Nguyễn thị Hải Hà

 

Chuột Mơm Vuông

 

tản mạn

 

 

 

Liên tiếp hai ngày tôi đi học lớp an toàn lao động. Hằng năm, công nhân viên phải làm việc trên (hay gần bên) đường rầy xe lửa (cách thanh sắt mé ngoài của hàng rầy sắt chừng 4 ft. tương đương với 1 mét 2) đều phải qua lớp học này. Nó được tổ chức để nhắc nhở công nhân viên nguyên tắc làm việc ngăn ngừa tai nạn cho bản thân.

 

 

Nhà ga Hoboken nh́n từ New York City

 

 

Lớp học ở Hoboken, thành phố đối diện với New York City, cách nhau là con sông Hudson. Có lần đi chơi ở bờ sông Hudson bên New York tôi chụp một vài tấm ảnh nhà ga Hoboken, một trong những nhà ga lâu đời nhất nước Mỹ. V́ xa hơn chỗ làm việc b́nh thường, đường xe lửa ít và phải đổi chuyến, nên tôi phải đi làm sớm hơn. Năm giờ bốn mươi lăm sáng phải ra khỏi nhà để bắt chuyến xe lửa lúc sáu giờ chín phút. Dù từ nhà tôi đến trạm xe lửa chỉ độ tám hay chín phút tôi thường tự cho ḿnh nhiều th́ giờ hơn để không phải vội vă.

 

Cùng đi học, có ông Abu và ông Ata, hai người cùng cấp bậc với tôi. Đáng lẽ phải đi học hằng năm nhưng lúc sau này tôi ít phải ra công trường; nên nếu không ai nhắc nhở hay bắt buộc tôi thường làm lơ, giả vờ quên. Năm nay tôi tự động đ̣i đi, một phần v́ sợ nếu ra công trường mà không có thẻ chứng nhận đă cập nhật hóa an toàn lao động sẽ bị phạt, một phần v́ rất có thể đây là lần học cuối cùng trước khi tôi về hưu. Hoboken có vẻ mới hơn, đẹp hơn. Những công tŕnh xây cất của nhiều năm trước đă xong. Hàng cây ven đường đă vàng lá, trong buổi sáng sớm mùa thu, thành phố có vẻ lăng mạn. Hoboken là thành phố cổ xưa, nhưng dân ở đây đa số là người trẻ, giàu, làm việc ở New York. Bây giờ Hoboken nổi tiếng với những party to lớn đắt tiền, âm nhạc, và nghệ thuật. Cũng xin nhắc bạn nhớ, Hoboken vốn là quê hương của đại danh ca Frank Sinatra. Hoboken cũng từng xuất hiện trong rất nhiều cuốn phim Hoa Kỳ nổi tiếng như “Funny Girl,” “Three Days of the Condor,” và nhiều phim khác.

 

Tôi gặp lại ông G., cố vấn kỹ thuật của một công ty tư vấn nổi tiếng. Trụ sở công ty của ông đặt ở Hoboken. Công ty xe lửa thuê công ty của ông thiết kế và lập chương tŕnh sửa chữa máy quay cầu. Tôi phụ trách việc hành chánh kế toán của dự án này. Những lần đi học an toàn lao động ở Hoboken tôi thường gặp ông trên xe lửa. Ông luôn vui vẻ bặt thiệp chào hỏi tôi. Lần này, tôi tránh gặp mặt ông. Nh́n thấy ông từ xa tôi đi chậm lại để không phải tṛ chuyện với ông. Ông có vẻ béo hơn, và già đi. Trước kia ông đẹp trai như tài tử Paul Newman khi c̣n trẻ. Ông tàn phai th́ tôi cũng phai tàn. Có lẽ nếu tôi không tránh mặt th́ ông cũng chẳng nhận ra tôi. Chúng tôi chẳng có ǵ hiềm khích với nhau. Chỉ có điều dạo sau này tôi kỳ cục lắm. Càng già, tôi càng tránh tiếp xúc, gặp gỡ người quen. Người lạ th́ khỏi nói, càng ít tiếp xúc với người lạ càng dễ chịu. Người quen không gặp bao nhiêu năm th́ cũng là người lạ.

 

Những người dạy an toàn lao động cũ đă về hưu hết. Người mới lên làm công việc giáo huấn an toàn lao động bây giờ, ngày xưa là những anh chàng trẻ nít. Đám trẻ nít trở thành những người trung niên, tóc bạc và râu cũng bạc. Tôi nh́n thấy vẻ kính lăo (đắc thọ) dành cho tôi trong mắt của những người dạy học ngày hôm qua. Nhớ lần đầu tiên tôi đi học an toàn lao động với ông sếp cũ, một người gian ác, xảo quyệt, độc tài. Ngày hôm ấy chúng tôi học từ tám giờ sáng đến bốn giờ chiều. Thường th́ các vị giáo viên cho công nhân viên về sớm trước hai giờ để kịp bắt chuyến xe lửa về các miền xa. Nhưng lần ấy, có một kỹ sư cao cấp hơn tôi, anh là principal engineer mới vào làm, c̣n đang đánh bóng ḿnh với ông sếp (độc tài và gian ác) của chúng tôi. Anh hỏi đủ thứ với những câu hỏi chỉ để thị uy với những nhân viên khác bằng cách khoe mớ kiến thức trường lớp khoa bảng của anh. Tôi nhớ anh bàn cả công thức của benzen, trên bảng có h́nh lục giác với cái ṿng tṛn bên trong và những cái tua gạch ngắn bên ngoài. Mấy anh nhân viên đường rầy xe lửa hậm hực v́ muốn ra về mà anh chàng kỹ sư cứ dần lân những chuyện không ăn nhằm ǵ với họ. Chắc bạn hỏi benzen th́ có mắc mớ ǵ đến an toàn lao động. Mắc mớ lắm chứ. Công ty xe lửa là một công ty rất lớn, cả mười ngàn nhân viên, với rất nhiều ngành từ công chánh cho đến thương mại. Đầu máy xe lửa chạy bằng điện và dầu Diesel. Công nhân viên phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất, dễ cháy, độc hại và ô nhiễm môi trường. Giáo viên đă nhắc đến benzen, hóa chất quan trọng trong dầu hỏa.

 

Mỗi lần xong một bài giảng, chúng tôi phải thi. Ngày hôm qua tôi phải làm ba bài thi. Mỗi bài thi phải đạt ít nhất 80/100 th́ mới được cấp chứng chỉ. Học hằng năm vẫn c̣n khó nhớ những chi tiết ḿnh học huống ǵ bốn năm năm nay tôi trốn học. Dù cố gắng lắng nghe lời giảng để nhớ lại những điều ḿnh đă quên, tôi thấy trí óc tôi lang thang ngoài cửa lớp thường xuyên. Tất cả những bài thi đều thay đổi h́nh thức. Chúng tôi học thêm phần, ở công trường trên đường rầy, nhân viên không được sử dụng phone trong lúc làm việc ngoại trừ khi được cho phép có văn bản hẳn hoi. Anh giáo viên hỏi tôi có quen thuộc với loại bài thi này không. Tôi thành thật trả lời, không. Khi anh nói chuyện với tôi anh khom người, nhỏ giọng, đầy vẻ chú tâm, đă nói kính lăo đắc thọ mà. Khi lên lớp, một trong hai anh giáo viên lỡ miệng chửi thề, ngay lập tức quay sang tôi xin lỗi. Tôi là bà cụ nhỏ bé tóc bạc độc nhất giữa mấy chục người cao lớn vạm vỡ như những ông hộ pháp trong chùa. Ba bài thi trắc nghiệm tôi đạt điểm 100/100. Tôi thấy bên cạnh những câu hỏi trắc nghiệm có đánh dấu thật nhỏ thật nhạt câu trả lời. Ban đầu tôi nghi ngại, bản chất tự tin của tôi, chép câu trả lời của người khác có thể họ sai. Tuy nhiên kiểm chứng nhiều lần thấy câu trả lời đánh dấu sẵn là những câu trả lời đúng tôi trở nên tin cậy chúng. Không biết bài thi của tôi là bài thi đặc biệt, ḷng hảo tâm của các vị giáo viên, hay tất cả những bài thi của những người hôm ấy đều là những bài thi đặc biệt.

 

Tôi ra khỏi lớp vào lúc mười một giờ. Trên đường về tôi ghé nhà hàng mua một ly súp nóng v́ nhớ có người bạn hỏi người Mỹ họ thường ăn ǵ, và thức ăn của họ có ngon không. Ly súp nhỏ, risotto nấu với thịt gà. Risotto là loại ḿ nuôi có h́nh dáng như hạt gạo nhưng to hơn. Loại súp gà này thường dễ ăn. Tuy nhiên ly súp hôm qua mặn như người ta bỏ vào nồi súp cả kí lô muối. Lại thêm mấy cái cracker cũng mặn chát. Đem bỏ ly súp bốn đồng th́ lăng phí, mà ăn th́ không ngon, mặn đến độ lùng bùng lỗ tai.

 

Lớp học hôm sau kết thúc sớm hơn hôm trước chừng mười lăm phút. Có nghĩa là tôi ra về lúc mười một giờ trưa. Xem chừng người học ai cũng vui vẻ. Cũng như hôm qua, tôi đi bộ về nhà ga Hoboken. Nghe tiếng xe phía sau, tôi bước dạt qua một bên để tránh đường.

“Bà có cần quá giang đến nhà ga Hoboken?”

“Tôi thích đi bộ, từ đây đến đó chỉ một quảng ngắn thôi, đi cho khỏe người. Cám ơn ông.”

Ông gật đầu chào tôi rồi lái xe đi tiếp. Ông này ngồi chung một bàn với tôi, cách nhau một cái ghế trống. Ngày hôm qua ông ăn mặc theo kiểu công nhân lao động. Hôm nay ông mặc cái áo sọc xanh trắng trông lịch sự như nhân viên văn pḥng. Thấy ông bắt tay chào hỏi Abu với vẻ thân thiện như hai người đă biết nhau từ lâu, tôi đoán có thể ông là một conductor trên xe lửa. Thái độ tử tế của ông khiến tôi thoáng chút cảm động, nhận ra rằng qua gần ba mươi năm làm việc, đa số nhân viên hăng xe lửa đều tốt bụng và dễ mến.

 

Vào lớp, tôi ngồi ngay bàn đầu và đầu bàn. Do bản tính ngại tiếp xúc với người lạ, tôi chọn chỗ ngồi như thế, thói quen từ thời c̣n đi học, để tránh không phải tṛ chuyện thời tiết thể thao với những người ngồi phía sau. Giáo viên đưa giấy bút cho học viên tự kê khai điểm danh, bắt đầu từ tôi, nên những người sau đó đều biết tên, tuổi, và nghề nghiệp của tôi, người phụ nữ duy nhất và lớn tuổi nhất trong lớp. Giờ giải lao tôi thấy có nhiều cậu trẻ tuổi lên nói chuyện với giáo viên, ban đầu họ quay lưng về hướng của tôi nhưng dần dần họ xoay người liếc nh́n xem tôi là ai. Làm việc trong thế giới đàn ông mấy chục năm, tôi hiểu sự ṭ ṃ của họ. Tại sao đàn bà, lại có tuổi mà c̣n phải đi học bảo hộ lao động như thế này.

 

Công ty xe lửa là một cơ chế lâu đời, có nền văn hóa riêng biệt. Ai đi làm lâu năm ở Hoa Kỳ cũng sẽ nhận ra mỗi công ty hay cơ quan đều có văn hóa riêng. Muốn thành công, bạn phải có khả năng nhận biết và thích ứng với nền văn hóa công ty (corporate culture) này. Một trong những nét văn hóa cá biệt trong ngành xe lửa là người ta không đánh giá khả năng tối ưu của nhân viên qua học vấn khoa bảng. Có bằng cấp đại học là điều kiện cần thiết nhưng không đủ để thành công, nếu định nghĩa thành công là tiến lên địa vị lănh đạo công ty. Thậm chí, tùy theo ban ngành, bằng cấp cao có khi là trở ngại cho việc thăng quan tiến chức. Kinh nghiệm thực tế và khả năng điều hành được xem là quan trọng hơn bằng cấp trong nhà trường.

 

Gần ba mươi năm làm việc cho công ty xe lửa, tôi chưa hề bị những người công nhân lao động đối xử xấu. Tṛ chuyện với tôi, họ luôn luôn lịch sự và thân thiện. Một đôi lần bị đâm từ bóng tối, mũi dao luôn luôn là của đồng nghiệp trí thức. Trong giờ nghỉ giải lao Abu đến nói chuyện với tôi dăm ba câu rồi hỏi:

“Hôm qua được cho về sớm bà có trở lại công ty để làm việc không?”
“Không. (Ngu sao mà về làm việc, tôi thầm nghĩ.)”

Abu kể một câu chuyện cũ. Khi ông được cho về sớm ở một lớp học khác ông đă trở lại công ty làm việc. Sau đó ông bị một đồng nghiệp (người khác không phải tôi) mắng là ngu ngốc, làm như vậy xấu mặt đồng nghiệp. Abu muốn nhắc nhở tôi là đừng làm mất mặt ông. Có lẽ v́ cùng làm chung một ban nên Abu luôn cẩn thận đề pḥng tôi chơi trội dù là tôi chỉ c̣n có mười tháng nữa là về hưu.





photo:www.prokicker.com


 

Không biết giữa Abu và Ata ai là người nguy hiểm hơn trong cuộc chạy đua của loài chuột? Có lẽ là Abu. Ata làm chung với tôi lâu năm hơn ông Abu. Cả hai ông đều là người da trắng, di dân sang Mỹ khi c̣n khá trẻ (mười lăm) nên nói tiếng Anh rất giỏi. Ông Ata gốc Hy Lạp có bằng Tiến sĩ. Ông Abu gốc Li Băng có bằng Thạc sĩ. Pḥng của Abu cạnh pḥng của tôi v́ thế chúng tôi tṛ chuyện thường xuyên, rất thân thiện với nhau. Ông cùng cấp bậc, lương của ông dĩ nhiên là cao hơn lương tôi một chút, v́ là đàn ông, vậy mà ông luôn than phiền là lương của ông không đủ để trang trải cuộc sống như thể ông ngụ ư là ông cần được lên lương hay đang t́m cách để lên lương. Người Mỹ áp dụng triết lư sống này trong xương tủy của họ: “Đối xử thân mật không có nghĩa đó là bạn của nhau!” “Being friendly doesn’t mean friendship!”  Xavier đến ngày về hưu vẫn nói nhỏ với tôi Abu là tai mắt của sếp được dùng để báo cáo về chúng tôi. Abu rất được ḷng sếp, đi ăn trưa chung với sếp, được giao những công việc quan trọng hơn. Ông có ưu thế hơn tôi nhưng có lẽ không cần phải âm mưu hạ bệ tôi v́ tôi như một người đă một chân bước ra ngoài cửa công ty!

 

Ata th́ tôi không phải sợ dù chúng tôi không ưa nhau từ buổi đầu tiên. Sếp cũ của tôi, ông Sân, người sếp gian ác đă về hưu, là người mướn Ata. Ông Sân, có cách quản trị nhân viên giống như cách của ông Trump. Khích bác đâm chọc nhân viên, khiến họ tranh đua đến độ thù ghét nhau. Trong cách nhân viên đối đầu với nhau, người lănh đạo nh́n ra ưu điểm và khuyết điểm để dễ kiểm soát và khuất phục họ. Cái bằng Tiến sĩ, bản tính ương ngạnh, và trên hết là sự thiếu thích nghi với văn hóa công ty xe lửa là những điểm bất lợi cho ông Ata.

 

Ông Sân, cũng là một người đặc biệt. Đôi khi tôi có cảm tưởng ông như là một nhân vật trong phim hoạt họa bước ra cuộc đời thật. Những ngày đầu tiên ông Sân mới về làm sếp ông có tác phong của một người lính. Khi nhận lệnh cấp trên ông luôn luôn dơng dạc đáp lời: “Yes. Sir!” Một lần, computer của Don, nhân viên vẽ kỹ thuật, bị hỏng, thay v́ gọi nhân viên đến sửa computer, ông Sân bắt Don, Winston, và Natasha khuân computer đến ban điện toán trên tầng lầu thứ sáu để sửa. Ông Sân, như một người tiểu đội trưởng, đi trước, cao và gầy, lưng kḥm kḥm. Don, Winston, và Natasha đi sau, sắp hàng một. Don khuân cái computer, không phải laptop đâu nha, hai mươi lăm năm về trước computer c̣n là một cái máy khổng lồ. Nếu không phải là Don 1 mét 9, 125 kg chắc là không khuân nổi cái computer. Không ai hiểu nổi quyết định của ông Sân, v́ sao computer của Don bị hư mà tiểu đội trưởng và cả tiểu đội phải khệ nệ mang máy lên tầng Sáu. Người này hỏi người kia, câu trả lời là cái nhún vai và cái mỉm cười.

 

Trước khi vào làm cho công ty xe lửa, ông Sân là Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ, có lẽ bằng cấp của ông tương đương với Thạc Sĩ. Ông thường dùng bằng cấp để thị uy, như xát muối vào mặt các nhân viên khác trong ngành xe lửa, v́ thế nhiều người không ưa ông. Ông Sân thích mướn nhân viên có bằng cấp cao, như ông Ata. Với mộng ước với tay lên đến trời, ông Sân có lẽ muốn cải tiến văn hóa của xe lửa. Tuy nhiên, không may cho ông, đến ngày về hưu giấc mộng của ông chẳng thành h́nh. Tôi thấy những người có tham vọng cao muốn thăng tiến thật nhanh là những người dễ dàng đạp lên đầu đồng nghiệp nhất. 

 

Thật ra với một công ty lớn như công ty xe lửa, những tṛ nhỏ mọn ném đá dấu tay, nói xấu đồng nghiệp, hay lấy ḷng cấp trên, bất quá chỉ gây khó chịu, chứ thay đổi vận mạng nghề nghiệp của một cá nhân, dù cá nhân ấy làm việc dưới quyền ḿnh, không phải là việc dễ dàng. Tôi có cảm tưởng, vận mạng nghề nghiệp của ḿnh đă được các ông Trời trong công ty, có khi ḿnh nghe tên nhưng không bao giờ gặp mặt, quyết định bằng đủ thứ loại nguyên tắc và chính sách. Thí dụ như lên lương bao nhiêu phần trăm, thành phần nào được lên lương, thành phần nào cần phải “let go.” Những quyết định này đă được thành h́nh vào đầu thời kỳ tài chánh (financial year) mà măi cho đến cuối năm (calendar year) nhân viên mới biết vận mạng làm việc của họ. Mới hôm kia hôm ḱa, trong buổi họp với sếp mới, ngài báo tin là sắp có nhân viên mới vào làm việc. Sau ba tháng điều tra sơ yếu lư lịch, cấp trên mới cho phép mướn nhân viên này. Tôi giật ḿnh, phải điều tra lư lịch đến ba tháng mới được vào làm cho công ty xe lửa. Liệu nhân viên cũ như tôi có dần dần bị thanh lọc v́ là người ngoại quốc không thể tin cậy hay không?

 

Trên đường về, tôi ghé mua ly súp gà và nửa cái tuna sandwich. Lần này ly súp, gà nấu với ḿ sợi to, vừa ăn hơn. Trời lạnh tôi thường thích ăn súp nóng. Tôi nhẩm tính c̣n mấy ngày nữa là đến lễ Halloween và mười tháng nữa là tôi có thể thoát khỏi ṿng rat race. Tôi vẫn thường so sánh cuộc đời làm việc của tôi như một cuộc hôn nhân khá bền vững dù cũng có những ngày không mấy hạnh phúc. Có một vài lần tôi t́m cách chạy trốn cuộc hôn nhân này rồi nhận ra rằng chẳng ai muốn (mướn) ḿnh và tôi cũng không c̣n sức lực để chịu được sự thay đổi. Cuộc (ngoại) t́nh tôi toan tính chỉ tạm bợ và hết mặn nồng sau tuần trăng mật. Nghĩ đến cuộc hôn nhân ba mươi năm với công ty xe lửa rồi sẽ chấm dứt, tôi có chút bâng khuâng và bùi ngùi. Có lẽ sự kết thúc của những cuộc hôn nhân (thật) lâu dài cũng có chút bùi ngùi như thế.

 

Súp gà và tuna sandwich

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

 

© gio-o.com 2017