. Aristo chỉ ra mâu thuẫn ở đây là: nếu giá trị tự nhiên chủ yếu là tính thiện (thiện tự nhiên là thiện và tự nhiên là có giá trị), vậy th́ làm sao bất kỳ việc ǵ có giá trị tự nhiên có thể nói được là thiếu tính thiện? Dĩ nhiên , cái rủi ro gán tính thiện cho bất kỳ việc ǵ với giá trị tự nhiên là ở chỗ sự vật ḥa hợp với tự nhiên xem ra là thiện vi mô và c̣n tệ hơn th́ cũng giống như một loại thiện - điều mà Aristo không chấp nhận.

 

Khái niệm dửng dưng/adiaphoria của Aristo có thể phức tạp v́ nó biểu thị bất kỳ cái ǵ ở ngoài đức hạnh và xấu xa. Vấn đề là đức hạnh ở trong hành vi hay trong thái độ hướng về hành vi? Vấn nạn mang tính lưỡng luận. Khác với giải pháp của Khắc kỷ, Aristo không phân biệt hành vi dửng dưng thực hiện có mang đạo lư hay xấu xa, nhưng thể hiện mọi hành vi dửng dưng toàn diện. Ông quan niệm dửng dưng ở trong nội tại của đức hạnh. Nhà hiền triết tỏ ra tự kiên định trong hành động, nghĩa là kiên định dửng dưng với sự vật, đức hạnh th́ thiện vô điều kiện, song thiện và đức hạnh không thực hiện trong đường lối vô điều kiện, chỉ thủ đắc khi liên quan với những hoàn cảnh đặc thù/kata touton ton kairon, thiết yếu do mối quan hệ này xác định. 

 

Kỳ sau: triết gia hy lạp tiếp theo: Anaximander/Anaximenes/Anaxagoras; triết gia Ả rập:al-Farabi/al-Ghazali/al-Kindi/al-Shahrastâni/al-Suhrawardi/Averroes/Avicenna; triết gia do thái:Don Isaac Abravanel/Judah Abravanel/Avicebron/Albo Joseph

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

 

bấm vào đây xem các kỳ trước

 

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html