Trangđài Glassey-Trầnguyễn
Nối kết các thế hệ người Mỹ gốc Việt
thuyết tŕnh
LGT: Đây là bài thuyết tŕnh tiếng Việt của tác giả cho chương tŕnh hội thảo cùng tên, do Trung Tâm Thông Tin Việt Nam (Vietnamese Information Center, VIC) tổ chức tại Nhật báo Viễn Đông (Westminster, CA) ngày 17 tháng 8, năm 2002. Chương tŕnh hội thảo này mở đầu cho chuỗi “Diễn Đàn Việt Nam Hải Ngoại” của VIC. Bài nói dựa trên nghiên cứu sắc tộc học Á Mỹ (Asian American Studies) và Dự án nghiên cứu Việt Mỹ (Vietnamese American Project, gọi tắt là VAP) do tác giả khởi xướng bằng chính student loans của ḿnh từ thập niên 90s tại Đại học CSU Fullerton. Chương tŕnh hội thảo gồm có ba phần: tŕnh bày chủ đề của tác giả, hỏi đáp về Dự án Việt Mỹ, và phần Hội Luận & Phát Biểu. Bài thuyết tŕnh được Nhà thơ Trần Mộng Tú, Chú bút Nguyệt san Phụ Nữ Gia Đ́nh, chọn làm bài đầu trong số tháng 5 năm 2003.
1. ĐỊNH H̀NH: NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ
Quá tŕnh toàn cầu hoá và nền văn hoá đa chủng tại Hoa Kỳ là những lực đẩy giúp cho các nhóm di dân định cư vào hậu bán thế kỷ 20 có cơ hội định h́nh khác với những nhóm di dân da màu đă đến xứ cờ hoa trước đó. Trong bối cảnh đó, người Mỹ gốc Việt sau bốn thập niên xa quê Mẹ đang đối diện với một vấn đề cấp thiết: đó là nhân diện văn hoá của cộng đồng và của các thế hệ tương lai. Trong giai đoạn định h́nh này (1975-2002), cộng đồng Việt Nam tại Mỹ có nhiều yếu tố khả quan báo hiệu sự phôi thai và phát triển như một xă hội thành viên của hợp chủng quốc, tuy vẫn giữ những căn tính riêng biệt về văn hóa, xă hội, cũng như kinh tế, chính trị.
Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh hoàn cảnh đặc biệt của cộng đồng chúng ta trong quá tŕnh di dân. Bên cạnh những khó khăn hệ tại như sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ và những trở ngại về kinh tế chính trị trong bước đầu định cư, cộng đồng Việt tại Mỹ gặp được nhiều thuận lợi đáng kể. Tôi xin được điểm qua một số hoàn cảnh văn hoá của các cộng đồng khác trước khi nói về cộng đồng chúng ta.
Những người Phi định cư tại Mỹ cảm thấy chính họ cũng là Mỹ. Trong quyển “America is in the Heart” (1943), Carlos Bullosan tái khẳng định rằng người Phi tự bản chất đă mang văn hoá Mỹ. Bi kịch mà các thế hệ trẻ gốc Phi tại Mỹ đang đối diện là vấn đề bị bứng rể văn hoá ngay từ trong nước từ thế hệ ông bà cha mẹ. Tại Mỹ, họ tiếp tục theo đuổi giấc mơ Cờ Hoa v́ từ cuộc sống ở quần đảo Phi Luật Tân, người dân đă bị thuần hoá trong hệ thống giáo dục và lối sống Mỹ.
Người Nhật cũng gặp nhiều trở ngại trong bước đầu định cư tại Mỹ, nhất là khi người Mỹ gốc Nhật bị tước hết tài sản và bị đẩy vào trại tập trung trong thời đệ nhị thế chiến, sau khi Nhật oanh tạc Trân Châu Cảng. V́ kinh nghiệm lịch sử đó, rất nhiều gia đ́nh Nhật tại Mỹ với thế hệ cha mẹ là thế hệ di dân thứ nhất không dám nói tiếng Nhật với con, không dám ăn đồ ăn Nhật, không dám nhận là người Nhật, chối bỏ hoàn toàn sắc tộc của ḿnh. Dưới áp lực phải hội nhập và sống c̣n, thế hệ thứ nhất đă không được phép trao truyền lại văn hoá gốc cho con cháu.
Những nhóm dân tị nạn khác cũng đối diện với những khó khăn trong vấn đề duy tŕ văn hoá. Trong quyển “Number Our Days” (1980), Tiến sĩ Barbara Meyerhoff t́m hiểu về cộng đồng cao niên gốc Do Thái di dân từ Đông Âu sang và tập trung tại Trung tâm Cao Niên ở Venice, California. Họ tập trung lại với nhau và cố gắng giữ ǵn nếp sống văn hoá và truyền thống dân tộc. Cuối thập niên 50, dưới áp lực của phong trào đô thị hoá, Trung tâm đă bị giải tán. Khoảng 4 đến 6 ngàn vị cao niên đă bị phân tán đi khắp nơi, tương tự như trường hợp I-Hotel ở San Francisco, khiến một cụ bà đă thán rằng, “Đây quả là nạn diệt chủng lần thứ hai.”
Trở lại với trường hợp cộng đồng chúng ta, v́ ra đi trong một hoàn cảnh nghiệt ngă và bất ngờ, người Việt tỵ nạn quây quần lại để đáp ứng cho nhau nhu cầu căn bản là có một cộng đồng, một tổ chức xă hội mà trong đó các thành viên cùng chia sẻ một lịch sử chung và có thể thông cảm với nhau về mặt tâm tư t́nh cảm và ước mơ. Sự quây quần của các cá nhân đưa đến sự tập hợp của các tiềm năng về nhiều mặt, đặc biệt là về văn hoá lịch sử. Nếu chúng ta so sánh với cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Châu Âu hay các nơi khác trên thế giới, th́ cộng đồng Việt tại Quận Cam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong chọn lựa định cư hợp quần.
Thuận lợi thứ hai là một hệ quả của trào lưu đa văn hoá (với tất cả những giới hạn của nó) tại Hoa Kỳ. Kể từ thập niên 60, sự thay đổi thái độ về các sắc tộc thiểu số đă manh nha và dần dà sự tôn trọng đối với các nền văn hoá thành viên đă triển nở trong một chiều hướng tích cực (dù nạn kỳ thị chủng tộc và sự phân biệt dựa trên màu da vẫn tiềm tàng trong đời sống xă hội hằng ngày). Các chương tŕnh giáo dục từ tiểu học cho đến đại học đều xoay quanh việc tranh thủ cung ứng cho sinh viên học sinh thuộc mọi sắc tộc nhu cầu t́m hiểu về văn hoá gốc của họ. V́ thế, trong khi vào thập niên 50s, một học sinh nói tiếng Tây Ban Nha tại trường sẽ bị trách phạt th́ vào thập niên 90s, khi tôi làm việc tại học khu Westminster, tất cả các Thầy Cô người Mỹ tôi từng làm việc chung đều khuyến khích phụ huynh duy tŕ tiếng Việt và văn hoá Việt tại nhà. Đây là một trong những điều kiện tạo ra môi trường thuận lợi đối với quyết tâm giữ ǵn và phát triển văn hoá gốc của cộng đồng gốc Việt.
Thuận lợi thứ ba, tuy thiên về mặt nghiên cứu nhưng đóng vai tṛ quyết định trong sự h́nh thành nhân diện Việt Mỹ, là sự nở rộ của phong trào sắc tộc học tại các trường đại học trên cả nước, đặc biệt là chương tŕnh sắc tộc học Á Mỹ. Bắt đầu từ cuối thập niên 60s và thực sự lớn mạnh trong thập niên 80s-90s, chuyên ngành này chú trọng vào việc đưa tiếng nói của người Mỹ gốc Á vào diễn đàn ḍng chính, đồng thời gíup giáo dục cộng đồng Á Mỹ và các thế hệ tương lai về lịch sử h́nh thành và đấu tranh của những thế hệ tiên phong. Cùng với những quan tâm về cộng đồng Đông Nam Á tại Mỹ kể từ Thế Chiến thứ hai, việc nghiên cứu về cộng đồng Việt Mỹ trở nên bức bách và cần thiết, mặc dù có nhiều trở ngại đối với các nghiên cứu gia không phải là người Việt hay không thông thạo ngôn ngữ và văn hoá Việt. Những nghiên cứu như trên sẽ góp phần khẳng định vị trí của người Mỹ gốc Việt trong ḷng xă hội Hoa Kỳ về mặt tư duy.
2. DỰ ÁN VAP
Cộng đồng Việt Mỹ tuy là một cộng đồng trẻ, nhưng rất năng động, và đa dạng phong phú về tiềm năng và nhân lực. Người Việt đă đến Mỹ qua nhiều cách trong suốt các thập niên qua, khởi đi với cuộc xuất hành ồ ạt năm 1975, tiếp theo là phong trào thuyền nhân hay bộ nhân qua các nước Đông Nam Á, và những đợt sóng tù nhân chính trị HO và diện đoàn tụ gia đ́nh ODP. Những làn sóng di dân này đă tạo nên một cộng đồng mà ¾ đến từ Việt Nam. Hơn nữa, bên cạnh sự đa dạng trong hoàn cảnh định cư, lịch sử cá nhân trong cộng đồng lại rất khác nhau. Sự đa dạng này thể hiện rơ nét qua lối sống, ngôn ngữ, và truyền thống gia đ́nh. Đơn cử trường hợp ngôn ngữ, ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chính, nhiều thành viên trong cộng đồng c̣n thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, và tiếng Hoa, và một số ngôn ngữ Á Châu khác. Bên cạnh những nhóm sắc tộc thiểu số người Chăm và Hmong đă di cư sang Hoa Kỳ từ Việt Nam, gần đây cộng đồng Việt Mỹ được tăng dân số với các đồng bào Thượng tỵ nạn tôn giáo đến từ Cao nguyên Bắc Việt. Song song với tỉ lệ phát triển của cộng đồng Á Mỹ, người Việt tỵ nạn cũng có tỷ lệ sinh sản tăng nhanh.
Với sức tăng trưởng và hoàn cảnh đặc biệt của cộng đồng, nhu cầu t́m hiểu về cộng đồng Việt Mỹ trở nên khẩn thiết hơn bao giờ hết, nhất là với sự chào đời của những thế hệ mới. Trong ư thức đóng góp vào quá tŕnh t́m hiểu cộng đồng Việt Mỹ, tôi dùng student loans của ḿnh để xúc tiến Dự Án Việt Mỹ (Vietnamese American Project, viết tắt là VAP) vào năm 1998 tại Viện đại học CSU Fullerton. Với Dự án VAP, tôi phỏng vấn hơn 50 thành viên của cộng đồng tỵ nạn tại Hoa Kỳ bằng phương pháp Lịch Sử Truyền Khẩu (LSTK). Phương nghiên cứu LSTK thu thập thông tin và dữ kiện bằng cách trực tiếp phỏng vấn những cá nhân có liên quan đến một đề tài hay một sự kiện lịch sử nào đó. Cuộc phỏng vấn là sự hợp tác giữa nghiên cứu sinh và người kể, tức người được phỏng vấn.
Theo tôi, LSTK có tính dân chủ và phổ quát v́ nó cho phép mỗi cá nhân đóng góp cái nh́n từ kinh nghiệm sống riêng vào một đề tài chung. Hơn nữa, phương pháp này rất gần gũi với văn hoá Việt Nam v́ nền văn học bất thành văn của chúng ta cũng là nền văn học truyền khẩu. Đa số các cuộc phỏng vấn trong Dự án VAP là với thế hệ di dân thứ nhất và 1.5, phản ánh tỉ lệ di dân 75% của cộng đồng (Cencus 2000), và cũng giải thích lư do 90% người kể chọn phỏng vấn bằng tiếng Việt, đưa đến nhu cầu dịch các bản thảo sang Anh ngữ.
Đây là những cuộc phỏng vấn ba chiều, về thời gian trải dài theo đời người, về không gian bắt đầu từ Việt Nam sang Bắc Mỹ, và về các chiều kích tinh thần như tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật. V́ là một công tŕnh nghiên cứu tự phát nên tôi tự túc về mọi phương diện trong thời gian đầu, với sự hỗ trợ về tinh thần từ Trung Tâm Lịch Sử Truyền Khẩu và Cộng Đồng (Center for Oral & Public History, gọi tắt là COPH) tại Đại Học CSU Fullerton. Về sau, VAP được sự hỗ trợ của Đại học Nhân Văn và Xă Hội Học (College of Humanities and Social Sciences) cũng tại Đại Học CSU Fullerton, và nhận được nhiều giải thưởng, trong đó, có giải Quán Quân cho bậc cao học năm 2004 tại cuộc tranh tài nghiên cứu thường niên do hệ thống CSU tổ chức.
Trong khả năng cho phép về thời gian và tài chánh, tôi đă thực hiện phỏng vấn với đồng hương đang sinh sống ở Orange County, Bắc California, Utah, Ohio, và Pittsburgh. Chỉ mới 2/3 các cuộc phỏng vấn được đánh máy. Khi tôi mang bản thảo đầu tiên đến gặp một trong những người được phỏng vấn, là Simon Levan, con trai Út của nghệ sĩ Tám Trí, Simon nói, “Mấy năm rồi! Tưởng kiếp này không gặp lại Trangđài nữa!” Thực ra, những ai đă tham gia phỏng vấn th́ không có cái may là không bao giờ gặp lại tôi nữa, v́ tôi sẽ c̣n cần nhờ họ xem qua, hiệu đính, và phê chuẩn bản thảo trước khi bản đánh máy (transcript) được chính thức sử dụng làm tài liệu nghiên cứu. Dù vậy, câu nói của Simon và sự chờ đợi của những cá nhân khác đă tham gia phỏng vấn cũng là áp lực lớn đối với tôi, v́ phương pháp lịch sử truyền khẩu cần nhiều thời gian để thực hiện, trong khi lúc đó chỉ có ḿnh tôi lo mọi việc từ đầu đến cuối cho Dự án VAP. Sau này, tôi mở ra một chương tŕnh internship để tuyển thực tập viên cho Dự án. Tuy nhiên, việc huấn luyện th́ đ̣i hỏi nhiều thời gian, trong khi sinh viên chỉ tham gia một hay hai mùa học, nên sự đóng góp của các thực tập viên vẫn rất giới hạn.
Những bản thảo hiện đă hoàn tất có thể được dùng làm tài liệu cho các ngành trong lănh vực Nhân Văn & Xă Hội Học như Sắc Tộc Học Á Mỹ, Giáo Dục, Phụ Nữ Học, Mỹ Tộc Học, Sử Học, và Khảo Cổ Học, cũng như nhiều ngành khác. Có nhiều nghiên cứu sinh và sinh viên hậu đại học trong vùng cũng như từ xa đă đến tận CSU Fullerton để tham khảo những tài liệu này. Ng̣ai ra, một giáo sư từ UCI cũng đă dùng các bản thảo này để làm tài liệu gốc trong một tài liệu nghiên cứu đă được xuất bản. Dự án VAP cũng được dùng làm tài liệu chính cho chuỗi Multicultural Series tại TTLSTK & CĐ của Đại học Cal State Fullerton.
3. TƯƠNG QUAN THẾ HỆ: TƯƠNG ĐỒNG & DỊ BIỆT
Tương quan giữa các thế hệ là một vấn đề phức tạp đối với tất cả các cộng đồng thiểu số cũng như ḍng chính. Việc nhận định tương quan giữa các thế hệ Việt Mỹ liên quan đến nhiều yếu tố, như kinh nghiệm cá nhân, nhận thức lịch sử, và hoàn cảnh sống. Một cái nh́n từ hai phía sẽ giúp giải toả những mâu thuẫn và giúp đưa ra những giải pháp thích hợp. Ở thời điểm đầu thập niên 2000, tương quan cần được ưu tiên t́m hiểu trong cộng đồng là giữa thế hệ 1 và 1.5. Thế hệ 1.5 là những người di dân đến Mỹ ở lứa tuổi tương đối trẻ (dưới 30 chẳng hạn) và có nhiều thuận lợi để hội nhập vào xă hội mới hơn là thế hệ thứ nhất (cũng như tất cả nhận định khác, định nghĩa về ‘thế hệ 1.5’ là một khái niệm tương đối, v́ vẫn có trường hợp ngoại lệ của những người đến Mỹ khi đă trung niên nhưng vẫn hội nhập một cách thuận lợi, và có nhiều người sinh ra ở Mỹ nhưng vẫn sống bên lề xă hội).
Trước hết, khi nh́n vào những điểm tương đồng, cả hai thế hệ có nhiều điểm chung trong lịch sử cá nhân và sắc tộc. V́ thế hệ 1.5 có được một thời gian từ vài năm cho đến 15-20 năm sinh trưởng ở Việt Nam, họ có một sự gắn bó mật thiết hơn với quê hương Việt Nam so với các thế hệ sinh trưởng ở hải ngoại. Sự gắn bó này được khai màu với tiến tŕnh di dân tỵ nạn, nhất là khi người Việt tỵ nạn tại Mỹ đối diện với vấn đề văn hoá xă hội trong quan hệ với những sắc tộc khác. Từ kinh nghiệm sống tại Việt Nam, tư duy văn hoá trở nên sống động và là cốt lơi trong việc hội nhập của thế hệ 1.5. Hơn nữa, hoàn cảnh chính trị xă hội của những làn sóng di dân vẫn c̣n in dấu sâu sắc trong tâm tư của cả hai thế hệ, là tiền đề cho một mối liên kết và thông cảm mạnh mẽ. Điểm son ở đây là ḷng tha thiết với ‘tinh thần Việt Nam,’ như bài thơ mà ông Robert Nghiêm Nguyễn, một người được phỏng vấn cho Dự án VAP, đă ngâm cho tôi nghe. Bài thơ này do chính ông sáng tác trên đường tản cư từ Bắc vào Nam khi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước:
Ạ à ơi, ạ ời ời
Bồng bồng mẹ bế con đi
Đường xa mẹ có quản chi nhọc nhằn
Yêu con mẹ dặn ân cần
Lớn khôn giữ lấy TINH THẦN VIỆT NAM
Nối liền một dải Bắc Nam
Giữ ǵn bờ cơi giang san nước nhà
Tôi cho rằng cả hai thế hệ 1 và 1.5 đều biết khá nhuần nhuyễn hoặc/và có ư thức ǵn giữ các giá trị tinh thần được thừa hưởng trong quá tŕnh khai mở và phát triển tâm thức dân tộc trong thời gian sinh trưởng tại Việt Nam. Về văn hoá, họ trân trọng mối liên kết trong gia đ́nh và cộng đồng. Nhiều người được phỏng vấn trong Dự án Việt Mỹ VAP đă đặt gia đ́nh làm ưu tiên một. Một bà mẹ thuộc vùng Bắc California đă rất tâm đắc khi chọn bỏ công việc của một kỹ sư điện toán với mức lương 6 số trong thời hoàng kim của ngành này để ở nhà thay tă cho con. Cô nói, “Tôi chỉ biết là tôi rất thương con. Tôi thấy lám mẹ ở Mỹ th́ khó khăn hơn v́ ḿnh phải đi làm. Nếu hồi xưa tôi đi làm, bây giờ chắc chúng tôi đă có nhiều tiền hơn. Làm kỹ sư software với cái hăng điện tử th́ nhiều tiền lắm, nhất là bao nhiêu năm kinh nghiệm nữa. Mà tôi nghĩ là mấy đứa con tôi th́ nó quư giá hơn.” Mà tương quan gia đ́nh không chỉ giữa người sống với nhau, mà c̣n với người đă khuất nữa. Người Việt có đạo thờ ông bà và kính nhớ tổ tiên, nên người chết cũng luôn hiện diện trong nhiều cách. Chúng ta thử quan sát hiện tượng người chết cũng di dân trong các cộng đồng Á Mỹ, như tờ Washington Post ngày 15 tháng 7 năm 2002 đă ghi nhận tiến tŕnh di dân của người chết từ Á Châu. Hàng năm, vài trăm tro cốt của thân nhân những người di dân gốc Trung Quốc hay Triều Tiên được đưa qua Mỹ để an táng ở San Francisco hay Los Angeles. Một người mất trung b́nh 8,000 đô la để đưa xác cha mẹ vượt qua đại dương để đoàn tụ gia đ́nh. Tôi nghĩ, gia đ́nh người Việt chúng ta cũng vậy: sống th́ thích ở gần, chết cũng muốn bên nhau.
V́ là di dân, thế hệ 1 và 1.5 đều chia sẻ những khó khăn chung trong đời sống kinh tế xă hội. Họ phải vật lộn với sinh nhai và phụng dưỡng thế hệ cha mẹ cũng như chu cấp cho thế hệ con cái. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong mẫu số chung này khi đi vào hoàn cảnh của từng thế hệ. Ở đây, có thể nói sự vất vả và tân toan của hai thế hệ nằm trên cùng một mặt phẳng với hai trục toạ độ – một của cha mẹ, một của con cái – giúp họ định vị nhu cầu và khả năng kinh tế của ḿnh. Nh́n chung, th́ thế hệ 1.5 có nhiều cơ hội để hội nhập hơn so với thế hệ 1, v́ họ nhỏ tuổi hơn và có thể theo đuổi việc học và t́m việc dễ dàng và thuận lợi hơn so với những vị cao niên.
Tự trong những điểm tương đồng, chúng ta cũng đă thấy những khó khăn về hoàn cảnh sống. V́ thế, những mặt dị biệt không những đưa ra những nét khác nhau mà tự bản chất đă là những gút mắc cần quan tâm. (Tôi cũng xin nhấn mạnh một điều là không phải thế hệ nào cũng ‘đồng nhất,’ và trong mỗi thế hệ đều có sự đa dạng về kinh nghiệm cũng như cách nh́n. Sự chia theo thế hệ chỉ là một cách để giúp chúng ta nói về những khác biệt nổi bật theo nhóm tuổi mà thôi.) Thứ nhất, hai thế thệ có nhiều bất đồng về cách nh́n, về phương thức hoạt động xă hội cộng đồng, và về căn cước văn hoá. Thế hệ thứ nhất luôn nổ lực duy tŕ nền nếp truyền thống và những giá trị quư báo do cha ông để lại. Họ ra sức bảo tồn những tinh hoa và kho tàng văn hoá mà những thế hệ trẻ hơn h́nh như không có cơ hội tiếp cận. Điển h́nh, chúng ta thấy có nhiều các đoàn thể văn hoá trong cộng đồng tiếp tục phát huy tinh hoa Việt. Trong khi đó, thế hệ 1.5 lại có một nhân sinh quan có tính đột phá, đôi khi liều lĩnh và táo bạo. Họ dám xông xáo vào những môi trường mới, dám thử nghiệm những cơ hội mới trong cuộc sống. Khi nh́n xung quanh, thế hệ 1.5 không ngại phải lăn xả vào những nơi chưa có người Việt hay những môi trường có tính thử thách cho những cá thể không phải là người bản xứ.
Từ sự khác biệt về cách nh́n, phương thức hoạt động của hai thế hệ cũng khác nhau. Khi tôi đến nhà để phỏng vấn một nhà báo th́ bác cho tôi một cái nhận xét, “H́nh như thế hệ của cháu ít có họp.” Tôi tự hỏi có phải v́ cơ cấu làm việc của thế hệ 1.5 khác với thế hệ 1 chăng. Thế hệ thứ nhất vẫn c̣n tha thiết với tổ chức làng xă và cộng đồng, kiên tŕ theo đuổi những sinh hoạt có tính tập thể nhưng phần lớn vẫn gói gọn trong cộng đồng Việt Nam. Ngược lại, v́ thế hệ 1.5 đă dấn bước vào những môi trường ḍng chính, họ làm việc và vươn lên trong tương quan toàn cầu và vận động khu vực. Họ nhận ra rằng họ có thể và cần phải nối kết với các cộng đồng khác để đạt được kết quả cao nhất. Trong khung cảnh đối thoại ngày càng mở rộng của cộng đồng thế giới, thế hệ 1.5 là một cầu nối cho cộng đồng văn hoá của họ và thế giới nói chung.
4. ĐỐI THOẠI: MẤU CHỐT ĐỂ NỐI KẾT THẾ HỆ
Trong quá tŕnh hội nhập văn hoá, mức độ hội nhập quyết định nhân diện của một cá nhân. Thế hệ thứ nhất vẫn nhận định ḿnh là người Việt Nam, với văn hiến và vốn liếng chuyên môn rất uyên thâm bác cổ. Họ ư thức rơ ràng rằng họ là những người ǵn giữ giá trị và di sản văn hoá Việt Nam, và với hết tâm huyết, họ làm tṛn trách nhiệm này. Thế hệ 1.5 với sự uyển chuyển về ngôn ngữ nhờ tuổi tác, hội nhập sâu hơn vào ḍng chính, nên có một nhân diện hai văn hoá Việt-Mỹ. Nhân diện này mới và riêng cho chính họ trong tương quan với các sắc tộc khác cùng có mặt trong phần thể địa lư họ sinh hoạt. Họ quy hướng theo một sự kết hợp giữa văn hoá gốc và văn hoá mới. Họ đối thoại với nhau bằng Việtbonic, ngôn ngữ của thế hệ Việt mới. Là một người ‘một-rưỡi,’ tôi cũng nghĩ ra và dùng những câu như “Let’s Phở It!” hay “Cơm on in!” hoặc “Phởtastic!” Nguyễn Bính mà nghe những từ này th́ chắc chẳng đặng đừng thốt lên, “Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều...” Nhưng ở đây, tôi nghĩ, không phải hương đồng gió nội bay đi, mà là bay vào thế giới, hội nhập với những nền văn hoá địa phương ở các quốc gia mà người Việt đến cư ngụ. Do vậy, tuy hai thế hệ có phần khác nhau về căn tính văn hoá, cốt lơi họ vẫn cùng truy nhận một gốc gác Việt Nam.
Khi hai thế hệ 1 và 1.5 nh́n nhau, họ thấy ǵ? Thế hệ thứ nhất cảm thấy thất vọng và vô vọng v́ đối với họ, thế hệ 1.5 đă phá sản về tri thức văn hoá dân tộc. Thực ra, thế hệ 1.5 ư thức và cố gắng duy tŕ văn hoá và ngôn ngữ Việt, như Paul Nguyễn, một bạn sinh viên từ UCI tŕnh bày trong một cuộc phỏng vấn của Dự án Việt Mỹ VAP, “Có lẽ tại ḿnh 50% Việt, 50% Mỹ cho nên cũng cố gắng giữ cái phần Việt Nam. Dầu ǵ th́ cũng khó. Qua đây mọi thứ là Mỹ rồi, nên ḿnh vẫn muốn giữ cho ḿnh nói tiếng Việt, đọc tiếng Việt. Đọc được, viết được, nhưng nhiều khi nói chuyện có nhiều chữ nghĩ không ra. Mới đầu cứ nghĩ, ‘Chết rồi, sao ḿnh quên hết tiếng Việt rồi!’ Nhưng thực sự lúc nhỏ ở Việt Nam, mới mười tuổi, đâu có xài mấy chữ đó đâu mà biết!”
Cũng vậy, nếu một số thành viên thuộc thế hệ 1.5 cảm thấy thế hệ 1 tŕ trệ, câu nệ, thủ cựu, lỗi thời, và đóng khung, th́ chính thế hệ 1 đang vật lộn với những thay đổi trong cấu trúc và cơ chế xă hội, mà tâm niệm cao nhất của họ là làm sao đem lại danh dự chung. Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhă đă tâm sự trong một cuộc phỏng vấn VAP, “Thành ra tôi cũng có hoài băo mà cũng có hy vọng nữa, tại v́ cái bước đường mà ḿnh đạt được ngày nay cũng do cái sự nghèo khổ và thiếu thốn đă tạo ḿnh trưởng thành. V́ vậy ḿnh tiếp tục cái con đường đó để mong gặt hái được ít ǵ để lại cho nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam cũng như là cái danh dự của người Việt lưu vong.”
C̣n về mặt sinh hoạt cộng đồng th́ sao? Câu hỏi mà thế hệ thứ nhất vẫn thường thao thức là, “Giới trẻ đâu rồi?” Nhất là trong biến cố Hitek, các đài phát thanh Nam California vẫn liên lỉ kêu gọi sự tham gia của giới trẻ trước mỗi giờ phát thanh. Giới trẻ có vẻ bàng quan đối với những vấn đề của cộng đồng. Thật ra có nhiều cá nhân thế hệ 1.5 hết sức năng nổ trong việc dấn thân, và nhận ra rằng đó là môi trường hữu ích cho việc rèn luyện con người và nhân cách. Cô Ông Thuỵ Như Ngọc, một sinh viên trẻ 25 tuổi tại CSUF đă đóng góp nhiều cho sinh hoạt cộng đồng, ôn lại, “Tôi thấy vấn đề sinh hoạt nó ủng hộ và góp phần cho việc học của ḿnh rất nhiều. Đó là cái bài học ở trường đời mà nếu ḿnh chỉ có học ở trong sách vở không th́ ḿnh không bao giờ có được những bài học quư giá đó.” Nhưng trong khi dấn thân xây dựng cộng đồng, thế hệ 1.5 có lúc cảm thấy bị giằng xé giữa những tranh chấp ư thức hệ, và họ không muốn can dự vào những mâu thuẫn của thế hệ trước.
Việc thế hệ 1.5 ‘không muốn can dự’ có thể tạo ra ở thế hệ 1 cái cảm giác bị coi thường và không được trọng đăi. Sự tránh né quan hệ hay chọn không cộng tác của thế hệ trẻ hơn là một vết đau mà thế hệ thứ nhất khó chấp nhận được. Trong khi đó, thế hệ 1.5 cũng có những vấn nạn rất cam go của họ. Anh Nguyễn Lương Câu, một chuyên gia phần mềm tại Silicon Valley nhận xét, “Ḿnh là thế hệ ở giữa nên rất khó. Tại v́ một mặt, ḿnh phải cư xử với người lớn tuổi, với văn hoá gốc. Mặt khác, ḿnh phải thay đổi để thích ứng với văn hoá mới của con cái. Hơn nữa, ḿnh cũng có vai tṛ chăm sóc cho cả cha mẹ ḿnh lẫn con cái ḿnh. Đây là một trong những thử thách lớn, và có rất nhiều người thất bại.”
Vấn đề mấu chốt trong việc nối kết các thế hệ nằm ở chỗ giúp các thế hệ tương lai định hướng được nhân diện văn hoá cá nhân và cộng đồng. Đối với cộng đồng tỵ nạn hải ngoại, thế hệ 1.5 đóng vai tṛ cầu nối cho thế hệ thứ nhất và ḍng chính, cũng như thế hệ thứ nhất và các thế hệ tiếp theo. Qua đó, thế hệ 1.5 có trách nhiệm và đóng vai tṛ tiên quyết trong việc định h́nh cộng đồng Việt Mỹ một cách tích cực và hữu hiệu.
Gann Matsuda trong bài báo ủng hộ việc thiết lập một trung tâm giải trí Little Tokyo Recreation Center đă ghi nhận phản ứng của các thế hệ trẻ gốc Nhật ở Los Angeles, “Little Tokyo chẳng có ǵ để đến cả!” Liệu các bạn trẻ Mỹ gốc Việt trong tương lai có đưa ra nhận định tương tự cho cộng đồng chúng ta không? Có người suy đoán rằng cộng đồng Việt tỵ nạn rồi cũng sẽ đi vào vết xe đổ của những cộng đồng thiểu số khác. Nghĩa là, sau một thời gian, chúng ta sẽ tự phân huỷ và biến mất. Trong thực tế, tôi cho rằng có nhiều dấu chỉ cho phép chúng ta lạc quan và dám tin tưởng rằng cộng đồng Việt Mỹ sẽ mở ra một bước ngoặt mới trong tiến tŕnh hội nhập văn hoá. Ở giai đoạn chuyển tiếp này, tế bào Việt Nam tại hải ngoại đang trải qua một sự phân chia và biến đổi nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển. V́ thế, để đảm bảo rằng những dữ liệu di truyền được giữ lại cho tế bào Việt Nam mới, những dữ liệu đó cần được giao chuyển một cách thích hợp từ thế hệ 1 sang thế hệ 1.5. Đối thoại hữu hiệu giữa các thế hệ là mấu chốt trong quá tŕnh này.
Trong một khoá huấn luyện lănh đạo “Training the Next Gener-Asians” tại Loyola Marymount năm 2000, tôi được gặp các bạn sinh viên gốc Việt sinh ra ở Mỹ đến từ các trường đại học ở Nam và Bắc California. Trong khi đảm nhiệm các chức vụ hội trưởng của các hội sinh viên Việt Nam VSA hay hội sinh viên Á Châu APSA, một số bạn cảm thấy xấu hổ v́ không biết nói tiếng Việt. Có bạn tuy rất ngưỡng mộ bố mẹ v́ sự dấn thân trong công tác cộng đồng và đặc biệt là đảm trách các chương tŕnh truyền thanh truyền h́nh, bố mẹ lại không có thời gian hướng dẫn cho con cái về văn hoá và ngôn ngữ gốc tại nhà. Đêm đó, cá nhóm mười mấy sinh viên gốc Việt thức tṛ chuyện với nhau, và các bạn đề nghị tôi dạy hát bài quốc ca. Khi chúng tôi kéo nhau ra parking lot để đi mua đồ ăn tối, cả nhóm cứ hát vang lên tuy c̣n ngọng nghịu và vấp váp, làm cho khách đi đường rất ngạc nhiên khi nh́n thấy một nhóm thanh niên đi trong mưa đêm mà lại hát hăng say đến vậy. Chúng tôi c̣n giơ tay lên khi hát câu, “Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống.” Có một cô bạn trong nhóm c̣n quả quyết với tôi, “Nếu em về nhà mà hát được bài quốc ca th́ Ba Mẹ em ngạc nhiên và thích lắm!”
Song song đó, các bạn cũng đưa ra những câu hỏi rất thực tế liên quan đến khó khăn trong tương quan với cha mẹ. Cái khó khăn của thế hệ thứ hai trở đi là những ǵ thế hệ 1.5 có thể lư giải và thấu hiểu, cũng như thông cảm qua vốn sống, hoàn cảnh sinh trưởng, và di dân. Thế hệ 1.5 giống như người ở giữa, vừa nắm tay người đi trước, vừa nắm tay người đi sau. Có lúc họ phải níu người đi trước lại, có khi họ phải kéo người đi sau lên – để cả ba người cùng đi về một hướng chung nào đó. Quư bạn có bao giờ quan sát những đoàn tàu đến và đi trên những sân ga không? Khi tàu khởi hành, các toa tàu di chuyển theo nhau thật rập ràng. Di sản của những thế hệ người Mỹ gốc Việt cũng giống như những toa tàu. Nếu thế hệ thứ nhất vẫn c̣n đang cân nhắc và bận rộn gom góp vốn liếng quư giá nhất để chất lên toa, mà thế hệ thứ hai đă bắt đầu khởi hành, th́ e rằng cái mấu nối sẽ bị văng đi và thế hệ thứ hai sẽ đi vào tuyến đường đa chủng của ḍng chính với một toa tàu rỗng không. Rỗng không ở đây là về mặt căn tính và nhân diện văn hoá, v́ khoa học kỹ thuật và kiến thức chuyên môn th́ chắc chắn họ có thể chọn để có được.
Thế nên thế hệ 1.5 phải là một mấu nối cần thiết và quan trọng để hai toa tàu 1 và 2 có thể di chuyển nhịp nhàng với nhau. Tôi giả sử các thế hệ thứ hai có thể quay trở lại để nhận những vốn liếng từ thế hệ thứ nhất, nhưng như một đứa con khi vuột khỏi ṿng tay bà mẹ, th́ cũng mất biết bao thời gian và phải chịu thiệt biết bao t́nh thương mà mẹ muốn trao cho. Một em học sinh Việt ngữ của tôi học tiếng Việt từ lúc 6 tuổi, so với một em sinh viên đại học tự đi t́m lớp học tiếng Việt th́ sự gắn bó với cộng đồng cũng như cảm nhận về tâm t́nh dân tộc sẽ khác nhau rất nhiều.
Tôi xin kết thúc ở đây bằng cách lập lại và nhấn mạnh rằng nối kết các thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ nhất và 1.5 là điều kiện cần và đủ để phát triển cộng đồng và các thế hệ Việt Mỹ tương lai.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
http://www.gio-o.com/TrangDaiGlasseyTranNguyen.html
© gio-o.com 2015