photo:http://nguyenmonggiac.info

 

Đoàn Nhă Văn

Nguyễn Mộng Giác

Tiễn ông về với sông Côn

tản mạn

 

Sáng nay, sau khi làm một số công việc, tôi nói với vợ: anh chạy lên Bolsa, thắp 1 cây nhang tiễn ông. Và tôi đi...

San Diego và Bolsa chỉ cách nhau chừng 90 dặm. Thường, tôi chạy chừng 1 tiếng 15-20 phút là tới. Hôm nay lạ. Kẹt xe. Xe kẹt từ dưới Ocean Side, kẹt lên tận San Clemente, vượt  qua khỏi hai ḷ nguyên tử ở San Onofre. Cả một đoạn đường dài mười mấy dặm, xe nhích từng chút, từng chút một. Với những ngày khác, tôi bực lắm. Vậy mà hôm nay, kẹt xe, lại kẹt rất lâu, vậy mà ḷng tôi lại thanh thản lạ thường. Tôi thả miên man ḍng suy nghĩ về ông, về những ngày đầu gởi bài cho tạp chí Văn Học...

Không hiểu tại sao tôi lại gởi hai bài viết: một về Ngô Thế Vinh, một về Nguyễn Thị Hoàng Bắc cho Văn Học, lúc ấy.  Sao tôi không gởi cho Hợp Lưu của Khánh Trường hay Văn của Nguyễn Xuân Hoàng?  H́nh như đó là một cái duyên văn nghệ.  Mà thật ra, lúc đó tôi cũng chẳng muốn gởi cho tạp chí nào cả. V́ ḿnh viết cho vui, chẳng mong ǵ chuyện tiếng tăm, hay quen biết với giới văn chương chữ nghĩa.  Tôi gởi cho vài người bạn đọc chơi, và họ thúc giục tôi gởi cho mấy tạp chí văn chương lúc bấy giờ. 

Chiều hôm sau, khi đi làm về, mở hộp thư, tôi nhận email của ông. Đại khái nói: tôi rất vui nhận hai bài viết của anh. Bài giá trị. Sẽ đi trong những số Văn Học sắp tới.  Và ông hỏi xem, ư tôi muốn đăng bài nào trước. Không c̣n nhớ tôi trả lời ông thế nào, nhưng số Văn Học kế tiếp, ông cho đăng bài viết về Nguyễn Thị Hoàng Bắc . Đó là mối duyên văn nghệ với tạp chí Văn Học mà ông đảm trách, gần như tất cả: từ chuyện bài vở, thư ṭa soạn, chuyện in ấn, chuyện gởi cho độc giả dài hạn. Dĩ nhiên có vợ ông và một số bạn văn phụ giúp, nhưng tựu chung ông vẫn một ḿnh một ngựa, như Mai Thảo với Văn, và sau này là Nguyễn Xuân Hoàng, hay Khánh Trường với tạp chí Hợp Lưu.

Lúc đầu, ông tưởng rằng tôi cùng thế hệ với ông, hay ít ra, th́ trẻ hơn ông dăm tuổi. Đến khi tôi nói rằng, tôi nhỏ hơn ông cả một thế hệ, lúc đó, dường như ông vui lắm, ông email thường hơn, và rồi ông đề nghị, nếu được, nên viết thường xuyên, và dành bài vở ưu tiên cho VH. Ông nói: mục điểm sách, phê b́nh, tất cả các tạp chí lúc nào cũng thiếu bài vở, và Văn Học cần mục này như một món ăn, trong số những món ăn khác, cho độc giả . Và từ đó, tôi viết thường xuyên cho Văn Học.

Một số bài viết của tôi, sau khi đăng trên Văn Học, khi nhận được "feedback"của độc giả gởi về ṭa soạn, ông có chia sẻ. Và, đầu năm sau, trong dịp Tết về, ông có gọi điện thoại, nói rằng: mỗi năm, Văn Học có làm 1 bữa gặp mặt những người viết, ngỏ ư muốn tôi chạy lên, "chơi với anh em VH".  Tôi rất ngại gặp người lạ, và càng ngại hơn với lời mời của ông, v́ “anh em Văn Học” theo tôi biết, không có ai "nhỏ" cỡ tôi. Chỉ có 1 người tôi biết, là Phùng Nguyễn, dường như là "trẻ" nhất trong nhóm Văn Học, lúc ấy. Tôi ngại, và từ chối. Năm sau, ông cũng email, rồi gọi điện thoại, mời gặp anh em Văn Học. Tôi cũng từ chối. Và lần thứ 3, không thể từ chối nữa, tôi chạy lên vào một buổi chiều. Dĩ nhiên, "anh em Văn Học" đón tôi rất niềm nở, chẳng nề hà tuổi tác. Và đêm ấy, tôi đă gặp nhiều cây cổ thụ trong làng chữ nghĩa, như Vơ Phiến, Nghiêm Xuân Hồng, v.v.

Tuyến xa lộ 5 theo hướng Bắc kẹt quá, nên khi vừa qua khỏi khu Dana Point, tôi lấy xa lộ 73. Đây là xa lộ làm ra sau này, nối xa lộ 5 với 405, mà cực Bắc của nó, gần tới khu Bolsa.  Dù phải trả thêm $5, tôi cũng sẵn ḷng. Vào 73, tôi chạy một mạch.  Tới khu nhà quàn, tôi đă thấy nhiều người bên ngoài. Băi đậu xe cũng khá nhiều xe.  Tôi vào, việc đầu tiên nhận thấy là hoa, quá nhiều hoa, hai hàng hoa hai bên, dẫn vào nơi ông nằm.  Vào trong pḥng, mười mấy dăy ghế, hai bên gần như kín chỗ. Tôi vào dăy gần cuối và ngồi vào chỗ trong cùng. Nh́n xung quanh, Hoa và Hoa, Hoa không c̣n chỗ để trong pḥng, nên được mang ra để hai bên lối đi vào pḥng số 1. Phía sau chỗ ông nằm là ṿng hoa thật lớn, bên trong ṿng tṛn là dáng cuốn sách, với tên ông và tên tác phẩm "Sông Côn Mùa Lũ".

Lúc tôi vào, h́nh như vừa khai mạc cho phần tưởng niệm. Từng người quen với ông, từ đồng nghiệp, đến đồng môn, đến đồng hương, bạn văn, rồi học tṛ cũ, v.v, lên nói những lời cuối với ông. Nhiều người chuẩn bị sẵn "diễn văn", nhiều người nói tự nhiên, như chia sẻ với ông. Ông năm đấy, lặng im.  Nhiều người nói rất cảm động. Trong số ấy, có Nguyễn Bá Trạc và Nguyễn Xuân Hoàng. Hai ông, nói không giấy bút. Nhắc lại những kỷ niệm gần xa, với ông. Nhắc chuyện xưa, Nguyễn Bá Trạc nói rành rơi, mạch lạc. Nhắc chuyện gần, ông  vừa nói vừa khóc, nhắc lại những khoảnh khắc cuối với ông, với vợ ông, chỉ vài mươi phút trước khi ông ra đi. Nguyễn Xuân Hoàng nhắc lại 13 năm sống tại Nam Cali, mà ông nói, đại khái: trong 13 năm ấy, gần như hằng mỗi cuối tuần, ông được ăn chiều tại nhà của tác giả Sông Côn Mùa Lũ, nơi ấy là nơi hội ngộ của những ng̣i viết lữ thứ, mỗi cuối tuần. Và ông nói, Tôi và Giác là hai thái cực khác nhau. Khác từ tánh t́nh, cách ăn nói, đến quan niệm văn chương. Và chính v́ cái khác ấy, tôi và Giác lại gấn nhau, đến lạ lùng. Và tôi khám phá ra 1 điều: khi người ta khác nhau, là khi người ta xích lại gần nhau hơn...

 Gần cuối phần tưởng niệm ấy, mắt tôi cay xè, tôi bước ra ngoài. Tôi thấy Nguyễn Xuân Hoàng và những người khác đang nói về điều ǵ đó. Thấy tôi ra, NXH nh́n lên, bắt gặp. Tôi bước đến bắt tay ông. Và những người khác. Trong đó có: Đặng Phú Phong, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Chí Kham, Nguyễn Đ́nh Toàn v.v. Bắt tay xong, tôi đi qua hướng khác, một phần, tôi muốn tránh cho họ thấy đôi mắt đang cay của tôi, phần khác, không muốn làm họ ngưng lại giữa chừng những ǵ họ đang nói tới.  Tôi đi giữa những ṿng hoa mà người ta viếng ông. Ông nằm đó, nhưng có thấy những người thân quen, bằng hữu, học tṛ và độc giả (như tôi) đến để tiễn ông lần cuối?

Rồi tôi trở lại chỗ Nguyễn Xuân Hoàng, có nói rằng: anh nói cảm động quá. Chỉ nghe ông nói nhỏ: nhiều vị nói hay, mà dài quá.

Khi tôi trở vào, người học tṛ cũ của ông là người phát biểu sau cùng của phần tưởng niệm.  Học tṛ cũ của ông nhắc về sông Côn, một địa danh của miền Trung mà bao người từng nhắc đến, một địa danh, ít nhiều được nhắc lại trên sách vở. 

Với tôi, tôi biết đến cái tên sông Côn, là qua tác phẩm của ông, Sông Côn Mùa Lũ. Mà lạ, tôi đọc ông, Mùa Biển Động trước, rồi đến các tập truyện ngắn, rồi truyện dài Đường Một Chiều, một tác phẩm ông đoạt giải của Văn Bút Việt Nam Cọng Ḥa, rồi đến tập sách ông viết về văn chương hải ngoại. Tôi có viết 1 bài về Mùa Biển Động của ông, với phần kết như sau:

"Mùa Biển Động đưa độc giả theo chiều dài của trục quay lịch sử, với chiều rộng của rất nhiều tuyến nhân vật ở khác chiến tuyến, ở những cảnh đời khác nhau, và quan trọng nhất là ở chiều sâu: chiều diễn tả và phân tích tâm lư nhân vật, nhằm tái hiện lối suy nghĩ và cái nh́n về thời cuộc của một thế hệ thanh niên miền Nam trong giai đoạn lịch sử cận đại. Thành công ở chiều thứ ba không phải là thành công ban đầu của nhà văn.  Nếu dơi theo những tác phẩm của NMG, người đọc thấy ông đă thành công trong việc này từ “Đường Một Chiều”. 

 

Bảy năm cho bộ trường thiên, với sự dàn dựng khéo léo, nối kết nhuần nhuyễn các sự kiện để tạo nên một tổng thể hoành tráng, với rất nhiều trang thấm đậm t́nh người, là một công tŕnh tim óc của nhà văn.  Viết Mùa Biển Động, Nguyễn Mộng Giác dường như đă đẩy hết tâm trạng của thế hệ ḿnh, thế hệ thanh niên miền Nam, lên ngần ấy trang sách. Đây là thế hệ nằm giữa những gọng kềm của lịch sử, mang trên ḿnh những vết thương ḷng rất lớn, bất luận đă lựa chọn hay bị đẩy về phía nào của cuộc chiến, và, cũng có thể nói, là một thế hệ thất bại.

 

Dựng được cái thất bại của một người không phải dễ.  Dựng được thất bại của cả một thế hệ là một điều khó.  Đẩy được tâm trạng tha hương vào mỗi ngóc ngách suy tư của từng nhân vật, mà mỗi người có một lư tưởng khác nhau, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, đứng trên những chiến tuyến khác nhau, và đặc biệt, tha hương ngay trên gia tài của Mẹ, lạc lơng ngay trên đất hương hỏa của Cha, của cả một thế hệ thanh niên miền Nam, sau cơn lốc tháng tư 1975, là một việc khó hơn nhiều. Hơn thế nữa, Mùa Biển Động không chỉ tái hiện hiện thực mà c̣n mở ra cho độc giả những suy gẫm về hiện thực, ở mỗi góc độ khác nhau, từ vị trí của mỗi người đọc trong ḍng hiện thực ấy. Tất cả đă góp phần tạo nên chỗ đứng trân trọng của tác phẩm trong ḷng bạn đọc. "

 

 

Mùa Biển Động là một tiểu thuyết hay, được nhiều người biết đến, nhất là tại hải ngoại, từng được tái bản rất nhiều lần, một sự kiện hiếm hoi trong làng văn nghệ.  Tuy nhiên, sau khi đọc trọn bộ Sông Côn Mùa Lũ, tôi nghĩ rằng: Sông Côn Mùa Lũ mới là tác phẩm mà ông đă đẩy hết tâm huyết vào đó, trong 1 giai đoạn cực kỳ đen tối, không chỉ của riêng ông, mà của cả một đất nước.

Nh́n ṿng hoa lớn với tên tác phẩm này, phía sau tường, nơi ông đang nằm, tôi nghĩ, không phải không có lư do, mà gia đ́nh ông đă chọn nó, chứ không phải tác phẩm khác. Với tôi, Sông Côn là quê hương, là nơi sinh ra, là nơi để trở về. Ông bôn ba mấy chục năm, nhưng ḷng vẫn đau đáu với con sông của quê hương. Tôi thắp nén nhang, nguyện cầu linh hồn ông, bay về nơi ấy, về lại con sông của thuở ấu thời.

 

Đoàn Nhă Văn

chiều 7/9/2012

 

http://www.gio-o.com/DoanNhaVan.html

 

© gio-o.com 2012