photo: NAT @ gio-o.com

 

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

 

Tôi Oi

 

tản mạn

 

 

Tại chương tŕnh Dó Oi kỷ niệm 15 năm trang gio-o.com, Chủ biên Lê thị Huệ giải thích: Oi là cái rọ. Tiếng miền Trung. Trong Nam kêu là cái lợp. Tôi lớn lên ở miền quê B́nh Phú Đông, nên biết cái này. Lươn cua cá ghẹ chui vô rồi, hổng ra được. Ông Ngoại tôi hồi đó cũng đan lợp bằng vỏ tre. Đẹp, nhẹ, bền.

 

Tôi Oi, là tôi ở trong cái rọ. Tôi là Trangđài.

 

Từ đầu tháng Ba 2016, O Gió (Lê Thị Huệ) đă liên lạc cộng tác viên về chương tŕnh kỷ niệm 15 năm, và mời góp bài. Tôi cũng háo hức tham gia, nhưng gần một năm sau vẫn chưa viết xong bài ḿnh đă hứa, lư do th́ sẽ tỏ bày phía dưới. Sau đó, tôi được rủ rê gíup tổ chức chương tŕnh vào tháng Mười. Tôi cũng hồ hởi nhận lời, dù bận không kịp ăn cơm (tay bế chồng, tay bồng con, đa đoan việc toàn thời gian, đi đọc thơ đa ngữ, thuyết tŕnh về lịch sử di dân của người Việt, triển lăm tranh về buôn bán phụ nữ).

 

Nhưng chưa hết. Tháng Bảy, tôi cùng chồng đưa con cái về thăm quê nội đă sáu năm chưa tái lai, v́ suốt mấy năm đó vừa thai vừa nghén vừa cho con bú mớm. Mới mải mê làm dâu xứ người được ít ngày th́ cô Nguyễn Vũ Khuyên hẹn nói điện thoại. Cách nhau 9 tiếng đồng hồ, hẹn giờ nào cho đặng? Nghe Khuyên nói sau 7 giờ tối Calif, tôi ừ luôn. Nhưng ừ rồi mà cả mươi ngày sau mới gọi được, v́ giờ đó chồng con đang ngủ, tôi cũng ham ngủ, mà cũng không tiện nói năng, v́ nhà chỉ có một tầng, chui đằng nào cũng nghe tiếng. Nhà ở quê chồng tôi có nhiều tầng: tầng hầm để đồ đạc, máy giặt, đậu xe, vv; tầng thượng cũng để đồ đạc, vv; c̣n tầng trệt th́ để ở. Không như phần lớn nhà cửa ở Quận Cam, các pḥng có vẻ cách biệt hơn v́ mọi thứ chung một tầng.

 

Hứa th́ giữ lời. Khuya đó, tôi quyết tâm ngồi dậy, chui vô nhà tắm, đóng cửa, bấm điện thoại gọi Khuyên. Khuyên trả lời ngay. Như đă thưa trong phần phát biểu ngày Dó Oi, Khuyên ‘ngon ngọt dụ dỗ’ tôi nói về nữ quyền trên Gió O, và tôi đă nông nổi nhận lời. V́ không nông nổi th́ cũng không có chọn lựa khác. Nói ǵ th́ Khuyên cũng kiên quyết dụ tiếp. Tôi nói: “Chắc chắn có nhiều người đă cộng tác với Gió O lâu năm hơn, viết lâu năm hơn, và thân với O Huệ hơn có thể nói về Gió O.” Tôi đề cử Khuyên, vì Khuyên đã dành nhiều năm nghiên cứu về dòng văn học lưu vong của Gió O. Nhưng Khuyên nói Khuyên đã lo phần tổ chức, và cần một người  trẻ (h́nh như tôi cũng sắp hết trẻ rồi, cơ hội cuối cùng đây!) để chương tŕnh có sự nối tiếp giữa các thế hệ. Tôi đành nói, “O(u)i!” và chui vào rọ! Khuyên dụ xong th́ tôi bị chấn động quá, không thể chui vào giường ngủ tiếp được, dù mới 4 giờ sáng. (Khuyên ơi, đền đi! Đưa người ta vào ‘oi' mấy tháng trời, giờ vẫn chưa ra ń!). Dù nông nổi, tôi vẫn sáng suốt xin Khuyên cho tôi nói ít, “10 phút thôi! Khán giả đỡ ngán. Mà đứa tập làm thơ này th́ ngại nói dài; bắt nó nói dài là ác với nó!” Khuyên chuẩn y, nhưng kèm thêm câu: “Nhưng bài viết cho tuyển tập th́ phải dài nghe!”

 

Tôi Oi, không ở cái nghĩa tôi ở trong rọ bị g̣ bó, mà ở cái lẽ tôi phải làm một việc khó khăn mà với cái tâm cầu toàn và tấm ḷng đối với Gió O, nhất là sự tin cậy của Khuyên, tôi biết ḿnh sẽ không bao giờ thoả măn với điều ḿnh viết ra. Đối với tất cả những chữ nghĩa tôi đă chia sẻ với cuộc đời cũng vậy. Dù tôi luôn cẩn trọng và cân nhắc mỗi chữ, mỗi ư. Những ǵ đă viết chỉ là khởi điểm của những hành tŕnh c̣n nối dài. Việc viết đối với tôi luôn là con đường vô định và khó khăn. Vô định, v́ dù biết đề tài, và vạch ra hướng đi, nhưng khi viết th́ cũng như nhập thiền, những ǵ mở ra trước mặt luôn là ẩn số. Trời ơi, nữ quyền là thứ khó nói (cho thấu), mà c̣n nhập chung vô với một cái cũng rất “khói nó” (cho trọn) là Gió O, th́ là ‘oi oi,’ hay ‘oi b́nh phương!’ Trong suốt mấy tuần ở quê chồng, thấy mây tôi cũng nghĩ đến trách nhiệm được giao, thấy gió tôi lại càng như được… nhắc khéo. Thời tiết mùa hè ở miền núi Alps thật linh động và đủ màu sắc. Có ngày mây trùm khắp cơi, có bữa mưa giăng ngập đường, có khi gió thổi rạp cả những vườn nho ngút ngàn trên vách núi. Để tṛn trách nhiệm, tôi t́m giờ để bắt đầu viết. Sáu năm mới về, nên Ông Bà Nội muốn đưa cháu đi thăm quê, bạn nối khố của chồng tôi hẹn đưa mấy đứa nhỏ đi chơi chung, họ hàng xếp ngày họp mặt hằng năm, bạn bè trung học họp mặt 20 năm, vv. Ngày nào cũng đi như gió. Không c̣n sức để mệt.

 

Măi đến một hôm trời nắng đẹp, lại (may quá!) không hẹn đi chơi với ai hết, đầu óc có phần tỉnh táo v́ được ngủ chút chút, tôi ‘mời' chồng con ra công viên chơi để tôi nhập môn. Đang khơ lụp bụp trên bàn phiếm ergonomic (để giúp cho bàn tay bớt đau) th́ tôi nghe mùi khét. Chợt nhớ ra: tôi đang nấu cơm chay cho chồng! Tôi buông bàn phím, thả laptop, phóng ra bếp. Nhà Ba Má chồng tôi không có máy báo động cứu hoả, nên cái nồi inox đă đen đúa từ trong ra ngoài mà cả căn nhà vẫn yên tịnh như cơi tiên nhờ có ‘khói xám' bay mù mịt. May mà khứu giác tôi đă ‘bống đạo’ dùm. Đây là lúc tôi đang liên tưởng đến những người đi lướt gió trên không tại vùng thung lũng Valais trong mùa hè; họ phải biết cách t́m luồng gió nóng để từ từ bay lên cao, và bay với luồng gió nóng đó. Gió O như luồng gió nóng giúp đưa bao người sáng tạo bay lên cao (chi tiết đoạn này bị cắt v́ bài Nữ Quyền Gió O đă quá dài, nhưng tôi có nhắc đến ư này ở cuối bài). Gió nóng, nhưng bếp nóng hơn! Một dấu lặng của nữ quyền trong sáng tạo là đây! Chỉ nghĩ ra một cụm chữ ngắn ngủi trong bài mà khét nồi cơm chay cho chồng. Đệ nhất đoảng!

 

Tôi viết chậm. Đó là nhận xét của tôi về chính ḿnh. Tôi cầu toàn. Tôi cẩn thận. Và tôi… thiền (à, thiền th́ đi mấy ngàn ṿng trôn ốc, không lối ra mà nhiều khi cũng không thèm ra!) trong lúc viết, nên đôi khi viết một câu ngắn ngủn mà cũng xoá đi soạn lại chục lần. Thơ tôi thường ngắn. Thơ càng ngắn, viết càng lâu. Viết rồi, coi đi coi lại, sửa tới sửa lui. Đem cất. Mấy tháng sau đem ra sửa tiếp. Hồi mới viết, tôi chưa biết tự sửa. Viết tràng giang đại hải. Càng viết lâu, càng muốn kiệm lời. Hơn nữa, khi là người nhỏ tuổi nhất để phát biểu trong những sinh hoạt chữ nghĩa và sáng tạo tiếng Việt, tôi thường mong được nghe hơn là được nói, v́ cử toạ là những người uyên bác thuộc thế hệ trước. Tuy vậy, tôi luôn may mắn nhận được sự bao dung của người nghe. Đôi khi tôi hài hước, chỉ mong thấy nụ cười mỉm chi th́ lại nhận được những nụ cười sảng khoái (như lần tôi đề nghị mọi người mua hai quyển “Một Cơn Gió Bụi" của Trần Trọng Kim để vợ chồng khỏi giành nhau đọc). Hơn nữa, là người duy nhất đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu chiều sâu với người Việt ở nhiều miền thế giới trong hai thập niên qua, tôi vẫn chọn nghe hơn là nói. Nên khi thấy video Nữ Quyền Gió O trên Youtube ghi dài nửa tiếng, tôi đứng tim. Tôi xin với Ban Tổ Chức cho nói ngắn, mà hóa ra lại nói dài, v́ đề tài lớn quá, và lại nh́n suốt chặng đường 15 năm của Gió O. "15 năm ấy một lần là đây." Con đường văn chương là con đường chông chênh, có lắm ngậm ngùi, oan khiên. Một ḿnh O Gió gồng gánh trang Gió O 15 năm qua. “Gánh trên vai Huệ” (nhại theo tựa bài thơ "gánh trên vai Mẹ" trong tập thơ đầu tay của tôi, nếu Mẹ thích, 2002). Thương lắm. Nên đành một lần đắc tội với người nghe.

 

Nghĩ lại, từ tháng Bảy trở đi, từ những ngày lang thang vùng thung lũng núi Alps cho đến lúc trở về mái nhà xưa ở Quận Cam, tôi mang trên ḿnh bốn chữ Nữ Quyền Gió O (NQGO). Đi thăm Matterhorn, thấy núi non hùng vĩ, cũng nghĩ đến Gió lấy mặt đất vô tận làm canvas. Xem lại phim Maika để ôn lại một giai đoạn lịch sử xă hội của Việt Nam hậu chiến - cũng nghĩ đến O Gió và Gió O làm chấn động cơi sáng tạo Việt hải ngoại. Xem nhạc kịch “Le Petit Prince" - cũng nghĩ đến những câu nói thâm thuư của Hoàng Tử Bé, lạ và sâu như nhiều ư tưởng t́m thấy trên Gió O. Chăm sóc con cái mỗi ngày - cũng nghĩ đến NQGO, đến vai tṛ người mẹ mà O Gió đảm đương trong việc sáng tạo. Đang phải nghỉ việc v́ lư do sức khoẻ (tôi bị đau vai và tay miên viễn từ 2005; lúc đó, các bác sĩ tại bệnh viện Stanford đă cho biết không thể giải phẫu được v́ là chấn thương mô - deep tissue injuries), dù không viết lách được và cố gắng làm những công việc nghiên cứu bắt buộc, tôi vẫn dồn hết nội lực cho phần phát biểu của ḿnh trong ngày Dó Oi. Mà đă ‘tỉa' không biết bao nhiêu lần. Gần đến ngày hẹn, coi lại từ đầu tới cuối th́ thấy… hơn 30 trang, single spaced. Thế là tôi bắt đầu chặt tay chặt chân bài viết của ḿnh. Chặt cho tới giây phút cuối c̣n chặt. C̣n 5 trang. In ra để đem theo đọc, mà c̣n gạch bỏ bớt mấy đoạn.

 

Thật ra, Khuyên nhờ tôi nói về việc Gió O thúc đẩy sáng tác nữ. Tôi vận não viết theo đề tài này, nhưng gặp ngay khó khăn là nếu muốn viết cho chính xác, thì tôi muốn phải phỏng vấn những người nữ đã cộng tác với Gió O từ đầu đến giờ. Việc này thì sẽ cần nhiều thời gian, và có thể rất khó làm vì chưa biết ai sẽ có giờ và muốn trả lời. Hơn nữa, tôi không thể hỏi hết mọi người (văn, họa, ca, nghệ sĩ nữ) trên Gió O, vì con số rất lớn, lại có nhiều người ở Việt Nam, có thể có người đã khuất. Mà nếu chọn vài người thì tôi e là không công bằng, và không phản ánh được hết cái sức sống sáng tạo nữ trên trang này. Nhưng nói về sáng tác nữ, th́ không chỉ liên quan đến phụ nữ, v́ phụ nữ không sống độc lập riêng rẽ trong những cái kén của riêng ḿnh. Nên nếu chỉ nói đến người nữ không thôi, th́ sẽ bỏ quên cái lẽ âm dương tương ứng trong vũ trụ. Sau nhiều tuần vật lộn với đề tài và nh́n lại những quán chiếu đă ghi xuống, tôi nhận ra rằng, một cách để giải tỏa khó khăn này là nói về nữ quyền trong sáng tạo Gió O qua những tao ngộ của tôi. Tuy không nêu tên tác giả và tác phẩm, nhưng mỗi nhận xét đều đi từ những gì tôi đọc, nghe, thấy trên Gió O, cũng như qua những email trao đổi với Chủ biên trong nhiều năm qua. Và khi khai triển theo hướng này, th́ tôi có thể nh́n vào sự cộng hưởng của sáng tạo nữ và sáng tạo nam, thay v́ đối lập hoặc tách rời.

 

Cho nên, ngày đẹp trời nắng rát 9 tháng 10, 2016, dù chạy chơi ngoài trời suốt ngày mừng sinh nhật ba đứa cháu và con trai giữa với gia đ́nh, về tới nhà th́ tắt hơi và nghẹt mũi, nhưng tôi vẫn chui vào pḥng, coi lại bài lần nữa, sửa thêm chút nữa, rồi mới chịu in ra để đọc. Đem ba con đi gởi, hai vợ chồng dắt nhau chạy ra Lạc Cầm. Lạc vào Oi. Cầm tặng Dó. Tặng cả tấm ḷng. Định phải về sớm đón con, nhưng khi text về nhà hỏi thăm, biết ba con đă ngủ, chồng chịu thức khuya dù sáng hôm sau 4 giờ dậy đi làm, chúng tôi đă chọn ở lại đến cuối. Trong bài “viết khóc hay viết cười,” Nhà văn Nguyễn Thị Hải Hà thắc mắc sao tôi nói chuyện buồn mà không khóc. Thật ra, đứng trên đó mà khóc th́ khó coi lắm Chị Hải Hà à! Mà khóc th́ nói cũng khó… nghe nữa. Hơn nữa, bữa đó cũng là dịp vui của Gió O và cộng tác viên, mà tôi đă phải nhắc chuyện buồn, th́ ít ra tôi phải biết lịch sự, và không khóc. Với lại, đă nghịch phá suốt rồi. Bạn bè ai cũng biết con nhỏ “Chân Dài" (v́ ngày xưa tôi ốm tong, nên chắc vậy mà bạn bè đặt cho biệt hiệu này v́ chân cẳng có vẻ dài) hay chọc cười và hay phá phách. Nhưng nói tới nữ quyền th́… chuyện lớn.

 

Năm 2004, tôi có tŕnh bày bài tiểu luận, tựa đề “Homecoming through Narratives: How Intergenerational Issues Are Negotiated in Vietnamese Orange County” (trong panel “Breaking Silences: How Asian Americans Address Trauma and Violence”) tại chương tŕnh hội luận Asian Pacific American Community Research Roundtable, được tổ chức tại CSU Los Angeles. Một chị sinh viên người Việt đến tham dự đă hỏi tôi, “Sao Trangđài nói về những kinh nghiệm tang thương của thế hệ trước, về những đau khổ của người Việt tỵ nạn, mà không khóc?” Tôi đáp, “Không phải không đâu chị. Em đă khóc, và chắc chắn sẽ c̣n khóc. V́ những nỗi đau sẽ c̣n đó, âm vang qua nhiều thế hệ. Nhưng khi tŕnh bày trong tư cách một người làm nghiên cứu, Trangđài phải giữ để đừng khóc, v́ khóc th́ không thể làm tṛn công việc của ḿnh được. Hơn nữa, em nghĩ, khi đối diện với những kinh nghiệm này, trước hết, ḿnh sẽ bị xúc động mạnh, nhưng với thời gian và ư thức, những cảm xúc sẽ lắng xuống và đi đến tri thức, cảm thông, và hành động.” Tôi vẫn bị run rẩy toàn thân khi xem (một ḿnh) những phim về Việt Nam, về chiến tranh (ở bất cứ đâu), về người Việt, hay những phim nói về thân phận con người. Tháng Tư 2004, tôi thực hiện chương tŕnh song ngữ “Vết Thương Vô Diện, Hoà B́nh Vô Danh - Faceless Wound, Nameless Peace" để vừa tưởng niệm tháng Tư Đen, vừa tưởng niệm Tháng Di Sản Văn Hoá Á Châu Thái B́nh Dương tại Little Saigon. Trong chương tŕnh đó, tôi mời Đạo diễn Vũ Duy Hảo chiếu phim ngắn tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ (là dự án tốt nghiệp cao học ngành phim của anh tại Đại học USC) “Chạy Trong Cỏ Cao - Running in Tall Grasses" về cậu bé bảy tuổi lần đầu đi thăm Ba ở trại cải tạo. Hảo mời tôi giúp trong nhiều mặt suốt quá tŕnh làm phim: từ sửa kịch bản, tuyển diễn viên, luyện giọng cho diễn viên, thông dịch tại trường quay, vv. Thế nhưng, khi xem phim được chiếu lần đầu trong ngày “Vết Thương Vô Diện, Hoà B́nh Vô Danh,” cả người tôi đă dao động. Tôi đă đi vào một cơi khác của miền vô thức, tâm thức, tiềm thức da vàng. Và tôi phải tự kéo ḿnh trở về hiện tại, để tiếp tục dẫn chương tŕnh ngày hôm đó. Khi cầm microphone, tay tôi run một hướng, người tôi run một chiều.

 

Chị Hải Hà thắc mắc, chắc tại v́ tôi hát bài dân ca miền Nam nghe xót xa quá. Tôi đă nói mà, phải hát, mới thấy nó năo nuột. Nên tôi không thể chỉ đọc lời, mà phải hát, dù hôm đó đă cạn hơi. Tôi luôn đưa dân ca, ca dao, nhạc Việt vào các bài thuyết tŕnh Anh ngữ hoặc đọc thơ đa ngữ của tôi. “Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ…” mở đầu cho phần đọc thơ đa ngữ tại Culver Center, Riverside, hồi tháng Ba 2016, và cũng mở đầu cho bài tham luận tháng Giêng 2005 về ‘đất Việt, hồn Việt' tại Stockholm, Thuỵ Điển, “Vietnam’s Soul & Soil: Conceptualizing Participant Intervention” tại đại hội Interdisciplinary Research Conference on “Structures of Vulnerability: Mobilisation and Resistance” (Swedish International Development Authority & Stockholms Universitet tổ chức). Nhạc Trầm Tử Thiêng rót vào phần kết của bài về kinh nghiệm phụ nữ thời hậu chiến trong bài “(Women) Civilians After Wars: Any Nation State Asking for their Forgiveness?” hồi tháng Ba 2008 ở thành phố Salzburg (quê hương Mozart), Vương quốc Áo, tại đại hội toàn cầu đầu tiên về chủ đề Tha Thứ (The 1st Global Conference – “Forgiveness: Probing the Boundaries”). Thật bất ngờ cho tôi khi bài này, cùng với 16 bài khác, được chọn để in thành tuyển tập đặc biệt. Trong ba ngày đại hội, có biết bao bài nghiên cứu, bao nhiêu học giả tên tuổi, bao nhiêu đề tài nóng hổi ở tầm vóc quốc tế. Tôi không nghĩ là kinh nghiệm đau đớn của người phụ nữ Việt được Ban tổ chức quan tâm. Tôi là người Việt duy nhất tại đại hội đó, cũng như tại rất nhiều đại hội quốc tế khác mà tôi có dịp tŕnh bày những nghiên cứu về người Việt (mỗi lần đi thuyết tŕnh, tôi đều hớn hở đi t́m tên những người Việt khác trong chương tŕnh, nhưng ít khi gặp). Nhiều tham dự viên đă nói với tôi: “Khi cô nói chuyện, nước mắt tôi cứ chảy.” Và họ giữ liên lạc với tôi đến bây giờ. Thậm chí, v́ biết tôi đă dùng student loans để thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về người Việt, họ c̣n dặn: “Bất cứ lúc nào, cô cần đi nghiên cứu chỗ của tôi, cứ đến ở nhà tôi, và cần ǵ khác tôi sẽ giúp trong khả năng có thể.” Và nhiều người tôi gặp ở các nơi khác cũng dặn tôi như vậy, như lần tôi tŕnh bày chủ đề “Viet Bird, Euro Sky - Chim Việt, Trời Âu" tại Fulbright Berlin Serminar tháng Ba, 2005.

 

Nhưng không phải lúc nào tôi cũng… cầm được nước mắt. Cũng từ bài nghiên cứu này, tôi tŕnh bày theo một góc cạnh khác với tựa đề “(Women) Civilians in the After-war: The Violence of Racialized Gender and the Politics of Survival” tại Đại học Cornell trong chương tŕnh Ethnography Workshop. Tôi đă bật khóc ở phần cuối. Tôi hoàn toàn cảm thấy bất ngờ, nhưng những người tham dự, và trưởng ban tổ chức, anh Matt Bernius, đă nói với tôi, “Việc chị khóc rất tự nhiên. Với đề tài như vậy, tôi đă thấy trước là chị sẽ khóc.” Nhưng tới giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao ḿnh khóc, v́ cùng một đề tài này, tôi đă tŕnh bày nhiều lần, mà những lần khác, tôi lại không khóc. Ngoài hai lần tŕnh bày tại Salzburg 2008 và Cornell 2009, tôi c̣n nói về đề tài này năm 2008, tại Joint Faculty/Graduate Student Seminar on “Violence, Race, and Gender,” University of Southern California (trong số 6 dự án nghiên cứu được chọn trên toàn quốc); 2009, tại Symposium on Gender, Sexuality, & Race, Đại học UC San Diego; cũng 2009, tại Crossing Borders Conference, University of Southern California; và 2011, ở International Conference on “Localizing Global Justice,” tại Weatherhead Institute, Đại học Columbia.

 

Xin ghi lại phần “Thay Lời Kết: Nẻo Tang Thương, Nẻo Sinh Trường" của bài “Ư Thu Ca, Nhà Chim Việt,” ghi lại cảm tưởng lần nói chuyện ở Cornell và nghiên cứu tại văn khố Đông Nam Á, như một cái cuối đầu chào tạm biệt những độc gỉa c̣n kiên nhẫn theo tôi đến ḍng này, và vẫn c̣n thắc mắc như Nhà văn Nguyễn Thị Hải Hà, sao tôi nói chuyện buồn mà cầm được nước mắt. (À! Nếu có một ngày Dó Oi nữa, và tôi đọc lại bài Nữ Quyền trong Sáng Tạo Gió O, hổng chừng tôi sẽ khóc. Lúc đó, Chị Hải Hà sẽ hết… thắc mắc.) Có lẽ phần trích đoạn này sẽ giải thích phần nào cái lư do mà chính tôi cũng không hoàn toàn rơ ràng.

 

Tôi lắng nghe Trầm Tử Thiêng trong đêm đông u tịch của Stockholm trong thời gian thực hiện nghiên cứu qua chương tŕnh Fulbright vào năm 2004-05. Cơn băo đêm chọc thủng mái nhà, gào thét vào những bức tường đóng băng của khu chung cư b́nh dân. Tôi nhận ra rằng đây là lần đầu tiên, sống xa nhà, tôi đă thực sự đă lắng nghe ḍng sống chảy thấu qua chuỗi âm nhạc của ông. Cách ông thể hiện nỗi cô đơn của một trái tim Việt Nam xa nhà đă làm cho tôi rung cảm. Cuối cùng, tôi cũng đă mang kiếp lưu vong: trong tâm lư, t́nh cảm, trong sự không nhà, qua khác biệt sinh thái, ngôn ngữ, văn hóa. Được biết đến qua những ca khúc cần kíp về những vấn nạn liên quan đến dân Việt và đất Việt, chẳng hạn như vấn đề thuyền nhân và tưởng niệm miền Nam thất thủ, Trầm Tử Thiêng được trân quư và cảm kích v́ ông đă diễn đạt thấu đáo tâm thức và niềm hy vọng của dân tộc Việt Nam. Sao mà âm nhạc của ông có thể bày tỏ tiếng nói và kinh nghiệm của biết bao người đến thế! Trong khi đại đa số người Việt coi ông là một danh tài âm nhạc, tôi cảm nhận ông như một người thực sự dấn thân trong nhiều cách. Khi ông khơi gọi tâm t́nh và tấm ḷng Việt Nam để hỗ trợ cho đồng bào thuyền nhân qua ca khúc “Bên Em Đang Có Ta,” hay trong bài “Một Ngày Việt Nam,” người nhạc sĩ được ái mộ này đă giúp định nghĩa con đường tương lai cho đồng bào của ông. Ông mở ra một cánh cửa trong một thời gian tối tăm vô hướng, soi rọi một lối về.

 

Tôi đặc biệt yêu mến bài hát “Một Đời Áo Mẹ Áo Em,” vốn lược lại gia phả của phụ nữ Việt Nam, một lịch sử đầy tang thương và chiến tranh. Nhưng trong điệu nhạc suy tư và tha thiết ấy, là một đời sống trỗi lên từ vũng tối của mọi chết chóc – một thiếu nữ dậy th́, t́nh yêu rạo rực của cô dâu mới kết hôn, nỗi hân hoan của lần đầu tiên làm mẹ – tất cả được biểu lộ qua những màu áo theo từng chu kỳ của đời sống. Trước hết, là cuộc sống. Là niềm vui. Là sự mong ngóng. Rồi th́ chết chóc lây lan. Có niềm đau. Có thực tế. Người phụ nữ Việt Nam sẽ đắm ḿnh trong ḍng Hát Giang để không cho phép kẻ ngoại xâm chạm đến ḿnh, như hai nữ anh hào Bà Trưng Bà Triệu. Người phụ nữ Việt Nam sẽ phải đính khăn tang trên đầu ḿnh để tưởng niệm cái chết của cha, của chồng, của anh, của con. Nhưng người phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục sống, ngay cả trong ánh dương cuối cùng của hoàng hôn, khi tim nàng đă ngưng đập để ḥa với trái tim câm lặng của người yêu dấu trong nấm mộ đất mới đắp. Nhưng hơn tất cả, người phụ nữ Việt Nam sẽ sống – cho dù áo nàng có phai màu, hăy cứ để cho nó nhạt phai.

 

Những tâm tư này là một cuộc hồi hương để t́m về màu áo trên những chiếc áo mẹ áo em – những chiếc áo đă sờn rách và phôi phai. Tôi rất vinh hạnh đă được nếm cảm cuộc đời của biết bao phụ nữ Việt Nam qua những lắng đọng của họ và những cuộc giao ngộ mà tôi có được với họ qua các dự án nghiên cứu tôi thực hiện. Họ đón tôi vào quá khứ của họ, đưa tôi qua cuộc đời họ, cho phép tôi ngồi lại trong những căn pḥng riêng tư của tâm hồn họ, và cho tôi được sống một phần của thế giới mà họ đă đi qua. Họ tin rằng tôi sẽ lắng nghe, và hiện diện với họ. Họ để cho màu áo của họ được tái sinh trên áo tôi. Họ để cho tôi được là chính ḿnh bằng cách sống trung thực với chính họ. Họ dắt tôi xuyên qua hành lang phía sau của ngày hôm qua, để cho tôi được bừng lên với b́nh minh của hôm nay và ngày mai – để tôi hiểu ḿnh hơn. Họ để cho tôi sống – trong áo họ, và trong áo tôi.

 

Ṿng sinh kết với ṿng tử. Rạng đông của một cuộc đời mới cũng tiên ước cái chạng vạng của một đời từng trải. Trí thức Việt Nam thường nghĩ rằng, đời của một con người th́ ngắn ngủi, nhưng đời của dân tộc Việt Nam th́ rất dài. Mỗi người dân Việt phải sống sao để cuộc đời của dân tộc được duy tŕ và thăng hoa. Những đổ nát phải gợi lên sự tái thiết, cho dù là tái thiết từ những tâm hồn tan nát và những trái tim đang rỉ máu. Đời sống nối tiếp. Niềm đau kết hôn với sự sống, và hạ sinh một nhân tính bền bỉ.

 

Có nhiều đồng nghiệp hỏi bằng cách nào tôi đă đối diện với sáu tháng mùa đông âm u ở Bắc Âu. Tôi đáp, “Khi mặt trời không chiếu rọi, th́ bạn chỉ cần mang ánh sáng từ trong chính bản thân ḿnh ra.” Luôn luôn có một con đường, dẫu bị chôn giấu hay thênh thang rộng mở, dẫu ngập tuyết hay chói chang nắng trời, dẫu thân quen hay xa lạ. Sống, nghĩa là bước trên con đường ấy. Chọn tiến vào con đường ấy, là chọn để sống. Ngay cả khi con đường ấy bị gián đoạn hay tật nguyền, một người phụ nữ Việt Nam sẽ khoác lên chiếc áo của ḿnh, và tiếp tục sống. Măn Giác Thiền Sư (1052-1096) đă nhắn nhủ:

 

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước, một nhành mai

 

 

 

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

 

http://www.gio-o.com/TrangDaiGlasseyTranNguyen.html

 

 

© gio-o.com 2016