Tác giả dự lễ phát
giải Nobel 2004 tại Stockholm, Thuỵ Điển
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
làm ḥa với trái đất:
nh́n lại giải Nobel Hoà B́nh 2007
tản mạn
Tháng Mười, 2015. Đă vào thu, mà vẫn có những ngày nóng bức như mùa hè. Đêm ngủ phải mở quạt. Quạt chạy bằng điện mặt trời. Xe cũng chạy bằng điện mặt trời. Từ khi trở lại Mỹ sau một năm sống ở Bắc Âu năm 2004, tôi đă làm tất cả mọi việc trong tầm tay và đời sống hằng ngày để giảm ‘vết chân’ CO2 từ cá nhân và gia đ́nh ḿnh. Hai vợ chồng son bắt đầu xây tổ ấm, tôi ‘vận động’ chồng gắn hệ thống điện mặt trời. Anh nói, “Ḿnh đang túng mà Cưng! Mắc quá!” Tôi nài, “Môi trường c̣n túng hơn ḿnh!” 2009, chúng tôi ‘trồng rừng’ trên nóc nhà. Mỗi tháng, tuỳ nắng nhiều hay ít, ‘rừng’ của chúng tôi thay đổi mật độ cây: 16 cây, 18 cây, 15 cây. Rừng không có lá, nhưng làm xanh thiên nhiên, làm ổn định khí quyển, làm an ḷng người có trách nhiệm với môi trường, làm đèn sáng mỗi đêm để tôi đọc sách cho con.
Hôm đi mua xe hơi điện, các con tíu tít. “Xe này không có khói hả Mẹ?” Gia đ́nh nhỏ của chúng tôi tiết kiệm khi cần, để dùng đúng chỗ, như để mua solar panels, như để trả payment cho xe hơi điện. Để mua cho chính ḿnh một nếp sống có trách nhiệm với môi trường. Những từ vựng đầu tiên tôi dạy con là ‘compost’ và ‘recycle,’ để mỗi đứa bé từ khi chập chững biết đi đă có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Con trai lớn đi học mẫu giáo. Cái giỏ đựng cơm trưa bị sút chỉ. Cô giáo nhắc, “Con về nói Mẹ mua giỏ khác.” Con trai về nhà nói, “Mẹ ơi, Mẹ vá lại dùm con. Cô giáo nói mua giỏ khác, nhưng con biết, Mẹ may lại được.” Trồng rau trồng cà và trái cây cho con. Con hiểu, trái chín trên cành đến từ vườn nhà, không mất công xe tải hạng nặng chở đi đường xa để mang đến, tránh nhiều khí thải cho môi trường.
Làm bao nhiêu việc, nhưng tôi vẫn áy náy với Mẹ Đất. V́ có những điều lệ thuộc bắt buộc, như những món đồ tôi mua được làm ở khắp nơi trên thế giới. Chúng đă băng qua ngàn dặm để đến Quận Cam. Trên đường, chúng đă để lại những vết đen trên bầu khí quyển. Khiến băng tan nhanh bất thường. Khiến tuyết rơi bất chợt. Khiến bốn mùa chệnh choạng. Những biến chuyển trong thời tiết trên thế giới trong những thập nhiên qua là những điềm bất an.
hết nhân tuyển thích hợp?
Giải Nobel Ḥa B́nh năm 2007 gây xôn xao dư luận trong một số thành phần dân chúng của Quận Cam. Đó là v́ có nhiều người cho rằng Al Gore đâu đă làm được ǵ cho nền ḥa b́nh thế giới – ngoài việc lập lại điệp khúc từ slide show của ông về nạn hâm nóng quả đất, về một ‘sự thật khó chịu.’
Có người c̣n lập luận rằng, không c̣n ai để trao giải, nên Ủy Ban Giải Nobel mới chọn Al Gore (tuy các cá nhân này không đả động ǵ đến Liên Hiệp Quốc, đồng nhận giải). Thậm chí, có người c̣n nghĩ rằng, rồi đây, sẽ chẳng c̣n ai xứng đáng để lănh giải Nobel Ḥa B́nh nữa, v́... nhân loại đă có ḥa b́nh.
Thật ra, nhân loại đâu đă có ḥa b́nh: con người vẫn c̣n vật lộn với đói nghèo, chiến tranh, tranh chấp, bất công, thiếu b́nh đẳng, bóc lột lao động, bệnh tật, thiên tai, hiềm khích tôn giáo và chủng tộc, và nhiều nữa những vấn đề của cả xưa và nay. Ḥa b́nh không chỉ là sự vắng bóng của giáo gươm súng đạn. Ḥa b́nh là sự sung măn của tinh thần nhân bản và sự bảo đảm cho một đời sống có nhân phẩm. Lại nữa, vẫn c̣n rất nhiều cá nhân luôn liên lỉ dấn thân cho nhiều lănh vực khác nhau trên thế giới. Nếu chỉ lược qua người Việt Nam, th́ cũng đă có rất nhiều nhà hoạt động hoặc nhà tư tưởng xứng đáng được đề cử cho giải Nobel.
dự lễ trao giải Nobel
Ngày 10 tháng 12 năm 2004, với tư cách là một Fulbright Scholar, tôi được tham dự buổi lễ trao giải Nobel tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển, tổ chức tại Thính Đường tọa lạc trong khu Phố Cổ của trung tâm thành phố. Sự hiện diện đó là cả một sự đăi ngộ và một cơ duyên mà ngay cả người dân Thụy Điển cũng không dám ao ước. Nhiều người bạn bản xứ đă bảo tôi rằng, họ cũng chưa bao giờ gặp một người được dự lễ trao giải Nobel.
Vào ngày lễ phát giải Nobel, nhiều người dân Thụy Điển trực tiếp theo dơi qua hệ thống vô tuyến truyền h́nh. Họ cũng ăn mặc tươm tất, bày một bữa ăn thịnh soạn, và dùng ly tách muỗng nĩa theo đúng kiểu mẫu của bữa tiệc khoản đăi tại ṭa đô chính. Và nấu đúng thực đơn của buổi tiệc Nobel năm trước đó. Đó là v́ thực đơn của buổi tiệc Nobel hằng năm chỉ được tuyên bố ngay vào đúng giây phút khai tiệc.
Giải Nobel không phải là chuyện làm qua loa cho xong. Tuy những người nhận giải Nobel không phải lúc nào cũng là những nhân vật lẫy lừng được cả thế giới biết đến, nhưng quá tŕnh đề cử và b́nh chọn tuân thủ theo một số luật định đă được đề ra từ trước.
Giải Nobel là hiện thực của bao nhiêu trí tuệ và cân nhắc, góp phần định hướng cho tương lai của nhân loại qua việc công nhận những đóng góp thức thời và tiên phong cho những bước tiến mới. Hơn nữa, giải Nobel không chỉ là điểm son của Thuỵ Điển, mà c̣n là niềm kiêu hănh của người xứ Bắc Âu. Họ coi đó là đóng góp của họ cho thế giới, là một phần rực rỡ nhất của vùng đất lạnh nhu ḿ này.
t́nh yêu thiên nhiên của
người dân Bắc Âu Trong một cuộc
hội nghị tại Bảo tàng viện về Sắc Tộc
tại Stockholm năm 2004, tôi có hỏi một vị bác
sĩ sắp về hưu về t́nh yêu lớn nhất của
ông dành cho Thụy Điển. ‘Bác yêu ǵ nhất về quê
hương của Bác?’ tôi hỏi. Sau một hồi lâu suy
tư, ông nhẹ nhàng đáp, ‘Thiên nhiên.’ Và khi tôi mỉm
cười hưởng ứng, ông từ tốn lập lại,
‘Thiên nhiên.’ Câu trả lời
ấy không phải là một trường hợp hiếm
hoi, mà là một mẫu số chung cho rất nhiều
người dân Thụy Điển. Họ rất yêu thiên
nhiên. Không chỉ thế, họ rất tôn trọng và bảo
vệ thiên nhiên. Ư thức trách nhiệm đối với
thiên nhiên được thể hiện rơ trong giáo dục
công lập ngay từ lớp vỡ ḷng. Học sinh
được dạy rất kỹ về phương thức
recycle, nên có nhiều con em Việt Nam sinh trưởng ở
Thụy Điển đă về nhà ‘hướng dẫn’ lại
cho phụ huynh và ‘giám sát’ khi bố mẹ không làm đúng
theo quy định. Ư thức bảo vệ môi trường
ấy cũng được thể hiện trong các kư túc
xá đại học, khi các sinh viên theo quán tính tự ḿnh giữ
ǵn một nếp sống xanh. Chiếc cầu
dài nối thành phố Malmo ở cực Nam của Thụy
Điển với thành phố Copenhagen của Đan Mạch
là một bằng chứng rơ rệt khác. Phải qua nhiều
kiến nghị và so hơn tính thiệt, chính phủ Thụy
Điển mới cho phép chiếc cầu ấy được
thi công. Người ta phải ước lượng xem
thể tích lượng khí thải do xe cộ qua lại
trên cầu hằng năm sẽ là bao nhiêu, và có ảnh
hưởng như thế nào đối với môi trường.
Những Đảng bảo vệ thiên nhiên đă giằng
co quyết liệt để chống đối và tŕ hoăn
công tŕnh này. Một nữ
sĩ Việt sinh sống tại Berlin đă thốt lên, ‘Cảnh
thiên nhiên ở Thụy Điển đẹp vô cùng,
nhưng lái xe đi măi chẳng thấy người đâu
cả!’ Thật vậy, những cánh rừng xanh ngút ngàn
được giữ ǵn và bảo quản như tài sản
chung của mọi người, để phục vụ
cho những sinh hoạt dă ngoại hay thể thao, bên cạnh
một ích lợi hiển nhiên là rừng xanh giúp cho quá tŕnh
điều ḥa sinh thái và giúp bảo tŕ một không khí trong
lành. tuyên ngôn ḥa b́nh Tôi không lấy làm
lạ khi Al Gore được chọn cho giải Nobel Ḥa
B́nh 2007. Trái lại, tôi cho rằng có nhiều lư do khiến
cho Ủy Ban Giải Nobel chọn Al Gore. Họ chọn ông,
dĩ nhiên v́ ông là một chiến sĩ quyết liệt
cho sứ mạng bảo vệ trái đất và một
cơ hội sống c̣n của con người giữa
thiên nhiên đang lở loét. Họ chọn ông, v́ ông là một
nhà tư tưởng đă đi trước thời đại
và cố hết sức để đồng hành với thế
giới trong nỗ lực bảo vệ môi sinh. Họ chọn
ông, v́ ông ‘đồng khí tương cầu’ với tinh thần
chuộng ḥa b́nh và chống chiến tranh của người
Bắc Âu – trong cuộc chiến vũ trang hay trong cuộc
ḥa hoăn với thiên nhiên. Ở thời
điểm này đây, cả cộng đồng nhân loại
cần làm ḥa với Mẹ Đất – và đó là thông
điệp cốt lơi trong việc trao giải Nobel năm
2007. Trangđài
Glassey-Trầnguyễn http://www.gio-o.com/TrangDaiGlasseyTranNguyen.html © gio-o.com 2015
Tác gỉa hái dâu xanh trong
rừng Lappis, Stockholm, mùa hè 2005
Đường ray metro dẫn
vào Phố cổ Gamla Stan, Stockholm