truyện ngắn và thơ
hai cuộc t́nh của
Hồ Đ́nh Nghiêm
phỏng vấn ngắn
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
thực hiện
- Ông Nghiêm có nhà không?
Cô Văn đưa tay định gơ thêm lần nữa, lại thôi. Lừ thừ bỏ đi, lầm bầm: “Lại đi với
con Thơ nữa rồi chứ ǵ! Ông bỏ bê tui quá, tui... xù ông luôn cho coi!” Nghiêm đang
nấp trong bụi tre gai, thấy 'an toàn' bèn túm tay Thơ len lén chạy về phía đồi cỏ đằng sau...
Cảnh ǵ nghe ly kỳ quá! Có thể lắm chứ… Nhân đọc hai kỳ Tản(g) Mạn(g)
của Hồ Đ́nh Nghiêm trên Gió O, và một số bài thơ của Anh trên Sáng Tạo trong
thời gian gần đây, tôi chợt nghĩ đến cảnh ‘thân này ví sẻ làm đôi được’ của Hồ Đ́nh Nghiêm.
Bèn đi t́m nhà văn hỏi cho ra lẽ…
TGT: Cái tên Hồ Đ́nh Nghiêm gắn liền với truyện ngắn từ mấy chục năm nay. Trong
thời gian gần đây, lại được cài thêm mái tóc của Nàng Thơ. Làm cách nào mà Nàng Thơ
hớp hồn Anh được vậy?
HĐN: Ḿnh yêu nhiều thứ, không cứ là thơ. Đi loạng quạng tới cánh cửa nghệ thuật, ngó vô,
thảy đều dễ hớp hồn ḿnh. Bạn dùng chữ “Nàng”, th́ dẫu nàng xuống tóc quy y, ḿnh vẫn
có thể bị sự cố “no hair” kia làm mê muội. Cái đẹp th́ bao giờ cũng mang theo nó một
ma lực, ḿnh đă già nhưng dường như mắt c̣n tinh anh và mắt nọ biết phân biệt
vàng thau, xấu đẹp, diện mạo sáng trưng hay ma chê quỉ hờn. Thơ, muôn đời vẫn là
vầng trăng huyền nhiệm, nếu bị vấy đục, mây đen kia do người ta vụng về trát bôi lên.
TGT: Anh bắt đầu sáng tác truyện ngắn khi c̣n ở trại cấm Hồng Kông (Gió O, “Dạ Thưa
Cô” Tảng Mạng Kỳ 2). Anh viết, “Tâm cảm của đứa thuyền nhân luôn xao động sóng
hoài nghi, bởi chăng bước chân xuống thuyền một tối trời đă là hành động của kẻ mang
thân ra đặt cược vào chiếu bạc sinh tử. Ḿnh luôn không tin tài sức ḿnh khi thử gửi tới
Đất Mới một trải ḷng chưa gột bỏ hết sóng gió. Ḿnh gửi, bởi ḿnh hy vọng duy chỉ một
điều: ḷng thành có khi làm người ta cảm động.” Lần đầu gửi văn đi, đầy xao động. Lần
đầu gửi thơ đi, th́ ra răng?
HĐN: Th́ ra răng? Bạn biết nói tiếng Ghuế nữa à? Chèn đét ơi! Nói như vầy coi thử có
đặng không: Lúc gửi truyện ngắn đầu tay đi, ḿnh là thằng con trai Huế, giờ này ḿnh
giả bộ làm đờn ông Nam kỳ lục tỉnh để gửi thơ đi. Qua bao năm tháng miệt mài, thằng
đàn ông đă tiêu hao bao nhuệ khí mà đứa con trai ngày cũ ấp ủ, ngược lại nó tạo được
cho nó một cái tên. Ḿnh ngờ là những diễn đàn văn chương, họ vị t́nh cái tên của ḿnh,
chứ không hẳn chữ nghĩa ấy có thể “ngửi” được. Vậy đó, họ hiển thị nó cũng có thể là
một sự xúi dục không tiện nói ra, để xem “thằng chả” có tài cán chi không? Có đam mê
mút mùa lệ thủy hay giữa đàng đứt gánh, sức mọn mà bày đặt vác nặng. Rứa đó, rứa đó.
“Ta không vào địa ngục th́ ai vào”? Tới đây mới sực nhớ ra, những người viết văn tài
giỏi có người làm thơ rất tuyệt. Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên là một bằng chứng.
Và Mai Thảo: “Ngồi tượng h́nh riêng một góc quầy. Tiếng người: kia, uống cái chi
đây? Uống ư? Một ngụm chiều rơi lệ. Và một b́nh đêm rót thật đầy”. Nhức nhối chưa?
Bần thần không? Chỉ bốn câu, chữ dùng chẳng cầu kỳ, huê dạng, làm dáng, khó hiểu.
Nhưng… nói theo ngữ điệu kiếm hiệp: Tiền bối ấy nội lực thâm hậu, ta chấn thương mà
chẳng nh́n ra chiêu thức lăo động thủ. Ta gục xuống mà tựa hồ lưỡi kiếm kia chưa hề rút
ra khỏi vỏ. Ta thác mà tâm phục khẩu phục.
TGT: Anh đă từng tản mạn (Gió O, Tảng Mạng – Tản Mạn, Kỳ 1) về ba thể loại sáng tác.
“Bậc cấp thứ nhất: Tiểu thuyết. (Huy chương đồng). Bậc cấp thứ nh́: Truyện ngắn. (Huy
chương bạc). Bậc cấp thứ ba: Thi ca. (Huy chương vàng). Vẽ xong th́ ḷng dạ đâm hồ
nghi, cái này e chỉ có người Việt mới thủ lănh. Ấy là chúng ta có quá nhiều thi sĩ chăng?
Bạn thử rà soát một ṿng, để mắt tới những trang ảo, thơ lấn át, chiếm gần toàn bộ
những thượng vàng hạ cám khác.” Vậy Hồ Đ́nh Nghiêm thật ra đang ‘đi lên’
hay ‘đi xuống’ trên cái tam cấp này?
HĐN: Căn nhà có ba cánh cửa đóng, ḿnh th́ chỉ có được mỗi một cái ch́a khóa để mở
“truyện ngắn”. Thứ tam cấp kia, bước không khéo là té chết chứ giỡn chơi à. Ḿnh sẽ
dành thời gian đầu tư vào lănh vực tiểu thuyết, c̣n thi ca, bậc cấp chót vót kia th́ ngó
lên đă muốn xây xẩm chóng mặt. Ḿnh vẫn quan niệm, tán tỉnh nàng thơ th́ chỉ có nước
từ chết tới bị thương. Ḿnh thủ phận liệu cơm gắp mắm, ăn dè ăn xẻn. Đi với “chân
dài” mang tên Thơ th́ duy chỉ một thành phần sánh đôi: Đại gia. Ḿnh đành gầm đầu đi
xuống.
TGT: Xét theo thời gian sáng tác, có lẽ Anh vẫn c̣n đang trong ‘tuần trăng mật’ với
Nàng Thơ. Hăy nói về Nàng.
HĐN: Nàng Thơ? Thú thật là ḿnh chẳng thích chữ nàng lắm. Có lần tṛ chuyện với nhà
văn Nguyễn Xuân Hoàng, cả hai đều đồng ư rằng chữ “Nàng, Chàng” nghe nó làm sao
ấy. Hơi bị sến. Trong những truyện ngắn của ḿnh, chả bao giờ ḿnh đụng tới, lôi vào, áp
đặt lên những nhân vật nữ cả. Thơ (viết hoa), theo ḿnh cảm nhận cô ấy đích thị là dân
Hoàng phái, là công chúa ngủ trong rừng. Ḿnh chẳng đủ tài cán để đánh thức cô ấy dậy.
Và thi sĩ Việt, những người hăm hở lớp lớp vào rừng làm kinh động hoa lá, có khả năng
lay gọi được giấc ngủ kia thoát khỏi triền mộng th́ e chỉ đếm trên đầu ngón tay, rộng
ḷng chút xíu th́ cúi mặt mà đếm luôn ngón chân. V́ ư nghĩ ấy, ḿnh phát hoảng khi nh́n
ngó có lắm người bạo gan giấn liều vào cơi u minh nhiều cạm bẫy nọ. Thế nào cũng có
khi họ sẽ đụng đầu với cọp beo mănh thú, ôm đầu máu trước khi ngó ra người đẹp vẫn
an nhiên vùi giấc sâu giữa rừng rậm. “Tuần trăng mật”, ừ cứ gọi thế cho thêm phần lăng
mạn, chứ ḿnh đă trao được chiếc nhẫn cầu hôn đâu. Lạy chúa, con là người có tội! Tôi
yêu em mà em nào có hay. Amen!
TGT: Cảm hứng để viết một bài thơ đến với Anh có dễ dàng không? Bài “Làm sao có
thể” (sangtao.org) nghe rất trơn tru, như thể Anh đang nói chuyện với Vi. Nhưng chắc lúc
xếp chữ lên trang th́ chắc không đơn giản?
HĐN: Bạn thấy trơn tru? Cám ơn bạn. Xếp chữ lên trang cũng đơn giản v́ ba đêm trước
ḿnh đă bỏ công “xoa dầu thoa mỡ” rồi. Thường, th́ ḿnh rất ngán đọc báo mạng trong
nước, v́ biết chắc hệ quả là ḿnh sẽ rất chi là bực bội. Nói kiểu Đỗ Kh là “có những bực
ḿnh tức không thể nói”. Thấy bên đó sao tới giờ này vẫn c̣n hành sử một cách quá ư lạc
hậu. Man rợ như một nhóm bộ lạc sống trong hang động. Ḿnh nghe tin cô Vi bị trấn lột,
bắt cởi truồng, đau như thể Vi là đứa em gái ḿnh vậy. “Làm sao có thể” được viết ra như
một xẻ chia, sau khi ḿnh cố trút bỏ những hằn học, cố nuốt đi cục nghẹn. Ḿnh cám ơn
chữ trơn tru bạn dùng là v́ vậy.
TGT: Cô Thơ và Cô Văn có đánh ghen nhau không? E rằng có. Anh giải quyết làm
sao?
HĐN: Có lẽ ḿnh sẽ theo Hồi giáo (kiếp sau). Ở chung với bảy (7) người vợ thuận thảo
dưới một mái nhà êm ấm (không ra chuồng heo mà nằm). Cơm lành canh ngọt chăn ấm
nệm êm chẳng sợ trái gió trở trời đêm hôm điện cúp, vân vân và vân vân. V́ sao lại loạn
ngôn như vậy? V́ kiếp này ḿnh biết cách phân thân, nay thăm em này mốt nghịch em
nọ. Nghiêm chỉnh th́ xin vắn tắc như vầy: Có những tấc ḷng mà khi treo lên phơi chẳng
thể nương nhờ tới truyện ngắn. “Làm sao có thể” là một ví dụ. Kiệm lời, cô đọng, xét
thấy chẳng thể rề rà vượt quá ngàn (1000) chữ. Cũng giống như trong một bài phỏng vấn,
ḿnh có tŕnh bày: Đôi lúc chữ viết nó thực dụng hơn hội họa. Bạn nói tới những niềm
đau chúng sinh đang phải hứng chịu th́ chắc chắn là bạn chọn bàn viết hơn là ngồi đối
mặt với khung bố, cọ màu. Lănh vực điện ảnh cũng vậy, chỉ biểu lộ bằng hành động,
bằng đối thoại, chứ diễn biến nội tâm, những thao thức dằn vặt trong ḷng người làm sao
tŕnh bày, “lộ hàng” lên những thước phim? Bạn đồng ư không?
TGT: Trong bài Phỏng vấn do Quỳnh Mai thực hiện trên Hợp Lưu (Thứ Năm, 24 Tháng
Hai, 2011), anh nói, “Tôi chọn truyện ngắn v́ tôi là người lữ hành trong túi không có
nhiều tiền. Tôi đi tàu hỏa và xuống ở sân ga gần nhất. Nói rơ ra, thời gian luôn ăn gian
với riêng tôi, nó hà tiện với tôi quá, chẳng dư thừa một phút giây. Lúc nào đến tuổi nghỉ
hưu, chắc tôi sẽ rộng thời giờ, tôi sẽ viết tiểu thuyết (bấy giờ biết có ma nào thèm đọc?).”
Vậy, bây giờ Anh ôm thêm Cô Thơ. Có phải đă biến ḿnh thành người lữ hành… cháy
túi không, chỉ đi bộ, không dám nghĩ đến lên xe lửa (v́ tôi mạn phép cho là một bài thơ
th́ có lộ tŕnh ngắn hơn một truyện ngắn)?
HĐN: Đúng vậy. Ḿnh là lữ hành cháy túi. Ḿnh đi bộ… trên từng cây số. Đếm cột điện,
ngó mây trời, nghe chim kêu. Lâu lâu tạt vào quán ven đường ngồi nghỉ chân, bàn bên
cạnh có mấy ông nhà văn cự nự: “Bọn làm thơ ép tụi ḿnh quá, cả tuần mươi ngày đôi
khi cả tháng mới viết xong cái truyện ngắn, trong lúc chúng nó cứ rặn lai rai từng ngày
một, chúng làm thơ y như đi đái!” Phải thế không? Đời nào, sai lầm tự căn bản do bởi
chúng ta cứ quen cái lối phát ngôn: Xuất khẩu thành thơ. Dân tộc Việt ai cũng có máu thi
sĩ. Không dám đâu. Chảnh cũng chừng mực nào đấy thôi. Trở lại cái vụ tam cấp, họ xếp
thi ca lên cao nhất bởi nó khó ăn nhất. Nó bảnh nhất trong các món “ăn chơi”. Ḿnh có
thể “đi đái” mỗi ngày tŕnh làng một hai bài, nhưng liệu nó có được xếp vào hạng mục
THƠ. Rắc rối siêu thực hậu hiện đại một cuộn chỉ rối nhức đầu lănh cảm hay thần phách
xiêu lạc sau khi đọc phải. Khó nói quá. Hoàn cảnh lắm bạn ạ! Ḿnh là lữ hành cháy túi,
chẳng phải ḿnh đang làm thơ, mà do bởi ḿnh ư thức ḿnh chẳng thể viết ra một bài thơ
ngó cho đườn được.
TGT: Cám ơn Anh kể chuyện t́nh. Hẹn gặp Anh trên đất thơ (văn).
Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện
http://www.gio-o.com/TrangDaiGlasseyTranNguyen.html
© gio-o.com 2013