Tháng Chín Mùa Thu 2010

số đặc biệt

giỗ nhà văn Vũ Khắc Khoan

 

Vũ Thị Thơ

Thư Con Gái Của Nhà Văn Vũ Khắc Khoan

 

 

Thân gửi Lê Thị Huệ, www.gio-o.com

 

Hôm nay viết cho Gió-O, nhân ngày giỗ của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan, tôi chỉ muốn

chia xẻ với chị và các độc- giả của Gió-O một vài kỷ-niệm về Bố tôi trong thời gian ông

sáng lập và chủ trương đặc san Vấn Đề trong giai đoạn Văn Học Miền Nam 1954 - 1975.

 

Nhưng khi chị muốn tôi sáng tỏ những thắc mắc về tờ báo Vấn-Đề ,thâm tâm tôi

không muốn làm việc này v́ tôi biết chắc chắn Bố tôi sẽ không bằng ḷng và không

vui. Với bố tôi t́nh bạn rất quan-trọng nên ông rất chọn lọc; trong cả cuộc đời của

ông , chỉ có vài người được ông coi là bạn chí thân ,bác Mai Thảo là một trong

những người đó.Thêm nữa ông coi tờ “Vấn Đề” như của chung , để cùng viết cùng

bày tỏ cảm tưởng về những “Vấn Đề” nên nếu tôi mang tờ Vấn Đề ra để cân nhắc

xem ai hơn ai kém ,ai có quyền nhiều hay ít th́ tôi nghĩ không nên.

 

Nhưng Chị và Gấm ,cô em tôi ,nghĩ cũng đúng , nếu hiện nay ḿnh không sáng tỏ ra

th́ thế hệ sau này sẽ không biết và hiểu cặn kẽ về chuyện này.

 

Khoảng giữa thập- niên 60 Bố tôi phát hành tờ Vấn-Đề, lúc dó tôi c̣n nhỏ nên không để

ư mấy dến công việc của Bố Mẹ, nhưng c̣n nhớ rơ những buổi họp ở nhà đầy hăng say

và thú vị để bàn căi công việc hoàn thành tờ báo (bây giờ th́ nói thú vị chứ lúc đó th́ chỉ

thấy ồn ào thôi, nhưng lúc này được một tí ồn ào như vậy th́ đỡ buồn biết mấy, Huệ

nhỉ?).

 

Từ khi ở Hà Nội cho đến lúc vào Ság̣n rồi sang Minesota, California cũng vậy, bố tôi

hay tổ chức những buổi họp với bạn bè , những buổi họp lúc nào cũng sống động và sôi

nổi. Sống động lành mạnh không như ngày nay họp lại là chỉ để chỉ trích hoặc căi vả,

để tính chuyện ăn chơi hay để kiếm cách moi tiền người .

 

Lúc tụi này c̣n bé th́ hay họp ở nhà .Những buổi họp này có tính cách nghiêm nghị

nhưng có lúc thật vui nhộn ( Bố tôi có duyên lắm chị ạ, ông có tiếng cười thật ṛn và

thoải mái mà lúc đó nếu nghĩ lại th́ mọi người chỉ độ khoảng bốn mươi thôi chị nhỉ?,

sống động là phải v́ họ c̣n trẻ , nhưng đầu óc lại thật già dặn, điều làm tôi nhớ nhất là

lành mạnh,lành mạnh lắm ; không đồng ư chuyện ǵ họ cùng bàn với nhau để cùng t́m

đến một cách giải quyết. Đủ mọi vấn đề được nêu lên ,không căi vả mà tranh luận ,không

đùa cợt láo lếu mà hăng say ,vui vẻ.

 

Vâng, Lê Thị Huệ nói đúng” Vấn-Đề” lúc nào cũng ở trong tâm cuả Bố tôi. ”Vấn Đề” là

linh hồn sáng tác cuả Vũ Khắc Khoan. Ông rất có tâm huyết và đặt tất cả triết lư sáng tác

của ông vào hai chữ “Vấn Đề”. Và với cái sườn “Vấn Đề” ông đă thúc đẩy rất nhiều

không những các sinh-viên của ông mà cả nhiều người trẻ tuổi trí thứMiền Nam

đi vào con đường sáng tác.

 



thư của nhà văn Vũ Khắc Khoan, chủ biên tờ Vấn Đề gửi cho nhà thơ Thi Vũ ở Paris năm 1971

 

Như tôi đă nói ở trên, Bố tôi hay họp lắm chị ạ. Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ những

buổi họp của bố tôi, lúc tôi c̣n thật nhỏ ở Hà-Nội th́ họp trong căn pḥng làm việc bé tí

và bừa bộn nhưng rất ấm cúng ở nhà đường Quan-Thánh. Pḥng th́ nhỏ nhưng có một

cánh cửa sổ thật to nh́n ra vườn đàng trước đầy cây lớn (cây nhăn, cây roi nhất là cây sấu

sau những trận mưa lớn mà được Mẹ cho ra nhặt sấu rụng về ăn ngâm vớí nước mắm

đường ớt hoặc ngâm với nước mắm để chấm với rau muống luộc th́ tuyệt chị nhỉ? Thôi

tôi lạc đầu đề rồi , xin trở lại vấn đề ). Họp lúc đó th́ có bác Vũ Hoàng Chương, bác

Đinh Hùng và c̣n thêm nữa nhưng tôi không nhớ rơ những ai, chỉ có hai người tôi

không bao giờ quên là bác Phan Tại ( Bác Phan Tại có người bạn mách với tôi, hiện giờ

c̣n sống ở Hà Nội ,tiện đây tôi mượn Gió-O để nhờ đọc giả Gió-O nếu ai biết tin tức ǵ

về ông Phan Tại xin làm ơn cho tôi biết) và bác Phạm Quang Tín. Bác Tín đă mất rất lâu

rồi, bác bị lao phổi, trong túy bút Mơ Hương Cảng, bài “Ba Người Bạn”, bố tôi viết

nhiều về hai bác Phan Tại và Phạm Quang Tín. Và trong bài này bao nhiêu Vấn Đề lớn

cũng đă được nêu lên .

 

Khi vào Sá-g̣n th́ họp nhà đường Nguyễn Trăi, họp nhà đường Trương Minh Giảng.

Lúc đó chị em chúng tôi cũng lớn hơn nên nhớ nhiều. Có Bác Lê Quang Luật, Bác

Nghiêm Xuân Hồng, Bác Mặc Đỗ , Bác Tạ Văn Nho ,Bác Hiếu Chân ,bác Như Phong và

thêm nữa, nhưng chưa có bác Mai Thảo . Họ hăng say bàn căi dĩ nhiên các Vấn Đề lớn về

 chính trị và nghệ thuật. Lúc đó khoảng cuối thập niên 50.

 

Khoảng thời gian đó có những lần tôi không thể quên những lúc nhà văn Nhất Linh

ghé thăm Bố. Hai người tṛ chuyện thật tương đắc và vui vẻ.

 

Đến thập niên 60, lúc dọn về Duy Tân, th́ Bố tôi bắt đầu sửa soạn làm tờ báo Vấn Đề.

Lúc đó ông có thêm những người bạn mới như bác Mai Thảo, bác Phạm Đ́nh Chương,

bác Thanh Nam, bác Thanh Tâm Tuyền, bác Tạ Tỵ, Bác Thái Tuấn, bác Ngọc Dũng ,

bác Duy Thanh…

 

Trong tất cả những người bạn mới này, bác Mai Thảo là người có nhiều kinh nghiệm

trong nghề làm báo và ông cũng rảnh hơn nên Bố tôi mời ông cộng tác làm tờ báo với

chức vụ thư kư ṭa soạn. Chủ nhiệm là ông anh con ông bác ruột, anh Vũ Công Trực, thủ

quỹ là mẹ tôi, bà Bùi Thi Ḥa Khanh và dĩ nhiên chủ bút là Bố tôi. V́ lúc đó Bố tôi

được các sinh viên yêu mến một cách đặc biệt nên bố được mời dạy học khắp nơi. Từ

các đại học Văn Khoa, đại Học Sư Phạm, đại học Minh Đức, đại học Vạn Hạnh ở Sài

G̣n; cho đến các đại học tỉnh như đại học Văn Khoa Đalat, đại học Văn Khoa Huế… Ở

những giảng đường Văn Khoa của Miền Nam thời bấy giờ, mỗi lần bố giảng bài là sinh

viên ùn ùn kéo đến ngồi chật kín giảng đường. Chính bài viết “Sáng Tạo Trên Bục Gỗ”

của Lê Thị Huệ cũng đă nói lên điều lôi cuốn về những giờ riêng của thầy Vũ Khắc

Khoan ở đại học Văn Khoa Đà Lạt, phải không. Mỗi tuần đi tỉnh dạy ông thường đi 3,4

ngày nên công việc ṭa soạn bác Mai Thảo lo điểu hành nhiều hơn Bố. Nhưng ngày nào

ông ở Sài g̣n nếu không dạy học th́ ở ṭa soạn lo việc báo; in báo lúc đầu c̣n in ở nhà

in Đông Nam Á của ông bác tôi, ông Bùi Tường Hy,anh của Mẹ ở đường Thái Lập

Thành. Sau đó ở chỗ khác tôi không nhớ rơ ở đâu? Tất cả thư từ bài vở dù gửi đến tên

bác Mai Thảo nhưng bố tôi duyệt qua rồi cả 2 người cùng bàn trước khi quyết định cho

đăng lên báo.

 

Các bạn của Bố cùng hợp tác để viết tờ Vấn Đề th́ nhiều lắm như bác Nghiêm Xuân

Hồng, bác Mặc Đỗ, bác Nguyễn Sỹ Tế, Bác Doăn Quốc Sỹ, B́nh Nguyên Lộc, rồi Phạm

Công Thiện,Thanh Tâm Tuyền, Thanh Nam, Túy Hồng, rồi Du Tử Lê, Trần Dạ Từ,

Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Đ́nh Toàn, Phạm Thiên Thư và thêm

những bài thơ của Bác Vũ Hoàng Chương, Bác Đinh Hùng…và nhiều nhà trí thức khác

nữa.

 

V́ quốc nạn 1975 phải bỏ nước và ra đi nên gia đ́nh chúng tôi không c̣n giữ được

những tờ Vấn Đề. Nhưng gần đây nhờ một sinh viên của Bố tôi ở Việt Nam (v́ tụi này

nhắn tin trên Gió-O) nên anh đă gửi cho 2 quyển anh c̣n giữ, tên anh là nhà thơ Cao

Thoại Châu. Anh Cao Thoại Châu có viết một bài trên Gió-O về bố tôi. Đọc bài này thật

cảm động, nhân dịp này xin cảm ơn nhà thơ Cao Thoại Châu rất nhiều đă nhớ đến Bố và

đă gửi cho 2 quyển Vấn Đề. Đúng là một món quà vô giá chúng tôi không thể quên

được.

 

Như vậy tôi mong đă trả lời đủ các câu hỏi và làm sáng tỏ phần nào những thắc mắc về tờ

Vấn Đề: tờ báo của Vũ Khắc Khoan, do Vũ Khắc Khoan sáng lập với tất cả tâm huyết

 của Vũ Khắc Khoan.

 

Tôi cũng xin cám ơn chị cho tôi nhờ Gió-O để viết về Bố tôi và Vấn-Đề và đặc biệt dành

báo kỳ này để tưởng niệm Vũ Khắc Khoan nhân ngày giỗ thứ hai mươi bốn .

 

C̣n phần tôi, viết bài này cảm thấy vui vui buồn buồn, nhất là gần đến ngày giỗ của Bố

(ngày 12 tháng 9 Dương Lịch), càng viết kỷ niệm càng ồ-ạt lấn tới, tôi hứa một ngày

gần đây sẽ viết nhiều hơn về Bố,và vợ Bố (Mẹ) và con Bố (Thơ, Tuấn, Gấm) và cháu

Bố (Ư Nhi, Vũ Bằng) và đại gia đ́nh Bố và tất cả các bạn Bố (bạn già, bạn trẻ) rồi học

tṛ Bố nữa chứ(quan trọng lắm phải không chị?) .

 

Thôi ḿnh ngừng ở đây nhé

 

Vũ Thị Thơ

thung lũng hoa vàng một ngày vào mùa thu và mùa kịch vài hôm trước ngày

giỗ thứ hai mươi bốn cuả Bố .

 

© gio-o.com 2010