VT VN CA CP

Trần thị LaiHồng

dịch The Tiger’s Stripes của Võ Đình*

 

Ngày xửa ngày xưa, bộ lông là niềm hãnh diện của cọp. Trong bóng cây rừng, dưới ánh trăng, toàn thân cọp là một khối vàng uy nghi uyển chuyển uốn lượn.

Nhưng ngày nay, cọp khoác những vệt đen vằn vện làm hỏng cả bộ mã óng mượt toàn hảo ngày nào. Với cọp, những vệt vằn vện đẹp đẽ đó ngó chẳng ra chi mà là dấu vết một trận đòn chí mạng. Tuy nhiên, rồi cọp cũng quen sống với những vệt vằn vện này. Và mỉa mai thay, những vệt vằn vện đó lại giúp cọp thêm dễ dàng trốn lẩn. Ẩn mình trong đám cỏ tranh hay náu thân sau lùm cây chằng chịt, cọp lẫn vào cây cỏ, chẳng thể nào thấy được.

Tuy nhiên, khoan vội nghĩ là hồi còn nguyên bộ lông thẫm vàng óng mà cọp lại ít đáng khiếp sợ hơn. Cọp nổi danh nhanh nhẹn, uy vũ, tàn bạo, và tham lam. Ai cũng biết sư tử no mồi chẳng buồn giết nữa. Nhưng cọp thì khi nào cũng sẵn sàng tấn công.

*

Chính con thú đó đe dọa cư dân một làng vùng núi nọ. Lâu nay dân làng sống yên ổn trong công việc hàng ngày, cho đến lúc nỗi hãi hùng bùng nổ như núi lửa. Chưa đầy một tuần, cọp về làng ba lần. Một con nghé, một con nghé nữa, rồi một con heo bự lần lượt biến. Dân làng sợ hãi, hoang mang. Con mãnh thú – dấu chân rất lớn rành rành để lại – hẳn là một con thú vô cùng xảo trá quỷ quyệt, nhanh nhẹn, và dũng mãnh. Tấn công lặng lẽ không gây tiếng động, vì lũ chó mọi khi vẫn canh gác cẩn mật thế, lại im hơi lặng tiếng khác thường. Những vòng rào tre bao quanh mấy căn nhà chẳng hề xiêu vẹo chút nào.

Một người dân làng lo mất gia súc, giận dữ đích thân canh thức cùng hai chàng trai khác đợi suốt đêm rình tên cọp sát thủ. Đối đầu ba tráng đinh giáo mác sắc nhọn, cọp rút chạy về rừng sau khi lẹ làng tàn bạo vồ một người. Nạn nhân vỡ sọ chết tức tưởi tại trận.

Từ đó, Vua Cọp – Chúa Sơn Lâm, Ông Hổ, Ông Ba Mươi, Ông Khái với vóc dạng gồ ghề – được cả làng nhắc nhở trong hãi hùng, khiếp sợ và căm hận. Và cọp tung hoành hùng cứ toàn vùng thung lũng.

 

Lâu nay Vua Cọp để mắt đến một con trâu mộng đen mập hàng ngày cày ruộng dưới sự điều khiển của một bác nông dân. Từ sau đám cỏ và bụi rậm trên đồi cao, Vua Cọp quan sát. Cọp chưa muốn vội tấn công. Cọp nghĩ: “ Nếu con trâu mộng to mập dường ấy có bộ sừng nhọn hoắc dường ấy coi bộ mạnh vậy để tui phải đắn đo suy đi tính lại trước khi vồ nó, thì tên lực điền dũng mãnh kia hẳn phải nguy hiểm lắm mới làm chủ sai bảo được con trâu chứ !”

Ngày lại ngày, Vua Cọp càng nôn nóng. Nhưng thay vì xuống núi tuôn vào cánh đồng liều một trân đẫm máu, cọp quỷ quyệt đủ khôn để vẫn ẩn mình chờ cơ hội.

 

Một buổi sáng, bác nông dân ra đồng như thường lệ, nhưng coi bộ bỏ quên vật gì ở nhà, để con trâu ở lại một mình trên ruộng. Từ xa, cọp chăm chú theo dõi. Một ý tưởng nẩy lóe trong đầu. “Ta sẽ xuống lân la thân thiện với con trâu, và sẽ bất thần chộp khi nó chẳng ngờ. Rồi ta sẽ dấu trâu trong bụi rậm.” Vừa nhẹ nhàng bước, cọp vừa nghĩ tiếp: “Và khi tên lực điền trở lại, ta sẽ “xử lý” hắn khi không còn con trâu để trông cậy !”

Uyển chuyển nhanh nhẹn, Vua Cọp đến gần trâu, cố làm ra vẻ tử tế dịu ngọt: “Bậu trâu ơi ! Nghe nè ! Tui đến với bậu không có ý làm hại bậu đâu. Tui chỉ muốn hỏi bậu mấy điều lâu nay cứ bận tâm hoài …”

Dầu khiếp đảm, con trâu hiền lành giữ bình tâm. “Ồ, ông bạn đó à ! Ông bạn Chúa Sơn lâm ! Thiệt tử tế hết sức ! Có chuyện chi tui làm được nào ?”

“Ơ bậu ơi !” Cọp nói, trong khi tiến thủ trong vị thế sẵn sàng thình lình nhảy vồ trâu, “Lâu nay tui ngưỡng mộ bậu lắm. Khỏe quá ! Siêng quá !” Cọp ngước mắt lên trời. “Thiệt tui không thể tưởng nổi làm sao bậu kéo cái cày nặng nề này được. Rồi cách bậu làm việc nữa ! Từ sáng sớm tửng bưng đến tối mịt chỉ nghỉ chút xíu vào trưa ! Tui nghĩ bậu thiệt tuyệt, tuyệt, bái phục bậu …”

Dầu khiếp hãi, trâu cũng khoái lắm. Đấy, chính Vua Cọp đứng trong bùn ruộng đích thân ca ngợi trâu, con vật kéo cày hèn mọn ! Nhưng trâu không quên cảnh giác. Hễ cọp nhích chân là trâu cũng nhích chân. Vua Cọp luôn luôn đối đầu với cặp sừng lớn cong vút, nhọn lễu, chĩa thẳng vào mặt.

Cọp lập lại: “Tui nghĩ bậu thiệt dễ nể. Có điều chẳng phải vì chủ của bậu, bác nông dân …”

Trâu lùi lại : “Chủ tui làm sao, hở ông bạn Vua Cọp?”

“Ờ … họ khoan họ rị, bậu ơi ! Tui nghĩ là bậu để ông ấy khai thác bậu cạn tàu ráo máng. Tui chẳng biết ông ta sẽ làm thế nào mà kéo cái cày nặng nề này nếu không có bậu giúp. Nhưng ông ta xử tệ với bậu, quá tệ. Hò tắt hò rì túi bụi ! Cứ ra lệnh riết ! Rồi cái roi tre trong tay ông ta nữa … Ông ta quất cố mạng vào mông bậu từng ba bước một ! Tàn nhẫn ! Hung bạo quá là ông chủ của bậu. Nếu tui là bậu thì …”

Nhưng cọp bị trâu ngắt lời. Trâu chẳng muốn nghe ai nói xấu ông chủ mình. Trâu ôn tồn: “Ông bạn lầm rồi. Ông ấy là một người tốt. Ông phải ra lệnh để tui biết mà đi chứ. Còn cái roi ông ấy dùng chẳng phải để đánh tui đau ! Da tui dày cộp nên cái roi ấy nhằm nhò chi ! Ngoài ra, ông ấy chăm sóc tui tử tế, cho tui rơm ăn và chuồng ở. Cố nhiên ông ấy là chủ tui vì ông có trí khôn.”

“Trí khôn ?” Vua Cọp nhảy nhổm lên, xích lại gần. “Trí khôn là cái chi chi vậy cà? Tui chưa hề nghe. Trí khôn ngó ra làm sao?”

Trâu ngúc ngoắc đầu, chĩa sừng ngay mặt cọp. “Tui không biết. Tui cũng chưa hề tận mắt thấy cái trí khôn ra làm sao cả. Nhưng tui biết ông ấy có trí khôn vì ai cũng nói thế. Họ nói vì vậy mà ông ấy rất có uy thế và minh mẫn. Nhân tiện lát nữa ông ấy trở lại đây, ông bạn có thể hỏi ông ấy về cái trí khôn.”

Tính tò mò của cọp nổi dậy. Lần này cọp không cẩn thận như mọi khi. Cọp quyết định đợi bác nông dân trở lại.

Vừa ló dạng từ khúc quanh đường làng, bác nông dân chạm mặt cọp. Nhưng từng được chỉ bảo cách ứng phó với tình hình như vậy, bác biết là không nên bỏ chạy.

Trâu cất tiếng gọi: “Ông chủ ơi ! Bạn tui đây là Ông Vua Cọp nè. Anh ta đòi coi cái trí khôn của ông ! Xin ông vui lòng cho anh ta coi cái trí khôn của ông đi !”

Cọp phụ họa theo: “Bác cho tui coi với nào ! Tui muốn coi cái trí khôn của bác, xin coi một lần thôi ! Có phải cái trí khôn giúp bác thông minh và có uy quyền không ? Sao tui chẳng có cái trí khôn đó ???”

Hoàn hồn sau cơn khiếp hoảng, bác nông dân giang hai tay lên: “Được ! Được ! Chào ông cọp ! Sao ông không tới sớm một tí trước khi tui chạy về nhà lấy mo cơm trưa ? Để tui biết mà đem cái trí khôn trở lại cho ông coi. Nó bự lắm nặng lắm không phải lúc nào cũng kè kè vác theo bên mình. Tui luôn luôn để trí khôn ở nhà.”

Cọp tiu nghỉu. Nhưng nỗi thất vọng của cọp không làm hắn quên mục đích xuống núi là làm thịt cả con trâu mộng mập ú và bác nông dân kia. Bây giờ cọp đứng gần chẳng thấy trâu mập người mạnh và nguy hiểm như nhìn từ xa. “Ta có thể vồ chúng ngay bây giờ, ngay trên thửa ruộng này!” Vừa nghĩ vậy, cọp vừa quật đuôi, sửa thế vồ mồi.

Bác nông dân nhanh nhẹn: “Ồ! Được rồi ! Được rồi ! Đừng ra bộ khổ sở vậy ông ơi ! Ông đã mất công từ rừng ra đây, tui không để ông về tay không chẳng thấy được cái trí khôn. Tui sẽ trở lại ngay tức thì !” Bác dợm chân, nhưng chưa được mươi bước, vội quay lại: “Chiều ý Ngài Chúa Sơn Lâm, tui sẽ về nhà lấy cái trí khôn. Nhưng tui không muốn để Ngài một mình với con trâu của tui. Ai phụ tui cày ruộng nếu Ngài ăn thịt con trâu của tui?”

Cọp gầm gừ phản đối chẳng có ý làm thịt trâu, nhưng bác nông dân quyết không rời bước. Bỗng bác hả hê vỗ đùi đen dét: “Được rồi! Nếu Ngài quyết tâm thấy cái trí khôn của tui cho kỳ được, thì Ngài hãy chịu khó để tui buộc Ngài vào gốc cây kia nhé? Có vậy tui mới chẳng lo chi về con trâu của tui.”

Vua Cọp đảo mắt nhìn bác nông dân rồi nhìn con trâu, rồi lại nhìn bác nông dân rồi lại nhìn con trâu. Coi chúng thiệt yếu hèn đối với cọp. Bây giờ có ông chủ, trâu trở lại hiền lành thuần thục. Trâu đứng đó, đầu hơi cúi xuống, mắt trầm tư đượm buồn. Cọp nghĩ: “Và cái anh chàng nông dân kia ! Cái anh chàng yếu đuối kia ! Ta phải thấy cái trí khôn của hắn mới được. Ta sẽ cướp cái trí khôn của hắn, rồi ăn tươi nuốt sống cả hai.” Quyết tâm xong, Vua Cọp bằng lòng nghe lời bác nông dân.

Bác nông dân bắt cọp đứng thẳng trên hai chân sau, úp bụng ôm sát thân cây gần đó, lấy giây thừng lớn trói vòng con vật vào thân cây. Vừa buộc chặt nút thắt cuối, bác tháo ngay cái cày khỏi lưng trâu, lấy hết sức lực thẳng cánh nện lên mình cọp. Cọp đau đớn giận dữ gầm thét vang làng chuyển xóm.

Cuối cùng, cọp vùng vẫy thoát được một chân sau, chống lên thân cây, gồng mình ráng sức bứt đứt giây trói. Nhưng thay vì quay lại vồ mồi, cọp cúp đuôi dông tuốt một mạch về rừng.

 

Kể từ đó cọp không còn như trước. Vì cố ráng vùng thoát, cọp đã làm những vòng giây trói siết chặt phát nhiệt nóng đốt xém bộ lông vàng thành những vệt vằn vện quanh mình.

Bây giờ cọp mới hiểu cái trí khôn của con người là gì, nên thêm quỷ quyệt và là kẻ thủ không đội trời chung với loài người, trở thành con vật chuyên giết người ăn thịt.

Chẳng bao giờ cọp rời hang núi lúc ban ngày để mầy mò quấy nhiễu đám gia súc và chủ của chúng. Bộ lông trên mình với những vết vằn vện luôn nhắc cọp nhớ đến mưu trí của loài người.

 

Xin bổ túc thêm phần cuối chuyện liên hệ đến con trâu, không có trong nguyên bản tiếng Anh.

Thấy chủ xử sự dùng trí khôn dạy một bài học để đời cho Vua Cọp, trâu khoái quá hả họng cười lăn cười bò, ngã bổ chửng vào gốc cây, va bập mõm vào tảng đá, gãy trọn cả hàm răng trên. Và từ đó, trâu không có hàm răng trên nữa. Cũng từ đó, ta có câu tục ngữ “chởm hởm như trâu mất hàm côi”**, ý chế nhạo chẳng có gì mất cả, vì vốn đã không có rồi.

 

* Nguyên bản tiếng AnhThe Tiger’s Stripes của Võ Đình, trong tập chuyện kể dân gian Việt Nam có minh họa The Toad is The Emperor’s Uncle/Con Cóc là Cậu Ông Trời, nhà xuất bản Doubleday & Company, Inc, Garden City, New York, 1970

** Côi có nghĩa là trên, tiếng Việt xưa, còn dùng tại vùng Thanh- Nghệ- Tĩnh và Quảng Bình/Quảng Trị/Thừa Thiên

 

 

 

A long time ago, the tiger’s coat was a source of great pride to him. In the shadows of the forest, under the moonlight, the great feline’s body was an undulating and powerful mass of glittering gold.

But today, he loathes the irregular black stripes which mar his once perfect fur. To him, these beautiful stripes look like nothing but the marks of a cruel slashing whip. Nevertheless, he has learned to live with them. And ironically, these very marks have made him even more elusive. Lurking in the elephant grass or crouching behind a thicket, the tiger, blending into his surroundings, is all but invisible.

Let no one think for a moment, however, that when the tiger’s coat was of a uniform golden brown he was any less fearsome. His reputation for swiftness and power, cruelty and greed was already established. It is well known that a lion which has just eaten never kill. The tiger, though, has always been ready for attack.

*

It was such an animal which had been terrorizing the population of a whole mountain village. The people had been living peacefully in their day-to-day routine when suddenly fear erupted like a volcano. In less than a week the tiger had visited their hamlet three times. A calf, another calf, then a prize pig disappeared. The villagers were afraid and puzzled. The large beast – his footprints were enormous – was a particularly cunning, swift, and strong one. The raids had taken place noiselessly, because the dogs, usually vigilant, had kept quiet. The bamboo fences surrounding the houses had remained undisturbed.

Afraid of losing any of his cattle, one man angrily mounted guard himself and, with two other men, waited all night for the killer. Confronted by three men armed with spears and swords, the tiger beat a quick retreat, but not before he had swiftly and savagely struck one of the men. The victim died of a fractured skull. By now, the Tiger King, so name for his huge size, had become the most feared and hated creature in the whole valley. There, he reigned supreme.

 

For quite some time, the Tiger King had had his eyes on a big black buffalo he saw almost every day, pulling the plow in the field for its master. From behind the grass and bushes of the hill, high above the village, the Tiger King often gazed down at the working team. But as yet, the Tiger wanted no battle with them. He thought, “If the big buffalo with his sharp horns seems so strong that I think twice before attacking it, how dangerous and powerful the man must be to remain its master!”

As the days passed the Tiger King became more and more impatient. Still, instead of going to the field and risking a bloody fight, he was cunning enough to remain hidden and wait for the right moment.

One morning the farmer came to his rice field as usual, but apparently having forgotten something, he disappeared after a moment, leaving his buffalo behind. From afar, the tiger watched all this. “I will go and try to make friends with the buffalo,” the Tiger King thought suddenly, “and strike him when he least suspects it. Then I’ll hide him in the bush,” he thought again, on the way down to the field, “and when the man returns, I will handle him without his buffalo’s help!”

Swiftly, the Tiger King approached the buffalo, trying to look as gentle as he could. “Listen, friend, I have come with no harmful intentions. I only want to ask you something which has been bothering me for some rime.”

Although frightened, the good buffalo remained calm. “Oh, it’s you, friend Tiger! How nice to see you! What is this that I can do for you?”

“Well, friend buffalo.” The tiger said, maneuvering himself all the while into a good place from which to leap at the unsuspecting buffalo. “I have been admiring you for a long, long time now. Your strength! Your industry!” The tiger raised his eyes toward heaven. “How you can ever pull this heavy plow is beyond me. And the way you work! From dawn to dusk with but a short, short break at noon! I think you are wonderful, friend buffalo, wonderful, admirable …”

Despite his fear, the buffalo was pleased. Here was the Tiger King himself, standing in the mud of the field, praised him, the lowly plow-piller! But he did not relax his guard. Every time the tiger moved, he, too, moved. The Tiger King always found the huge, curved, sharp horns facing him.

“I think you are admirable,” the Tiger King repeated. “If it were not for your master, the farmer –”

“What of my master, friend Tiger?” The buffalo inquired, somewhat taken aback.

“Well, now, don’t take offense, friend buffalo. I think you have been letting yourself be injustly exploited by that man. I don’t know what he would do to pull this heavy plow without your help. But he treats you badly, very badly. Go! Stop! Left! Right! All those orders! And that bamboo cane in his hand … He whips you every three steps you take! What a cruel, hard man! If I were in your place, I would …”

But the Tiger King was interrupted. The buffalo did not like to hear his beloved master abused.

“You are wrong, my dear friend,” he said to the Tiger King. “The man is as good as he can be. He has to give orders so I will know where to go. And his whip is not meant to hurt me! My skin is too thick for that wisp of bamboo! Besides, he is kind and gives me food and ahelter. And, of course, he is my macter because he has intelligence.

“Intelligence!” interjected the Tiger King, edging closer. “What’s that? I have never herad of it before. What does an intelligence look like?”

Shaking his head, the buffalo faced the tiger with hic horns. “I don’t know. I really don’t! I have never seen it myself. But I know he has it because people talk about it. They say that that’s why he is so powerful and clever. By the way, he will be back any moment now, and you could ask him about it yourself.”

The Tiger King’s curiosity was aflame. For once he was not as cautions as he should be. He decided to wait for the man’s return.

 

As soon as the farmer rounded the corner of the path, he came face to face with the tiger. But having taught what to do in such a situation, the man knew better than to turn on his heels and run.

“Master!” the buffalo called to him, “Here is my friend, Tiger. He asks to see your intelligence! Won’t you please show it ti him?”

The Tiger King chimed in: “Show it to me, Farmer! I want to see it, just for once. Is it true that it helps you to be clever and powerful? Why then haven’t I got it?”

Completely recoved now from the initial shock, the farmer threw his hands up: “Well, well, good morning Mister Tiger, sir! Why in heaven didn’t you come a bit earlier, before I went home to fetch my lunch? I certainly would have brought my intelligence back to show you. It’s too big and too heavy to carry around you know! I always leave it at home.”

The tiger was thoroughly disappointed. But his disappointment did not make him forget the the real reason he was there was to assault both buffalo and man. Now that he was seeing them at close quarters, they didn’t look as big and dangerous as they had from afar. “Perhaps I could try to take them on right here and now,” the Tiger King thought, and his tail began to quiver as it always did before an attack. … But quickly the farmer said to the tiger: “Oh, all right, all right! Don’t look so miserable, sir! Since you came here all the way from the jungle, I don’t want you to go back without having seen it. I’ll return in a moment.” Thereupon the farmer turned on his heel and started home. But before going to a dozen feet, he retraced his steps hurriedly and said to the tiger. “But look here! To oblige you I’m willing to go all the way home to get my intelligence. But I don’t want to leave you alone here with my buffalo. Who would help me plow my fields if you ate up my buffalo?” The tiger protested vigorously that he had no intention of doing so, but the farmer was adamant and refuse to leave.

Suddenly the man slapped his thigh triumphantly. “Well, if you want to see my intelligence so much, why don’t you let me tie you up to this tree here? Then I wouldn’t worry about my buffalo.”

The Tiger King looked at the man, then at the buffalo, then back at the man, then back at his buffalo. More than ever, they seemed so mild, so humble to him. Now that his master was back, the buffalo was behaving in his usual docile, gentle way. He was standing there with his head slightly bent down, his eyes thoughtful and sad. “And the farmer! That puny man!” thought the Tiger King. “I have to see this fellow’s intelligence. I will take it from him and then I will kill and eat them both.” Having made up his mind, the Tiger King agreed to the farmer’s proposal.

Making the tiger stand upright against the trunk of a nearby tree, the man began to encircle the animal with yards of strong rope. No sooner was the final knot tied than the farmer quickly unfastened the heavy plow from his buffalo, and with all his strength started to beat the captive tiger who roared in pain and fury.

Finally, maddened to the extraordinary strength, the Tiger King managed to get one of his hind feet against the tree and in one incredible push broke the strong binding rope. But instead of turning upon his intended victims, he ran desperately for his life.

*

The tiger has never looked the same. Having struggled so hard to free himself, he forced the rope to sear his fur, burning dark lines all over his body.

Because he knows now what man’s intelligence is, the tiger has become an even more treacherous and bitter enemy, an eternal “man-eater.” Never again will he dare come down from his mountain lair in daylight to molest the domestic beasts or their masters. His marred fur is always there to remind him of man’s cunning.