Mỵ Nương đánh trống đồng Ngọc Lũ,

tŕnh diễn tại Indianapolis, tháng 8, 2010. 

Y phục do Trần thị LaiHồng vẽ kiểu

 

 

 

Giỗ Tổ Hùng Vương

 

THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Bài nói chuyện của Trần thị LaiHồng

nhân Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Florida, 9 tháng 4, 2011

 

 

 

Giở trang sử cũ, thời đại Hùng Vương nằm trong huyền thoại , không có văn bản sử liệu hoặc dấu tích, chứng tích, ngoại trừ một số sách viết về truyền thuyết và thần tích, và một số sách sử của Trung Quốc và sách sử ta viết về sau này, dựa trên sách sử Tàu.

 

Sách sử Trung Quốc đầu tiên nhắc đến nước ta là bộ Sử kư Tư Mă Thiên, viết vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, có nói về Âu Lạc và Tây Âu Lạc. Âu Lạc là một vùng rộng lớn phía Nam sông Dương tử, c̣n gọi là Đông Âu Lạc, trong đó có Lạc Việt.

Sang thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, có cuốn Hán Thư của Ban Cố, lần đầu tiên nhắc đến người Lạc Việt.  Kế đó là bộ Hậu Hán Thư của Phạm Việp, có nhắc đến Hai Bà Trưng con gái Lạc tướng Mê Linh, ḍng dơi Hùng Vương.

 

Hùng Vương đầu tiên được ghi nhận trong sách sử Trung Quốc  là cuốn Giao Châu Ngoại vực Kư Quảng Châu Kư, viết vào thế kỷ thứ IV và V sau Tây lịch, nhưng đă thất truyền, chỉ c̣n lại một số đoạn trích dẫn trong các sách khác của Tàu, như Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên  và Cựu Đường Thư, một bộ chính sử đời nhà Đường, thế kỷ thứ X sau Tây lịch.

 

Cuốn Thủy Kinh Chú có viết rằng Đất Giao Chỉ xưa ẩm thấp, dân cư cày bừa sinh sống.  Có Lạc vương và Lạc hầu cai trị những Quận, Huyện.  Mỗi huyện có Lạc tướng.

 

Ngoài ra, có cuốn sử Thái B́nh Quảng Kư  ghi chép rằng “ Đất Giao chỉ rất ph́ nhiêu, nhiều dân di cư từ Nam Trung Quốc đến khai khẩn lập thành những cánh đồng gọi là Hùng Điền và dân th́ gọi là Hùng Dân, có một chúa gọi là Hùng Vương.  Hùng Vương có những viên chức phụ việc, gọi là Hùng Hầu…”

 

Tất cả những sách sử vừa kể đều của Trung Quốc, chỉ viết sau khi nước ta đă thành h́nh quanh vùng châu thổ sông Hồng, nhưng phần nước ta hồi đó chưa hề có sử sách riêng ghi chép lại.

 

Măi đến thế kỷ 14 mới có những sách ghi lại truyền thuyết và thần tích như Việt điện U Linh Tập của Lư Tế Xuyên, viết năm 1329, thế kỷ 14,  ghi lại những nhân vật lịch sử linh ứng, như Hai Bà Trưng, như Phùng Hưng Bố Cái Đại vương… nhưng không nhắc đến Vua Hùng. 

Riêng cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết năm 1492, thế kỷ 15,  mới có nhắc nhở về họ Hồng Bàng, về nước Văn Lang, người Văn Lang (Văn là xâm), về tục xâm ḿnh,  vẽ h́nh giao long trên người lúc hành nghề đi biển, để các loài thủy tộc, nhất là thuồng luồng, tưởng là đồng loại mà không giết hại. Người  Văn Lang biết phạt nương đốt cây làm rẫy, sản xuất gạo nếp, biết giă gạo, nấu trong ống tre ống bương, tóc cắt ngắn, lấy vỏ cây làm áo che thân, đan cỏ tranh làm chiếu, nam ở trần đóng khố, nữ che ngực và mặc váy.  Biết dùng trống kiểu như cái cối.  Sinh con lấy lá chuối mềm lót nằm, biết trồng trọt chăn nuôi và săn bắn.

 

Tập An Nam Chí Lược của Lê Tắc,  tập Đại Việt Sử Lược  đời nhà Trần có viết rơ là thời nhà Chu, năm 696 trước Tây lịch, có Vua Hùng cai trị nước Văn Lang, là một bộ tộc thuộc Bách Việt mà Tàu không thể xâm chiếm và đồng hóa.

 

Tập sử được coi là giá trị nhất quư báu nhất  là Đại Việt Sử kư Toàn Thư một bộ biên niên thời cuộc, ghi chép lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng trong truyền thuyết cho đến năm 1675.  Đại Việt Sử Kư Toàn Thư biên soạn từ cuối thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVII, tức là suốt cả 4 thế kỷ.

Tham gia đóng góp thực hiện Đại Việt Sử Kư Toàn Thư  có Quốc Sử Viện từ đời Trấn đến đời Lê và nhiều nhà sử học danh tiếng nhiều thế hệ như  sử thần Ngô Sĩ Liên,  Lê Văn Hưu, Lê Hy, Vũ Quỳnh…  Có thể coi Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là bộ sử mẹ, thâu tóm và hội nhập nhiều bộ sử con, đúc kết nền sử học cổ truyền ViệtNam trong thời sơ khai, h́nh thành và phát triển.

 

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư viết bằng chữ Hán, là Bản in Nội các Quan bản, mộc bản khắc năm 1697, được dịch sang tiếng Việt, xuất bản tại HàNội, do Liên Hiệp quốc bảo trợ ấn hành, và duyên may, chúng tôi có được một tập.

 

Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư,  Vua Hùng Vương thứ nhất là con của Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ, trong huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên.  Lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Văn Lang nay gọi là  Phong Châu, huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ.  Tỉnh Phú Thọ có Núi Nghĩa Lĩnh và Đền Hùng, mỗi năm đều có Lễ Hội tưởng niệm công đức Hùng Vương.

Nước Văn Lang xưa, theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đ́nh bên Tàu, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam.  Văn Lang có 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, B́nh Văn, Tân Hưng, Cửu Đức. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng vơ gọi là Lạc Tướng . Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Quan coi việc gọi là Bồ Chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương.

Thời Thành Vương nhà Chu bên Tàu [1063-1026 TTL], thế kỷ thứ 11 trước Tây lịch, nước Văn Lang ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rơ vào đời Hùng Vương thứ mấy), xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng.

Sử ghi 18 đời Hùng Vương, ư nói nhiều đời, và con số 18 với người Á Đông là con số hên, 9 nhân 2, dùng chung cho một số lớn, chứ không phải chỉ có 18 đời Hùng Vương. Cũng như chữ Bách Việt dùng chung cho nhiều bộ tộc Việt, chứ không phải Bách Việt có đủ một trăm bộ tộc.

Vẫn theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, thời đại Hùng Vương tổng cộng 2,622 năm, từ năm 2,879 đến năm 158 trước Tây lịch.

Thư tịch lịch sử  xưa của ta dựa vào truyền thuyết và sách sử Trung Quốc, nên không rơ rệt.

Nguồn minh chứng sử liệu quư báu rơ rệt nhất chính là những cổ vật tiền nhân để lại, đào được từ ḷng đất xưa của nước Văn Lang.  Thế giới phát hiện nền văn minh Đông Sơn, gọi chung là Đông Sơn Civilization, bao gồm ngót 300 trống đồng trải dài từ Vân Nam bên Tàu qua tận Cao nguyên miền Trung Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á, như Miên, Lài, Thái, qua tận Mă Lai, Indonesia….  Xưa, Mă Viện thế kỷ thứ nhất sau khi đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đă tịch thu nhiều trống đồng của ta, phần đem nấu chảy làm trụ đồng, với câu nguyền « Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt », phần mang về Tàu làm của riêng.  Trung Quốc cũng có trống đồng, nhưng ít hơn và không tinh xảo ư nghĩa như trống đồng Việt Nam.

Trên thế giới, rất nhiều bảo tàng viện có trống đồng ghi nhận nền văn minh Đông Sơn, từ Paris, Pháp, Bỉ, Ḥa Lan, Đức …  Nền văn minh Đông Sơn được phổ biến sớm tại Châu Âu, cuối thế kỷ XVII, và cho đến nay, sách báo, truyền thanh truyền h́nh không thiếu ǵ bài viết, tài liệu, h́nh ảnh về những trống đồng này.

Tuy vậy, cho đến nay, riêng ViệtNam vẫn chiếm ngót 200 trống đồng trong số ngót 300 của vùng Đông Nam Á, mà hầu hết là những chiếc có hoa văn đẹp nhất, chi tiết nhất, ghi khắc rơ ràng tín ngưỡng thờ Mặt Trời, cùng những sinh hoạt nhân gian,  múa hát với nhạc cụ, cảnh săn bắn hái lượm, giă gạo,  súc vật như hươu nai gà chim, cảnh chiến thuyền đuổi giặc...  với cách ăn mặc của người thời Hùng Vương.  Đặc biệt phải kể cả chữ khoa đẩu ṇng nọc, ghi trên trống đồng Bắc Sơn, mà cho đến nay trên thế giới chỉ có khoảng mươi người đọc được. 

Mỗi trống đồng xưa sau khi đúc xong, đều do Mị Nương tức là con gái Vua Hùng, khai trương và đích thân đánh trống, làm lễ khánh thành, gọi sấm cầu mưa,  cầu mùa, khai trương lễ hội …  Về sau này, khi hết thời Hùng Vương, các Lạc hầu Lạc tướng đều dùng trống đồng, và quyền uy mỗi người căn cứ trên số trống đồng sở hữu.  Hai Bà Trưng ra trận dùng trống đồng thúc quân.  Người Mường, coi như chị em của người Việt, vẫn nói tiếng Việt rất xưa và vẫn c̣n dùng trống đồng.

Bất cứ người ngoại quốc nào, nh́n thấy trống đồng, đều biết ngay về văn minh Đông Sơn.  Trống đồng, tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn.  Trống đồng, niềm kiêu hănh của người Việt.  Không có lư do nào để người Việt không hănh diện về nền văn minh xưa của Việt Nam.  Không có lư do nào để quư vị không t́m dịp nh́n ngắm, sờ ṃ, cảm xúc về những kỷ vật do tiền nhân lưu lại.

Nhân Lễ Giỗ Tỗ Hùng Vương, tổ chức chiều ngày 9 tháng 4, Cộng dồng Việt Nam Nam Florida được nh́n ngắm Trống Đồng Ngọc Lũ, chiếc trống đẹp nhất trong hệ thống Văn Hóa Đông Sơn, tuy đây chỉ là một bản sao Ngọc Lũ.  Bản chính hiện trưng bày taị Bảo tàng viện Lịch Sử Việt Nam, ngay tại Hà Nội.

Dịp này, hoạt nhạc cảnh Trống Nhạc Lễ, do nam nữ thanh thiếu niên Cộng đồng Nam Florida hợp tác tŕnh diễn, có Mỵ Nương khai trương và đánh trống đồng Ngọc Lũ, cùng các nam vũ công múa tàu cau, y hệt hoa văn quang cảnh khắc trên mặt trống đồng, và nữ vũ công cầm các mặt trống Đông Sơn vẽ trên lụa.  Những bộ trang phục này do chính Sắc Lụa Art on Silk của Trần thị Laihồng thực hiện.  Bản nhạc dùng tŕnh diễn là Trống Nhạc lễ, do Trần Văn Khê, Trần Quang Hải và Trần thị ThúyNgọc tŕnh tấu.

Đây là cơ hội để ôn lại, nh́n ngắm và theo dơi vài sinh hoạt của tiền nhân ghi khắc trên trống đồng.  Sau khi tŕnh diễn, có khoảng mươi phút để mọi người sờ mó nh́n ngắm trống đồng Ngọc Lũ, dù chỉ là một bản sao.

 

Trần thị LaiHồng

2011