ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

 

 

 

Từ điển triết học 12 (tiếp theo)

 

Những triết gia tôn giáo/hy lạp/cận hiện đại

Ảnh tượng/Ảo tưởng/Tri tưởng

 

 

Triết gia tôn giáo:

 

Anselm of Canterbury: Sinh năm 1033 ở Ư và được giáo dục ở Normandy song Anselm trở thành tu sĩ ḍng Benedictine và được phong làm tổng giám mục địa phận Canterbury bên Anh từ 1093. Ông chủ trương như Augustin về quan niệm đặt niềm tin trên lư trí trong mối quan hệ giữa triết học và thần học, v́ cho rằng chân lư chỉ viên măn qua đức tin đi t́m tri năng/fides quaerens intellectum.

 

Tư tưởng của Anselm hấp thụ từ luận lư của Aristote, siêu h́nh học của phái tân-Platon và Ky tô giáo để h́nh thành một lư luận vấn đáp biện chứng, có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh viện. Một học giả cận đại coi Anselm là một trong những tinh thần sâu sắc và đáng tán dương nhất.

 

Trong những tác phẩm của Anselm, Bàn về Chân lư/De Veritate  luận mọi loài chịu sự hiện hữu và giá trị từ thượng đế là nguồn suối của mọi chân lư; Monologium/độc thoại hay Exemplum meditandi de ratione fidei/một ví dụ về suy niệm trên lư tính của đức tin mô tả thượng đế là tối chân thiện làm cơ sở cho mọi giá trị đạo lư cũng như hiện hữu xây dựng trên thực tại của những giá trị này. Anselm đưa ra Lư chứng hữu thể luận quan niệm thượng đế được hiểu như không thể quan niệm có ǵ lớn hơn/aliquid quod maius non cogitari potest trong Proslogium/diễn từ (như chính Anselm xác định trong lời tựa: Monologion, id est soliloquium,..Proslogion, id est alloquium) . Khuyết điểm của lư chứng này đă do Gaunilon, người đương thời với Anselm nêu ra khi ông phản bác là người ta không thể dựa trên hiện hữu trong tư duy để kết luận về hiện hữu ngoài tư duy. Thực vậy hiện hữu như đối tượng của tư duy không thể coi là hiện hữu thực sự mà chỉ là được nhận thức. Phản ứng của những triết gia về sau như Descartes: dầu tôi nhận thức thượng đế như thể hiện hữu, dường như không phải do đó mà thượng đế hiện hữu, v́ tư duy của tôi không áp đặt bất kỳ tất yếu nào lên sự vật; Locke: ư niệm về một hữu thể hoàn hảo nhất, không phải chứng cớ duy nhất về thượng đế - ư niệm về một hữu thể hoàn thiện nhất mà con người có trong trí có thể hay không thể chứng tỏ hiện hữu của một thượng đế, không bàn đến ở đây.. nhưng tôi nghĩ điều tôi có thể nói là cách thiết lập chân lư [về hiện hữu của thượng đế]..về ư niệm thượng đế trong óc họ như thể chứng cớ duy nhất về thượng đế là một phương cách không tốt; Leibniz: tôi không nghĩ những chứng minh của những người theo Descartes rút ra từ ư niệm về thượng đế là hoàn hảo (những ǵ Descartes vay mượn từ Anselm rất đẹp và hay nhưng vẫn có khiếm khuyết); Kant: lăng phí thời gian và lao động bỏ ra trong lư chứng hữu thể luận nổi tiếng này về hiện hữu của thượng đế từ những khái niệm như vậy;  Hegel: Lư chứng này gồm trong nhiều lư chứng đến tận thời Kant, ..và c̣n tới ngày nay. Nó khác với những ǵ chúng ta thấy và đọc nơi cổ nhân. V́ cho là thượng đế là tư duy tuyệt đối cũng như khách quan; v́ mọi vật trong thế giới là ngẫu nhiên, không là chân lư tự trong nó hay v́ nó, song thấy ở vô tận. Những nhà kinh viện cũng biết rất rơ khởi từ triết học Aristote mệnh đề siêu h́nh phát biểu là tiềm năng tự nó không là ǵ hết, mà rơ ràng là một với động năng. Mặt khác, sau này cái đối lập giữa chính tư duy và Hữu bắt đầu xuất hiện với Anselm. Điều đáng ghi nhận là kể từ nay lần đầu qua thời Trung cổ và trong Ki tô giáo, Khái niệm và Hữu phổ quát, khác với quan niệm thông thường,  trở nên định vị trong trừu tượng thuần túy như trong những cực vô tận này..[Hegel muốn chỉ ra từ Anselm, Hữu trở thành thuộc từ và Ư niệm tuyệt đối là chủ từ, và là chủ từ của tư duy; lư chứng hữu thể của Anselm muốn nói thượng đế là ư niệm của hiện hữu thống nhất mọi thực tại trong nó, và thượng đế là bản thể phổ quát của mọi bản thể, cho nên Anselm khẳng định ngay kẻ rồ/insipiens cũng có thể thuyết phục được là trong tư duy có điều ǵ đó mà không sự vật nào có thể nghĩ lớn hơn nó.. Đối lập giữa Hữu và tư duy là khởi điểm của triết học, tuyệt đối chứa trong nó hai đối lập này, tuy nhiên với Anselm có  thể ghi nhận phương thức luận lư h́nh thức của tri năng , quá tŕnh lư luận kinh viện đă thấy nơi ông. Quả thực nội dung th́ đúng, song h́nh thức th́ sai]; Lotze: Anselm trong phản tư phóng khoáng và tự nhiên đây đó đă tiếp chạm tư tưởng về cái ǵ lớn nhất mà chúng ta có thể nghĩ , nếu như chúng ta nghĩ nó chỉ là tư duy, th́ không bằng với cái ǵ lớn nhất nếu như chúng ta nghĩ nó là hiện hữu.. Chúng ta không từ sự hoàn hảo của cái ǵ tức thời hoàn hảo diễn dịch thực tại của nó như một hậu quả luận lư; nhưng nếu không có lời uyển ảo của một diễn dịch chúng ta trực tiếp cảm thấy ngay sự bất khả của cái không hiện hữu, và mọi thứ tương tự với lư chứng tam đoạn luận chỉ làm cho rơ hơn cái trực tiếp về sự chắc nhắn này. Nếu cái ǵ lớn nhất không hiện hữu, th́ cái lớn nhất không thể hiện hữu, và không phải bất khả là cái ǵ lớn nhất trong mọi sự vật nhận thức được phải không hiện hữu.  

                       

Những tác phẩm chính của Anselm là: Monologium, Proslogium, De Veritate, De libero arbitrio, De casu diaboli, De grammatico, Cur Deus Homo.

 

Albertus Magnus/Albert the Great/Albert le Grand/Alberto el Grande/Albert der Groß: nhà triết học/thần học kinh viện này ra đời tại Lauingen, Bavaris, vào khoảng 1193/1206 (nhiều từ điển triết học ghi như vậy; theo Emile Bréhier và Lambros Couloubaritsis là 1206, vào ḍng Đa minh năm 1223, theo học ở Padua và Bologna, dạy thần học ở Đại học Paris trong những năm 1245 đến 1248, Thomas Aquinas là học tṛ và phụ tá cho ông vào thời gian này. Năm 1248 ông được gửi đi Cologne để tổ chức giáo huấn ở đây, năm 1260 trở thành giám mục ở Ratisbon và điều hành giáo phận này trong hai năm rồi trở về giảng huấn và viết sách cho đến lúc mất ở Cologne năm 1280.

 

Những tác phẩm của Albert chứng tỏ ông c̣n là một nhà khoa học và triết học, như Speculum Astronomiae, Liber de Causis et Processu Universitatis theo đường lối khảo cứu như Aristote về vật lư, tâm lư, địa lư, sinh vật học, thực vật học, khoáng chất cũng như thảo luận về vũ trụ và đời sống nói chung.Tư tưởng của Albert quan yếu ở chỗ chú trọng đến khoa học và triết học hy lạp và ả rập đem lại cho thần học Ky tô giáo.

 

Aquinas, Thomas/von Aquino/d'Aquin: Triết gia kinh viện sinh ở Roccasecca gần Naples năm 1225 theo học ḍng Benedictine trong những năm 1230-1239, vào đại học Naples trong những năm 1239-1244, quay sang ḍng Đa minh năm 1244,  trở thành môn đệ của Albert le Grand ở đại học Paris trong những năm 1245-1248, ở Cologne đến năm 1252 trở lại Paris (1254-1256) dạy thần học cho đến 1259-1268 dạy và phục vụ tại giáo hoàng chủng viện ở Ư, từ 1269 đến 1272  trở lại dạy ở Paris, quay về Naples và mất ở đây năm 1274.

 

Aquinas viết nhiều tác phẩm suốt hai mươi năm, hai sách nổi tiếng là Summa contra Gentiles, 1260  chống người ngoại đạo và Summa Theologiae, 1265-1272 tŕnh bày tư tưởng chủ đạo của ông, chứa đựng triết lư về cả hai mặt phương pháp và nội dung, gồm những phần như luận về thượng đế ( về ba ngôi, sáng tạo, thiên thần, công tŕnh sáu ngày dựng thiên lập địa), về con người, về thiên trị, về cứu cánh sau cùng của đời người, về hành vi của con người (đam mê, tập quán, luật lệ, ân sủng, đức tin, hy vọng, bác ái), về nhập thể, phục sinh. Cũng như Albert, Aquinas viết một số luận bàn về những thiên Phân tích, Đạo đức,Siêu h́nh, Vật lư v.v..của Aristote, cho nên Aquinas thường được xem là người đưa những công tŕnh của Aristote vào trong thế giới Ki tô giáo, kết hợp triết học Aristote với những học thuyết thần học Ki tô.

 

Etienne Gilson, một học giả chuyện biệt về học thuyết thomiste (triết học của Thomas d'Aquin) phát triển theo hai điều kiện: khu biệt giữa lư trí và đức tin cùng sự tất yếu về ḥa hợp giữa hai điều này. Lănh vực của triết học toàn diện chỉ thuộc về lư trí, điều đó có nghĩa là triết học chỉ nh́n nhận những ǵ thu nhận được qua ánh sáng tự nhiên và chứng minh được bằng những tài nguyên của nó. Thần học th́ trái lại xây dựng trên mạc khải, nghĩa là rốt cuộc dựa vào thẩm quyền của thượng đế. Những vấn đề của đức tin là những nhận thức có nguồn gốc siêu nhiên, do đó chân lư của triết học ḥa hợp với chân lư của mạc khải nhờ vào một chuỗi những quan hệ thực và khả niệm, nếu như tinh thần của chúng ta có thể lănh hội đầy đủ những dữ kiện của đức tin. (Khu biệt giữa triết học và niềm tin mà Thomas d'Aquin chỉ ra xác đáng để suy nghĩ, đối với chủ nghĩa Mác cũng như một số lập thuyết mị dân không phân biệt chân lư của lư trí với chân lư của đức tin nên đưa ra những đề án hoang tưởng, lẫn lộn giữa lư trí của triết học với quyết đoán của đức tin trong những vấn đề văn hóa và xă hội).

 

Học thuyết của Thomas d'Aquin trở thành chủ nghĩa Thô-mít có một vị trí quan trọng trong thần học và triết học thời Trung cổ. Về mặt lịch sử, Thomas đă có công đưa triết học Aristote vốn bị thù nghịch trong thế giới Ki tô trở thành một đồng minh của thế giới Ki tô giáo, dưới thời giáo hoàng Urban (tác phẩm của Aristote dịch sang tiếng La tinh dựa trên những bản dịch tiếng Ả rập, qua ảnh hưởng của Avicenna và Averroës có nhiều điều trái với đức tin Ki tô và bị cấm, cho đến thời giáo hoàng Gregory IX và Urban IV đă triệu Thomas d'Aquin về cùng với William of Moerbeke dịch Aristote thẳng từ tiếng hy lạp qua tiếng La tinh).

 

Chủ nghĩa Thô-mít hiện đại được sinh động từ thư Aeterni Patris, 1879 của giáo hoàng Leo 13 nhằm phục hồi triết học Ki tô với Martin Grabmann (1875-1948) ở Đức, F. Olgiati (1886- ?) ở Ư, G. Manser (1866-1949) ở Thụy sĩ, Léon Noel (1888- ?) ở Bỉ, R. Garrigou-Lagrange (1877- ?), J. Maritain (1882-1973) và Etienne Gilson (1884-1978) ở Pháp, Yves Simon (1903-1961), Anton Pegis (1905-?), L.M. Regis (1903-?) và C. de Koninck (1906-?) ở Mỹ và Canada, Oswaldo Robles (1904-?) ở Mễ tây cơ. Những người theo Thomas quan niệm học thuyết Thô-mít c̣n chứa những giải pháp cho nhiều vấn đề lớn của triết học.[Xem: J. Maritain, E.Gilson, Y. Simon].

 

 

Augustin(us), Aurelius/Augustine of Hippo/Agustín de Hipona: Augustin sinh năm 354 ở Tagaste, một thành phố nhỏ vùng Numidie, Bắc Phi. Cha ông là người ngoại giáo và mẹ là một tín đồ Ki tô. Ông theo học tại quê nhà, rồi ở Madaura và Carthage, và dạy tu từ học ở Carthage, RomeMilan. Sống cuộc đời phóng đăng, năm 372 có  con tư sinh, cho đến năm 385, dưới ảnh hưởng của giám mục thiên chúa giáo Ambrose/Ambroise ông bỏ việc giảng dạy tu từ học để chuyên về triết học và được Ambrose rửa tội để vào đạo. Từ năm 388 ông định cư tại Phi châu, trở thành giám mục ở Hippo năm 395 cho đến lúc mất vào năm 430.

 

Augustin sống giữa hai thế kỷ thứ 4 và thứ 5 Công nguyên vào thời đại học thuyết tân Platon chịu ảnh hưởng Plotinus/Plotin, mang sắc thái thiên chúa giáo với Marius Victorinus dịch những bản văn của Plotin và Porphyre sang tiếng Latinh. Người đỡ đầu tinh thần là giám mục Ambrose tức Aurelius Ambrosius (339-397). Trong những tác phẩm của Augustin, thiên Xưng tội/ConfessionesThiên quốc/De civitate Dei (Über den Gottesstaat theo bản dịch tiếng Đức, xem: Joseph Bernhart, Einleitung zu Augustinus, Bekenntniss und Gottestaat) tiêu biểu cho tư tưởng độc đáo của ông. Thiên sách trước như một tự truyện kết hợp lối viết văn chương với những phản tư triết lư, trước tác vào khoảng năm 400, sau khi đă mang niềm tin thiên chúa nên những mô tả về cuộc sống quá khứ của ông là kết quả của những lựa chọn hướng về những huyền nhiệm thánh thiện, dựng như mang một hành trạng biện giải cho những phóng túng sa đọa thời thanh niên. Thiên Luận về đức tin và biểu tượng/De fide et symbolo trước tác năm 393 khi đă trở lại châu Phi phản ảnh những kinh nghiệm Augustin rút ra trong giai đoạn ông chịu ảnh hưởng học thuyết nhị nguyên thiện ác/manichéisme [Xem: Mani] và sự quyến rũ của học thuyết duy vật trong cuộc đời. Cùng thời kỳ này, những thiên Chân giáo/De vera religione, Sáng thế kư theo bản nghĩa/De Genesi ad litteram, Học thuyết ki tô giáo/De doctrina christiana trước tác trong khoảng 389/400 dùng những tiêu chuẩn triết học hấp thụ từ trường phái tân Platon cùng với quan niệm về huyền thuyết theo Plotin, Augustin biện giải nguồn gốc của linh hồn, luân hồi, nhân quả với những tiềm nguyên lư/rationes seminales của sự vật (như thể những cấu trúc cơ bản cuả cái thực trong thành toàn đă tiền hiện trong dự tính của thượng đế). Lư chứng của Augustin như trong Học thuyết ki tô nhằm phát hiện chân lư, dấu chỉ để lư giải, quy tắc thông diễn và phương cách diễn đạt, trong cấu trúc tam thế như tư duy/mens, quan niệm/notitia, kiêm ái/amor hay kư ức/memoria, tri năng/intelligentia, ư chí/voluntas.

 

Windelband đánh giá tư duy Augustin là một siêu h́nh học của kinh nghiệm nội tại/Metaphysik der inneren Erfahrung, bởi khai phá vào chính nội tâm, chân lư ở tự sâu trong con người/noli foras ire, in te ipsum redi, in interiore homine habitat veritas.

 

Thiên quốc/De civitate Dei được nhiều học giả đánh giá là quan điểm triết học về lịch sử của Augustin. Theo Jaspers, ông được coi như người xây dựng triết học lịch sử của phương Tây, chính v́ ông là người đầu tiên đặt vấn đề về nguyên ủy/Ursprung và mục đích/Ziel của lịch sử. Ngay từ mở đầu chương I quyển Một, Augustin đă phân biệt thiên quốc với nhân quốc/civitas terrena, hai loại người/in duo genera sống theo con người và sống theo thượng đế, thực sự để hàm ngụ hai thái độ đạo đức chính trị ở cùng một thế giới con người, một đằng cai trị bởi kẻ dữ và bất công, một đằng cai trị bởi hiền nhân và chính nhân. Tuy nhiên khác với quan điểm nhị nguyên ban đầu, ở đây Augustin không đối lập giữa thiên quốc và nhân quốc, mà có tác động qua lại v́ ngay trong nhân quốc có khi tự bản nhiên là thiện song do ư chí quyền năng hướng về sa đọa mà trở nên ác. Ông quan niệm do thiếu vắng đức tin mà nhân loại sống ngoài mọi ư hướng lịch sử, chính nhờ đức tin mà con người biết được con đường lịch sử đạt tới cảnh giới thiên quốc, ở đó thiện thắng sa đọa của ư chí quyền lực. Augustin cũng quan niệm Nhà nước đóng vai tṛ quan trọng hướng dẫn con người thực hiện được thù thắng  điều Thiện.

 

Ở đây không xét đến phương diện thần học của Augustin, với những quan niệm giáo điều, Augustin đă khởi bước đầu một triết học chính trị ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử triết học chính trị thời Trung cổ.

 

Aurelius Ambrosius/Ambroise/Ambrose/von Mailand: sinh ở Trèvres năm 339/340 và mất năm 397, thuộc gia đ́nh quư tộc. Trước khi tham gia vào hàng tăng lữ, Ambrosius đă phục vụ tại ṭa án Sirmium trong vùng Balkans, rồi hành chính tại Emilie-Ligurie. Ông đến Milan vào năm 370, trong hoàn cảnh tư tế tại thành phố bắt buộc ông phải can dự vào công việc của nhà thờ từ năm 374. Tư tưởng của ông không độc đáo, song gắn liền với trường phái tân Platon, loại bỏ ảnh hưởng của triết học Aristote, khắc kỷ, khoái lạc, đánh dấu khúc quanh của lịch sử tư tưởng phương Tây trong nỗ lực bành trướng tư tưởng thiên chúa giáo. Ambrosius được những hoàng đế Valentinien đệ nhất và đệ nhị, Gratien che chở. Trong một thư tín, ông viết là người dân dưới quyền thống trị La mă phải tuân theo hoàng đế và hoàng đế phải phục vụ Thượng đế và đức tin. Từ thời Ambrosius, các hoàng đế bảo đảm cho giáo hội một quyền ưu tiên trên Nhà nước.

 

Alain de Lille: sinh năm 1117/1125 theo học ở Ecole de Chartres, giảng dạy ở Paris từ năm 1194, rồi Montpellier từ 1200 trước khi vào tu viện Citeaux cho đến lúc mất vào năm 1203, là một khuôn mặt sáng giá của triết học cuối thế kỷ 12. Trong tác phẩm thời trẻ Summa Quoniam homines, 1160  ông chỉ ra do đâu danh xưng phụ thuộc vào danh từ, phụ thuộc vào h́nh thái chi phối bản thể với phẩm chất xác định nó; h́nh thái được đánh giá mang tính chung không phải v́ phân bố ra nhiều cá thể mà chính là nó thống nhất chủ từ này với chủ từ khác. Nếu như danh xưng phụ thuộc vào h́nh thái th́ mọi sai lầm về h́nh thức kéo theo lầm lẫn về danh từ và làm cho danh xưng sai lầm. Trong De planctu Naturae, Alain khai phá sự thất bại của thiên nhiên và con người trước cái Ác khi mà con người đưa ra những công kích đạo lư chống lại thiên nhiên, không phải để chứng minh những khiếm khuyết của con người mà ngược lại chính là khuyếch đại một cách thi vị, dựa vào những ẩn dụ, những hoạt động của con người. Ở một tác phẩm khác Anticlaudiamus, ông chỉ ra một sự hoà giải giữa con người và thiên nhiên hoàn tất nhờ vào nhận thức được mức quan trọng của đức tin. Alain quan tâm đến xây dựng những quy luật cho thần học, khởi từ nguyên tắc Aristote xác định trong thiên Phân tích II là :mọi khoa học dựa trên những quy luật riêng của nó, nên trong những tác phẩm Regulæ fidei chứa 125 quy luật trong thần học cũng như trong ngữ pháp, biện chứng pháp, tu từ học, đạo đức học mang những quy luật đặc thù của mỗi bộ môn này. Eileen C. Sweeney nhận xét Alain đă tŕnh bày thần học như một khoa mâu thuẫn và vượt lên trên những quy luật của những bộ môn khác. Thực vậy, trong quy luật 57 sách dẫn trên, Alain phát biểu tất cả những ǵ khả hữu theo nguyên nhân sai đẳng th́ khả hữu theo quy luật thượng đẳng, song ngược lại th́ không thật. Khởi điểm phân tích của ông trong nỗ lực chỉ ra thần học là tri thức thống lănh, không phải khởi từ hữu/esse mà từ Nhất thể, dưới h́nh thức đơn tử: Đơn tử là cái ǵ làm cho mọi thực tại trở thành nhất thể kế thừa quan niệm của Euclide, Pseudo-Boèce, Plotin và ảnh hưởng tới Leibniz sau này.

 

Arnauld, Antoine: sinh năm 1612 tại Paris là một nhà triết học/thần học thuộc phái Dương thân/Jansenist và được coi là một trong những nhà tư tưởng sáng giá nhất của thế kỷ 17. Thụ phong linh mục và tốt nghiệp thần học năm 1641, Arnauld vào Sorbonne năm 1643, bị trục xuất khỏi đây mười hai năm sau và bị ḍng Tên xua đuổi, ông mất khi bị lưu đày tại Bỉ năm 1694.

 

Ông là một trong những nhà thần học phê phán Suy niệm siêu h́nh học của Descartes trong thư gửi Mersenne và được xếp vào bác thuyết thứ tư/quatrième objections; những vấn nạn Arnauld đưa ra chung quanh bản nhiên của tinh thần con người, về Thượng đế, và về những sự vật về chân, giả, tri năng, tin tưởng và định kiến.

 

Trong thời gian ở Port-Royal, ông cộng tác với Pierre Nicole viết Logique de Port-Royal hay c̣n gọi là Thuật tư tưởng/Art de penser, 1662. Tác phẩm này viết nhằm giáo dục quận công Chevreuse, khảo về luận lư gồm bốn phần, ư niệm, phán đoán với những cách thế diễn đạt, lư luận và những quy tắc, phương pháp nhận thức qua phân tích ngơ hầu t́m ra chân lư và tổng hợp nhằm thông giao với tha nhân.

 

Ông c̣n tranh luận với Malebranche trong Những Ư niệm chân, giả chống lại những ǵ tác giả đi t́m chân lư giảng/Des Vraies et des Fausses Idées contre ce qu'enseigne l'auteur de la recherche de la vérité, 1683 nhằm phản bác những vấn đề nêu ra trong hai tác phẩm Recherche de la vérité,1674Traité de la nature et de la grâce, 1680 của Malebranche. Tranh biện giữa Arnauld và Malebranche diễn ra quanh vị thế hữu thể luận của những thực thể khả niệm. Theo Arnauld, quan niệm những hữu biểu tượng là dư thừa v́ tri giác của chúng ta đă là biểu tượng của khách thể trong khi Malebranche coi nhận thức ư niệm đă ở trong tinh thần của Thượng đế. Cuộc tranh biện này kéo dài cho đến khi Arnauld mất chung quanh vấn đề quan hệ giữa hành vi tinh thần tự tại, như hiểu biết, cảm giác và khái niệm xác định nó, cũng như vấn đề quan hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa tinh thần và trương độ khả niệm của Malebranche.

 

Trong đời Arnauld c̣n có một tranh biện quan trọng khác với Leibniz, khi triết gia này gửi bản tóm lược 37 đoạn Luận về siêu h́nh học qua trung gian là Bá tước Ernst von Hessen-Rheinfels để xin ư kiến của Arnauld (thư tháng Hai, 1686). Thư từ qua lại đến tận 1690, trong đó Arnauld nêu ra một số luận cứ về quan điểm phủ nhận tác động qua lại cũng như thuyết cơ hội của Leibniz, về quan niệm coi thân thể con người không có trương độ và bất khả phân của Leibniz.

 

Aurobindo Ghose: sinh năm 1872 trong một gia đ́nh quyền quư ở Bengal Ấn độ, thường gọi là Sri Aurobindo. Cha ông muốn người con trở thành một viên chức cao cấp trong guồng máy cai trị của Anh đă gửi ông qua du học tại mẫu quốc từ lúc c̣n niên thiếu. Ông theo học tại trường St Paul ở Luân đôn, rồi vào King's College ở Cambridge. Khi trở về Ấn năm 1893 ông tham gia vào phong trào quốc gia, trở thành một trong những lănh đạo có sức lôi cuốn quần chúng. Mục đích ông theo đuổi trong thời gian này là gầy dựng một hệ tư tưởng và chương tŕnh hành động mang tính dân tộc, thoát khỏi mọi ảnh hưởng ngoại bang. Aurobindo đă tạo một sức mạnh cho hàng triệu dân Ấn khiến thực dân Anh bắt cầm tù ông năm 1908. Vào lúc này ông có một kinh nghiệm tôn giáo nên khi được tự do năm 1910, ông định cư ở Pondicherry lập một cộng đồng tín ngưỡng gọi là Ashram (nghĩa là một trung tâm để nghiên cứu và suy niệm; ashrama để chỉ bốn giai đoạn của đời sống là brahmacharya/niên thiếu học tập theo thày và cha mẹ, grihashta/thành niên lập gia đ́nh, vanaprastha/hoàn tất mọi nghĩa vụ để quy ẩn, sannyasa/giải thoát) , có đông người theo kể cả một số tín đồ ở phương Tây.

 

Chính trong thời gian này Aurobindo mới trở thành một triết gia huyền nhiệm của Ấn. Những trước tác chính của ông là Đời sống thần thánh, Chu kỳ con người, Thống nhất lư tưởng người, Tổng hợp Du già. Ư tưởng chính trong quan niệm tiến hóa tâm linh của ông bao gồm trong thực tại là tâm linh. Mọi hiện hữu động vật hay tĩnh vật đều mang tâm linh và vũ trụ là biểu hiện của tiến hóa tinh thần dưới nhiều dạng. Sự tiến hóa này có thể diễn tả qua biến đổi của Brahman thành vật chất, tạo thành một hệ thống bản thể theo đường lối mỗi giai đoạn cao hơn chứa đựng trong nó những cái có trước (đă biến đổi). Theo ông tiến hóa này chưa hoàn tất ở giai đoạn Homo sapiens/Con người có tri thức mà ở giai đoạn sắp tới, biến đổi đặc tính của đời sống cá thể, văn hóa xă hội.

 

Để thực hiện giai đoạn này, con người cần đến triết học. Nhưng triết học nào?  Theo Aurobindo: Vấn đề tư tưởng là phải t́m ra chính ư và chính lộ của ḥa hợp; tái thiết chân lư tâm linh cổ và vĩnh cửu của Ngă, ngơ hầu có thể bao dung, thâm nhập và ngự trị đời sống thể chất và tinh thần; phát triển những phương pháp sinh động và sâu sắc nhất của kỷ luật tự giác và tự thân phát triển tâm lư ngơ hầu đời sống tinh thần và tâm lư có thể diễn đạt đời sống tâm linh qua sự bành trướng tối đa có thể của sự phong phú, quyền lực và phức hợp của nó; đồng thời cũng t́m những phương tiện và động lực nhờ đó đời sống bên ngoài, xă hội và những định chế của con người có thể đúc lại tiệm tiến trong chân lư của tâm linh và phát triển về ḥa hợp tối đa có thể giữa tự do cá nhân và thống nhất xă hội.

 

Quan niệm tiến hóa tâm linh của Aurobindo không giống với những quan niệm tiến hóa khác ở chỗ ông coi mọi hiện hữu đều là tiến hóa của tâm linh, như vậy mọi hiện hữu có cái chung v́ cái hiện hữu ở mức thấp, chẳng hạn như cây cỏ luôn nỗ lực để vươn lên cái cao, và cái cao luôn phản ảnh trong cái thấp. Vũ trụ là một tṛ biến hóa không ngừng giữa cao và thấp, và cực điểm của tiến hóa là đạt tới saccidànanda, nghĩa là Hữu thuần tuư, Ư thức thuần tuư, Hoan lạc thuần tuư. Hữu, ư thức, ư chí là tam thế của cùng một vận động ba mặt: hữu cho hiệu quả bản thể, ư thức cho hiệu quả về tri thức và ư chí cho hiệu quả về sức mạnh tự hoàn tất. Aurobindo xác định ư tưởng chỉ là ánh sáng của thực tại tự chiếu, không phải là tâm tư hay tri tưởng, nhưng thực sự chính là tự thức.     

 

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

 

bấm vào đây xem các kỳ trước

 

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html