ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

 

 

 

Từ điển triết học 11 (tiếp theo)

 

 

Từ ngữ Tây ban nha - Ác

 

Absoluto: En sentido filosófico la palabra 'absoluto'-'ser absoluto' o 'lo absoluto'- significa 'aquello que es por sí mismo. Trong nghĩa triết học, những từ này đều đồng nghĩa  để chỉ tuyệt đối.

 

Abstracción, abstracto:  Từ tiếng La tinh: abstraho, abstrahere; ab (từ) + trahere (rút ra): trừu tượng.

 

Accidente: Từ tiếng La tinh: accident, ngẫu nhiên, tùy thể.

 

Acción: hành động/hoạt động/tácđộng. El principio de la minima acción: nguyên lư tác động tối thiểu trong cơ học cổ điển, là vấn đề tranh căi giữa Descartes và Fermat chung quanh luật khúc xạ.

 

Acto, actualidad: hiện thể, trong khái niệm energeia của Aristote “la actualidad es la existencia  de algo de modo distinto a como expresamos la potencialidad, por ejemplo, cuando decimos que la estatua de Hermes está en potencia en el madero o la semilínea en la línea completa, porque de ella puede extraerse(hiện thể là hiện hữu của sự vật ở cách thế khác với cái mô tả tiềm thể, chẳng hạn khi chúng ta nói về mặt tiềm thể bức tượng thần Hermes ở trong khối gỗ và và nửa đường thẳng ở trong toàn đường thẳng mà chúng được lấy từ đó ra, Siêu h́nh học 1048a), “acto es como el ser que construye es al que tiene la facultad de construir, y el que está despierto al que duerme, o el que ve al que tiene cerrados los ojos pero está dotado de vista”(hiện thể th́ giống như xây dựng từ cái có khả năng xây dựng , cũng như thức từ  ngủ, hay nh́n từ mắt nhắm nhưng có khả năng thị giác, Siêu h́nh học, 1048b).

 

Adecuado: tương ứng, như trong thành ngữ La tinh “adequatio rei et intellectus”(tương ứng giữa sự vật và trí thức).

 

Albedrío (libre): tự do tùy ư, từ thành ngữ La tinh liberum arbitrium có nghĩa “la posibilidad de elegir entre el bien y el mal” (khả năng chọn giữa thiện và ác).

 

Amor a sí mismo, amor propio: ái kỷ, tự ái, như  Selbstliebe, Eigenliebe (Đ), amour de soi-même, amour propre (P).

 

Análisis, analítico: phân tích, từ hy lạp có nghĩa “la resolución de un todo complejo en sus partes sự giải một tổng thể ra những thành phần.

 

Analítica, analíticos: phép phân tích, trong khái niệm Analytik của Kant “la cual resuelve todo el procedimiento formal del conocer y de la razón en sus elementos, y los muestra como principios de todo el criticismo lógico de nuestro conocimiento” (sự giải toàn thể phương sách h́nh thức của nhận thức và lư trí r a những yếu tố, và tŕnh bày chúng như những nguyên lư của toàn thể phê phán luận lư trong tri thức chúng ta). Tham chiếu thêm: Analítica trascendental/phân tích siêu nghiệm; Analítico y sintético/phân tích và tổng hợp.

 

Analogía: phép loại suy, tham chiếu analogía de atribución/loại suy thuộc tính (gọi là loại suy thuộc tính khi nguyên lư thống nhất t́m thấy trong khái niệm chung mà những thuộc tính liên hệ hoặc do nguyên nhân hay hậu quả; ví dụ thực phẩm và dược phẩm đưộc gọi là cho sức khỏe, ở đây sức khỏe là khái niệm chung mà thực phẩm và dược phẩm liên hệ với nó do nguyên nhân hay hậu quả)  và analogía de proporcionalidad/loại suy tỷ lệ (gọi là loại suy tỷ lệ khi nguyên lư thống nhất không phải trong những quan hệ với một khái niệm chung nhưng trong quan hệ qua lại giữa hai khái niệm với nhau do tương tự hay thứ tự; cũng áp dụng trong toán học và luận lư học để chỉ sự ngang bằng giữa những tỷ số.

 

Antinomia: tương phản.Tham chiếu paradoja, nghịch lư.

 

Apariencia: ngoại diện, hiện tượng/Erscheinung.

 

Apercepción: thông giác. Kant phân biệt apercepción empirica/thông giác thường nghiệm với apercepción pura o trascendental/thông giác thuần tuư hay siêu nghiệm.

Apetición: khát vọng. Theo Leibniz: La acción del principio interno que produce el cambio o el paso de una apercepción a la otra puede llamarse apetición (Hoạt động của nguyên lư nội tại đem lại biến đổi hay chuyển biến từ một thông giác này qua một thông giác khác có thể gọi là khát vọng).

 

Apetito: thị dục. Aristote phân biệt nouV với όρεξις , từ sau này có thể dịch là 'deseo' hay 'apetito' tùy theo ngữ cảnh. Apetito tương ứng với từ Latinh 'appetitus', trong khi từ deseo tương ứng với từ La tinh cupiditas, diễn tả một vận động bạo lực và đam mê hơn.

 

Apodíctico: xác quyết. Aristote chia tam đoạn luận ra làm ba loại: los apodícticos, los dialécticos và los sofísticos. Tam đoạn luận xác quyết/el silogismo apodíctico trong từ Hy lạp là άποδεικός .

 

Arbol de Porfirio: Cây Porphyre/arbor Porphyriana để chỉ đồ h́nh nhằm minh hoạ sự phụ thuộc của những khái niệm từ một cá thể qua những phương tiện dùng số và những khu biệt đặc sắc đến những loại sai đẳng và thượng đẳng. Ví dụ:

 

Bản thể

Hữu thể            Vô thể

                                                                         \

Thân thể

Có sinh khí        Vô sinh khí

                                                                          \

Sinh động

Có cảm giác           Vô cảm giác

                                                                         \

Động vật

Có lư trí            Vô lư trí

                                                                       \

Con người

Argumento: lư chứng.

 

Arte: nghệ thuật, dùng theo nhiều nghĩa như del arte de vivir/nghệ thuật sống, de arte de escribir/nghệ thuật viết, del arte de pensar/thuật tư tưởng, tương ứng với từ Hy lạp tecnh.

 

Aserción: quyết đoán, trong luận lư học của Frege, dùng “signo de aserción” '├' có nghĩa “es el caso que' 'Se afirma que' 'Se establece que” (trong trường hợp là, quyết đoán là, thành lập v.v..).

 

Asertórico: hiện hữu,  mà Kant dùng trong diễn ngữ 'juicio asertórico/assertorische Urtheil': En los juicios asertóricos, la afirmación o negación tiene valor de realidad (de verdad)  (trong phán đoán hiện hữu khẳng định hay phủ định đều có giá trị thực/wirklich (chân thực/wahr) - xét về mặt h́nh thái/Modalität).

 

Atributo: thuộc từ, trong luận lư học để chỉ mọi tính khẳng định cũng như phủ định về một chủ thể (es, en lógica, algo que se afirma o niega del sujeto). Về mặt siêu h́nh, để chỉ đặc tính chủ yếu của bản thể, như Spinoza xác định: El atributo, es lo que el intelecto conoce de la substancia como constituyendo su esencia (thuộc từ, cái mà tri năng nhận thức như cấu thành chủ yếu của một bản thể).

 

Autarquía: chủ quyền tuyệt đối, tự trị, một trong những điều kiện để đạt tới trạng thái hạnh phúc - b́nh yên, giải thoát khỏi mọi ưu phiền - xuất phát từ những trường phái Hy lạp như  phái khắc kỷ, Epicure, khuyển sĩ. Tự trị/autarquía có thể đồng nhất với hạnh phúc và đức hạnh.

 

Autenticidad, auténtico: công chính . Ortega y Gasset coi công chính và phi công chính như những đặc tính hữu thể của thực tại con người: ngă công chính/yo auténtico như cơ sở không thể mua chuộc/base insobornable của đời người. Heidegger coi tính công chính/autenticidad/Eigentlichkeit với phi công chính/inautenticidad/Uneigentlichkeit như những cách thế nền tảng của hiện thể/Dasein.

 

Axiología: giá trị học. Wilbur M. Urban là người đầu tiên đă dịch nhóm từ tiếng Đức  Werttheorie thành 'axiología' mà kinh tế gia von Neumann dùng để chỉ lư luận về những giá trị kinh tế, rồi Ehrenfels và Meinong, những môn đệ của Brentano đưa vào triết học thành lư luận chung của mọi giá trị. Axiología có căn ngữ từ αξιος có nghĩa là đáng gía, coi như tương đương với 'teoría de los valores'. Max Scheler và Nicolai Hartmann coi đạo dức giá trị học/ética axiológia là nền tảng của lư luận về giá trị.

 

Axioma: công lư/định lư. Từ ngữ Hy lạp Aξιωμά có nhiều nghĩa: giá trị, tư kiến đúng, tốt, mệnh đề chung, tiên đề, như Lévy-Bruhl coi đó là một nguyên lư quá hiển nhiên, hay Leibniz nhận xét những triết gia Kinh viện phát biểu những mệnh đề này rốt cuộc là hiển nhiên, ngay khi người ta nghe đến những từ. Tham chiếu axiomatización tương đương với formalización, định thức hóa trong toán học, kể từ Hilbert.                           

 

 

Ác: khái niệm ác đối lập với thiện không chỉ là phạm trù đạo đức, mà là một vấn đề triết học đề ra trong tranh biện với thần học (trong phạm vi triết học tây phương) chỉ ra sự khu biệt triệt để giữa triết học và tôn giáo ngay từ thời cổ đại ở Đông cũng như Tây. Từ mục này phản ảnh quan niệm lựa chọn trong nhiều từ điển triết học khá rơ rệt. Những người hữu thần thường đối chiếu điều ác với Thượng đế như một tương phản hoặc như một nghịch lư, bởi nếu Thượng đế là toàn năng, toàn thiện th́ tại sao lại có điều ác hiện hữu, như một nghịch lư không thể giải quyết? Và như vậy, hẳn có điều ác tuyệt đối? Đó là lư do khi bàn về điều ác/Übel/Schlecht trong Những tiểu luận Thần nghĩa thuyết/Essais de Théodicée, Leibniz khởi từ những câu hỏi: Si Deus est, unde malum? Si non est, unde bonum?/Nếu Thượng đế hiện hữu, tại sao lại có ác? Nếu không, tại sao lại có thiện?  Ông phân chia ba loại: ác siêu h́nh (bất toàn tất yếu của mọi vật sáng tạo), ác thể xác (đau đớn) và ác đạo đức (tội lỗi). Ác thể xác có thể quy về ác đạo đức, song cả hai chỉ từ tính hữu hạn và bất toàn của loài người , cho nên không phải không thể đồng khả hữu và thế giới hiện tại là thế giới khả hữu tốt nhất.

 

Quan niệm lạc quan của Leibniz (1646-1716) bị phản bác bởi Voltaire (1694-1778) trong khi dẫn lời Epicure: Hoặc là Thượng đế có thể loại bỏ điều ác ra khỏi thế giới mà không muốn, hoặc muốn làm điều đó, song không thể làm được, hoặc Thượng đế không thể hay không muốn, hay Thượng đế có thể và muốn. Nếu ngài muốn và không thể thực hiện, th́ không thể nào là toàn năng được. Nếu ngài có thể nhưng không muốn th́ ngài không thể là nhân đức. Nếu ngài không muốn hay không thể, th́ không là toàn năng và nhân đức. Nếu ngài vừa muốn và có thể làm được, th́ điều ác ở đâu mà có trên mặt đất này?

 

(Những thiên tai như vụ động đất ở Lisbonne tàn sát bao nhiêu sinh mạng trong biển lửa và sóng thần năm 1755 đă làm đề tài trong bài thơ Poème sur le désastre de Lisbonne, 1756 của Voltaire để chỉ ra sự thất bại của quan niệm lạc quan. Nếu thiên tai thể hiện thịnh nộ của Thượng đế với những kẻ có tội, cớ sao chỉ có Lisbonne bị tàn phá, nhiều nhà thờ bị thiệt hại cùng với những người vô tội)  Bayle, Sade hay Dostoiesky cũng có những cái nh́n tương tự về nhân loại, nhiều kẻ ác hơn những người khổ hạnh, những lạm dụng thần quyền và thế quyền, những cuộc chiến điên cuồng, những bạo chúa tàn ác, tính dữ luôn thống trị, c̣n đức hạnh không bao giờ được đền công. 

 

Nietzsche là nhà tư tưởng đề xuất một phản ứng trái với lẽ thường trong hai tác phẩm liên hoàn Jenseits von Gut und BőseZur Genealogie der Moral khi ông phân biệt đạo lư của chủ/Herren-Moral và đạo lư của nô lệ/Sklaven-Moral, ở đó tương phản giữa tốt và xấu có một nguồn gốc khác (sống, chủ yếu là tước đoạt, lăng mạ, cưỡng bức kẻ lạ và kẻ yếu, xua đuổi, đàn áp, đặt để cho nó những h́nh thái riêng, đồng hoá hay ít ra khai thác nó.. thiết yếu là ư chí tới quyền năng nhập thể, không v́ những lư do đạo đức hay phi đạo đức, mà bởi là sống, và cuộc sống minh thi chính là ư chí tới quyền năng/Leben selbst ist wesentlich Aneignung, Verletzung, Überwältigung des Fremden und Schwächeren, Unterdrückung, Härte, Aufzwängung eigner Formen, Einverleibung und mindestens, mildestens Ausbeutung.. er wird der leibhafte Wille zur Macht sein müssen, nicht aus irgend einer Moralität oder Immoralität heraus, sondern weil er lebt, und weil Leben eben Wille zur Macht ist).

 

Trong triết họcẤn, những trường phái như Vedànta hay Mimàmsà phân biệt thiện ác dựa trên hai nhân tố: hạnh phúc và đau khổ. Nguồn gốc của hạnh phúc là thiện và nguồn gốc của đau khổ là ác. Bản nhiên của hạnh phúc và đau khổ, của cái ǵ là thiện và cái ǵ là ác dường như trong kinh nghiệm cá nhân và trực tiếp khá rơ ràng. Kinh nghiệm này như một sự kiện hiển nhiên, xem ra không có vấn đề, vậy mà khi nhà tư tưởng động năo  để t́m ra con đường diệt khổ, cầu phúc lại bế tắc trong việc phát hiện giải pháp. Kinh nghiệm không hẳn là thấy được bản chất thực của sự vật, cho nên trong Vedanta cũng như Mimamsa, nhận thức là sự vật chỉ được nhận biết là thực trong khi nhận thức không có giới hạn nào của con người trong kinh nghiệm, nghĩa là với môi trường bao dung nhận thức. Vũ trụ th́ động, vận động hay biến đổi phải có Luật chi phối; cái ǵ thực sự là thiện phải ḥa hợp với luật này, và hậu quả là hạnh phúc, để phân biệt với cái ǵ là ác, là khổ. Xu hướng luật tiến tới hoàn thiện, là vận động tiến bộ/Abhy-udaya và xu hướng ác đi nghịch lại với chiều hoàn thiện  là vận động thoái hóa/Praty-avàya.

 

Luật chính là Lư trong quan niệm của triết học Trung hoa cận đại. Nguồn gốc của ác có thể nhận rơ trong học thuyết của Vương Thủ Nhân/Wang Shouren (1472-1529), Trần Xác/Chen Què (1604-1677) hay Đái Chấn/Dai Zhen (1723-1777). Trong Truyền tập lục, Vương đưa ra quan niệm lương tri của tâm để chỉ lư (tâm tức lư dă). Lư giải duy tâm của ông đặt trên căn bản Tâm Tính Thiên, Tâm Tính Lư chỉ ra rơ ràng là Trời đất không thể thiếu nhận thức trực quan của con người, có nghĩa là trời đất và muôn vật cùng một thể thống nhất với con người [tương đồng và dị biệt giữa Vương và Berkeley sẽ đượcbàn đến, xem mục: Berkeley]. Khi quan niệm không có ǵ ngoài Tâm (c̣n gọi là linh minh), ác là một vấn đề cơ bản trong viễn tượng tâm tính vi nhất, mà Vương Thủ Nhân đề cập từ một nguồn gốc tranh biện cổ đại giữa Mạnh tử, Tuân tử và Cáo tử, thâu tóm trong phát biểu vô thiện vô ác thị tâm chi thể. Nếu thiện và ác đối nghịch nhau như băng đá với than hồng, tại sao lại coi là một thể? Vương giải thích bản thể của tâm là chí thiện, cái ǵ ở ngoài bản thể này là ác, như vậy không phải có cái ǵ là thiện rồi có cái ǵ là ác đối lập với nó, cho nên thiện ác chỉ là một thể. Sự biến hóa này về mặt biện chứng thể hiện trong phát biểu ở trạng thái tĩnh của lư th́ không có ǵ là thiện là ác, ở trạng thấi vận động của khí, phân biệt ra thiện và ác (vô thiện vô ác giả, lư chi tĩnh, hữu thiện hữu ácgiả, khí chi động, Truyền tập lục). Hỉ, nộ, ái, ố  được biết đến trong thất t́nh theo Vương cũng ở trong tâm, tuy nhiên chỉ có một điều rơ rệt là nhận thức trực quan ấy ví như ánh sáng mặt trời soi cùng khắp, nếu như thất t́nh thuận theo con đường tự nhiên, là chức năng của trực quan th́ không thể phân chia ra thiện ác.

 

Trần Xác sống vào thế kỷ 17, ở buổi giao thời Minh Thanh, là học tṛ của Lưu Tông Chu kế thừa quan niệm Tính của thày gồm Khí T́nh Tài, không đồng ư với những quan niệm luận Tính truyền thống (cho cảm tính tự nhiên của con người là ác) mà chỉ ra Tính biểu hiện thiện ở Khí Tính Tài (Tính chi thiện bất khả kiến, phân kiến vu khí tính tài). Trong Tính giải, ông phê phán sai lầm của phái Tống nho  đem nhân tính thống nhất phân chia làm hai mặt đối lập bản thể và khí chất, nghĩa lư và khí chất để phân tích thiện với ác, trong khi lại nói nhân tính thiện là rơi vào chỗ mâu thuẫn tự tại. Trần Xác chủ trương tính thiện tập ác”, thiện vốn là giá trị đạo đức của tính, chỉ do tập thói ác mà ra. Trong thư gửi cho Lưu Bá Thằng  (Dữ Lưu Bá Thằng thư), ông khẳng định nhân tính là bản thể và thiện là bản thể của nhân tính. Ông nhấn mạnh đến công phu giáo huấn Mạnh tử đă đề ra nhằm bồi dưỡng thiện, ví như ngũ cốc, mặc dầu hạt có thể tốt, song không chăm sóc trồng trọt th́ không thể tốt. Giáo dục điều thiện là một quá tŕnh là một quá tŕnh lâu dài. Ông cũng đồng ư là khí bẩm con người thay đổi nơi mỗi cá nhân, song không thể căn cứ vào đó để phân biệt thiện ác, chính v́ thế ông phê phán quan niệm “tuyệt dục của phái Tống nho, Lăo, Phật v́ theo ông, sinh là sở dục” (sinh, sở dục dă), dục là động cơ của hành động, ăn, uống, giao hợp giữa nam nữ là sở dục về mặt sinh lư, mưu cầu phú quư là sở dục về mặt xă hội, thánh nhân và người thường đều có sở dục, cho nên khác với thiên lư Tống nho, Trần Xác quan niệm lưỡng dục tương tham, lư không tách rời nhân dục. Vậy đâu là nguồn gốc của ác?  Ông chỉ ra khác biệt thiện ác là kết quả của tập, cho nên bất luận khí trong hay đục, nếu tập thiện th́ được thiện, c̣n nếu tập ác th́ được ác (tập vu thiện tắc thiện, tập vu ác tắc ác, Khí bẩm thanh trọc thuyết).

 

Sang thế kỷ 18, Đái Chấn đề ra lư luận nhân sinh thống nhất Tri T́nh Dục mà Trần Xác và Hoàng Tông Hi dự tưởng ở thế kỷ trước (về điểm này, Phùng Hữu Lan nhận xét đă được Tiền Mục gợi ư trong bộ Lịch sử triết học). Ở tác phẩm đắc ư nhất của ông Mạnh tử tự nghĩa sớ chứng, Đái Chấn quan niệm con người sinh ra rồi mới có dục vọng, t́nh cảm, và tri thức là tự khí huyết (nhân sinh nhi hậu hữu dục, hữu t́nh, hữu tri, tam giả huyết khí tâm tri tự nhiên dă). Nguồn gốc của ác xuất phát từ những khiếm khuyết trong t́nh, tri và dục như ông giải thích ở sách dẫn trên: cái thiếu dục đó gọi là tư/ś, hậu quả của nó là tham ác; cái thiếu t́nh ấy là thiên lệch, hậu quả của nó là tội lỗi của vô lư cuồng vọng; cái thiếu tri thức gọi là tế/b́, hậu quả của nó là sai lầm. Lư dục không riêng tư tương ứng với thương yêu chân chính; t́nh cảm không thiên lệch ắt sẽ khoan ḥa, vị tha; tri thức không khuất lấp trở nên minh trí. Trong Nguyên thiện, Đái Chấn nhấn mạnh đến tế là hai tai họa của con người sử dụng khả năng của ḿnh thất bại và ông chỉ ra con đường tốt nhất để thoát khỏi thiên tư là củng cố ḷng khoan thứ/shù đo lường dục vọng của tha nhân theo dục vọng của chính ḿnh, sở dĩ sa vào chỗ ác, thiên tư là v́ quá chú trọng đến sở dục mà quên dục  vọng của tha nhân. Con đường tốt nhất để không bị khuất lấp ảo tưởng là học hỏi nghiên cứu. Mối quan hệ của tri thức với khách thể giống như ánh sáng rọi soi sự vật, khi ánh sáng bị che khuất th́ không thể soi sáng sự vật, tri thức bị khuất lấp th́ không thể lănh hội được đối tượng của tri thức. Đối với Đái Chấn, tri thức tương ứng với đạo lư, bị khuất tất th́ tính ác nổi lên.

 

Vấn đề nguyên thiện vào đầu thế kỷ 20 được bàn đến dưới ng̣i bút của nhà triết học Nhật Nishida Kitaṛ (1870-1945) trong Hỏi về điều Thiện/Zen no kenkyù, 1911 Ông xác định giải thích mọi sự dựa trên kinh nghiệm thuần túy như thể thực tại duy nhất, cho nên nhân sinh vẫn là mối quan tâm chính yếu trong suốt tác phẩm. Nishida quan niệm trong vũ trụ, không có chân mỹ thiện tuyệt đối, nên cũng không có giả xấu ác tuyệt đối. Cái xấu, cái ác, cái giả hiện ra trong góc nh́n của chúng ta là một mặt của sự vật khi chúng ta không ư thức được cái toàn thể. Cái ác cũng như cái xấu, cái giả ở một phương diện là tất yếu để thiết lập thực tại, theo nguyên lư đối lập. Ông đặt vấn đề : nếu coi chân thiện mỹ  của thực tại là chân thiện mỹ của ngă, tại sao lại có giả ác xấu trong vũ trụ? Khi nh́n vũ trụ qua biện chứng , cái ngă chứa đựng cái mâu thuẫn của thiện ác, thiện và ác là hai mặt của thống nhất giữa những mặt đối lập. Trong Nghệ thuật và đạo đức/Geijutsu to ḍtoku, 1943 ông chỉ rơ quan niệm thiện ác vô sai biệt/zen aku musabetsu. Nếu ác là một tác động phân hóa từ cái toàn thể, thực sự không phải là phân cách mà chính là tác động của thống nhất  hay đồng nhất. Những hành vi ác tích cực như sự tra tấn con người, đau khổ trong những trại tập trung phát-xít hay cộng-sản thể hiện con người không dửng dưng trong phân biệt thiện ác.

 

Thế kỷ 20 và 21 ghi dấu những tội ác khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Aùc và tội ác là hai phạm trù liên hệ với nhau, không phải chỉ xét đến về mặt đạo đức mà c̣n phải xét đến về nhiều mặt như hữu thể luận, xă hội học, khoa học chính trị v.v..Không phải chỉ có thiên tai như trận động đất ở Lisbonne khiến người ta đặt lại vấn đề Thượng đế, mà ngày nay hai cuộc Thế chiến, Ḷ thiêu người, Tàn sát diệt chủng thời Quốc xă, Liên Xô, Cao Miên, châu Phi, Nam tư, Trung quốc, Cát cứ thực dân, đế quốc, bá quyền, đấu tố và cải tạo kiểu cộng sản, khủng bố cuồng tín kiểu hồi giáo đề ra những đặc sắc của  khái niệm ác triệt để (Kant), “phần nguyền rủa” (Bataille), “dung phàm của ác (Arendt).

 

Khái niệm dung phàm của ác khởi sinh từ vụ án xét xử Eichmann, tội phạm Quốc xă để chỉ ra sự đối nghịch giữa trách nhiệm đạo đức (vâng lệnh) và tuân thủ pháp lư. Phạm nhân dựa vào cái cớ chối tội khá cổ điển: Tôi chỉ biết vậng lệnh, tôi chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy. Arendt trong Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil  viết về vụ án này muốn làm nổi bật cái vô nghĩa, thông tục của tội phạm với cái quỷ quyệt của tội ác, điều chỉnh lại quan niệm về ác triệt để. Christian Delacampagne trong tác phẩm De l'Indifférence, Essai sur labanalisation du Mal lấy lại cái khái niệm dung tục hóa cái ác để bàn về những tội ác chống lại nhân loại (diễn ngữ của Joseph Cambon vào cuối thế kỷ 18), như tội diệt chủng người Arménie đầu thế kỷ XX (1915-1916) từ thời đế quốc Thổ, tiêu diệt người do thái và Tsiganes (những sắc dân du mục, bao gồm cả nhóm gitane ở châu Aâu và Bắc Phi) của Đức quốc xă cuối Thế chiến Hai (1941-1945), tiêu diệt người Tutsi ở Rwanda (1994). Dalacampagne đă kể ra ba tội ác lớn trong lịch sử là những tội ác thời Tôn giáo pháp đ́nh Trung cổ (Inquisition), tội ác diệt người da đỏ ở Tân Thế giới và tội ác trong việc đối xử và nô lệ người da đen (có ǵ khác biệt giữa trại lao động, trại tiêu diệt và trại cải tạo đâu?). Nhân nhắc đến Cuốn hắc thư về chủ nghĩa cộng sản/Le Livre noir du communisme (1997) của Stéphane Courtois,  ông cũng kể đến số những nạn nhân của chính sách thủ tiêu của Staline vào những năm 30s, những nạn nhân của chính sách cải tạo của Trung cộng, của Khờ-me đỏ, của cộng sản Việt nam, Bắc Triều tiên, Cuba, ở Đông Âu và Afghanistan, và nhiều vùng chuyên chính độc tài khác, những con số hàng trăm triệu người chết (so với sáu triệu nạn nhân Quốc xă, triệu rưỡi nạn nhân của Thổ, một triệu nạn nhân của Hutus ở Rwanda), những trái bom nguyên tử đổ xuống giết người hàng loạt ở Hiroshima và Nagasaki. Ông cũng nhắc đến Alain Finkielkraut (trong L'Humanité perdue. Essai sur le XXè siècle) qua nhận định “người ta không hiểu ǵ hết về cái ác của thế kỷ 20 nếu người ta coi tiên khởi mọi so sánh giữa chủ nghĩa quốc xă của Hitler với chủ nghĩa cộng sản của Staline là điều bêu xấu. Dung tục hóa cái ác, như Delacampagne sau Arendt xác định có một lịch sử gắn liền với lịch sử những thảm kịch tập thể lớn nhất của thế kỷ 20, đặc biệt là với những tội ác tập thể.

 

Tội ác với trừng phạt, như tên một tiểu thuyết lừng danh của Dostoievski, là mối liên hệ đối kháng. Để đối phó với những tội ác chống lại nhân loại/crimes against mankind, có những luật thành văn và không thành văn. Ngay từ thế kỷ 17, luật gia người Ḥa lan Hugo Grotius đă nêu ra những nét cơ bản của luật quốc tế hay nhân quyền/jus gentium nghĩa là một đạo luật điều khiển quan hệ giữa các quốc gia trong sách Du droit de la guerre et de la paix, áp dụng vào thời chiến cũng như thời b́nh. Grotius phân biệt “chiến tranh bất chính” như những cuộc chiến xâm lăng, chinh phục với “chiến tranh công chính” như cuộc chiến chống lại những quốc gia đàn áp, đối xử bất công với dân chúng. Luật này hàm ngụ hai ư nghĩa: nhân danh luật tự nhiên, nghĩa là những nguyên tắc của một đạo lư phổ quát, độc lập với mọi sách lược chính trị và “luật can thiệp nghĩa là mọi quốc gia thành viên của cộng đồng các nước khi thấy một dân tộc là nạn nhân của những bất công nghiêm trọng có quyền can thiệp kể cả về mặt quân sự để bảo vệ dân tộc này. Vào cuối thế kỷ 18, Kant đă đưa ra những ư kiến về luật can thiệp trong Ư niệm về một lịch sử phổ quát dưới góc nh́n siêu quốc/Idee zu einer allgemeinen Geschichte in weltbürgerlicher AbsichtVề một nền ḥa b́nh vĩnh cửu/Zum ewigen Frieden, bước đầu xây dựng nền tảng cho những kiểu hội quốc liên (1919, 1945) sau này. Những nỗ lực quốc tế như  hội nghị La Haye 1899/1907, thỏa ước Genève 1864/1906 thiết lập cụ thể như Ṭa án quốc tế, Hồng thập tự xây dựng trên những cơ sở luật nhân đạo vào thời chiến nhằm tiết chế và trừng phạt bạo lực để đối phó với những hành vi bạo ngược, những khủng cụ do vũ lực (khoa học kỹ thuật mới như bom đạn, hỏa tiễn v.v..), những tội ác của chiến tranh, chống lại ḥa b́nh (14 điểm trong thông điệp Wilson 1918, những điều 227 và 228 trong hiệp ước Versailles 1919, hiệp ước Briand-Kellog 1928). Ngay từ 1934, luật gia Ba lan Raphael Lemkin phân biệt hai loại tội ác: tội ác man rợ là những hành vi đàn áp và triệt hủy chống lại những thành viên quốc gia, tôn giáo hay chủng tộc và tội ác phá hoại cố ư triệt hủy những tác tạo văn hóa, nghệ thuật là di sản của một đất nước, một dân tộc.

 

Tội ác và trừng phạt như đă nói nơi trên trong quan hệ đối kháng, thể hiện hai mặt trong thế giới hiện đại: chiến tranh và bạo động, diệt chủng và giết người tập thể (nhân danh tôn giáo, dân tộc, ư thức hệ v.v..), xâm lăng và đô hộ (nhân danh luật can thiệp - những cuộc chiến can thiệp của đế quốc tư bản và đế quốc cộng sản).

 

Vittorio Hưsle trong Khủng hoảng của thời hiện đại và trách nhiệm của triết học/Die Krise der Gegenwart und der Verantwortung der Philosophie trở lại vấn đề thần nghĩa luận để đưa ra một nhận xét: biểu tượng về một hữu toàn năng, toàn trí và vô cùng thiện dường như không thể tương hợp với hiện hữu của ác và ác ma.

 

Paul Ricoeur đặt vấn đề ác như một thách đố đối với triết học và thần học. Vấn đề không phải là: Ác từ đâu mà ra?/Unde malum, nhưng là: từ đâu chúng ta làm ra điều ác?/Unde malum faciamus? dưới ba phạm trù tư duy, hành động và cảm tính, Ricoeur hỏi: Minh trí phải chăng không nhận ra đặc tính nan giải của tư tưởng về cái ác, tính nan giải do chính nỗ lực chinh phục để tư duy hơn lên và khác đi?

 

Tóm lại, từ sau Nietzsche mọi nhà tư tưởng ắt hẳn phải đồng ư với Nicolai Hartmann là con người không thiện mà cũng không ác, bản chất đạo lư của người chẳng qua cũng chỉ cùng một lối có thể đi về thiện hay về ác (Die Person ist weder gut noch bőse, ihr ethisches Wesen besteht vielmehr darin, zum Guten und zum Bősen in gleiches Weise fähig zu sein).     

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

 

bấm vào đây xem các kỳ trước

 

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html