.

 

 

 

GÁY

 

Trangđài Glassey-Trầnguyễn, aka Tôi-Oi

 

tản mạn

 

 

 

Rằm nguyên tiêu. Gió từ Thung Lũng Điện Tử gơ cửa, đưa hơi ấm từ miền tuyết lạnh Montreal. Nhận hơi, mới biết: có người không biết đếm!

 

Hồ + Đ́nh + Nghiêng + Ngữa = 4 chữ

T + G-T = 2 chữ rưỡi

 

Ghi chú: Cái rưỡi là dấu gạch nối, liên kết đông tây, bắc ngang 3 lục địa, chứ thực ra, GT dính liền nhau, gỡ hổng đặng. Tính 2 chữ rưỡi chứ thiệt ra là 2 thôi.

 

4 dài hơn 2.5 là cái chắc! Dzị mà Người Tên-4-Chữ í lại kêu tui là “người sở hữu cái tên dài tḥng.” Tên tui chỉ có họ và tên. Tên người đó th́ có họ mênh mông (Hồ), có tên lót rất cổ kính (Đ́nh), có tên rất ‘action’ (Nghiêng) và tên dặm rất… bề thế (Ngữa, dấu ngă nằm dài đễnh, chứ không phải “Ngửa" như ai kia viết!).

 

Nhưng tên ai dài hơn là chiện nhỏ. Có một điều Người Tên-4-Chữ nói oan cho tui, đành phải tự minh oan. Đó là cái câu: “Vốn liếng chữ Việt của người sanh sau đẻ muộn này (1975) th́ cổ chứa cả bồ lận, giàu có hổng thua ai, từng làm chết một ông Tây luôn đó!” Tui tích đức chứ không tích chữ, đầu óc rỗng không. Và tui hổng có làm chết ai hít. Trước giờ vốn hiếu sanh, thích trồng cây, thương thú vật, yêu con người. Kiếp trước chắc từng là cây nên kiếp này yêu lá. Ông Tây nào đó tự nguyện… chết thôi, đừng đổ oan cho tui dùm ổng.

 

Sự thật là vậy. Nhân chứng (ông Tây, giờ đă thành Cưng Ta) c̣n sống rất khoẻ ở Quận Cam. Sau mấy năm vợ phải nấu mâm chay cho chồng mâm mặn cho con ngày 3 bữa, Cưng Ta đă có một sức khoẻ… vừa ư. Hồi đầu năm đi thử máu, Bác sĩ gọi đến tận nhà chúc mừng: “Lần đầu trong 10 năm nay, mọi thứ hoàn hảo!” Xin hoan hỉ liên lạc số 1-800-YÊU-CƯNG để hẹn gặp. Lâu lâu ngồi kể chuyện đời xưa, Cưng Ta hay kể hồi đó, mới gặp tui lần đầu đă muốn cưới. Tui nghe xong hết hồn:

 

-         Bộ Cưng điên hay sao? Mới gặp mà muốn cưới! Phải t́m hiểu coi người ta ra làm sao, tính t́nh thế nào, chứ mới gặp mà muốn cưới rồi lỡ không hợp th́ sao?

 

Cưng Ta tỉnh bơ:

 

-         Anh không biết. Th́ người ta nói tiếng sét ái t́nh mà!

 

Tui không tin cái vụ này. Mới gặp một người mà muốn cưới th́… quá nguy hiểm. Nhưng Cưng Ta hay rủ tui ‘mần đám cưới lại' mỗi năm. Mười năm nay, năm nào tui cũng nói, “Dạ thôi!” Cưới một lần đủ mệt rồi! Cưng Ta đành mở phim và h́nh đám cưới ra coi cho đỡ… tủi thân. Thiệt ra, khi thấy Cưng Ta có ư với tui, tui nói dối là đă đính hôn, năm sau sẽ cưới. Nếu nói rơ ràng th́ là: tui đính hôn với Dự án t́m hiểu về Cô dâu Việt môi giới ở Đài Loan, năm sau sẽ đi Đài Loan làm nghiên cứu. Cưng Ta mới nghe tui đă đính hôn th́ buồn, nhưng nói muốn làm bạn với tui. Trời xui đất khiến, chúng tui cùng tham gia một ca đoàn tại nhà thờ Memorial Church của trường, nên sau một thời gian, Cưng Ta phát hiện ra là có ḿnh ảnh ‘biết’ là tui đă đính hôn, c̣n những anh chàng độc thân khác trong ca đoàn (v́ chưa có hành động ǵ và chưa đứng giữa sân trường hét lên, ‘Anh thích em lắm!’ như Cưng Ta đă làm) th́ không biết chuyện này. Từ đó, Cưng Ta dùng một chiến lược: đánh nhanh, thắng nhanh, ‘not taking a no for an answer.’ Khi đă là vợ chồng, mỗi lần Cưng Ta tự hào nói là được tui chọn giữa bao nam thanh của trường, tui lắc đầu ngao ngán: “Cưng nói không để cho em từ chối, vậy quyền chọn lựa là của em ở chỗ nào?” Tui biết, những người học toán thường rất thiếu… logic. Tui vẫn nghĩ: toán là nghệ thuật trừu tượng, c̣n nhạc lại là khoa học. Cưng Ta học Toán, từ ngày gặp tui lại thấy thiếu logic hẳn ra, chắc v́ tui cũng yêu môn Toán. Hiệu ứng hai chiều chăng?

 

Cho nên, cái câu: “Vốn liếng chữ Việt của người sanh sau đẻ muộn này (1975) th́ cổ chứa cả bồ lận, giàu có hổng thua ai, từng làm chết một ông Tây luôn đó!” là sai sự thật. V́ tui chưa nói ǵ mà bị người ta đ̣i cưới, chứ đâu phải v́ bồ chữ của tui đâu. Chỉ có điều, sau khi cưới nhau và cùng dọn về một túp lều tranh sau 2 năm xa cách, tui khẳng định: Cưng Ta cưới tui v́ mê… sách của tui, v́ ảnh hay lê la bên mấy kệ sách của tui mà quên ăn quên ngủ. Trước đó, th́ tui cứ tưởng là Cưng Ta mê cơm tui nấu. Hạ hồi phân giải là vậy. Hồi mới gặp nhau, Cưng Ta là sinh viên nghèo xa nhà, đang học năm thứ năm, vừa dạy vừa viết luận án. Có lần, không biết giấy tờ lộn xộn sao mà tháng đó Cưng Ta không nhận được tiền lương, mà tiền nhà th́ đă tới hạn đóng. Tui cám cảnh sinh viên côi cút, có ngỏ ư cho Cưng Ta mượn tiền đóng tiền nhà, nhưng sợ người ta ngại, nên tui viết miếng giấy đưa cho. Cưng Ta c̣n giữ ‘tờ giấy hứa cho mượn tiền' đó để làm kỷ vật. Sinh viên sắp ra trường đôn đáo đi t́m việc. Cưng Ta cũng t́m cả năm mà không có chỗ nào kêu. Tui cũng hỗ trợ tinh thần, giúp coi resumé, gợi ư này kia. Đến lúc Cưng Ta nhận được việc làm ở Manhattan, tui dứt khoát xin chia tay, v́ tui đă chuẩn bị đi Đài Loan. Nghĩ đến cảnh hôn nhân môi giới tang thương của nhiều cô dâu Việt từ những miền quê nghèo đất Việt côi cút ở xứ người, tui không c̣n tâm trí nghĩ đến chuyện hẹn ḥ. Cưng Ta dứt khoát từ chối yêu cầu ‘xa nhau' của tui, và tuy tui đă nói là tui không quan tâm đến nhẫn nhiếc, Cưng Ta tỉnh bơ lấy thẻ tín dụng của sở đi mua nhẫn đính hôn. Ông supervisor nhắc nhỏ: “Thẻ này chỉ dùng cho việc của công ty, không được dùng cho việc riêng.” May mà không mất việc! Lại c̣n được công ty thường xuyên đưa về trường cũ để tuyển nhân viên, nhân tiện thăm tui. Cưng Ta quả quyết: “Anh tin Cưng, nhưng không tin mấy anh chàng độc thân rề rà quanh đây.” Rồi Cưng Ta ép tui cho về gặp gia đ́nh ngay, dù cả hai đă đồng ư là năm sau tui sẽ đưa người dưng khác họ về thăm nhà. Lúc đó, Ông tui vừa bị tai biến ở Việt Nam, Chị tui sắp sanh con, Em tui sắp lập gia đ́nh. Tui biểu Cưng Ta chờ vài tháng, nhưng Cưng Ta không chịu. Không biết Cưng Ta tâm sự sao đó với Mẹ, mà bà cụ gọi cho tui và khóc, xin cho con trai về gặp gia đ́nh tôi sớm. Rồi Cưng Ta tự mua vé, một ḿnh đi hỏi vợ, hôm trước đến gặp, hôm sau xin cưới, v́ chỉ đi được hai ngày cuối tuần, phải về bờ Tây để đi làm, mà bay từ New York về Quận Cam đă mất nửa ngày trời. Nhưng tui đă nói trước: “Cưng phải đưa Ba Má qua đây hỏi cưới em th́ ḿnh mới chính thức đính hôn!” Cho nên, mỗi lần tui giới thiệu bạn bè với nhau (để nếu hợp th́ hẹn, chuyện của hai người ấy), Cưng Ta liền cười kh́ và phán: “Duyên lành (tức Cưng Ta) tới trước mặt, Cưng c̣n biểu anh chia tay, vậy mà Cưng đi làm may cho người khác!” Tôi tức óc ách mà không nói năng ǵ được. Tức v́ có người quá tự hào về cái duyên lành họ tự tạo, tự nhận, tự dành cho ḿnh, và cũng tức v́ tui… để cho người ta được duyên mà người ta c̣n lên mặt với tui. Cái mặt khó ưa!

 

Bữa nay không dưng tui nhớ chuyện cũ, chắc tại bị ảnh hưởng gió nóng của Người Tên-4-Chữ, cứ nhắc tới đồ cổ. Người hoài cổ th́ thích đồ cổ. Tui thấy cả chục năm nay, đại đa số quần chúng đă dùng Unicode, nhưng Người-Tên-4-Chữ vẫn nhắc VNI Tân Kỳ. Nghe sao… xa xôi, từ thế kỷ trước. Mà đúng là vậy. Nhưng tui nghĩ, có nhắc là đúng, v́ thời đó (hăm mí năm trước), phần mềm VNI làm cho việc viết lách in ấn chữ Việt dễ dàng và nhanh lẹ hơn, người sáng tác tiếng Việt thời đó cũng viết mạnh tay hơn (ít ra là đối với bản thân tui, tuy cũng phải mất thời gian ban đầu để chuyển từ viết tay qua đánh máy). Đồ cổ luôn có giá trị của nó, dù xa xôi cổ tích. Những tín hiệu trong cuộc sống đôi khi được tiếp tục truyền đi, cho dù có nhiều thay đổi về h́nh thức và nội dung. Như cái b́nh xăng. Tui dụ chồng mua xe điện, vừa bảo vệ môi trường, góp phần vào làn sóng xanh, vừa để cho mí nước có dầu hỏa khỏi đàn áp ngân sách gia đ́nh tui. Khi xạc điện cho cục pin trong xe, tui thấy cái ‘dấu hiệu' của năng lượng điện trong xe là h́nh… cái b́nh xăng. Tui nổi doá, hỏi chồng:

 

-         Xe điện, để h́nh b́nh xăng là làm răng hả Cưng?

 

Biết tui hỏi cho đỡ tức nên Cưng Ta chỉ cười ngọt xớt, rồi xoa vai vợ để vuốt giận. Nhưng thật ra, cái dấu hiệu đó… không có tội. Đi xe hơi th́ đổ xăng - nó đă thành tập quán bất thành văn. Cái dấu hiệu đó dễ nhớ, quen thuộc, ai cũng nhận biết được. Mà lại có sẵn, dễ dùng. C̣n để h́nh khác th́ phải nghĩ cho thông, để làm sao dấu hiệu ‘năng lượng điện’ cũng làm cho mọi người dễ dàng nhận biết là xe c̣n đi được mấy dặm trường lữ thứ hay sắp sửa nằm chơi. Cho nên, lâu lắm rồi, mới nghe một người (có tâm) nhắc tới VNI Tân Kỳ, tôi thấy xa xôi, nhưng cũng gần gũi. Thời đó, phải mua từng floppy disk, cài theo mật mă, và chỉ cài đúng từng ấy lần th́ hết hiệu nghiệm, phải đi mua đĩa mới. Sau này có VPS miễn phí, nhiều người dùng, nhưng đối với những ai đă từng miệt mài với chữ Việt từ cái ‘thưở ban đầu lưu luyến ấy,’ th́ ‘ngàn năm hồ dễ mấy ai quên!’

 

Dễ mấy ai quên. Như t́nh bạn. T́nh bạn như tô cháo gà. Ăn một muỗng - thơm lựng hương gạo mới, nhựa gạo nấu lâu thành sữa, thanh tao dịu dàng. Ăn muỗng nữa - nghe mùi hành ng̣ ớt thơm nức, cay cay, lâng lâng. Ăn thêm - sẽ nghe những vị, những hương hoà quyện vào nhau, ai thích gặm đùi th́ gặm, ai ưng nhai ức th́ nhai. Người nào có phần ấy. Ăn cháo gà có thể dễ bị ghiền, nhất là ngày nào tuyết rơi, mưa lạnh. Có bạn hiền, chắc cũng vậy. Cho nên, dù mấy năm nay tui làm cư sĩ tu tại gia, mà nghe bạn hiền gơ cửa, am tự thiếu chữ của tui cũng… thèm khuấy chữ. Thiện tai, thiện tai! Hồi nẵm, Tết con rồng,

 

Ông Thầy Bói đeo kiếng mát, móc ruột gan tui

 

https://sangtao.org/2012/01/19/tro-chuyen-cung-trangdai-glassey-trannguyen  Năm ni, Tết con gà, ổng bói tiếp, lại mong tui làm gà… mái tập gáy (may mà không đ̣i bắt tui vô nấu cháo gà xé phai!) http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem/HoDinhNghiemToLop.htm. Ác chi rứa hè! Mà biết đâu bạn tôi không phải… ác với tôi, mà cũng như tôi và bao con dân Việt khác, muốn nghe tiếng gà gáy từ chính ḷng ḿnh, như tiếng gà trong bái hát nói “Bài Ca Chúc Tết Thanh Niên" của Cụ Phan Bội Châu:

 

Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy,

Chim trên cây liền ngỏ ư chào mừng.

Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.

Hai mươi năm lẻ đă từng bao chua với xót,

Trời đất may c̣n thân sống sót,

Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.

Thưa các cô, các chị, lại các anh:

Đời đă mới, người càng nên đổi mới.

Mở mắt thấy rơ ràng tân vận hội,

Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.

Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan

Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại.

Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.

Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn,

Dựng gan óc lên để đánh tan sắt lửa.

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,

Mới thế này là mới hỡi chư quân!

Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân...

Huế, 1927

Phan Bội Châu

 

 

Nhật nhật tân, hựu nhật tân… Mong lắm thay, Quê Hương ơi! Ngày ấy đến, biết đâu bạn tôi sẽ lần đầu về thăm cố quận, dành chút thời giờ đưa tôi thăm con đường thơ ấu của bạn, gặp chốn xưa c̣n vương màu cổ tích, chạm lại hồn thu thảo.

 

 

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

 

http://www.gio-o.com/TrangDaiGlasseyTranNguyen.html

 

 

 gio-o.com 2017