Trần thị LaiHồng

Tranh minh họa của Vơ Đ́nh

 

TRUNG THU

và NGÀY NHI ĐỒNG VIỆT NAM

 

 

NHI  ĐỒNG  TRONG  CA  DAO

 

                                                                                                      

Cội nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc nằm trong ca dao, kho tàng vô giá của văn học.  Theo định nghĩa của Ban Văn học Hội  Khai Trí Tiến Đức, qua tập Việt Nam Tự Điển do Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội  năm 1931, ca dao là những câu hát phổ thông trong dân gian: ca là những bài hát thành khúc, dao là những câu hát ngắn độ một vài ḍng.

 

Xưa Đức Khổng Tử suốt đời chu du thiên hạ mong gặp cơ hội thực hành chính giáo giúp người đời sống an b́nh hạnh phúc, nhưng đă gặp từ thất vọng này tiếp thất vọng khác, ngót bảy mươi lui về quê cũ dạy học, sọan kinh sách, san định Kinh Thi, là tập sách ghi lại những bài thơ dân gian, hầu hết tác giả khuyết danh, tức là những bài ca dao.  Vị thầy của hàng vạn thế hệ - Vạn Thế Sư Biểu - cuối đời đă quyết dùng nghệ thuật thi ca hạ tầng cơ sở để giúp người đời tu thân tạo đức, xây dựng căn bản gia đ́nh, xă hội và nhân loại.

 

Rằm tháng Tám âm lịch, Trung Thu, Ngày Nhi Đồng Việt Nam, nghĩ đến những thế hệ trẻ mới ra đời, vừa vào đời, vừa có gia đ́nh và sẽ tiếp nối ḍng dơi giống ṇi, lần giở kho tàng văn hóa dân tộc trong ca dao, sưu tầm đặc biệt những câu liên hệ đến trẻ thơ, tôi ước mong góp phần giúp giới trẻ có cơ hội tiếp nối truyền đạt và ǵn vàng giữ ngọc. Bài này gồm hai phần: Ca dao qua những điệu ru, và những tṛ chơi trẻ con qua ca dao , đồng dao.

 

 

ĐIỆU RU CA DAO

 

Tôi yêu tiếng nước tôi

Từ khi mới ra đời

Mẹ hiền ru những câu xa vời

ạ à ơi …  tiếng ru muôn đời …                             

 (Phạm Duy, T́nh Ca)

 

 

 

 

Điệu ru ca dao với âm hưởng tiếng mẹ là cánh tay yêu thương âu yếm ôm ấp, là tấm chăn ấm áp ấp ủ, là làn gió mát dịu dàng mơn man, mang ước vọng trang bị tâm thức trẻ thơ từ khi vừa mới chào đời, thấm nhuần cách ăn lối ở, hiểu biết cách xử thế, trau dồi ư chí và nghị lực, để khi trưởng thành có thể sống trong thanh thản an b́nh hạnh phúc.

 

Thế giới tràn đầy điệu ru, từ những bộ lạc bán khai khuất lấp sau những cánh rừng già hoang vu, cho đến những quốc gia xưa cổ có nền văn minh sáng chói quanh Địa Trung Hải, Đại Tây dương, Ấn Độ Dương hay Thái B́nh Dương, và ngay cả đến những quốc gia văn minh hiện đại với vũ khí hạch nhân và hỏa tiễn liên hành tinh liên lục địa.

 

T́m hiểu về những điệu ru, được biết măi đến cuối năm 1930, nước Anh mới bắt đầu ghi nhận giá trị những điệu ru con và cố công thu thập, khuyến khích thực hiện. Từ bấy đến nay, có rất nhiều băng cũng như đĩa nhạc ru con.  Bài ru gốc Đức nhạc Brahms tựa đề Brahm’s Lullaby bắt đầu bằng Guten Abend, gute Nacht … lời ru ca ngợi hương sắc hoa hồng hoa huệ và nói đến những thiên thần che chở trẻ thơ yên ngủ giấc lành. Đĩa nhạc Lullaby Magic của Joanie Bartels cũng hát những lời ca tụng thiên nhiên, ca tụng trăng sao theo nhạc cổ điển Morart, Brahms, và nhạc rock The Beatles …  Đĩa Honest Lullaby của Joan Baer có nhắc nhở xưa được mẹ ru, hoặc nói về t́nh thương yêu của mẹ. Nhưng phải xác nhận không quốc gia nào có những điệu ru ca dao phong phú như tại Việt Nam.

 

Chỉ có trẻ sơ sinh Việt Nam khi vừa mở mắt chào đời đă được chính người mẹ và những người thân trong gia đ́nh dẫn dắt vào ḍng văn học dân gian bằng những điệu ru đong đưa theo vơng nôi kẽo kẹt.  Nghệ thuật thi ca bắt nguồn từ văn hóa mẹ được truyền đạt, d́u dắt tâm hồn trẻ thơ vào nền giáo huấn căn bản của con người, thấm đậm vào tâm thức vào tim óc vào máu thịt vào hơi thở vào giọng cười hạnh phúc và cả tiếng khóc đau thương.

Qua lời mẹ ru, trẻ vỡ ḷng t́nh yêu quê hương :

 Ạ ơi ời …  à ơi

Con chim bay lưng trời c̣n có tông có tổ

Con cá lội giữa ḍng nước vẫn có lổ có hang

Người trên đời có tổ quốc giang san

Tinh thần ư chí phải nhịp nhàng với non sông

Uống nước ta phải nhớ nguồn

Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dày

 

Và tri ân những anh hùng liệt nữ có công giữ ǵn đất nước :

Ạ ơi ời … à ơi …

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn Tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mă xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành

Đô kỳ đóng ở Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đ́nh nước ta

Ạ ơi ời … à ơi …

 

Ru con, con ngủ an lành

Cho mẹ gánh nước rửa bành con voi

Ạ à ạ ơi …

Muốn coi lên núi mà coi

Noi gương bà Triệu cỡi voi đánh cồng …

 

Qua lời ru, mẹ dạy con t́nh đồng bào :

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn …

đạo nghĩa làm người con hiếu thảo :

Ru hời ru hỡi là ru…  à ơi  ...

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi ḷng con ơi !

 

 

 

 

Mẹ ngồi ru con, đong đưa vơng buồn giọt lệ rưng rưng tự nhắc ḿnh về ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục :

Có con, mẹ nghĩ thương thay

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau …

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ  …

 

Mẹ than thở với con thơ :

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau chín chiều

 

Qua lời mẹ ru, trẻ biết cảnh gia đ́nh có cha đi xa :

Đêm khuya trăng tà, mẹ ru con ngủ … ạ à ạ ơi …

Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười

Thương con, mẹ tưởng như đời nở hoa … ạ à ạ ơi …

Sương nắng miền xa, con ơi, cha con sương nắng miền xa

Mong sao con trẻ quê nhà được vui …

 

Mẹ thở than cùng con :

Ru con, con ngủ cho rồi

Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi mẹ than

Miệng ru mắt nhỏ hai hàng

Nuôi con càng lớn mẹ càng lo thêm …

 

Con c̣ mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao !

Ông ơi, ông vớt tôi nao

tôi có ḷng nào ông hăy xáo măng

Có xáo th́ xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau ḷng c̣ con …

 

Cái c̣ cái vạc cái nông

Sao mày dậm lúa nhà ông hỡi c̣

Không không tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin th́ ông đi dôi

Mẹ con nhà nó c̣n ngồi đây kia …

 

Bài ru con được phổ biến rộng răi trong Nam c̣n kèm điệu đàn bầu thiết tha áo năo :

Gió mùa Thu, mẹ ru con ngủ

Năm canh chầy, là năm canh chầy, thức đủ vừa năm

Nín, nín đi con !  Con nín, nín đi con !

Con hỡi, con là hời !

Con hỡi con hời !

Hỡi chàng là chàng à ơi !

Hỡi người là người à ơi !

Em nhớ tới chàng !  Em nhớ tới người !

Hăy nín, nín đi con !  Hăy ngủ, ngủ đi con !

Con hỡi con hời …  Con hỡi con hời …  hỡi con !

 

 

 

 

Ngoài mẹ hiền, trẻ thơ c̣n được bà nội bà ngọai truyền ru để biết nết ăn thói ở trong gia đ́nh :

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

Bắt được mười tám mười chín con trê

Cắm cổ lôi về cho cái ngủ ăn

Cái ngủ mày ăn chẳng hết

Để dành đến Tết mồng ba …  à ơi à … à ạ ơi …

 

À ơi …  cái ngủ mày ngủ cho say

Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày …

 

Bà nội bà ngọai cũng ru cháu bằng những lời nhắc nhở :

Ạ à ơi … ơi à ạ ơi …

Có cha có mẹ th́ hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt giây

Đờn đứt giây c̣n xây lại nối

Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi

Mồ côi khổ lắm con ơi

Đói cơm không ai giúp, lỡ lời chẳng ai bênh !

 

Ạ ơi ời … ạ ời ơi …

C̣n cha gót đỏ như son

Mất cha gót mẹ gót con lấm bùn

 

Ru hời ru hỡi là ru …

Mất cha con cũng u ơ

Mất mẹ con cũng bơ vơ một ḿnh

 

Cũng có những trường hợp ông nội hay ông ngọại tiếp lời ru nhắc nhở :

Non kia ai đắp nên cao

Sông kia ai bới ai đào mà sâu 

 

Ông ru cháu là dịp truyền đạt ư chí quật cường vững ḷng yêu thương quê cha đất tổ, không ai có quyền chia cắt đất nước cho ngọai bang hoặc chia rẽ chủng tộc :

Nước non là nước non nhà

Ai chia được nước ai dời được non

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

 

 

 

 

Và công lao sinh thành dưỡng dục :

Trứng rồng lại nở ra rồng

Hạt thông lại nở cây thông rườm rà

Có cha mẹ mới ra ta

Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng

Khôn ngoan nhờ đức cha ông

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm

 

Ông  khuyên bảo cháu trai :

Làm trai đứng ở trên đời

Sao cho xứng đáng giống ṇi nhà ta

Ghé vai gánh vác sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

 

Làm trai cố chí lập thân

Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa

Nên ra tay kiếm tay cờ

Chẳng nên th́ cũng chẳng nhờ cậy ai

 

Và cháu gái cháu trai đều dược dạy :

Đă sinh ra kiếp ở đời

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tṛn

Gái thời trinh tĩnh ḷng son

Sớm hôm ǵn giữ chẳng c̣n chút sai

ạ à ạ ời ơi …

Trai lành gái tốt ra người

Khuyên răn trong bấy nhiêu lời cho chuyên

 

Ông dạy cháu :

Ru hời ru hỡi là ru …

Thói thường gần mực th́ đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người

Những người lêu lổng chơi bời

Cùng là lười biếng ta thời tránh xa

 

Và tinh thần trách nhiệm :

Ai ơi đă quyết th́ hành

Đă đốn th́ vác cả cành lẫn cây

 

Ai ơi đă quyết th́ hành

Đă đan th́ lận tṛn vành mới thôi

 

Và t́nh đoàn kết :

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên ḥn núi cao

 

Nhiều ông nội ông ngọai lại lẩy Kiều hoặc tập Kiều khi ru cháu, vừa dạy dỗ vừa tỏ bày tâm sự :

À ơi ới …  à ạ ơi …

C̣n non c̣n nước c̣n dài

Nắng mưa thui thủi quê người một thân

Đoái trông muôn dặm tử phần

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa …

À à ơi …ới à à ơi …

Xót thay chiếc lá bơ vơ

Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong !

Bốn bề bát ngát mênh mông

Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau

Bốn phương mây trắng một màu

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà

À à ơi …

Từ phen chiếc lá ĺa rừng

Con tằm đến thác cũng c̣n vương tơ

Ru hời ru hỡi là ru …

 

Những câu ḥ ru c̣n chịu ảnh hưởng thời cuộc.  Đặc biệt là những ông nội ông ngọai từng sống dưới chế độ cộng sản, từng vào tù cải tạo, từng bị đày kinh tế mới, từng bị hạn chế từng cái ăn cái mặc, từng bị cướp đọat nhà cửa, và nhất là bị tước đọat mọi tự do.  Vẫn những điệu Kiều lẩy :

Trăm năm trong cơi người ta

Ở đâu cũng được đi ra đi vào

Xa xôi như xứ Bồ Đào

Người ta cũng được đi vào đi ra

Đen đủi như Angola

Người ta cũng được đi ra đi vào

Chậm tiến như ở nước Lào

Người ta cũng được đi vào đi ra

Chỉ riêng có ở nước ta

Người ta chẳng được đi ra đi vào !

 

Bắt phanh trần, phải phanh trần

Cho may-ô, mới được phần may-ô !

 

Ông ru cháu mà nhắc nhở sách lược học tập cải tạo dưới chế độ cộng sản :

Nước ta chẳng có nhà tù

Chỉ ṭan trường học tít mù rừng sâu

Học cho trắng xóa mái đầu

Thân làm phân bón tưới màu cỏ hoa

Học cho tan cửa nát nhà

Biến thành dă thú mới ra khỏi trường !

 

Tội chi chẳng biết tội ǵ

Sáng ra lănh củ khoai ḿ ăn chơi !

 

Lời ru của ông không quên nhắc cháu về ḥan cảnh đất nước :

Ngày đi, Đảng bảo Việt gian

Ngày về th́ Đảng chuyển sang Việt Kiều

Chưa đi :  phản động trăm chiều

Đi rồi : thành khúc ruột yêu ngàn trùng !

Trốn đi, Đảng bắt đến cùng

Trở về, mời gọi, săn lùng đô-la

Đảng xưng ân đức bao la

Làm Bác thằng đểu, làm cha thằng lừa !

 

Ngày xưa chửi Mỹ hơn ai

Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa !

Ngày xưa đánh Mỹ không chừa

Ngày nay con cái lại lùa qua đây

Ngày xưa Mỹ xấu đảng hay

Ngày nay đảng ngửa hai tay xin tiền !

 

Và nhại thơ Phan Khôi :

Làm sao cũng chẳng làm sao

Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi !

Làm chi cũng chẳng làm chi

Dẫu có làm ǵ cũng chẳng làm sao !

 

Bác Hồ nói chuyện sửa sai

Sai th́ cứ sửa, sửa rồi lại sai !

Đảng ta th́ rất anh tài

Đỉnh cao trí tuệ sai hoài vẫn sai !

 

Sửa sai rồi lại sửa sai

Sửa th́ cứ sửa sai th́ cứ sai !

 

 

 

 

Hết lẩy Kiều, ông  lại lẩy Cung Oán :

Phong trần đến cả sơn khê

Tang thương đến cả hoa kia cỏ này

 

Và lẩy cả … ca dao :

Ngang lưng th́ thắt phương châm

Đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương

Chân mang đôi dép lập trường

Đi ḥai chẳng biết con đường là mô !

 

Có con mà gả chồng gần

Nửa đêm xe đạp mang phần cho cha

Có con mà gả chồng xa

Tháng tháng nó gửi đô-la ḱn ḱn !

 

Niềm ước ao ông gửi cháu qua lời ru :

Bao giờ Đảng mới hết hành ?

Bao giờ Đảng mới trung thành v́ dân ?

Bao giờ dân có cái ăn ?

Bao giờ Đảng chết … để dân ăn mừng ???

 

Bao giờ độc đảng thành đa

Bấy giờ nước Việt thật là tự do

Bao giờ xác Bác thành tro

Bấy  giờ dân Việt thôi lo, hết buồn !

 

Lời lẩy Kiều ư nhị thú vị nhất tôi được nghe một ông ngọai ru cháu là :

Trăm năm trong cơi người ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Ơi à ơi … à là ơi …

 

Thường thường bà và mẹ bận công việc, con gái có nhiệm vụ giữ em và con chị c̣n nhỏ cũng biết ru những lời dỗ dành năn nỉ :

Ạ ơ ời  …  à ơ ơi…

Nam nhi đứng ở trên đời

Thông minh tài trí là người trần gian

Ngoan ngoan, ngoan thật là ngoan

Em thơ chị ẵm, em ngoan chị bồng

Bông bỗng bống bồng bồng bông

Lớn lên em phải ra công học hành

Tinh tĩnh tính tinh là t́nh tinh

Chớ nên học thói vô t́nh hỡi ai

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan

Ngoan ngoan, ngoan thật là ngoan …

 

Em chưa ngủ v́ thiếu sữa mẹ :

Ơ ầu ơ …  em tôi khát sữa bú tay

Ai cho bú thép một ngày mang ơn

(ghi chú bú thép = bú nhờ)

 

Qua lời ru, chị mượn em để nói những ước mơ  :

Em tôi buồn ngủ buồn nghê

Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà

Buồn ăn bánh đúc bánh đa

Buồn ăn khoai nướng cùng là bánh trôi

Ơ ầu ơ ớ ầu ạ ơ …

 

Ơ ầu ạ ơ …

Gió đưa gió đẩy

về rẫy ăn c̣ng

về sông ăn cá

về giồng ăn dưa …

 

Ầu ơ …  Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

 

Chị trẻ con nên c̣n giọng con trẻ :

Con mèo mà trèo cây cau

À ơi ới à mèo… à ơi

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối để giỗ cha chú mèo

Ơi mèo là mèo… à ơi  …

 

 

 

 

Ví von tương thân tương trợ :

Con c̣ chết rũ trên cây

Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rượu say đà

Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần

Chào mào th́ đánh trống quân

Chim chích mặc quần vác mơ đi rao …

Con quạ tha lá lợp nhà

Con cu chẻ lạt con gà dựng phên

 

Và thắm thiết đẫm t́nh :

Chị ngă th́ em phải nâng

Đừng thấy chị ngă mà em bưng miệng cười

Khôn ngoan đối đáp người ng̣ai

Gà cùng một mẹ chớ ḥai đá nhau

À ơi à ơi ời à ơi …

Em ơi, anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em ḥa thuận hai thân vui mừng

À ơi …

Đắng cay cũng thể ruột rà

Ngọt ngào cho lắm nhưng là người dưng

 

Con chị dại, có khi chẳng biết dỗ em, đành ngỏ lời năn nỉ vỗ về thương yêu :

Ru em, em hăy nín đi

Kẻo mà mẹ đánh em th́ em đau

Em đau chị cũng buồn rầu

Bé mồm bé miệng kêu đâu bây giờ …

 

Chị mượn lời ru em để tỉ tê với mẹ :

Mẹ ơi chớ đánh con đau

Để con đi bắt ốc hái rau mẹ nhờ …

 

Đó là giọng Bắc.  C̣n trong Nam, cô chị cũng cùng tâm trạng :

Ầu ơ … ơ ầu ạ ơ …

Má ơi đừng oánh con goài

Để con đi câu cá nấu canh xài má ăn

 

Ầ ơ … Má ơi!  Con dzịch chết ch́m

Tḥ tay dzớt nó, con cá ḱm nó cắn con !

 

Cô chị miền Trung cũng ḥ ru em. Đặc biệt miền Trung từ Thanh Hóa vào Thừa Thiên là vơng nôi Việt cổ, nên nhiều câu ḥ mang nặng dấu ấn từ ngữ Việt xưa có khi khó hiểu đối với những vùng khác.

 

Cô chị lớn ru em:

Hai tay cầm bốn tao nôi

tao thẳng tao dùi,  tao nhớ tao thương

Tao th́ báo bổ hai thân

tao th́ kết nghĩa Châu Trần với ai …

(Ghi chú tao = giây treo nôi)

 

 

 

 

Bài ru em của người Mường Thanh Hóa :

Rú ru là răy là ru 

Tảy cho lâu lâu

cho chú đi bắn

bắn chim mi ăn trái đào

bắn chim tao ăn trái mận

bắn chim lấm tấm ăn ở lưng tâu

bắn chim kỳ chim cu ăn mạ

chó sủa chi nhao nhao

chó sủa con trai ng̣ai sông vô t́m mái

t́m mái th́ t́m nơi xa

Một chum cà hai ba nụ bông kế

Bận áo lễ nhà ngài chẳng cho

Chơi trai nhởi mái th́ đi cho xa

Nhởi trên nhà được ba dùi đục

Nhởi dưới cươi được chục cọc rào

Nhởi bến sào được ba cơn nứa

Nhởi dưới tỉnh được bốn cây gươm

Nhởi về đất Mường ăn thương ở lợi, út ơi !

Bọ mạ giục làm cửa làm nhà đàng phương xa có lợi …

(Ghi chú tảy = ngủ;  chim mi=lọai chim két nhiều màu; chim tao = chim sẻ màu mốc xám hoặc đen; chim lấm tấm = chim cu cườm; tâu = trâu; chim kỳ = chim cu đất; mái = gái; kế = một loại cà dại; ngài = người; nhởi = chơi; cươi = sân; cơn = cây)

 

 

Vùng Thừa Thiên với những địa danh chợ búa trong vùng :

Ru em cho théc cho muồi

Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi Chợ Quán Chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ mua trầu Chợ Dinh

Chợ Dinh bán áo con trai

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim …

Kim găm ḥ áo mất rồi

Tiếc công mẹ đă đứng ngồi chọn kim

(Ghi chú théc = ngủ; muồi = say)

 

Chị cũng bắt chước người lớn ru câu t́nh ca :

Ạ ơi ời à ạ ời ơi …

Chàng về thiếp một theo mây

Con thơ ở lại chốn nầy ai nuôi ?

(Ghi chú  mây = với)

 

Nhưng bản tính trẻ con lại nghịch ngợm nổi dậy :

Ai nuôi con trống gà vàng

Nửa đêm dậy gáy cho chàng thức khuya ?

À ơi ới … chàng ơi !

Thức khuya dậy sớm cho quen

Đổ than vô bệ để tập rèn với em !

 

Chị đổi giọng :

À ơ …  Con chim nho nhỏ

Cái lưng nó đỏ

Cái mỏ nó vàng

Nó kêu người ở trong làng

Đừng tham lănh lụa phụ phàng vải bô

 

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

 

Chim quyên hút mật bông quỳ

Nam kỳ lục tỉnh thiếu ǵ gái khôn

Con gái khôn lấy nhầm chồng dại

Như bứt bông hoa lài cắm …  bại cứt trâu !

 

Chị cũng có khi lên tiếng ngỏ lời khuyên dạy :

Ạ ơi ời …  ạ à ạ ơi …

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng, cũng ḥai ngọc đi

Con người ta có khác ǵ

Học hành dốt nát ngu si hư đời

À ơi ới … à ạ ơi …  Ru hời ru hỡi là ru …

 

Những điệu ḥ trong kho tàng ca dao tưởng không bao giờ kể hết. Một bài viết nhỏ chẳng đủ tầm vóc ghi nhận, phần bị lăng quên hoặc thất lạc trước đà văn minh vật chất, nhất là làn sóng phi dân tộc của cộng sản.  Nhưng mấy trang trích dẫn cũng đủ thấy sức mạnh vơng nôi điệu ru tiếng mẹ à ơi đă hà hơi truyền đạt căn bản giáo dục vào tâm hồn trẻ thơ ngay khi mới vào đời.  Sứ mạng của mẹ là đưa con vào vơng nôi văn hóa mẹ.

 

Quốc gia văn minh vật chất như Hoa Kỳ có phong trào khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, ru con bằng lời mẹ, hay ít nhất cũng dùng những băng hoặc điă nhạc ru con.  Ứơc mong sao các trung tâm băng đĩa Việt Nam, các ca sĩ trong cũng như ngoài nước, nghĩ đến việc thực hiện những tác phẩm Ru Con Bằng Tiếng Mẹ, để giúp trẻ có một căn bản giáo dục vững mạnh từ nguồn văn hóa dân tộc.

 

 

 

Trần thị LaiHồng

Hoa bang, tháng 8-2007

 

 

Kỳ sau :  ĐỒNG  DAO và TR̉ CHƠI

 

Tài liệu tham khảo :

-         Doăn Quốc Sỹ, Tuyển tập Văn chương Nhi đồng, Sáng Tạo, Saigon 1969

-         Joanie Bartels, Lullaby Magic, Discovery Music, 1980

-         Lullaby, a Collection, Music for Little People, 1994

-         Lư Nhất Vũ - Lê Giang, T́m hiểu Dân ca Nam bộ, Nhà Xuất bản TPHCM, 1983

-         Minh Hiệu, Tục ngữ Dân ca Mường Thanh Hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1999

-         Ôn Như Nguyễn văn Ngọc, Tục ngữ Phong dao, NXB Vĩnh Hưng Long, Hà Nội, 1928

-         Ôn Như Nguyễn văn Ngọc, Thi ca B́nh dân Việt Nam, NXB Sống Mới, Saigon, 1978

-         Nguyễn Hữu Ba, Dân ca Việt Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục, Saigon, 1961

-         Nguyễn Ngọc Phách, Việt sử Đương đại qua 200 câu Vè Bất hủ, tác giả ở Melbourne, Australia và Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2007

-         Nguyễn Tấn Long - Phan Canh, Đất Lề Quê Thói, NXB Sống Mới, Saigon, 1970

-         Nguyễn Trúc Phượng, Văn học B́nh dân, Nhà Sách Khai Trí, Saigon, 1964

-         Nguyễn văn Vĩnh, Trẻ Con Hát Trẻ Con Chơi, NXB Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943

-         Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật, Kho Tàng Ca Dao Người Việt, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1995

-         Trương Tửu, Kinh Thi Việt Nam, Tủ Sách Văn hóa Hàn Thuyên, Saigon, 1940, Xuân Thu tái bản,Houston, TX, Hoa Kỳ

-     Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ và Dân ca Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956

 

 

© 2007 gio-o