Vũ Khắc Khoan

Thành Cát Tư Hãn

Kịch

Quan điểm

Lời nói đầu (của nhà văn Mai Thảo)

Nhà văn Vũ Khắc Khoan từ trần ở tiểu bang Minnesota, nơi ông đã sống gần trọn phần đời còn lại của ông trên quê người, tới lúc kịch bản này, một trong những tác phẩm chủ yếu của văn chương và tư tưởng Vũ Khắc Khoan, được gia đình ông cho in lại để kỷ niệm ngày giỗ đầu, vậy là đã được đúng một năm.

Từ cái tang chung như một đau buồn chung của văn học trong và ngoài nước, của toàn thể bằng hữu và của người đọc nhiều thời trải rộng qua nhiều thế hệ đã có văn chương Vũ Khắc Khoan trong đờI sống mình như một tình yêu lớn, tới toàn bộ tác phẩm Vũ Khắc Khoan sẽ được gia đình lần lượt in lại mà Thành Các Tư Hãn là tập in đầu, thời gian mang tên Vũ Khắc Khoan , sinh thời ông và sau ông mất lá một thời gian. Một Nhất quán, Không có biến thái, không có đứt rời, không có khoảng cách. Đó là thứ thờigian, như một giải mây bay giữa một nền trờI, ở thật cao trên những cõi bờ phân cách quá khứ với hiện tại, đời sống và sự chết, ta thấy và chỉ thấy ở một khuất vắng vĩnh viễn vẫn là một hiện hữu toàn phần và rực rỡ. Như Vũ Khắc Khoan ngày nào và Vũ Khắc Khoan giỗ đầu ở mỗI chúng ta vậy. Đó là thứ thời gian không đưa tớI lãng quên, không mất vào mất tícy, hình tượng của một going chữ khắc xâu vào đá núi, going chữ bất khả hủy hoại, ta thấy và chỉ thấy ở những tâm thức một đời lồng lộng có tâm thức giống nòi và thời đại ở trong. Như tâm thức Vũ Khắc Khoan, suốt chiều dài một nửa thế kỷ văn học, trước những thăng tram của giống nòi và những biến thiên của thời thế, từ đầu đời đến cuối đời ông, nơi mỗi lựa chọn và mỗi thái độ sống của ông, nơi mỗi nhập cuộc và mỗi khước từ trí thức của ông đã thủy chung là thế. Đó còn lá thứ thởi gian ta thấy và chỉ thấy mênh mông trong những tác phẩm lớn, không bờ ở những tài viết lớn, những tác phẩm có tính chung quyết, đánh dấu, rất hiện đại mà đã mau chóng trở thành cổ điển, vắn tắt, những tác phẩm chính yếu của cả một thời kỳ văn học. Như đó là kích thứớc tác phẩm Vũ Khắc Khoan, tầm vóc, tài năng Vũ Khắc Khoan, tạo thành cái vị trí rạng ngờI của Vũ Khắc Khoan, trên giòng tiến trình và hình thành của văn chương ta từ năm mươi năm trở lại đây. Cuối cùng, đó là thứ thời gian thơm ngát, đậu lại vĩnh viễn trên một nhánh hương tưởng nhớ không bao giờ tắt, nơi mọi tấm lòng người ở mãi với một người, và một người của mọi tấm lòng người ấy là Vũ Khắc Khoan.

Cùng với toàn bộ tác phẩm Vũ Khắc Khoan đang được gia đình và bằng hữu lần lượt in lại, thêm phần thơ di cảo sẽ được in thành một tập riêng, cùng với hàng chục số báo, họp mặt đặc biệt tưởng niệm Vũ Khắc Khoan ở khắp trên thế giớI khi được tin ông đã từ trần, nhiều đoàn kịch đang dựng lại kịch Vũ Khắc Khoan và năm nay TrungTâm Văn Bút Âu Châu cũng vừa quyết định thành lập một giải thưởng văn chương hải ngoại, đặt tên là giải thưởng văn chương Vũ Khắc Khoan. Đó là một vài phương diện tỏ hiện lòng kính yêu trang trọng của một thời đại đối với con người, nhân cách và sự nghiệp văn học lớn lao của Vũ Khắc Khoan. Khi ông còn ở với chúng ta như khi ông đã mất

Mai Thảo

Nhân vật

Nhân vật có mặt trên sân khấu:

Thành -Cát Tư- Hãn, Đại Hãn Mông- Cổ

Dương- Bân , Đại tướng Mông- Cổ

Thúc -Bột- Đào, Đại tướng Mông- Cổ

Giang- Minh, Công chúa Tây- Hạ

Sơn- Ca, Người Tây-Hạ, em ruột Cổ -Giã -Trường

Một ông già Tây -Hạ

Một thiếu phụ Tây- Hạ và con

Chu? quán, người Tây- Hạ

Ba người khách bộ hành

Một vài viên tướng Mông -Cổ

Một vài tên quân Mông- Cổ

Một vài nữ tì Tây -Ha..

Nhân vật không có mặt trên sân khấu:

Cổ -Giã- Trường, người yêu của Giang- Minh

Thái tử Tây- Hạ

Truật -Xích-Hãn, con trai trưởng của Thành Cát Tư Hãn

Lý Tử, quân sư của Thành-Cát- Tư- Hãn

Màn giáo đầu

Tiến bán thế kỷ XIII. Trong một cái quán dựng tại thươ.ng-lưu sông Hoàng Hà, nơi ngã ba biên giới Tây-Hạ và những con đường sa mạc mênh mang, quán tạm trú của khách bốn phương dừng chân sửa soạn những cuộc viễn hành.

Chính giữa quán, phía trong cùng, là cửa ra ngoài, khép kin. Đồ đạc thô sơ: một vài chiếc ghế gỗ vây quanh một đống lửạ

Màn mở lên vào một buổi tối cuối đông,bóng đêm mênh mang, tiết trời giá la.nh-tuyết sắp tan ở những đỉnh núi miền Tây.

Người chủ quán bó gối ngồi lặng tại một góc lều. Quanh đống lửa là ba người khách bộ hành, ánh lửa chập chờn tối tăm trên những khuôn mặt sạm đen.

Tiếng củi nổ ròn tan, tiếng gió rít lọt kẽ cửa, không khí gian quán tĩnh mịch, ấm cúng. Yên lặng kéo dài một lát, rồi..

Người bộ hành thứ nhất:

Vươn vai

Ấm quá nhỉ...

người bộ hành thứ hai:

Chả bù với lúc nãy, khi qua sông Hoàng Hà..

Người bộ hành thứ ba:

Cuối đông mà sao rét quá vậy...

Người bộ hành thứ nhất:

Tuyết sắp tan... (với người thứ hai) Bác đi đầu

người bộ hành thứ hai:

Tôi có việc phải tới Quốc-Lăng.

NgườI bộ hành thứ nhất:

Kinh đô Hồi Hồi? May quá.. tôi cũng tới đó. Đường xa gặp bạn đồng hành.. Còn gì vui bằng? (với người thứ ba) Còn bác?

NgườI bộ hành thứ ba:

Tôi sẽ đi với hai bác một quãng đường. Tôi rẽ phía Ba-Tư...

Người thứ nhất đặt lại mấy thanh củi.

người bộ hành thứ hai:

Sắp hết củi... (Quay lại). Ông quán! Còn củi nữa không, ông quán?

Người chủ quán lặng lẽ đi ra một góc lều rồi ôm lại một bó củi, đặt xuống cạnh đống lửa.

Người chủ quán:

Quý vị còn cần gì nữa không?

Người bộ hành thứ nhất:

Cám ơn ông quán, thôi thế là đủ.

người bộ hành thứ hai:

Ông quán ở đây có một mình thôi à?

Người chủ quán:

Vâng, một mình!

người bộ hành thứ hai

Không sợ à?

Người chủ quán:

Ngạc nhiên.

Sợ gì?

Người bộ hành thứ nhất:

Nơi đây hẻo lánh...

người bộ hành thứ hai:

Ông không sợ cướp à?

Người chủ quán

Lão có gì đâu mà sợ cướp?

Người bộ hành thứ nhất:

Thế... mấy tháng trước quân Mông Cổ đến đây ông có bị lôi thôi gì không?

Người chủ quán:

Họ bắt đóng thuế. Có thế thôi!

Người bộ hành thứ nhất:

Xong rồi ông quán ơi! Quân Mông Cổ rút hêt rồi!

người bộ hành thứ hai:

Thành Cát Tư Hãn chết rồi, ông quán không biết gì ử

Người chủ quán:

Lão không được biết.

Người bộ hành thứ hai:

Chết rồi. Chết được vài hôm nay. Chết thật rồị

Người chủ quán:

Thế chết ra sao? Quý vị có biết không?

người bộ hành thứ hai:

ờ mà hắn chết ra sao nhi??

Người bộ hành thứ nhất:

Cổ tướng quân đâm chết mà!

Người chủ quán

Cổ tướng quân, có phải Cổ Giã Trường không?

NgườI bộ hành thứ nhất:

Đúng rồi. Toàn dân Tây-Hạ nổi lên, vây chặt trại quân Mông Cổ. Cổ tướng quân một mình, một ngựa, vượt qua hàng ngàn ngọn mác. Tướng quân tiến thẳng vào trước ngai vàng Thành Cát Tư Hãn. Tướng quân vung kiếm...

Người bộ hành thứ ba:

Sao tôi lại nghe nói chính Giang Minh đã ám sát Thành Cát Tư Hãn..

Người bộ hành thứ hai:

Giang Minh là ai, hở bác?

Người bộ hành thứ nhất:

Giang Minh mà bác không biết à?

ngườI bộ hành thứ hai:

Thì không biết mới phải hỏi. Tôi có phải người vùng này đâu.

Người bộ hành thứ nhất:

Thế dễ tôi là người vùng này à?

Người bộ hành thứ ba:

Ở đây trừ ông quán ra, còn thì đều là người xa lạ. Tôi ở miền Trung Nguyên.

Người bộ hành thứ nhất:

Nhưng...Giang Minh, Giang Minh thì tôi biết.

Người chủ quán:

Giang Minh là công chúa Tây Hạ.

Người bộ hành thứ nhất:

Đúng đó! chính mắt tôi đã được trông thấy Công Chúa một lần. Trời Phật ơi! Sao mà lại có người đẹp đến như thế! Đẹp hơn sao trên trời! Giang Minh, Cổ Giã Trường, thật là trai tài gái sắc,..

NgườI chủ quán:

Nhưng có đích là Công Chúa đã ám sát Thành Cát Tư Hãn không?

Người bộ hành thứ nhất:

Người ta nói rằng chính Cổ Giã Trường,..

NgườI bộ hành thứ hai:

Người ta là ai mới được chứ?

Người bộ hành thứ nhất:

Người ta là người ta! Người ta là người đi đường. Họ kể cho tôi nghe lúc ban chiều, lúc qua sông. Bác không biết thì ngồi yên mà nghe. Đừng căn vặn nữa!

Người bộ hành thứ Hai:

Thế mà lúc nãy cứ kể vanh vắch... Nào là Cổ Giã Trường phi ngựa, nào là Cổ Giã Trường vung kiếm, cứ như là đích mắt trông thấy!

NgườI bộ hành thứ nhất:

Ô hay, cái bác này...

Người bộ hành thứ Hai:

Theo ý tôi thì không phải Cổ Giã Trường.

Người bộ hành thứ nhất:

Thế thì ai nào.

Người bộ hành thứ Hai:

Mà cũng không phải Giang Minh...

Người bộ hành thứ nhất:

Thế thì ai? Bác nói thử tôi nghe xem nào? Hay là bác rồi! Hay chính bác đã vặn cổ Thành Cát Tư Hãn? Đúng rồi...

Ngưới thứ nhất cất tiếng cười ngặt nghẽo. Một lát sau.

Thế nào? Ý bác thế nào

Người bộ hành thứ Hai:

Gìọng giỗi

Bác cười xong chưa

Người bộ hành thứ ba:

Bác cứ nói đi. Mỗi người một ý chứ?

Người bộ hành thứ Hai:

Theo ý tôi thì Thành Cát Tư Hãn phải tự vẫn.

Tất cả

Ồ...

Người bộ hành thứ Hai:

Đúng chứ!... Giả thử bác là Thành Cát Tư Hãn thì bác có chịu ngồi yên để cho người ta đâm, người ta chém không nào?

Yên lặng.

Người chủ quán:

ờ...thế ra vẫn chưa ai rõ hắn chết ra sao nhỉ? Rắc rối thật.

Người bộ hành thứ nhất:

Sao lại rắc rốỉ

Người chủ quán:

Lão biét đóng thuế cho ai bây giờ?

Chưa ai kịp trả lời thì cửa lều bỗng mở toang, gió lùa qua ngưỡng cửa, một người thanh niên thân hình gầy guộc, vai đeo khăn gói,tay cầm chiếc gậy. Chàng đứng sững, mắt trừng trừng nhìn thẳng mà như chỉ thấy bóng đen dày đặc.

Người thanh niên:

Có ai đây không?

Người chủ quán:

Nhà ngươi không nhìn thấy hay sao mà phải hỏi? Nhà ngươi muốn hỏi aỉ

Người bộ hành thứ nhất:

Đóng cửa lại chứ! Gió rét quá!

Người thanh niên:

Tôi muốn xin nghỉ nhờ một đêm nay, sớm mai lại lên đường, có được không?

Người chủ quán:

Sao lại không được? Đây là quán trọ.

Người thanh niên:

Nhưng tôi không có tiền.

Người bộ hành thứ nhất:

Đóng cửa lại kìa!

Người thanh niên:

Đóng hộ cho tôi. Mắt tôi bỉ hỏng, không nhìn được nữa rồi

Người bộ hành thứ Hai:

Tội nghiệp, ngồi xuống đây mà sưởi cho ấm. Không có tiền cũng được. Ta còn tiền.

Người thứ hai đứng dậy, đi ra khép cửa rồi quay vào dắt tay người trẻ tuổi.

Ngồi xuống đây...

Người thanh niên sờ soạng, đặt khăn gói và gậy xuống đất, rồi ngồi xuống. Ánh lửa hắt vào một khuôn mặt hốc hác: vầng trán cao nhưng móp, đôi mắt chỉ còn là hai lỗ đen sâu hoắm, miệng héo hắt mỉa mai. Người thanh niên không đẹp nhưng khác thường.

Người bộ hành thứ ba:

Nhà ngươi ở đâu tới đây

Người thanh niên:

Tây- Hạ. Tôi vừa qua sông Hoàng Hà.

Người bộ hành thứ Hai:

Một mình?

Người thanh niên:

Một mình!

Người bộ hành thứ ba:

Nhà ngươi định đi đâu.

Người bộ hành thứ Hai:

Nếu nhà ngươi đi về phía Quốc Lăng...

Người bộ hành thứ ba:

Hay Ba Tư...

Người thanh niên:

Ba-Tư, Quốc-Lăng, phía Tây.

Người bộ hành thứ nhất:

Đúng đó!

Người bộ hành thứ Hai:

Nếu tiện đường thì đi với chúng ta...

Người thanh niên:

Xin cảm tạ các người. Tôi lại đi về phía khác, phía mặt trời mọc... Ánh mặt trời soi sáng cho tôi!

Yên lặng.

Người chủ quán:

ờ... không hiểu hắn chết ra sao nhi??

Rồi như bỗng nhớ ra, người chủ quán đặt tay lên vai người thanh niên.

Thế nhà ngươi có biết không?

Người thanh niên:

Giật mình

Biết gì?

Người chủ quán

Thành Cát Tư Hãn chết rồi, nhà người có biết không?

Người thanh niên:

Tôi biết!

Người chủ quán

Nhưng chết ra sao, nhà ngươi có rõ không? lúc nhà ngươi dời Tây-Ha....

Người thanh niên:

Tôi dời Tây-Hạ sáng nay, lúc mặt trời mọc, lúc tên quân Mông Cổ cuối cùng vượt khỏi sông Hoàng Hà, lúc phố phường treo kết hoa, tưng bừng sửa soạn đón rước Cổ Giã Trường và Giang Minh Công Chúa...

Người chủ quán:

Thế thì chắc nhà ngươi biết rõ... Nhà ngươi hãy kể cho lão nghe...

Người bộ hành thứ ba:

Ừ, nếu biết rõ thì kể đi

Người bộ hành thứ nhất:

Việc gì phải kể nữa, tôi biết...

Người bộ hành thứ Hai:

Bực mình

Bác biết, nhưng chúng tôi chưa biết. Cứ kể đi.

Người bộ hành thứ ba:

Đêm còn dài. Ông quán... cho thêm một ít củi nữa nào...

Trong khi người chủ quán đặt thêm củi vào đống lửa, trong khi đống lửa bùng cháy, tiếng củi nổ ran, thì người thanh niên yên lặng nhìn thẳng ra phía trước...

Người bộ hành thứ nhất:

Ừ... thì nghe... Nhưng tôi thì tôi chắc...

Người bộ hành thứ Hai:

Vội đặt tay lên vai người thứ nhất.

Yên nào!

Vì người thanh niên đã lên tiếng, giọng ấm vô cùng.

Người thanh niên:

Thật ra... Thành-Cát-Tư-Hãn cũng chỉ là một cái cớ...

Người bộ hành thứ nhất:

Cái gì?

Người bộ hành thứ Hai:

Ô hay, cái bác này! Ngồi yên mà nghe nào...

Người thanh niên:

Thành-Cát-Tư-Hãn chỉ là một cái cớ...

Tiếng gió bỗng rít mạnh hơn, làm át cả tiếng nói của người thanh niên. Người ta chỉ còn trông thấy mấy cái đầu chụm quanh đống lửa. Và từ từ..

(Màn Giáo Đầu,trích đoạn, từ vớ kịch Thành Cát Tư Hãn, Vũ Khắc Khoan)