Nguyễn Thùy Song Thanh, Vương Tân - Hồ Nam, Lê Thị Huệ, Sài G̣n tháng 10.2015

 

Lê Thị Huệ

VƯƠNG TÂN - HỒ NAM

1930-2015

Danh Trấn Báo Chí Nam Kỳ Sài G̣n

kẻ cầm cự quyền tự do viết báo cho đến giây phút tắt thở …

 

Thật bất ngờ mà tôi có dịp rất gần gũi với nhà báo, nhà thơ Vương Tân vào những giây phút cuối đời ông.  Tuy đến với Gió O chỉ một hai năm cuối đời, nhưng Vương Tân lại giă từ thế gian trong khi đang cầm bút ghi lại những hồi ức của một con người Việt Nam trôi nổi theo vận nước suốt hơn 80 năm qua dành cho độc giả của Gió O.

 

Nhà văn Vũ Hoàng Thư khi nghe Gió O loan tin sự ra đi đột ngột của ông đă chia sẻ:  “Tự nhiên ông Vương Tân nửa đường đứt gánh… Nhớ hồi nhỏ đi xem xi nê ở rạp, phim đang hấp dẫn tự nhiên thấy cháy trên màn ảnh. Đứt phim. Cả rạp ồ lên ! Như giai nhân, như danh tướng, thoắt găy cành thiên hương, ôi nhân sinh ! Xin chia buồn cùng tang quyến ông Vương Tân, cùng Gio-O và bạn đọc Gio-O…

 

Nhà thơ và là nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Vơ Văn Ái viết: “Có những cái dang dở vô cùng tiếc nuối, như loạt bài phỏng vấn Vương Tân đưa ta vào sâu nơi bếp núc của nền báo chí Việt từ thời Pháp thuộc sang thời Cộng hoà, đứt gánh khi chàng thi báo ra đi.  Anh chia buồn với Gió O đă mất đi một Nhà Thơ và một Nhà báo dẻo dai qua các thời đại.

 

Tuy biết rằng Vương Tân đă cao tuổi, nhưng sư ra đi đột ngột của nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng Vương Tân hẳn đă để lại một sự xúc đông. sâu xa nơi các độc giả của Vương Tân.  Có một niềm vui cuối đời, khi Vương Tân biết được loạt bài phỏng vấn của ḿnh được độc giả Gió O đón đọc một cách thú vị từng kỳ, Vương Tân đă cho Gió O hay biết ông chưa bao giờ cảm thấy phấn khởi, hăng hái, nhiệt t́nh cầm bút đến như thế.  Và ông đă cầm bút ngay trong các giây phút từ giă cuộc đời, trong niềm hạnh phúc rằng ông đang được dộc giả yêu mến biết bao.  

 

Là một quyển từ điển sống, một kho tài liệu sống về các nhân vật Việt Nam và quốc tế hoạt đông hay can dự trong văn giới và chính trường của đất nước chúng ta trong thế kỷ qua, Vương Tân đă tạo ra sự thích thú và kinh ngạc của một số đông độc giả về các đoạn viết về các nhân vật lịch sử Việt Nam hiện đại với nhiều chi tiết bất ngờ, chưa hề được tiết lộ trước đây.  Một số ngóc ngách của lịch sử đă được soi sáng bởi sự tŕnh bày hay tham dự của Vương Tân.  Thí dụ, chúng ta giờ đây hay biết được một câu chuyện phần nào có thể giải thích cho việc tại sao một Joseph Buttinger lại trở thành một soạn giả viết ra một quyển lịch sử Việt Nam bằng Anh ngữ đầu tiên ở Hoa Kỳ.  Ít  nhiều, có bóng dáng của một Vương Tân thời thanh niên quan tâm đến chính trị trong đó.  Hay một số t́nh tiết về sự can dự sâu xa vào nhiều phe nhóm chính trị  Viêt Nam nhưng chưa từng được nghiên cứu tường tận của Komatsu, một người Nhật Bản mà Vương Tân cho biết là đẳng viên Đảng Hắc Long đầy huyền thoại của Nhật Bản.

 

Trong lành vực văn học và báo chí, Vương Tân cũng đă soi sáng vào sự h́nh thành, hoạt đông và ảnh hưởng của các nhóm sáng tác từng đóng giữ các vai tṛ chủ yếu như nhóm Sáng Tạo, các nhật báo Tự Do, Đời Mới, các đại thu trong báo giới và văn giới như Trần Văn Ân, Nguyễn Đức Quỳnh, các khía cạnh chưa hề được tiết lộ về một Phạm Xuân Ẩn, một Cao Giao, sau ngày 30-4, 1975 v.v  …

 

Khởi nghiệp với bút hiệu nhà báo Hồ Nam, ông  nhảy vào làm báo từ những năm 20 tuổi ở đất Sài G̣n. Nhưng không chỉ co cụm trong giới cầm bút Bắc Kỳ Di Cư, ông đă mở rộng quan hệ với báo giới Nam Kỳ khi tuyên bố không chỉ muốn làm việc với Bắc Kỳ Di Cư  mà nhảy qua cộng tác với trùm báo chí Nam Kỳ Lục Tỉnh Trần Văn Ân thời 1960. Hơn 20 năm, 1954-1975, ở thủ đô Sài G̣n, cái tên Hồ Nam-Vương Tân khá lẫy lừng trong báo giới, văn chương, chính trị, của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cọng Ḥa . Rồi Việt Nam Cọng Ḥa bị Việt Nam Cọng Sản đánh chiếm. Sài G̣n Thủ Đô mất tên năm 1975, nhà thơ nhà báo Hồ Nam Vương Tân bị chế độ Cọng Sản Hà Nội bắt đi tù hơn ba lần v́ cất tiếng nói tự do ngôn luận. Ông vẫn “dẻo dai” làm báo, viết báo trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào. Viết chính thức không được th́ ông viết chui. Đến ngày internet ra đời, tuy đă lớn tuổi, Hồ Nam Vương Tân vẫn say sưa nhào vô internet, viết hăng say, viết dũng cảm, viết phơi phới. Tới ngày ông mất tôi mới biết ngoài 80 tuổi nằm vơng ở Mỹ Tho mà Vương Tân Hồ Nam vẫn say sưa viết báo chui kư tên Lăo Hủ. Dưới tên Lăo Hủ ông điểm danh đủ các vấn đề thời sự nóng bỏng trong nước và khắp toàn cầu một cách “dẻo dai” và cập nhật,  hơn cả các kư giả tuổi trẻ ở Hà Nội hay Sài G̣n đang viết cho các báo Việt Nam vào thời điểm này,  năm 2015.  

 

Nhưng hơn thế nữa, ông đă cầm bút gia nhập thế giới kư giả một cách đam mê say đắm cả cuộc đời.  Trong ánh sáng của thủ đô Sài G̣n thập niên 1950, 1960, 1970, hay trong bóng tối của thế giới viết chui báo lậu thập niên 1980, 1990, hoặc trên internet tự do vô đối từ thập niên 2000, 2010, ông luôn phát biểu, vẫn t́m cách phát biểu, để thổi ngọn đuốc Tự Do Ngôn Luận lên bất cứ cơ hội nào mà ông t́m thấy.  Ví dụ tôi không quen biết ǵ với ông, nhưng khi thấy diễn đàn Gió O uy tín, ông gửi bài. Sau đó tôi hỏi thăm về ông với nhà văn Đặng Phùng Quân và nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh. Tôi ngỏ ư muốn phỏng vấn.  Tôi email gửi ông và tŕnh bày là khi phỏng vấn tôi thường hỏi những câu khó đấy . Mong ông trả lời thành thật và tận cùng. Đừng trả lời qua loa và ngại ngùng. Đọc chán lắm. Ông nói ông sẽ trả lời những ǵ ông có thể trả lời. Và quả thật, những bản phỏng vấn ông gửi qua email trả lời được nhiều hơn điều tôi ao ước! Ông hào hứng trả lời đến độ lúc đầu tôi chỉ định hỏi ông về Báo Chí và Văn Chương Miền Nam, nhưng mới hỏi ông hai câu, tôi đă bị mê hoặc theo các thông tin về chính trị Miền Nam của ông.  Tôi nói với ông Ngô Bắc kiểu này chắc sẽ hỏi ông Vương Tân Hồ Nam về 100 nhân vật chính trị Miền Nam quá. Tôi cũng không quên ông c̣n là cái mỏ vàng để phỏng vấn về sinh hoạt báo chí và văn chương Miền Nam 1954-1975.

 

Nhớ thời nhà văn Mai Thảo làm tờ Văn ở Bolsa, Santa Ana, California, tôi mới đắt đầu đọc thơ của Vương Tân.  Nghĩa là mở tờ Văn ra thấy thơ của Vương Tân th́ tôi có đọc. Có lần tôi hỏi Mai Thảo, Vương Tân là ai mà bác có vẻ trân trọng thơ ông ấy. Ông Mai Thảo nói một cách ḥa nhă, bạn tôi đấy. Thơ 5 chữ của Vương Tân đọc được. Sau này tôi thấy nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, người cũng nổi tiếng khó tính về thơ như Mai Thảo, cũng khen thơ 5 chữ của Vương Tân hay.

 

Có một chi tiết khá thú vị, là không hiểu ông viết làm sao mà ai cũng nghĩ là ông định cư ở ngoại quốc bao nhiêu năm nay. Ngay chính tôi! Cuối tháng 10 năm nay 2015, tôi phải đi Á Châu dự hội thảo cho trường, tôi ghé về Sài G̣n và hẹn gặp nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh chỉ được 2 tiếng đồng hồ. Khi chị nói nhà thơ Vương Tân nghe tin em về cũng muốn đến gặp em, nhưng chúng ḿnh phải hẹn làm sao để ông ấy đi kịp chuyến xe cuối về Mỹ Tho. Tôi nghĩ bụng chắc chị ấy giỡn. Chứ là ông Vương tân đang ở Mỹ và ghẹo gặp một lần với Nguyễn Thùy Song Thanh và Lê Thị Huệ ở Sài G̣n nên đía ra là phải kịp chuyến xe chiều về Mỹ … Tho th́ có. Nhưng sau đó tôi được chị thi sĩ xác nhận là Vương Tân đang ở Mỹ Tho thiệt em ạ.  Tôi chưng hửng không ngờ! Có lẽ v́ tinh thần Tự Do Ngôn Luận phơi phới trong bài ông viết, khiến người ta tưởng ông đang sinh sống ở một xứ sở không bị công an kềm kẹp mới có thể viết được như thế.

 

Ngọn đuốc Quyền Tự Do Ngôn Luận mà ông đă giương cao thật đáng chiêm ngưỡng như trong bài điếu văn được viết bởi bằng hữu ông, các nhà thơ Trương Hùng Thái, nhà văn Vũ Ngọc Đĩnh, họa sĩ  Phạm Cung, của  nhóm báo Viễn Tượng Việt Nam. Qua bài điếu văn ấy tôi mới biết ông và các bạn ấy đă bị đi tù mấy lượt v́ dám làm báo, dám phát biểu ư kiến, dám bảo vệ Quyền Tự Do Ngôn Luận.

 

Theo đuổi và phục vụ Quyền Tự Do Phát Biểu Của Một Nhà Thơ, Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Chính Trị một cách “dẻo dai” qua bao thời đại dầu sôi lửa bỏng trong suốt hơn 60 như Hồ Nam Vương Tân, quả là không có mấy người cùng thời đă hiển hách được như ông.  Với tôi, Vương Tân Hồ Nam xứng đáng với tấm mề đay Danh Trấn Báo Chí Nam Kỳ Sài G̣n một thời!

 

Lê Thị Huệ

12. 2015

 

© gio-o.com 2015