ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

Từ điển triết học giản yếu

 

 

 

Từ điển triết học 10 (tiếp theo)

Từ ng triết tiếng Nga (đối chiếu tiếng Anh/ Đức)- Aliotta - Austin

    

Từ ngữ Nga/Anh/Đức

 

Абсолютная и относйтелъная истина/absolute and relative truth/absolute und relative Wahrheit: chân lư tuyệt đối và tương đối.

Абстраґирование/abstraction/Abstrahieren: trừu tượng .

Абстракция/abstraction/Abstraktion:trừu tượng hoá.

Аванґард/vanguard/Vortrupp: tiền phong.

Автономия/autonomy/ Autonomie: tự trị

Авторитет/authority/Autorität: thẩm quyền

Аксиома/axiom/Axiom: công lư.

Акциденция/accident/Akzidenz: tuỳ thể

Аналиэ/analysis/Analyse: phân tích

Аналогия/analogy/Analogie: loại suy.

Антагониэм/antagonism/Antagonismus: đối kháng.

Антагонистические и неантагонитические противоречия/antagonistic and non-antagonistic contradiction/antagonistische und nicht-antagonistische Widersprüche: mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.

Антиномия/antinomy/Antinomie: đối kháng.

Апостериори/a posteriori/a posteriori: hậu nghiệm

Априори/a priori/a priori: tiên nghiệm

Аристокриатия:aristocracy/Adel: quư tộc

Ассодиадия/aristocracy/Assoziation: liện hợp

Атеиэм/atheism/Atheismus:vô thần

Атибут/attribute/Attribut: thuộc tính

 

Aliotta, Antonio: Triết học Ư vào đầu thế kỷ XX có thể gồm bốn nguồn: một là Benedetto Croce và Giovanni Gentile, hai là Antonio Aliotta với hai trường phái M.F. Siacca và Nicola Abbagnano, ba là Antonio Banfi, người tiên khu của triết học văn hoá với những khai phá của Enzo Paci, Giulio Preti, Renato Cantoni, bốn là trường phái Augusto Guzzo và Luigi Pareyson.

Aliotta là  học tṛ của Del Sarlo, là người thày của N. Abbagnano, nhưng không nổi tiếng bằng tṛ, sinh năm 1881 ở Palermo và dạy tại những đại học Padua và Naples. Ông qua đời năm 1964. Aliotta khởi sự từ nghiên cứu tâm lư học thực nghiệm với tác phẩm Đo lường trong tâm lư học thực nghiệm/La misura in psicologia sperimentale, 1905 rồi thiên về chủ nghĩa duy linh với nghiên cứu phân tích phê phán triết học ở thời đại ông qua tác phẩm Phản ứng duy tâm chống lại khoa học/La reazióne idealistica contro la scienza, 1912, tuy nhiên cũng khởi từ tác phẩm này, ông tỏ ra xa dần xu hướng tân-Hegel của Croce để nghiêng về chủ nghĩa thực dụng như W. James và G.H. Mead. Theo quan niệm thực dụng, thực nghiệm là phương tiện để đạt tới chân lư nhận thức, song Aliotta xác định thực nghiệm không chỉ giới hạn trong những kỹ thuật ở pḥng thí nghiệm, mà để chỉ mọi loại tiến hành thử-và-sai/trial-and-error trong mọi lănh vực hoạt động của con người. Hành vi cụ thể của kinh nghiệm chứa đựng trong nó những bộ diện chủ quan-khách quan như những thời khoảng cần thiết phân biệt song thống nhất trong một tổng hợp sinh động. Thực tại là tổng hợp cụ thể, quan hệ chủ thể-khách thể này. Trong tác phẩm Chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa duy tâm/ Relativismo e idealismo, 1922 Aliotta viết:”Đi t́m chân lư là mưu t́m sự hài ḥa cao đẳng giữa lực lượng không phải thuộc người với lực lượng thuộc người đang hoạt trong vũ trụ kinh nghiệm của chúng ta. Dĩ nhiên tiền đề này giả định kinh nghiệm không phải là một quá tŕnh đơn lẻ và liên tục mà bao gồm vô số những trung tâm cá thể tiếp cận và giới hạn theo những giai đoạn, rồi thông qua những xung đột cố gắng thực hiện một kết hợp phát triển. Kết hợp này thực hiện qua những bước của lẽ thường, của khoa học và triết học: chẳng hạn nơi lẽ thường, ta thấy mức độ kết hợp giữa những trực quan cá thể. Tổng hợp trong khoa học thể hiện mức độ kết hợp cao hơn, v́ chúng hóa giải sự chênh lệch giữa những viễn tượng của lẽ thường, và nghiên cứu triết học t́m cách thu tập những yếu tố bất đồng c̣n lại, sửa sai cái nh́n chật hẹp của những khoa học đặc thù và hoàn tất một cái nh́n toàn diện hơn. Aliotta tán đồng quan điểm của Mead về tích cách xă hội trong mọi trật độ của nhận thức. Ông bác bỏ cái tuyệt đối của chân lư và bảo vệ thuyết tương đối triết học, có thể thấy chứng cớ nơi vật lư học Einstein. Chân lư như vậy thể hiện từ mức độ kết hợp thể hiện về mặt thực nghiệm giữa những trực quan, viễn tượng, những quan điểm cá nhân tạo thành cơ cấu nháp của kinh nghiệm, ông gọi là kinh nghiệm bất phân/esperuenza indistinta.

Quan điểm tương đối này áp dụng trong đạo đức được Aliotta nêu ra như “những nguyên lư cơ bản của hành động. Niềm tin là một tư tưởng linh hoạt, “luôn luôn hàm ngụ những rủi ro bời v́ nó không phải là một hiển nhiên trí thức áp đặt trong tất yếu, mà là một hành vi tư do lựa chọn có khả hữu của những con đường khác nhau.” Về mặt này, ông là tiên khu của chủ nghĩa hiện sinh, song cũng như James, vào cuối đời, Aliotta đi t́m cái định đề cơ bản này trong tính vĩnh cửu của những giá trị con người và hiện hữu của Thượng đế, như ông chỉ ra trong tác phẩm cuối đời như  Hiến sinh như thể ư nghĩa của thế giới/Il sacrificio come significato del mondo, 1947. 

Những tác phẩm chính ngoài những sách dẫn trên của Aliotta là : La guerra eterna e il dramma dell'esistenza, 1917; La teoria di Einstein, 1922; L'esperimento nella scienza, nella filosofia, e nella religione,1936; Evoluzionismo e spiritualismo, 1948; Le origini dell'irrazionalismo contemporaneo, 1950; Pensatori tedeschi della fine dell'800, 1950. 

 

Austin, John L. : John Langshaw Austin được coi là một trong những triết gia quan trọng của trường phái Oxford ở thế kỷ XX. Tuy nhiên hai tác phẩm chính của ông How to do things with Words và Sense and Sensibilia in ra năm 1962 đều do môn đệ và thân hữu xuất bản, v́ Austin đă qua đời năm 1960. Ông là người đóng góp vào sự phát triển cho triết học phân tích ở Anh. Xin đừng lẫn ông với một người tiền bối, cũng tên John Austin (1790-1859) là người khai sáng ra trường phái pháp luật phân tích và là người đầu tiên giữ ghế giảng dạy Luật ở Đại học London.

John L. Austin ra đời năm 1911 dạy triết học đạo đức (White's Professor of Moral Philosophy) ở Đại học Oxford và Corpus Christi College từ 1952 cho đến khi mất. Tác phẩm Xử sự ra sao với Chữ nghĩa/How to do things with Words là những bài giảng trong chương tŕnh William James Lectures ở đại học Harvard vào năm 1955, thật ra là khai triển những tư tưởng đă h́nh thành từ 1939, tŕnh bày trong một tiểu luận Other Minds” in trong Proceedings of the Aristotelian Society tập XX năm 1946, và những bài giảng mang tên “Words and Deeds” trong những niên kỳ 1952-4 tại Oxford. Ông cũng là người tiên khu giới thiệu Frege qua tác phẩm Cơ sở khoa Số học/Grundlagen der Arithmetik vào thế giới triết học nói tiếng Anh. Căn bản phương pháp luận của ông bắt nguồn từ Aristote chú trọng đến những khái niệm và khu biệt trong ngôn ngữ, là khởi đầu, không phải chung cuộc của triết học. Austin muốn dành tất cả thời giờ cho việc giảng dạy, nên sinh thời cho xuất bản rất ít, như chính điều ông tâm sự: Ngay từ đầu tôi đă phải quyết định là viết sách hay dạy cho người làm sao thực hành triết lư một cách hữu dụng.

Trên con đường nghiệp huấn, ông đă chỉ ra một nghệ thuật triết lư khởi từ việc nghiên cứu sâu sắc nguồn ngữ học, ứng dụng những từ và ngôn ngữ thông thường hơn là sử dụng từ vựng thuật ngữ. Ngôn ngữ thông thường, theo ông là những từ đầu tiên; nghiên cứu chúng trong khu biệt xác định từ ngôn ngữ thường nhật, tồn tại qua bao thế kỷ. Austin phát triển những chiến lược thu thập, “sử dụng một nhận thức sắc sảo những từ làm tri giác của chúng ta bén nhậy về những hiện tượng - tuy nhiên phải nhớ nó không phải là trọng tài sau cùng. Ông đă mở ra một xu hướng gọi là môn phái ngôn ngữ thông thường, một tư trào của triết học phân tích, xây dựng trên niềm tin là những vấn đề triết học thường nổi lên từ việc không chú ư hay ngộ nhận trong việc sử dụng ngôn ngữ thông thường; do đó những vấn đề như vậy chỉ có thể giải quyết qua việc xem xét sử dụng thông thường những từ xuất phát từ đó biểu hiện những khái niệm triết học ra sao. Có thể nói, những phân tích ngôn ngữ thông thường của Austin có liên hệ với những lư thuyết thông giao hay ngôn tác sau này.  

Triết lư ngữ học/Linsguistic Philosophy như Ayer xác định, không phải để chỉ một nhánh của chủ nghĩa thực chứng luận lư, hay công tŕnh của Wittgenstein và trường phái Cambridge, hoặc Ryle và trường phái Oxford mà chỉ nên dành cho Austin. Chủ trương của ông xác định trong phát biểu khi chúng ta xem xét điều chúng ta phải nói khi, từ ngữ nào chúng ta phải dùng trong hoàn cảnh nào, chúng ta lại xem không phải chỉ từ ngữ (hay ư nghĩa) mà c̣n phải xét đến những thực tại chúng ta dùng từ để nói đến. Lư luận ngôn tác/speech acts mà Austin phân tích khi tŕnh bày với những vận động thân thể, tạo ra âm, nên Austin gọi nó là hành vi ngữ âm/phonetic act; phát biểu ngôn ngữ đ̣i hỏi những thông lệ về từ và ngữ pháp, là hành vi pháp âm/phatic act,  khi dùng ngữ vị/pheme với ư nghĩa và tham chiếu nhất định là hành vi từ âm/rhetic act. Tŕnh bày ba hành vi nói trên là hành vi của một phát biểu, hành vi của nói một điều ǵ đó; Austin c̣n phân biệt hai loại hành vi khác là hành vi hướng định/illocutionary act là một ngôn tác đầy đủ trong một phát biểu nhằm chuyển nội dung đề ra của phát biểu và hành vi mục đích/perlocutionary act là một ngôn tác sinh ra một hiệu quả, có hoặc không có định ư của chủ thể phát biểu với đối tác, nhằm yêu cầu, khuyến dụ thực hiện hành vi hướng định. Trong bài giảng VIII của How to Do Things with Words, Austin đưa ra ví dụ:

Hành vi (A) hay biểu ngữ: Y bảo tôi 'Bắn cô ta!' có nghĩa 'bắn' là bắn và nói đến 'cô ta' là cô ta.

Hành vi (B) hay hướng định ngữ: Y thúc giục (hay khuyên, tra lệnh,v.v..) tôi bắn cô ta.

Hành vi (C) hay mục đích ngữ: Y thuyết phục tôi bắn cô ta.

Triết học ngôn ngữ của Austin chủ yếu nhằm vào mục đích thông giao đă là một tranh biện giữa J. Derrida và John Searle. Trong tham luận signature événement contexte đọc trước Hội nghị quốc tế của những Hiệp hội triết học dùng tiếng Pháp tháng Tám năm 1971, Derrida đă bàn về lư luận ngôn tác của Austin trong tác phẩm dẫn trên, nhấn mạnh đến quan niệm của Austin xem những ngôn tác chỉ là những hành vi thông giao và khái niệm về những phát biểu tŕnh diễn/performative utterances của Austin như một phạm trù thông giao,  là một khái niệm mới đối lập với phát biểu xác quyết (thường được coi như những mô tác thật/giả về sự kiện) v́ những phát biểu tŕnh diễn không có tham chiếu ngoài nó, hay trong mọi diễn biến, trước nó. Nó không miêu tả điều ǵ hiện hữu ngoài ngôn ngữ và trước ngôn ngữ. Derrida nhận xét Austin đă không nhận ra trong cấu trúc của biểu ngữ chứa một hệ thống thuộc từ mà Derrida gọi là tự kư nói chung/graphématiques en général. Những phân tích về những hành vi biểu ngữ khác nhau  phải giả định giá trị của ngữ cảnh; một trong những chủ điểm đ̣i hỏi sự hiện diện có ư thức của hướng tính của chủ thể phát ngôn trong toàn cảnh hành vi biểu ngữ. Khi dẫn hai đoạn văn trong bài giảng thứ nhất và thứ hai tác phẩm dẫn trên của Austin, chỉ ra những hoàn cảnh mà những từ được phát biểu yêu cầu hiện diện của một người, một đồng sự, cũng như trong phán quyết mục đích luận phải có hướng tính là trung tâm tổ chức, Derrida muốn chỉ ra chiều hướng hiện tượng luận là cơ sở và hủy tạo là khoa học lưỡng tính (nghịch đảo và thay thế) trong hệ thống văn tự, hàm ngụ quyền năng của thông giao. John R. Searle phản bác những phê phán của Derrida trong bài viết nhan đề Tái lập những khu biệt/Reiterating the Differences về bốn luận điểm chính của Derrida là đồng hóa ngôn từ với văn tự, đồng nhất ư nghĩa của biểu ngữ với hướng tính của tác nhân, những hàm ư trong khái niệm khả tính lập lại mà Derrida dùng để chỉ cùng những diễn ngữ thường được lập lại trong những ngữ cảnh khác nhau, và đặc biệt là phê phán quan điểm của Austin về lư luận ngôn tác coi như kư sinh, phi tưởng. Về luận chứng của Derrida cho rằng v́ văn tự có thể cũng như phải có chức năng trong sự vắng mặt triệt để của người gửi, người nhận; diễn ngôn được viết ra không phân biệt với diễn ngôn qua lời nói v́ sự vắng mặt của người gửi, người nhận và ngữ cảnh của sản xuất th́ nó không thể là thông giao ư nghĩa của người gửi với người nhận, Searle phản bác là không phải như Derrida nghĩ khả tính lập lại những yếu tố ngữ học phân biệt ngôn ngữ viết với ngôn ngữ nói, mà là khả năng thường trực tương đối của văn tự. Searle cũng cho rằng hệ thống biểu tượng, qua viết hay nói cũng phải có khả năng lập lại, v́ nếu không th́ những quy luật trong hệ thống không có phạm vi ứng dụng. Ông cũng phản bác phê phán của Derrida về triết học ngôn ngữ của Austin vắng mặt tha nhân khi lư luận là thông giao qua văn tự có thể hiện hữu trong hiện diện của người nhận, chẳng hạn như khi tôi lập một danh sách đi mua hàng cho chính tôi hay đưa mẩu giấy ghi chú cho người bạn trong một cuộc ḥa nhạc hay diễn thuyết. Như vật hiện tượng sống c̣n của bản văn th́ không giống như hiện tượng lập lại, v́ cùng văn bản đó có thể được nhiều người đọc khác nhau lâu dài cả sau khi tác giả đă chết, và đó là hiện tượng thường trực của bản văn khiến nó có khả năng tách rời biểu ngữ với nguyên bản, và phân biệt từ ngữ viết với nói. Tuy thừa nhận hướng tính trong viẹc hiểu một biểu ngữ, Searle khẳng định một câu có ư nghĩa vẫn là khả năng thường trực của ngôn tác tương ứng (hướng tính).

Tranh biện giữa một Derrida/hiện tượng luận với một Searle/ngôn tác tiếp nối qua phản biện của Derrida trong Công ty hữu hạn/Limited Inc (in lần đầu trong Glyph 2, 1977 qua bản dịch của Samuel Weber, xuất bản nguyên tác năm 1990), với lối chơi chữ của Derrida gọi Searle (đồng âm qua giọng Pháp) với Công ty trách nhiệm hữu hạn/Sarl (Société à responsabilité limitée) hàm ngụ trường phái ngôn ngữ thông thường của những người kế thừa Austin. Tranh luận này được khai triển hơn trong mục [Ngôn ngữ thông thường; ngôn tác; Searle].

Trong những tiểu luận khác của Austin như  Tự biện cho sự bào chữa/A Plea for ExcusesNhững Nếu và Có thể/Ifs and Cans viết năm 1956, ông nghiên cứu khái niệm khi làm một hành động qua những ví dụ về những mặt khác nhau của ư nghĩa trong những trạng từ như ư chí, quả quyết, bất ngờ, vô t́nh, vô ư trong tiểu luận đầu và tính nhân quả  trong điều kiện hàm ngụ trong biểu ngữ trong tiểu luận sau. Austin chỉ ra là khi chúng ta xem xét điều ǵ chúng ta phải nói khi, với những từ chúng ta dùng trong hoàn cảnh nào, chúng ta không những để ư đến từ, hay ư nghĩa của nó mà c̣n phải để ư đến thực tại chúng ta dùng từ để nói về nó. Ông có xu hướng bài bác những vấn đề về tự do ư chí và tất định luận.

Trong một tác phẩm di cảo khác Giác quan và khả giác tính/Sense and Sensibilia Austin phê b́nh những lư luận tri giác dựa trên những dữ kiện cảm giác, đặc biệt là chương mở đầu tác phẩm Những cơ sở của nhận thức thường nghiệm/The Foundations of Empirical Knowledge, 1940 của A.J. Ayer. Austin biện luận là Ayer thất bại trong việc nhận thức chức năng chính của những từ như ảo tưởng, ảo giác, nh́n” v.v.. là những từ này cho phép người ta diễn đạt những điều kiện hạn chế khi tiếp cận với chân lư của những điều người ta nói, và những dự kiện cảm giác đưa vào chẳng thêm được điều ǵ trong khả năng nhận thức hay nói ǵ về điều người ta thấy. Trong sách viết về triết học trong thế kỷ XX, Ayer nhắc lại chuyrện này, khi kể là đă phản bác Austin qua tiểu luận Liệu Austin có phủ bác được lư luận dữ kiện cảm giác không? đăng trên tạp chí Synthèse năm 1967 và in lại trong Siêu h́nh học và Lẽ thường/Metaphysics and Common Sense, 1969 cũng như trong Hội luận về J.L. Austin. Ayer cho là những luận chứng của Austin không nghiêm xác, hoàn toàn không biết đến những nhận định nhân quả có thể giúp nhà triết học có thể quy kết lư luận tri giác vào một cái ǵ thuộc về dữ kiện cảm giác.

G.J. Warnock nhận ra ba điểm chính trong triết học Austin là, coi từ ngữ như một công cụ trong sáng (phải biết cái ǵ cần và không cần), quan trọng của kho từ ngữ thông thường (dạy chúng ta nhiều điều), ngôn tác (nghiên cứu ngôn ngữ có khả năng ứng dụng vào những lĩnh vực khác như đạo đức) và hướng định của ông là có một hoạt động tập thể những triết gia, làm việc chung với nhau. Ngôn tác trong tư tưởng Austinđiều chúng ta cần là một học thuyết mới, toàn diện và khái quát, về điều ǵ làm trong khi nói.. về cái gọi là ngôn tác, không phải ở mặt này hay khác rút ra từ mọi cái c̣n lại, mà chính là rút ra từ tổng thể của nó.”

Những tác phẩm chính của Austin: Cơ sở khoa Số học/The Foundations of Arithmetic (dịch Gottlob Frege), 1950; Triết luận/Philosophical Papers, 1961; Xử sự ra sao với Chữ nghĩa/How to Do Things with Words, 1962; Giác quan và Khả giác tính/Sense and Sensibilia, 1962  

 

 

 

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

 

 

 

bấm vào đây xem các kỳ trước

 

  

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html