phỏng vấn

nhà thơ

Lâm Hảo Dũng

lê thị huệ thực hiện

kỳ 3 (kỳ cuối)

bấm vào đây đọc kỳ 1

bấm vào đây đọc kỳ 2

 

Lâm Hảo Dũng là thi sĩ thuộc lớp thanh niên trẻ bị động viên nhập ngũ ở Miền Nam thời Quốc Cộng chiến tranh 1954-1975. Ông là nhà thơ nổi bật với các thể loại thơ truyền thống như thơ bảy chữ, tám chữ và lục bát. Thơ ông được giới sáng tác cũng như độc giả Miền Nam trước 1975 yêu chuộng, v́ tính nhạc và tài xoay chữ nhẹ nhàng, dễ đi vào ḷng người.

 

Nhưng nếu có một cuộc nghiên cứu th́ gịng thơ người lính Miền Nam Lâm Hảo Dũng rất đáng nghiên cứu. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của một thành phần lính Miền Nam, sáng tác hồn hậu về người lính Miền Nam khi xuất trận: hiền-nhân-thắng-thú-tính. Tuy vào trận chiến nhưng tâm thế vẫn lăng mạn hào hùng: khinh-tởm-việc-giết-người. Đây là một khủng hoảng khá bi hùng khác với khủng hoảng thú-tính-bắn-vào-quân-thù, như vẫn thường được thấy trong các tác phẩm kinh điển chiến tranh của phương Tây. 

 

Ông rời Việt Nam cuối thập niên 1980 và định cư ở Vancouver Canada. Ở Hải Ngoại thời gian đầu,  thơ Lâm Hảo Dũng xuất hiện khá nhiều trên tạp chí Làng Văn (Nguyễn Hữu Nghĩa), Lửa Việt (Bùi Bảo Sơn), Nhân Văn (Thượng Văn, Tưởng Năng Tiến, Lâm Văn Sang) … trong các thập niên 1980, 1990 .Sau đấy ông vắng mặt trên các tạp chí văn học hải ngoại khá lâu. Mới đây ông gởi thơ trở lại cho trang Gió O . Điều độc đáo là tuy vắng thơ cho các diễn đàn văn chương trên hàng chục năm, nhưng khi trở lại Lâm Hảo Dũng vẫn làm thơ hay. Vẫn cuốn hút người đọc với những bài thơ dễ tuồn cảm xúc và chữ nghĩa vào hồn. Cứ như thời gian không mảy may làm suy suyển một tài thơ thân thiện với đời là chàng thơ hồn nhiên Lâm Hảo Dũng.  

 

Gió O hân hạnh giới thiệu cuộc phỏng vấn với nhà thơ Lâm Hảo Dũng. (04/2017)

 

 

 

Lê Thị Huệ: Dạo gần đây anh đi du lịch về xứ Đông Dương, anh sang Lào, Campuchea, Việt Nam (?) . Anh có nhắc nhiều về các địa danh này trong các bài thơ gần đây . Anh có thể chia sẻ với độc giả Gió O vài kinh nghiệm về các chuyến “phiêu lưu về cố xứ” này không

 

Lâm Hảo Dũng: Tôi cũng may mắn được đi các nơi cô vừa kể, sau khi về hưu. Với tôi sang Thái để hy vọng nh́n thấy vùng Tam Giác Vàng, nơi hội tụ của ḍng Mékong, để thấy miền hoang vu của những cánh đồng thuốc phiện của Khun Sa. Tôi, xin lỗi hơi dài ḍng v́ tôi thích những chuyện phiêu lưu vặt vănh như vậy. Nhưng cơ hội không có, v́ đất Miến vẫn c̣n tranh chấp , xung đột dài dài v́ các nhóm sắc tộc. Visa vào Miến cũng phải xin khá lâu.

 

Đến Thái, nghe có chuyến du lịch gọi là “ Slow Boat” ,đi theo ḍng sông Mékong từ Bắc Thái sang Lào, tôi rất thích, thế là đi. Từ Bangkok đi xe lên tỉnh Chiang Mai, long rong vài hôm, và tiếp tục hướng Bắc lên Chiang Khong, nghỉ một đêm bên ḍng sông Cửu. Sáng vượt biên giới Thái sang Lào. Chuyến tàu đi về Luang Prabang, cố đô của xứ vạn voi. Cảnh trí hai bên ḍng sông vẫn rất hoang vu, kỳ thú, nhất là những ghềnh đá nhô ra tạo nên nhiều h́nh thù đặc biệt. Không như miền Nam VN ,nhà cửa, cây trái ven bờ. Nơi đây, rừng tiếp rừng, chỗ có dân cư trồng trọt ,cây trái vẫn là cây trái ở VN, nhưng phía sau làng mạc vẫn đầy thảo mộc, núi non, một không gian xanh ngát đầy chất Mẹ Thiên Nhiên.

 

Tàu nghỉ một đêm ở phố núi Pakbang, nơi mà nhà văn Ngô Thế Vinh bảo rằng Lào quốc dự định xây một đập thủy điện lớn ở đây. Thức dậy sớm vào buổi sáng, lần theo con đường dốc, bắt gặp chợ Pakbang. Lướt một ṿng, may ra có thể khám phá thủy ngư nào to lớn. Tuyệt không. Đến Luang Prabang cũng thế, họa hoằn mới gặp những con cá cở 5 ngón tay. Do đó, những mức báo động như nhận định của ông quả là tiếng kêu không hồi vọng hay đă lỗi thời. Điện cần hơn cá chăng?. Cá có thể nuôi nhưng điện không thể quay tay thành thân điện được?. Năm 2016 đến Luang Prabang, ghé thăm mộ Henri Mouhot ở ngoại ô L.Prabang, bên ḍng Nam Khan, với cột cây số 0 km, như một dấu ấn kỷ niệm tôn danh nhà côn trùng học tận tụy v́ nghiệp vụ.

Tôi đă đi hai lần chuyến đi này vào năm 2014 và 2016.

 

Sau đó, đi thăm cánh đồng Chum ở vị trí 1,2,3, thành phố Phonsavan cũ của tỉnh Xieng Khouảng. H́nh dung lại thời chiến, cả một thành phố phải di dời đến một địa điểm khác, chúng ta mới thẩm thấu được mức độ tàn khốc của bom đạn. Trên cánh đồng Chum, điểm  ghi khắc nhất là những đoạn chiến hào đă gần như phẳng mặt nhưng những hố bom vẫn gh́m sâu cắn chặt vào đất đỏ. Chợt nhớ :” Thời chiến người đi đến những đâu?-Đá khô chân núi, cát sông sâu…LHD”.

 

Trước khi về Vạn Tượng, ghé Vang Vieng, một điểm du lịch nổi bật hiện nay ở Lào. Khi ở Vientiane, đi thăm Phật tích H’Mong Khmer thế kỷ 8 ở Vang Xang, nét khắc họa rất đơn sơ vào vách núi đá, hiếm qúi là ở cột mốc thời gian. Xuôi thuyền trên sông Nam Ngum nh́n đập thủy điện Nam Ngum đang được mở rộng thêm. Cảnh trí u nhă, hữu t́nh.Một may mắn bất ngờ, khi đến Vạn Tượng được dịp thưởng thức những ngày lễ kỹ niệm 450 năm của ngôi đền nổi tiếng That Luang, những điệu vũ cổ truyền của các sắc tộc cũng như nhạc cụ được tŕnh diễn sống động ṿng quanh ngôi đền…Loay hoay cuốn hành trang về Paksé- Champasak, với đền thờ Wat Phou của vương quốc Khmer ngày trước, bản sao của ngôi đền Beng Melea ở khóm đền Roluos của Angkor- Siem Reap, cao nguyên Bolaven. Đặc biệt ngọn thác Liphi kỳ vĩ theo tôi có tầm vóc đẹp, hùng tráng, quyến dụ hơn thác Khonephapheng ở cùng một vị trí mà chúng ta được nghe đề cập đến trong trang địa lư thời trung học. Khi đến gần chân thác, ta có thể nghe tiếng nước đổ rập ŕnh xuống các khe đá, tạo nên một khúc thủy đàn rất tuyệt vời. Một chút hoang sơ, một chút cảm tính của hồn Đông Phương, ngọn thác như mũi đinh gắn chặt vào tim óc người thưởng ngoạn. À, lại c̣n cả một rừng trúc, mỗi gốc là mấy ṿng tay ôm, chiếm cả một diện tích rộng vây quanh bờ thác. Một ngôi chùa nhỏ đang xây. Gía được tạm trú nơi đây ít hôm, tâm hồn chắc hẳn phiếu diễu, siêu thăng?. ( Và cũng không giấu được nỗi ngỡ ngàng, khi lấy xe đạp từ bến tàu đi trên một đoạn đường quê của đảo Dondet, để đến ngọn thác Liphi, tôi bắt gặp ngôi mộ của một người phụ nữ Việt Nam. Bà đến đây tự bao giờ?. Và sao phải cư trú ở một đảo xa xôi của miền thôn dă trên đất nước người.? Một lời chúc phúc cho bà khi quay về.).

 

Thác Khone hay Khonephapheng hùng tráng, đẹp, từ xa nh́n ở đoạn sông Mékong giao ḥa xuống đầu thác, màu nước đỏ thẩm hơn ḍng chảy ở VN, tạo nên một cảnh quan huyền kỳ, giữa con người và thiên nhiên. Thảo mộc vẫn tranh đấu bám gốc rễ vào từng mơm đá để tồn sinh.

 

Nơi đây, được gọi là Si Phan Don ( 4000 đảo), đảo lớn có dân cư, cây cối như Don Det, Don Khong (đảo lớn nhất), Don Khon, Don Xang,Don Loppadi…

 

Kampuchea, đối với tôi có một sức hút huyền hoặc, đó là kỳ quan Angkor. Tôi sinh ở miền Tây, đất cũ Chân Lạp, nơi mà ba sắc dân Việt, Miên, Hoa sống hài hoà. Đầu làng tôi có một ngôi chùa Miên khá lớn, thuở nhỏ vẫn vào đây để ngắm những gốc cây sao thẳng vút, những cây “ trái sấu”, ăn mùi vị chua hơn me. Vào chùa, đứng ngắm những h́nh thiên thần vũ nữ, diện mạo thanh nhă được khắc tạc quanh tường của ngôi chùa.

 

Sau này, hiểu biết thêm về Angkor, nên đâm ra mê hoặc. Cách đây, có thể khoảng mười năm, nhân đọc tin cơ quan Nasa của Mỹ có chụp không ảnh về một ngôi đền đă mất, chỉ c̣n sân nền, có thể là nơi ẩn tránh cho quân vương khi kinh thành Angkor bị tấn công. Và tôi, không hiểu sao, tự cho ḿnh là một chú tiểu của ngôi đền này: Banteay Chhmar

 

“tiền kiếp ta chú tiểu đền Banteay Chhmar

một đêm trăng bỗng mơ màng đứng ngắm

những ảnh tượng c̣n âm u soi bóng

em thiên thần vũ nữ Apsara

 

tiền kiếp ta chú tiểu đền Banteay Chhmar

đi thơ thẩn dưới hàng cây thốt nốt

lời kinh đọc như mái chèo vọc nước

hay điệu ḥ mừng đón lễ “Đôn ta”

 

tiền kiếp ta chú tiểu đền Banteay Chhmar

đi dâng bát qua kinh thành Đế Thích

đi đếm những tường xây bằng đá gạch

của đời chôn mùa hội “ Châu xà ma”

 

tiền kiếp ta chú tiểu đền Banteay Chhmar

ḷng vương vấn qua miếu đền lăng tẩm

ở Neak Lean, Krol Ko, Pre Rup

Hay Ta keo, Prasat, Tevoda

 

chú tiểu buồn yêu vũ nữ Apsara

nên suốt kiếp chỉ tu thành đá tảng…”

( Lâm Hảo Dũng - Tiền kiếp ta chú tiểu đền Banteay Chhmar)

 

Đến Siem Reap được nh́n ngắm những ngôi đền trong ước vọng, tâm hồn thật sảng khoái, lâng lâng, từ những ngôi đền lớn Angkor Thom,Angkor Wat (Bayon), Ta Prohm, Prah Khan, Pre Rup, East Mebon, Banteay Kdei, Phiméanakas,Ba Phoun,Takeo,Phnom Phakheng ( ngắm hoàng hôn) và các đền nhỏ hơn nhưng chạm khắc rất tinh xảo như Chau Say Tevoda, Thommanon, Prasat Kravan ,đền bị bỏ hoang ít người biết đến như Prasat Batchum…. Năm 2016, lạc bước thêm qua mấy khóm đền Roluos như Bakong, Prah Kor, Lolei, Banteay Srei ( chạm khắc rất mỹ thuật). Beng Melea diện tích rất rộng, lối vào với hai hàng trụ đầu búp sen, đá bùn, đặc biệt h́nh rắn Naga khắc họa vô cùng tinh xảo, ngôi đền gần như sụp đổ hoàn toàn, nhưng diện tích ngôi đền và chu vi chiếm ngự đủ diễn tả sự bề thế của ngôi đền vào thời hoàng kim.

 

Tôi say mê những nét điêu khắc của các Thiên thần vũ nữ Apsara, Thần nữ Devata trên mỗi đền đài ở Cao Miên, đặc biệt ở Angkor.

 

“Ngực em trái thốt nốt

Lẳng tṛn dậy hương thơm

Rất thực trong đời sống

Lại đẩm màu văn chương

Những đường cong tuyệt mỹ

Dưới tay thợ tài hoa

Khuôn mặt trăng đầy nở

Mắt ngời ánh sao sa

Bàn chân thon ngón nhỏ

Như hạt sen bên hồ

Trang phục điệu đàng hở

Đưa thân h́nh dậy thơ

Những miếu đền tôi đến

Vẫn thấy em môi cười

Những tường vôi tôi đến

Vẫn gặp em quanh đời

Dường như ngàn năm trước

Em không là của tôi?

Thiên thần bay một bước

Lên tận đỉnh mây trời

Tôi t́m trăng đuổi mộng

Trên mái đền Bayon

Apsara mất bóng

Gởi lại sầu mênh mông

Tôi nh́n nàng trân trối

Tôi nh́n nàng đăm đăm

Hồn người bay chín cơi

T́m đâu những hương nồng?

Hương không c̣n ở lại

Tôi có là tôi không?

Rặng cây ǵa mấy tuổi

Trời cười sợi nắng trong…

(Em – Thiên Thần Vũ Nữ Apsara)      

 

Tôi không có về VN kể từ năm ra đi 1980, v́ vậy tôi làm những chuyến đi về Miến, Thái, Lào, Miên là chỉ mong hít thở được không khí quê nhà thoảng đến. Muốn về th́ qúa gần, Nam Vang- Sàig̣n, Nam Vang-Châu Đốc, Siem Reap- Hà Tiên .

 

Chỉ là :

Hồn bâng khuâng đến bao giờ

Quê hương ta đó mịt mờ chân mây.

….

Quê nhà trong gang tấc

Thấy muôn trùng xa xôi

 

 

Lê Thị Huệ: Nh́n lại sự nghiệp thơ, anh thấy Lâm Hảo Dũng lúc 23 khác với Lâm Hảo Dũng năm 70  . Thơ của thời trai trẻ khác với thơ tuổi già như thế nào . Tôi đặt câu hỏi này với tinh thần khách quan tuyệt đối, đối với tôi,  để hai tập thơ vào cân lượng th́ thơ Xuân Diệu năm 20 không thể nào hay bằng thơ Mai Thảo năm 60.

 

Lâm Hảo Dũng: Thơ tôi cũng trưởng thành theo tuổi tác, kinh nghiệm sống, môi trường giao tiếp… Thời trai trẻ sôi động, sức sáng tác có thể sung măn, ư tưởng phong phú, nhiều mộng ước phiêu lưu nhưng lại thiếu sự chín chắn, ǵa dặn nếu so sánh với tuổi 70.

 

Thời tuổi trẻ tôi thường như thế đó

Đi quanh co t́m kiếm bóng cây đời

Bởi trần gian bao triệu phần ngăn nhỏ

Chia nỗi buồn thành những đọan chia phôi

 

Thời tuổi trẻ không bao giờ gặp nữa

Những hương thầm đêm tỉnh lặng bâng khuâng

Trong trí nhớ cháy muôn ḍng điện trở

Những h́nh người nhưng chỉ thiếu riêng em…”

( Lâm Hảo Dũng – Một Thời)

 

Và:

 

chiều ấy mùa thu đi xuống tóc

hai hàng cây bệnh nhớ không gian

gió đưa hơi cảm từ đâu đến?

đất đă thay màu da điếu tang

 

những cụm mây sầu bay hớt hải

chim không xếp cánh lững thân buồn

có phải khói nhà em mới đốt ?

thật t́nh ngựa mới lỏng dây cương

 

xa bóng cây rừng trăng chải tóc

sáu năm trồng tuổi để thay da

hoang vu nai đă về bên suối

đàn mễn chân nào động bóng ma ?

 

sơn nữ nhiều năm quên tắm suối

ngực c̣n hỏi nắng, nắng đâu xa ?

tiếng gà khuya vọng sương thay áo

lạnh buốt người hay lạnh cắt da ?

 

đất đỏ quanh co xuống bản rừng

hồn về Kinh-Thượng có bâng khuâng ?

mưa như nước mắt trên trần thế

gơ những âm giai địa chấn buồn…

 

sơn nữ chiều nay đi tắm suối

ta c̣n xa thắm thấy chân không…

(Sơn nữ nhiều năm quên tắm suối –June 16-14)

 

Như nhận xét của một người bạn: Hà Thúc Sinh :”… Thơ như thế hẳn phải đậm đà như rượu chôn nhiều năm dưới đất…”. Trong thẩm định chừng mức nào đó, có thể áp dụng cho trường hợp của nhà thơ Xuân Diệu tuổi 20 và nhà văn nhà thơ Mai Thảo tuổi 60. Sự bộc phá :” Ta thấy h́nh ta những miếu đền” thật vô cùng thi vị và gây kinh ngạc cho giới thưởng ngoạn thơ ở hải ngoại. Ở ông có những câu chữ rất tự nhiên nhưng ư tưởng sâu thẳm đến tuyệt cùng.

 

 

 

Lê Thị Huệ: Anh đă sống ở ngoại quốc hơn 40 năm, anh nhận thấy điều này ảnh hưởng như thế nào vào triết lư và cách nh́n về đời sống của một thi sĩ trải qua nhiều gốc gác như anh ?

 

Lâm Hảo Dũng:  Có lẽ tôi hơi “ mộng b́nh thường” và mang chút tư tưởng yếm thế chăng?. Chỉ như một sự chấp nhận. Một niềm vui khi được hít thở khí trời tự do.

 

Tôi nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến thành phố Montréal, ở trong một doanh trại quân đội, nh́n bầu trời trong, cao vút. Tự nhủ thầm- quê hương chỉ c̣n trong tâm tưởng…

 

 

Lê Thị Huệ: Anh cũng biết là hiện nay, với sự trợ giúp của Internet, có một bộ phận tái tạo Miền Nam Việt Nam Cọng Ḥa 1954 -1975 bằng phim ảnh bài vở trên internet . Qua đó, mọi người đều rơ mặt là Miền Nam Việt Nam rực sáng và Miền Bắc Việt Nam th́ u tối trong giai đoạn Chiến Tranh Quốc Cộng 1954-1975 . Tuy Miền Bắc Việt Nam chiến thắng năm 1975 nhưng sự thua cuộc về mặt văn hóa Việt xảy ra trong hơn 40 năm sau, cho đến giờ này Việt Nam là quốc gia lẹt đẹt hạng bét thế giới, như vậy theo ư kiến anh, bài học lịch sử nào mà một người Lính Miền Nam như anh có thể nói cho người đọc

 

 Lâm Hảo Dũng: TL: Đây là một câu hỏi đặt ra nhiều vấn nạn. Phần đầu là một cố gắng tuyệt vời cho tất cả công dân miền Nam , nhất là chánh quyền và quân đội.

 

Riêng phần văn hóa chúng tôi không dám lạm bàn v́ đă có nhiều bậc thức gỉa tŕnh bày rồi.

 

Với vai tṛ của một người lính miền Nam, như nhà văn Cao Xuân Huy , Phan Nhật Nam đă thể hiện rơ qua những sáng tác của họ. Đó là những tiếng thét gào uất hận. Bởi vai tṛ “chánh trị “ đă được áp đặt cho miền Nam và diễn tiến quân sự qúa nhanh vào lúc đó.Tôi đơn giản tŕnh bày ư nghĩ của ḿnh qua bài viết cuả một người pháo thủ Dù mà tôi đọc được trên net...” Khi anh về lại Sàig̣n, được tái phối trí làm PĐT, nằm ở sân vận động Sàig̣n chờ ứng chiến, đến khi có lệnh buông súng…”. Một cuộc chiến không phải thua trận mà chỉ ” bị thua” trong một ván cờ chánh trị do người ngoài sắp đặt…

                                                       

 

 

Lê Thị Huệ: Về mặt sáng tác tiếng Việt, cảm nhận tiếng Việt của anh có ǵ khác giữa một Lâm Hảo Dũng sống hai mươi mấy năm đầu ở Việt Nam và sau 40 năm ở Canada . Có khi nào anh thấy t́m không ra chữ Việt để diễn tả ḿnh không ?

 

Lâm Hảo Dũng: Đôi khi cũng hơi ngỡ ngàng, đọc những chữ thuần văn chương,cảm nhận như ḿnh đă đọc ở đâu, xa lắm, tiềm thức lôi kéo trở về. Lại lẩn thẩn, có lúc đánh vần chữ “ Yêu”,  ờ nhỉ?  - Y dài, e, ê , u- trọn chữ thành Yêu. Tiếng Việt cũng trúc trắc lắm th́ phải?.

 

Tôi không trở ngại khi thiếu ngôn từ Việt để diễn tả, chỉ có điều, bây giờ thận trọng hơn, viết một bài xong, đọc đi đọc lại nhiều lần, loại bỏ những điệp ngữ không cần thiết, chọn chữ cho hơi thơ chảy một ḍng xuôi. Tôi cũng cảm ơn nhà thơ HHC, trong một dịp t́nh cờ, chỉ dăm câu trao đổi, ông chỉ ngập ngừng nói khéo- “ Thơ anh được, nhưng dường như anh ít đọc lại sau mỗi bài viết…”. Từ đó , tôi mới cảm nhận đây là ư kiến hay ( bởi bản tánh tôi lè phè, viết xong ít khi đọc lại nghiêm túc...)

 

 

Lê Thị Huệ: Đời sống ở Vancouver cho anh một nhận xét nào về nơi chốn ấy,  một Vancouver anh đă sống mấy mươi năm

 

Lâm Hảo Dũng: Thưa, đầu tiên tôi định cư ở Winnipeg-Manitoba, lạnh qúa nên thiên di về Vancouver. Vanvouver, được nhiều người đánh gía là Cali của Canada, mùa đông cũng nhẹ nhàng. Nhưng năm nay, Vancouver lại đổ tuyết đến 4,5 lần. Tôi gơ máy, trong lúc tuyết đang rơi lất phất ngoài trời, người Tây đùa bảo là “ Mosquito”. Vancouver được người Hoa ví von là một VanHongKong v́ đa số người Hoa sinh sống. Một China Town có vẻ thưa dần v́ được di dời ra các vùng phụ cận, nhưng các building lại trổ hoa đầy dọc theo các đường phố. Stanley Park, cầu treo ở North Vancouver, bến tàu Richmond. Qua phà đi Victoria, thủ phủ của tỉnh British Columbia, có thể thăm Ṭa Quốc Hội, vườn hoa…

 

Vancouver, với tôi được xem nơi an trú của tuổi ǵa, nhất là vào đông có thể lang thang qua Elizabeth Park nh́n cây cỏ,hoa lá  và “ nh́n trời hiu quạnh”…

 

 

Lê Thị Huệ: Anh nhận anh là thành phần nào ? Nhà Thơ Việt Nam ? Nhà Thơ Việt Nam Hải Ngoại, Nhà Thơ Di Dân, Nhà Thơ Lưu Vong, Nhà Thơ Miền Nam, … Tuy chỉ là một thứ tên gọi, nhưng anh cảm thấy thoải mái ở vào nhóm nào nhất ?

 

Lâm Hảo Dũng: Tôi không phân định tôi thuộc thành phần nào, chỉ biết ḿnh như một người tỵ nạn, một người lính đúng nghĩa hơn. V́ vây, tôi yêu thích ḿnh như một nhà thơ lưu vong, v́ căn cước ḿnh đâu có thể đổi dời, nói theo cung cách nhà binh, ở đâu đứng yên vị trí đó. Muốn thay đổi, sau mấy mươi năm ở hải ngoại “đă hết thời lưu vong”, tôi e chua chát qúa!. Cuối cùng, xin măi nh́n tôi như một nhà thơ lính miền Nam.

 

 

Lê Thị Huệ: Cám ơn nhà thơ Lâm Hảo Dũng đă dành cho Gió O cuộc phỏng vấn hiếm quư này !

 





 

http://www.gio-o.com/LamHaoDung.html

 

 

 

© gio-o.com 2017