Nghiêm Xuân Hồng, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Kiều Chinh

 

Nguyễn Gia Kiểng

Vũ Khắc Khoan Đã Chết

Lần ra đi cuối cùng của một sự thật lang thang.

Những người ở lứa tuổi năm mươi trở về và đã đi qua ngưỡng cửa trường Chu Văn An, nợ Vũ Khắc Khoan những bài học sử. Văn học Việt Nam nợ Vũ Khắc Khoan Thần Tha’p Rùa và Thành Ca’t Tư Hãn , hai tác phẩm đắc ý nhất của ông.

Vũ Khắc Khoan viết rất ít. Tác phẩm của ông không đầy mười cuốn. Nhưng không chối cãi rằng ông là một nhà văn lớn. Vũ điển hình cho một trường phái sáng tác khe khắt về chiều cao và phẩm chất.

Vũ thuộc một sắc tộc thiểu số trong văn học Việt Nam cận đại. Ông có học thức uyên bác, có kinh nghiệm sống rất phong phú, nhưng lúc nào cũng tìm và học thêm. Vũ chà đạp lên lối viết bằng thiên khiếu và cảm hứng. Vũ nhồi nặn tác phẩm của mình như một kỹ sư vật lộn với các dữ kiện kỹ thuật khoa học để tìm ra một phát minh mới. Tác phẩm của Vũ giản dị trong ngôn ngữ nhưng không phải để đọc vì đều hàm chứa một thông điệp quan trọng.

Đối với Vũ, trước khi sáng tác phải nắm thật vững những gì đã có vì chỉ khi nào đã thấu triệt và vượt lên trên cái hiện có thì mới có khả năng sang tạo ra cái mới thực sự. Chàng họ Đỗ, trong Thần Tháp Rùa, đã phải đốt sách (sau khi tốn cả một phần đời mình cho sách) rồi mớiI tìm ra được đường lối đấu tranh chánh trị cho riêng mình. Tần Thủy Hoàng ngày trước và Cộng Sản Việt Nam hai mươi lăm thế kỷ sau đốt sách vì ghét sách và sợ sách, chàng họ Đỗ đốt sách vì đã hiểu hết sách và không cần đến sách nữa. Một hành động đốt sách tiêu biểu cho sự ngu muộI, một hành động đốt sách tượng trưng cho sự hiểu biết. Tú Uyên (người đẹp trong tranh) phải ngắm tranh tố nữ cả năm trời; cho đến khi những nét vẽ, những hòa hợp màu sắc đã nhập tâm và nhập xác; cho đến khi cái biết, cái vay đã thành cái có; tố nữ trong tranh đã biến đi, tri thức đã thành một với tiềm thức mới vẽ nổi bức tranh mình muốn vẽ.

Phải có kỹ thuật cao nghĩa là phải khổ công rèn luyện. Nhưng cũng phải có đam mê, phải sẵn sang cống hiến đời mình cho công trình theo đuổi. Đối với Vũ, mọi công trình đáng kể đều là kết quả của một chọn lựa khó khăn Ố Một cuộc khởi hành. Một sự ra đi.

Ra đị

Cái ám ảnh lúc nào cũng gặp trong tác phẩm của Vũ. Họ Đỗ bỏ ra đi đấu tranh chánh trị. Tú Uyên ra đi tìm nghệ thuật tuyệt đối. Lưu , Nguyễn ra đi. Trương Chi ra đi. Sơn Ca suốt đờI ra đi. Ra đi để tìm đến (hay tìm về như trường hợp Trương Chi) cái đẹp , cái cao, cái đúng. Ra đi để đến gần chân lý. Thực ra có một cái rất khiêm tốn nấp sau những thái độ rất kiêu hãnh của những nhân vật của Vũ: Có một thứ tuyệt đối riêng cho mỗi con người

Điều quan trọng là phải muốn và phải dám trả cái giá của khát vọng.

Vũ đã đạt tới đâu trong cuộc hành trình về tuyệt đối, không ai biết. Chỉ biết rằng ít người hiểu Vũ muốn nói gì qua truyện "Người Đẹp Trong Tranh",. Và cũng chưa ai, kể cả Vũ, dựng nổi vở kịch ỀThành Cát Tư HãnỂ vì bọn trí thức thì không đủ diễn xuất còn các kịch sĩ chuyên nghiệp thì không hiểu nhân vật.

Nhiều người cho Vũ là lãng mạn và cao ngạo. Thực ra Vũ rất khiêm tốn về vai trò của chính mình, rất tôn trọng thực tại và rất rang buộc với đời. Nhưng Vũ là một trí thức và hình như đối với Vũ chỉ có người trí thức là đáng nói.

Vũ thường nói với học trò : " nếu các anh không biết tự đặt cho mình những vấn đề và tự khắc khoải để tìm ra câu trả lờI của chính các anh, các anh không thể là trí thức. Các anh có thể học giỏi, đău cao, có thể làm tới Tổng Thống nhưng các anh vẫn không phải là người trí thức ."

Văy mà khi Lão Trượng nước Tây Hạ dâng sách Khổng Phu Tử lên cho Thành Cát Tư Hãn để xin thương xót dân Tây Hạ, Vũ đã đặt vào miệng Thành Cát Tư Hãn một câu hỏi xấc xược: "Khổng Phu Tử là tên nào, hắn có biết cưỡI ngựa đánh gươm không?". Trước tình huống ấy Lão Trượng Tây Hạ bỗng dưng trở thành ngớ ngẩn. Vũ rất phũ phàng với bọn trí thức van xin, lỡ thời. NgườI trí thức của Vũ không van xin, không mềm yếu, không lầm thớI cuộc. Sơn Ca không biết cưỡi ngựa đánh gươm, nhưng cũng không nể sợ Thành Cát Tư Hãn chút nào.

Sơn Ca bình thản đến nỗi không thèm nguyền rủa Thành Cát Tư Hãn. Nguyền rủa chỉ là vũ khí của kẻ yếu. Sơn Ca không yếu, người trí thức của Vũ Khắc Khoan không thể yếu.

Anh hùng, bạo chúa, quân tử, tiểu nhân đối với Vũ chỉ là những con cờ của lịch sử không hơn không kém. Không phải vô tình mà Cổ Giã Trường, nhân vật ỀđẹpỂ nhất của vở kịch chỉ là cái bóng mờ. Thành Cát Tư Hãn chỉ là một cái cớ. Cổ Giã Trường cũng chỉ là cái cớ. Cái chính là người trí thức, là Sơn Cạ

Vũ sinh ra cùng năm vớI Cách Mạng Nga, lớn lên trong một giai đoạn lịch sử mà vấn đề Cộng Sản đặt ra một cách khốc liệt và đẫm máu. Một đãng tư bản đè xuống, một đãng vô sản vùng lên, cái thế trên đe dưới búa. Hầu hết tác phẩm của Vũ đều nhằm đóng góp giải quyết vấn đề đó, dưới những khiá cạnh khác nhau. Tâm hồn Vũ không ngớt quằn quại thao thức. Theo tư bản là vô tư cách mà hùa với cộng sãn là mất tự do, Vũ phát biểu một cách thẳng thắn như vậy. Đáng lẽ Vũ đứng phải đứng về phiá bọn áo vải, nhưng bọn này không thể chấp nhận được. Chúng giản dị quá, chúng thô sơ quá. Vũ rất kỵ những gì quá đơn giản và thô sơ. Vũ bác bỏ Nguyễn Đăng Thục vì một con đường quyết định cho số phận và tương lai của một dân tộc làm sao có thể tìm ra được bằng cách xào nấu những gì đã có của tư tưởng Đông Tây. Nếu như vậy thì dễ quá. Nếu chỉ có vậy thì chẳng có vấn đề. Vũ dửng dưng vớI một Hồ Hữu Tường loay hoay tìm cách vượt chủ nghĩa Mác-Xít. Vì vượt để làm gì? Tìm cách vượt tức là nhìn nhận nó là đúng hướng, tức là rơi vào cạm bẫy lý luận. Vũ phủ nhận. Thái độ của Vũ đối vớI chủ nghĩa Cộng Sãn không phải là sửa chữa mà là bác bỏ, không phải là Làm hơn mà là làm khác. Cái mà Vũ đề nghị là từ thực tại đất nước mà tìm ra một hướng đi. Và Vũ lúc nào cũng sẵn sang tham gia vào cuộc phiêu lưu tư tưởng ấỵ

Nhưng ai thảo luận với Vũ? Bảo Đại còn lo đánh bạc. Các Bộ Trưởng của Bảo Đại còn lo chức tước và vợ bé. Trí thức khoa bang còn lo danh vọng hoặc an than. Hồ Chí Minh và đàn em còn lo cướp chính quyền. Thần Tháp Rùa viết năm 1954, không biết Vũ có hy vọng gì ở anh em họ Ngô không, nhưng chắc chắn hai ông này tin tưởng vào những tri phủ , tri huyện của thờI Pháp Thuộc hơn là những ngườI như Vũ. Cho nên Vũ vẫn phải ôm chân lý đi lang thang. Rồi cuộc kiêu binh tiếp theo họ Ngô. Rồi Thiệu, Kỳ, Khiệm, Quang, toàn một lũ vô học. Rồi 30-4-75 Vũ vẫn âm thầm cô độc. Vũ không tham chính, không hành nghề chống Cộng. Cái thẳm kịch của Vũ là quá thông minh và hiểu biết để nhận ra ngay từ đầu những cựa quậy vô vọng để rồi sau cùng phải sống cuộc sống của dân tộc mình và của chính mình như một người ngoài cuộc. Gặp thời thế thế thời phải thế.

Mặc dầu vậy, thái độ của Vũ lúc nào cũng là thái độ của một người dấn than và nhập cuộc. Vài tuần trước khi chết Vũ viết một là thư dài đóng góp về một lập trường đấu tranh cúu nước. Lúc đó Vũ vừa ở nhà thương ra, vừa giải phẫu xong, bệnh ung thư đã toàn diện. Vũ biết cái chết đã đến rất sát.

Chết.

Cái chết đến một lần trong cuộc đời của mỗi con ngườiđể nhắc nhở về sự mỏng manh của cuộc sống và sự kệch cỡm của những tham vo.ng.

Con người tưởng mình thong minh lắm nhưng thực ra hầu hết chúng ta đều rất khờ khạo. Vì chúng ta quên rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ chết. Nhìn vào nhiều người ta có cảm tưởng rằng họ nghĩ rằng họ sẽ sống mãi hay ít ra cũng vài chục ngàn năm. Nếu không thì lừa bịp, chui lòn, lật lọng, ám sát, vu cáo để làm gì, để đầu tư cho cái gi??

Trong vòng hai thàng, hai cái chết. Lê Duẩn chết. Vũ Khắc Khoan chết. Lê Duẩn sống tám mươi năm, nhưng rồi cũng chết. Thế là hết một cuộc đời chắc chắn là nhiều can đảm và nghị lực nhưng cũng đầy rẫy dối trá và tội ác. Một cuộc đời chẳng khác gì Hồ Chí Minh nghĩa là chẳng có ích lợi gì cho ai mà nghĩ cho cùng cũng chẳng hay ho gì cho chính mình.

Vũ Khắc Khoan đã đến đây, đã vui chơi, đã uống rượu, đã cau mày, đã thở dài, đã nghẹn ngào nhỏ lệ và đã ra đi sau khi để lại một vài nét chấm phá làm đẹp cuộc đờị

Lê Duẩn đã là nhân vật quyền lực nhất nước. Nhưng Lê Duẩn đã không phải là một người trí thức. Vũ Khắc Khoan không là gì cả nhưng đã là một trí thức.

Có thể có những người đã thực sự tiếc Lê Duẩn vì quyền lợi và địa vị của họ. Nhưng đã có những người thực sự thương tiếc Vũ Khắc Khoan chỉ vỉ Vũ Khắc Khoan.

Vũ đã không làm được những gì Vũ muốn làm. Nhưng tác phẩm của Vũ đã đóng góp giáo dục tư tưởng cho một vài thế hệ. Ít ra, Vũ đã gieo hạt mầm hy vọng vào tương laị

Nguyễn Gia Kiểng