Vũ Hoàng Thư

 

Nhật Kư

 

 

tản mạn

 

 

 

 

 

 

Chiếc phi cơ Korea Air lao vào đêm, bỏ lại những đốm đèn trải dài vùng Los Angeles dưới chân. Ánh điện vùng phố Thiên Thần nhỏ dần như những bụi sao từ dải ngân hà. Trăng quá mùa đầu tháng tư lơ lửng treo bên cánh. Cơn ngủ chập chờn mây trắng trong nhạc đệm phim A Good Rain Knows trên chuyến bay pha lẫn lời thông báo của phi hành đoàn. Tôi thiếp và bước ra vùng mơ trong tiếng mưa. Mưa thấm ướt chiếc áo, lộ đôi vai gầy của Mei trong phim. Mei là Mai hay Mận? Tôi tưởng chừng như Mây, âm trùng đổ dội những đám mây vờn nhanh duyên hải. Và mây đen rào rào trận mưa lạnh gáy trắng ngày cũ. Lọn tóc thôi cong chảy dài bện xuống lưng gầy. Mei, hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc gặp Dong-ha, kiến trúc sư xứ Triều Tiên và cuộc t́nh khởi từ công viên Đỗ Phủ ở Tứ Xuyên, nơi hai người gặp nhau. Đoạn cuối cuộc t́nh h́nh như có hậu, tôi chẳng nhớ rơ, chỉ nhớ Dong-ha đâu đó lật thoáng trang thơ Đỗ Phủ, bài “Spring – the Long View” (Xuân Vọng), lời thơ quyện vào mưa trong phim, nhạt nḥa nước mắt Mei,

 

Cảm th́ hoa tiễn lệ,

Hận biệt điểu kinh tâm.      

 

(Cám cảnh hoa tuôn lệ

Ly hận hăi ḷng chim)

 

Và như thế, trận mưa xuân A Good Rain Knows dẫn tôi và Ph. vào mùa xuân Nhật Bản trong chuyến du lịch của Saigon Voyages Tour. Ghi lại đây một vài ư nghĩ trên đường đi, có thể bâng quơ như những cánh đào rơi đâu đó trong một đất nước trù phú quá nhiều mặt, vốn đă được mô tả khá đầy đủ của rất nhiều người trước đây.

 

Chuyến đáp đầu tiên xuống cảng Osaka. Trời mây mù như muốn mưa nhưng không, mưa mùa biết lối ghé về có khi, a good rain knows… Vịnh xanh mờ nh́n ra Thái B́nh Dương xa xăm. Nhẹ mùi rêu đùa khứu giác. Len lỏi bến cảng nhà trở về mồn một bóng núi xưa. Đảo xa xăm hát dă tràng / Hôn trầm rêu ngập trĩu tràng lời em…

 

Ấn tượng đầu tiên khi bước chân xuống đất nước này là hoa anh đào. Yoshino, tên gọi của loại hoa đào thường thấy nhiều nhất ở Nhật, màu trắng phơn phớt hồng nở rộ khắp mọi nơi. Theo truyền thuyết, tiền thân hoa anh đào là thanh kiếm của một tay vơ sĩ đạo trẻ tuổi. Để trở thành một thanh kiếm báu nó phải uống máu người. Và định mệnh bi đát an bài, người yêu của chàng vơ sĩ đạo đă tự hy sinh kết liễu đời ḿnh bằng thanh kiếm cho đúng lời nguyền. Chàng kiếm sĩ đau đớn mổ bụng chết cùng người yêu và cắm thanh kiếm trên tuyết dưới chân núi Phú Sĩ. Nơi đó, sáng hôm sau trổ lên một loài hoa trắng pha nhẹ máu đào. Từ đó hoa được gọi là anh đào. Cánh hồng mỏng mọc ra từ thanh kiếm bén, tượng trưng cho hồn thiêng kiếm sĩ samurai Nhật. Đúng với tinh thần vơ sĩ đạo, kiếm sĩ ra tay thế thiên hành đạo, chọn một cuộc đời gian truân đầy bất trắc và ngắn ngủi. Trong hung bạo và phi lư của chém giết, h́nh ảnh người samurai chan chứa tính mong manh lăng mạn của kẻ lên đường, đưa đẩy theo định mệnh như cánh hoa trong gió. Sống bạo và đẹp. Rộ nở và chóng tàn. Đó là ư nghĩa câu châm ngôn Nhật, “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một vơ sĩ đạo.”

 

Đường phố Nhật Bản vào đầu tháng tư ngát dài ngàn hoa. Hoa rộ măn khai. Hoa thầm th́ mùa ấm đang về. Hoa vạch lối xuân khai rồi hoa sẽ tàn trong chốc lát, ngắn ngủi chưa đến hai tuần. Trong nắng ấm và gió đưa, người chiêm nghiệm lẽ đổi thay giữa rừng đào, mái chùa âm dương cong vút vẽ vào tầng hoa trắng, vào mây. Đâu là hoa, đâu là mây, hay hoa là mây giữa sắc trắng nguyên trinh ? Basho tài t́nh ghi trong mấy câu,

 

Kannon's tiled temple

roof floats far away in clouds

of cherry blossoms

     – Basho

 

mái Quan Âm tự

lượn bổng tầng xa

mây trắng anh đào

 

Ở Osaka có lâu đài nổi tiếng của tướng quân Phong Thần Tú Cát (Toyotomi Hideyoshi), vị lănh chúa đă thống nhất nước Nhật hồi thế kỷ 16. Hoa đào trắng hàng lớp dọc quanh hào như nâng lâu đài Osaka cao lên vào mây, tường thành sừng sững như một thách đố với thời gian. Nghe chuyện lănh chúa tranh giành kéo dài hàng hàng thế kỷ ở Nhật nhớ đến cờ lau tập trận của anh hùng Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần sứ quân vẫn c̣n len lỏi trong lối suy nghĩ của người Việt tỵ nạn ở nước ngoài hôm nay. Xuất thân từ giới nông dân  ít học, Phong Thần Tú Cát tiến lên địa vị lănh chúa đầy quyền uy của xă hội lúc bấy giờ. Tàn ác và thủ đoạn, những “anh hùng áo vải” khi đạt tột đỉnh danh vọng thường phơi bày bộ mặt xấu xí của sự nhỏ nhoi, thất học. Trái lại những vị xuất thân từ quư tộc th́ lại thường xa rời thực tế của muôn dân. Thời đại nào bá tánh rốt cùng cũng là tầng lớp ôm hết cái khổ. Bọn “lănh đạo” muôn đời vẫn là những kẻ cướp cơm chim.

 

Từ Nara (Nại Lương) đi về Kyoto bằng tàu khinh tốc, kỹ thuật cơ khí thật sự đốt ngắn muôn trùng trong khoảnh khắc. Tiếng ngựa reo, gươm giáo ngập trời của thời đại lănh chúa từ Nại Lương tiến về Kinh Đô nhỏ dần trong tiếng rít bánh xe trên đường sắt. Những cuộc dàn trận thư hùng rồi cũng nằm xuống dưới bánh nghiến thời gian. Kyoto, có nghĩa Kinh đô trong tiếng Nhật, nơi một thời Nhật Hoàng đóng đô. Nay vua không c̣n ở đó, kinh đô thành cố đô, một thời vàng son đế chế thành hoài niệm. Như Huế hay Thăng Long, nền cũ lâu đài bóng tịch dương của Bà Huyện. Vô t́nh không đâu chợt nhớ đến Kawabata trên chuyến xe lửa về Kyoto. "Đi Kyoto để nghe tiếng chuông chùa cuối năm", nhân vật Oki của Kawabata mở đầu như vậy trong Beauty and Sadness. Kawabata đă chọn cái chết bằng hơi gas, theo gót những linh hồn mẫn cảm từ bỏ mặt đất bằng khí đốt : Sylvia Plath, nữ sĩ u trầm thi ca Bắc Mỹ; Nh. Tay Ngàn, thi sĩ Việt cô đơn nhất ở Paris, Tôi có mười hai năm đi qua trên hơi thở / Run đau khi tiếng vạc buồn hư không [1]. Hư vô thỏa hiệp với hơi methane không màu dắt d́u những bước thăng hoa bi đát. Mộ bia của Plath c̣n ghi : "Even amidst fierce flames the golden lotus can be planted". Hoa sen trổi dậy từ biển lửa bật tung lời thơ Ngộ Ấn, liên phát lô trung thấp vị can [2]. Vĩnh cửu, hư hao, những phạm trù làm nên thi sĩ và cũng giết chết chính hắn.

 

Kyoto có hơn một ngàn ngôi chùa. Ngàn tiếng chuông vang đêm cuối năm bay bổng theo ngàn cánh hạc trong mắt xanh trà đạo. Đây là xứ Phật. Phật trong dung dáng, cung cách người. H́nh ảnh ông tài xế xe bus cuối rạp người đều đặn mỗi khi đoàn du lịch bước xuống xe. ItterasshaiNhớ về lại nhé, câu chào không ngừng trên môi ông đối với từng khách một, không bao giờ thiếu, không bao giờ quên. Mọi nơi hàng quán, nhân viên phục vụ đều như thế. Tinh tấn, thường hằng như Thường Bất Khinh Bồ Tát.

 

Phật giáo du hành vào Nhật rất sớm và phát triển mạnh mẽ trong thời Nại Lương ở thế kỷ thứ tám. Đây cũng là thời kỳ tầng lớp vơ sĩ đạo bắt đầu bắt rễ trong xă hội Nhật. Nh́n từ ngoài, chùa Nhật đơn điệu một màu, không màu mè sặc sỡ như ở Trung Hoa hay như một số ở Việt Nam gần đây. Tuyền một màu nâu gỗ cổ kính nổi bật bên cạnh tường trắng. Sự tĩnh lặng nằm trong yên tĩnh, người thấy yên trong bước đi. Thường trú an nhiên. Có vườn karesansui đá cát dựng núi và biển. Karesansui hay khô san thủy là lối kiến trúc vườn đơn giản từ đá, sỏi cát và rêu thường thấy ở chùa Nhật. Mô phỏng theo khu vườn nổi tiếng ở Long An Tự (Ryoan-ji) từ thế kỷ 15, vườn khô thường có 15 tảng đá nhỏ tượng trưng cho núi hay hải đảo. Sỏi cát được cày thành luống nhỏ như đại dương bao quanh. Khách thăm vườn nên bỏ hết mọi dự kiến từ trước ở bên ngoài. Bước vào vườn hăy nh́n trực tiếp, vườn như là vườn, và lắng nghe những ǵ khu vườn thầm th́ với ta giây phút ấy. Lời của biển, biển khổ, biển trầm luân hay biển tâm ngàn đời dâng sóng. Hải chấn triều âm thuyết phổ môn [3], biển động và hải triều vang dội lên lời kinh. Thiền sư đi vào gió cát, vạch đại hải thành những luống cày, những ngọn sóng ngầm sẽ tan vào đại thể một ngày nào đó. Tảng đá kia là núi non b́nh dị như ḥn non bộ hay cao vút như núi Tu Di chẳng qua tùy ở một góc nh́n, từ đó có lớn bé. Vùng đứng dậy, thảy đều là 15 cục đá vô tri. Mắt trừng vào biển, đại dương vẫn một, dù sóng lớn hay gợn nhỏ lăn tăn. Thiền sư đi quanh, luống cát xóa hết dấu chân, nối biển thành một mối, không c̣n chia phân đâu là bước đầu, đâu là bước cuối. Thủy chung là hải triều liên lĩ trùng trùng. Duyên khởi như những ṿng cát gợn. Vô niệm xóa hết trước sau, h́nh thành một tiếng Om nhất thể.

 

Đại Tiên Viện (Daisen-in), một tu viện nằm trong hệ thống Đại Đức Tự (Daitoku-ji) thuộc tông Lâm Tế, có khu vườn khô rất nổi tiếng ở Nhật. Hôm đến viếng, đoàn du lịch được sư trụ tŕ Vĩ  Môn Tông Viên (Soen Ozeki) tiếp kiến và giảng một thời pháp. Ông đă 78 tuổi, người giản dị và niềm nở.  Điệu bộ sư Tông Viên di động phiêu hốt không cầu kỳ nghiêm trang phương trượng như sư Trung Hoa và Việt Nam. Ông là một vị sư rất nổi tiếng ở Nhật Bản, thường ban phát những lời vàng ngọc về tâm linh cho khán giả truyền h́nh Nhật mỗi năm vào đêm giao thừa. Rất nhiều du khách ngoại quốc đă ca ngợi ông trên nhiều blog. Một nữ du khách trong đoàn du lịch hỏi Sư : “Ông ăn uống như thế nào mà nh́n vẫn c̣n trẻ vậy?”. Ông cười nhẹ giây lát, thản nhiên nói : “Tôi ăn… đàn bà” rồi cười lớn. Ngôn ngữ giây phút ấy ch́m đi trên vành môi mấp máy. Chỉ c̣n tiếng cười rộn lớn vang vang... Cười như là đang cười. Cười một tiếng cho lạnh buốt hư không. Trường tiếu tung vút cánh hạc. Câu hỏi không được trả lời theo nghĩa đời thường. Câu trả lời đem lại nhiều câu hỏi khác… Tôi ăn đàn bà không chừng là một công án Tông Viên đặt ra cho du khách nhằm phá vỡ những định kiến, những quy luật ràng buộc của đời thường, của sự suy nghĩ hoặc là trắng hoặc là đen mà cuộc đời vốn không trắng hoặc đen hẳn. Cuộc đời có thể mang một màu xám hay không màu biết đâu ?

 

Kyoto có Liên Hoa Vương Viện (Rengeo-in), c̣n có tên Tam Thập Tam Gian Đường (Sanjusangen-do) v́ chùa có 33 gian, là chánh điện dài nhất thế giới với 1000 tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhản, kích thước bằng người thật, bao quanh một tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhản lớn nằm giữa, tác phẩm điêu khắc nổi danh của Tankei và tượng này là một tài sản văn hóa quốc gia quư giá của Nhật Bản. Tankei là học tṛ và con trai của đại điêu khắc gia Unkei thuộc trường phái Kei ở Liêm Thương (Kamakura) vào thế kỷ thứ 12. Đây là một trường phái điêu khắc tượng Phật giáo xuất phát từ giai cấp samurai, tách rời ảnh hưởng nghệ thuật tạc tượng từ giai cấp quư phái cung đ́nh ở Kyoto vốn đa số vẫn c̣n mang ảnh hưởng của nghệ thuật nhà Đường Trung Hoa lúc bấy giờ. Nghệ thuật Liêm Thương mang nét riêng tư Nhật bản, thấm nhuần từ Trung Hoa và biến dạng thành văn hoá đặc thù Nhật Bản. Tất cả tượng trong chùa Liên Hoa Vương làm bằng gỗ bách, một số lớn đă bị tiêu hủy trong trận cháy năm 1249 và đă được dựng lại sau đó. Một ngàn lẻ một tượng, nhân lên ngàn cánh tay mỗi tượng, vị chi hơn một triệu cánh tay dang ra cứu khổ. Tham vọng của con người đo đếm bằng muôn trùng ức, vạn vạn nỗi khổ lớn dần, có khi nào hắn dừng lại thôi vung cánh tay đầy tham muốn của chính ḿnh ? Lúc đó tượng Quan Thế Âm sẽ trở thành vô thủ vô nhản bởi chưng h́nh tượng chẳng c̣n lư do tồn tại trong tâm thức vô cầu. Nơi đây c̣n có hai bức tượng nổi tiếng Phong Thần và Thiên Lôi hộ pháp đứng hai đầu như nhắc nhở loài người, phước và họa vốn là hai mặt của một kiếp nhân sinh.

 

 

 

 

Rời Kyoto đi Liêm Thương khi hoa đào đă bắt đầu bay trong gió, báo hiệu mùa hoa sắp dứt. Hồ Tỳ Bà (Biwa-ko) rộng lớn như một ngân cầm ôm lấy Kyoto. Ai sẽ tấu khúc hoa rơi trong b́nh minh sớm ửng đỏ vừa đủ tan lớp sương sớm gọi mời. Cầu cổ xa xa ẩn hiện như chưa chịu bước ra khoe mặt cùng ngày. Dăm chiếc thuyền con lướt nhẹ rẽ sóng mặt hồ. Yên tịnh mai hồng đợi chờ một tiếng chuông. Thành phố cổ tích và trữ t́nh là thế. Đứng bờ Tỳ Bà không khỏi nhớ đến Tây Hồ ở Hàng Châu, cũng sương khói mờ mờ mặt nước nao ḷng. Bên đó có liễu rủ, ở đây có hoa rơi và hội tụ. Tàn tạ và trở về. Về trong điệu nhạc thành trụ và phôi pha.

 

From every direction 

cherry blossom petals blow

into Lake Biwa 

– Basho

 

Mười phương

gửi gió cánh đào

theo về sóng nước Tỳ Bà phần hư

 

Cánh đào bay trong gió là h́nh ảnh lăng mạn nhất trong những lăng mạn nhất của cuộc đời này. Như đàn bướm nhỏ, về đâu lung linh hồng phớt? Lấp lánh tựa cánh buồm, đám thuyền bé bỏng mọng gió giong vào đại dương mênh mông? Đâu đó một cánh đơn như chiếc bách trôi, len lỏi theo ḍng về vạn trùng khơi? Rồi gió ngừng, hồng phơi cỏ dại. Vài cánh chưa kịp bay theo cơn mưa hoa cuối cùng, lửng lơ bám lấy đài, hẹn gió. Trời yên ắng, không gian trong và tĩnh. Lặng lẽ hoa, trầm ngâm người. Như thế, hoa rơi...

 

stillness…
the sound

of petals falling

            – Miura Chora

 

yên yên tịnh tĩnh...

thoáng lời

đào rơi chào vọng ủ ngời diệu âm

 

Trên đường đi Liêm Thương, ngọn Phú Sĩ thấp thoáng ở chân mây, khi hiện như một chiếc nón trắng lơ lửng trên bầu trời xanh, khi mất hút vào mây. Thanh cao, đứng hẳn trên mọi tranh chấp đời thường, đỉnh Phú Sĩ thành biểu tượng sự tịch tĩnh của thiền định đối với Phật tử Nhật Bản. Tượng Phật A Di Đà ở Cao Đức Viện (Kotoku-in) tại Liêm Thương là tượng đồng ngoài trời lớn nhất ở Nhật. Tượng cao hơn 13 mét và nặng 93 tấn, đúc vào năm 1252. Chẳng phải tượng Phật Di Đà được xây ngoài trời từ đầu. Cơ duyên thúc đẩy nào đó khiến ngôi chùa bị sụp đổ hoàn toàn qua hai cơn băo năm 1334 và 1369. Chùa được hai lần trùng tu để cuối cùng một cơn sóng thần vào năm 1498 quét trôi tất cả ra biển. Có chứng cớ nào hùng hồn hơn về lư lẽ vô thường của đạo Phật? Từ đó người ta không làm chùa để che tượng nữa. Mái ngói nhỏ nhoi chẳng bao dung nổi đại hải. Pho tượng trơ gan cùng tuế nguyệt giữa trời bao thế kỷ qua. Ông hướng dẫn viên du lịch người Nhật, Joe Okada gọi một cách khôi hài đây là ông Phật vô gia cư, The Homeless Buddha. Khôi hài mà không xa sự thật và chẳng có ǵ đúng hơn trong trường hợp này. Có lẽ chẳng phải t́nh cờ, bức tượng A Di Đà ở Liêm Thương giảng một thời kinh vô trú cho nhân loại ? Phật có khi thể hiện nơi nhà nhỏ, có lúc ngồi trong chùa lớn, và cũng có khi đứng ở giữa trời, không lấy h́nh thể bên ngoài làm chuyện quan trọng. Chùa lớn, chùa nhỏ chỉ tổ làm con người thêm câu chấp. Không ở vào đâu nên không chấp thủ nhờ vậy không vướng bận. Trụ vào nơi vô trú là ngồi ở chốn thênh thang, đất trời vô hạn. Chùa viện ngày xưa thường nằm ẩn vào núi xa xôi, sư săi vận dụng sức lao động của ḿnh canh tác để tự túc, bất đắc dĩ mới nhờ vào sự cúng dường của bá tánh. Ngày nay chùa chiền đầy dẫy nơi phố thị, nương nhờ vào việc cúng kiến của thập phương, khuyếch trương to lớn, một mặt cổ xúy cho sự mê tín cầu phước, một mặt xa dần tâm vô trú.

 

            Trạm chót ở Đông Kinh, thành phố sạch sẽ nhất thế giới, quá sạch làm khách cảm thấy ḿnh phạm một tội lớn nếu xả rác. Cao ốc nằm sát tay với, bên cạnh xa lộ, cảm giác thật gần gụi, trong lành, khác xa những freeway đen đúa và đầy dẫy graffiti ở Mỹ. Đông Kinh là thế giới của những ong thợ vỡ tổ trong giờ tan sở. Đồng phục, tươm tất, kỷ luật, sức mạnh của một xă hội tiên tiến và trật tự. Dưới bề mặt xô bồ ấy, một nền văn hóa đề cao sự thanh bần (wabi) và an tĩnh (sabi), những căn bản đạo đức tâm linh giúp con người bước vững vàng trước nền văn minh vật chất thay đổi đến choáng ngợp.

 

Cơn gió đưa, những cánh đào tan tác bên vệ đường báo hiệu một mùa hoa sắp dứt. Như những đợt sóng từ vườn karesansui, tàn tạ dẫn lối hồi sinh, mùa xuân tiếp nối, liên lĩ những điều mới đang chờ…

 

A Good Rain Knows cho xuân vọng, một haiku của Issa trong yên tĩnh mùa xuân, rất trầm lặng phù tang buổi sáng rời Đông Kinh,

 

my spring is just this:
a single bamboo shoot
a willow branch.
               — Issa

 

xuân tôi thanh đm mt vài:

đt măng đơn nơn

liu gy cành dâng

 

 

Vũ Hoàng Thư

Tháng 4, 2010

-------------------------------------------------------------------

[1] Nỗi Liên Đen Tối Vô Cùng – thơ Nh. Tay Ngàn

[2] Thị Tịch – thơ Ngộ Ấn, thiền sư Việt thế kỷ 11

[3] Hải Chấn  – Bài tán Quán Thế Âm

 

 

 

http://www.gio-o.com/VuHoangThu.html

 

 

© gio-o.com 2010