Trần thị LaiHồng

BAOBAB

 

 

               Baobab ?  Một tên xa lạ, nhưng luẩn quẩn trong tâm trí tôi từ chuyến đầu tiên về thăm quê hương sau mấy mươi năm cách biệt.  Phải nói là cả hơn nửa thế kỷ qua từ ngày tôi xa Huế.  Baobab ở Huế, hẳn chẳng ai biết mà để ư, nhưng với tôi, đó là một h́nh ảnh gây ấn tượng mạnh trong tiềm thức. C̣n mạnh hơn cả những bờ cỏ bồ thơm ngát trên thượng nguồn sông Hương, là lọai cỏ đă xông mùi thơm dịu dàng cho ḍng sông mạch sống của Huế. 

               

Baobab !  Ḷai thực vật gốc gác xa lắc xa lơ tận các quốc gia sa mạc Sahara và thảo nguyên Phi Châu, rải rác tại  Madagascar, Úc, các quốc gia hải đảo Caribbean, Tích Lan, Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, Cao Miên, Hoa kỳ,  …  lại có mặt tại Việt Nam, ngay Thành nội Huế, chỉ cách khu Cấm thành mấy con đường.

 

              Người cho tôi được dịp nh́n thấy tận mắt cây Baobab là một anh đạp xích lô trẻ, làm nghề lao động nhưng có học, đă đậu tú tài nhưng không vào đại học được v́ thuộc thành phần liên hệ Ngụy và v́ không có tiền chạy chọt   Anh đưa tội đi một ṿng từ Thành nội ra cửa Đông Ba qua Ngă Giữa ra Trần Hưng Đạo lên cầu Tràng Tiền xuôi Đập Đá xuống Vỹ Dạ, thăm Từ đường và mấy phủ Tuy Lư Tùng Thiện.  Trở về nội thành, anh bảo tôi nên nh́n một cây lạ, ngay  trên đường Mai Thúc Loan.

 

             Tôi sững sờ.  Baobab !

              

Ai đem ngươi đến chốn này ?

 


Cây Baobab ở Huế

 

               Lâu nay tôi chỉ thấy Baobab trong sách, trong mạng lưới vi tính. Tự điển Nouveau Petit Larousse ghi thực vật đặc biệt tại Phi Châu là đại thụ Baobab, chu vi thân 20 thước.  Tự điển Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Ḥang Hộ, tập I trang 651 ghi Baobab gốc Phi Châu, có trồng ở Huế nhưng chẳng nói nơi nào.  Có tài liệu cho biết Baobab xuất hiện năm 1592, cuối thế kỷ XVI,  qua những giỏ trái bày bán chợ trời Le Caire, thủ đô Ai Cập.  Chính dân Phi châu coi đó là Trái Trời Cho, có nơi gọi là Trái Bầu Chua, nhưng thời đó chẳng ai biết rơ cây Baobab ra sao. 

 

               Đến thế kỷ XVIII, tức là cả hai trăm năm sau khi nhiều người thấy trái Baobab ở Le Caire, cây Baobab mới được khám phá, do một nhà thám hiểm trẻ người Pháp 21 tuổi, thích săn bắn và t́m hiểu thiên nhiên.

 

               Trong hồi kư Voyage en Sénégal, Michel Adanson cho biết tháng 8 năm 1749,  nhân chuyến đi săn hươu nai đảo Sor gần thủ đô Dakar ngày nay của Sénégal, một thuộc địa của Pháp, ông đă sững sờ quên tuốt mọi chuyện săn bắn thám hiểm khi bất chợt thấy một cổ thụ khổng lồ mà dân địa phương gọi là  Cây Voi Gỗ.  Giang rộng hai tay đo ṿng quanh thân được 13 lần, tính ra ngót 20 thước tây, 65 bộ !  Sau đó Michel c̣n gặp nhiều cây voi gỗ Baobab chu vi thân gần 24 thước, tức là 77 bộ, và vùng Bắc Nam Phi có 4 đại thụ Baobab chu vi thân cả  …  30 thước, tức là cả trăm bộ !

              

Lọai Baobab do Michel Adanson thấy được ở Sénégal được đặt tên khoa học là Adansonia digitata.

 

               Từ đó, các nhà thực vật học xúm lại t́m ṭi, và những ai ṭ ṃ tha hồ học hỏi. 

 

 

                 Baobab thuộc họ Bombacaceae, tức là họ G̣n Ta, và thuộc nhóm lá kép chân vịt, khác với nhóm lá đơn.  Nhóm G̣n lá đơn họ Bombacaceae gồm mấy lọai Sầu Riêng.  Nhóm G̣n lá kép chân vịt có G̣n Ta, G̣n Rừng, Hoa Gạo Miên Mộc, có mặt trong Thảo Cầm Viên Sàigon, Biên Ḥa, Bà Rịa, Châu Đốc, Lâm Đồng, Kontum, Lạng Sơn, Cao Bằng …  Riêng Baobab có mặt ở Huế, và chỉ một cây. 

 

 


Đại thụ Baobab ở Phi Châu

 

Cũng riêng Baobab, đă có 6 lọai.  Adansonia digitata của Michel Adanson chưa phải là lọai hùng vĩ nhất, ḥanh tráng nhất, mà phải kể Andansonia grandidieri ở đảo Madagascar sát ngay ng̣ai khơi Đông Phi châu, phía Nam Ấn Độ dương.  Khoa học gia Thomas Pakenham trong cuốn The Remarkable Baobab từng lùng t́m ngắm Baobab từ Phi Châu qua Úc và nhiều nơi trên thế giới, đă dừng chân trên Đại lộ Baobab ở Morondawa, Madagascar, một thời là thuộc địa Pháp.  Ḥang hôn trên Đại lộ Baobab là một cảnh huy ḥang tráng lệ tôn hẳn vẻ ḥanh tráng  của loại Baobab A. grandidieri, huy ḥang như dưới nét cọ thần của danh họa Cézanne, hay ít nhất cũng chóang lộn như tranh Salvador Dali.

 


Đại thụ Baobab trên Đại lộ Baobab ở Madagascar

 

                Baobab có dạng như cây G̣n Ta nhưng thân phồng to ngang không gai, lá chân vịt chia làm 6 lá phụ dài từ 10 đến 16cm, không lông.  Hoa trắng và thơm ngát, tḥng từ cuống dài 50 đến 60cm.  Lá non và cánh hoa Baobab ăn sống, làm rau trộn hoặc luộc.  Trái h́nh tṛn hơi thuôn, to ngang đến 10cm và dài khỏang 30cm, lủng lẳng tḥng từ cành trông như những con chuột chết bị treo ngược đuôi, nên có nơi ở Phi Châu gọi Baobab là Cây Chuột Chết.  Theo khoa học gia Thomas Pakenham, nạc trái nhiều sinh tố C, ăn tươi hay pha nước uống giải khát, hoặc dùng làm bánh thay kem tartar, và có thể thay kư-ninh dùng trong y khoa.  Hạt Baobab ăn sống được hoặc phơi khô để dành, và rang xay thay hạt cà phê. 

 


Trái Baobab Chuột Chết lủng lẳng,
bổ đôi cho thấy nạc và hạt bên trong

 

Vỏ trái khô làm gáo đựng nước, hộp đựng đồ dùng; mảnh vụn làm phao câu cá.  Vỏ khô đốt lấy tro dùng thay xà pḥng tắm giặt.  Vỏ cây được lột đập dập bện thành giây chăo giây thừng, giây câu, đan lưới, đan giỏ, đan bị …  Giây chăo Baobab bền chắc đến nỗi ở Bengal có ngạn ngữ “ Chắc như voi trói bằng chăo baobab.”  Lớp vỏ trong bền và mịn hơn được kết làm áo làm nón mũ không thấm nước, hoặc dùng lợp nhà.  Gỗ Baobab không dùng được v́ quá mềm.  Thân cây thường bộng rỗng ruột là nơi thờ tự thần linh trong làng, và cũng là nơi chứa nước mưa, nấp mưa tránh nắng nghỉ trưa ngủ đêm.  Có bộng chứa được cả 20 người đi đứng nằm ngồi.

 

               Dân Phi Châu coi hạt Baobab là thứ quốc bảo, như người Da Đỏ quư hạt bắp, người ḿnh quư lúa gạo, nhà nào cũng phơi khô dành làm thức ăn dự trữ,  kiểu tích cốc pḥng cơ.  Những đ̣an người da đen bị thực dân Anh hay Pháp bắt bán làm nô lệ luôn mang theo trên vai những bịch đựng hạt Baobab, hoặc quấn nhiều xâu quanh cổ.  Nhờ vậy mà hạt Baobab theo chân họ in dấu khắp thế giới, chưa kể sự góp công của gió của chim của các lọai động vật khác.

 

               Đối với người Phi Châu, Baobab là một cây thiêng rất được tôn quư.  Seydou Drame, một nhà văn West Africa đă có dịp tham dự lễ an táng cây Baobab tại làng Kassakongo nước Congo, thời c̣n thuộc Bỉ.  Cây Baobab này từng cung cấp thức ăn thức uống đồ dùng, là nơi thờ phượng các linh hồn tổ tiên, nơi từng nghiêng tai nghe lời nỉ non than thở, nơi từng che chở dân làng.những lúc thiên tai hạn hán …   được yêu thương quư trọng tôn gọi là “Bố”.   “Bố” già lăo cũng đến cả hai ngàn năm, rũ trụi lá, cành khô cằn, nhưng vẫn trơ trơ thân cụ.  Thầy Cả làm lễ tế, ca ngợi công đức dưỡng dục che chở của “ Bố” giữa những hồi trống trang trọng và những tiếng khóc thương tiếc của dân làng.

 

               Nói  về tuổi, khó tính tuổi Baobab dựa theo ṿng năm, v́ Baobab rỗng ruột.  Thật lớn nhưng lại thật trẻ như cây Baobab vườn Fairchild Tropical Botanic Garden ở Miami, Florida, nhờ được vun quén chăm bón bảo tŕ, nên dù chỉ mới …  ngót 70 tuổi, thất thập cổ lai hi, chu vi cây này đă đạt được 6 thước, tức là  … 20 bộ !  Ngàn năm nữa, cây này sẽ ph́nh rộng đến bao nhiêu !

              

Cây Baobab do Michel Adanson t́m thấy đầu tiên ở Sénégal năm 1749 có tuổi già trên ngàn năm.

              

 

             Một ngàn năm ! 

               

Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu!  Một trăm năm đô hộ giặc Tây !  Ba mươi năm nội chiến từng ngày !  Câu hát Trịnh Công Sơn bỗng bật bừng.

              

Baobab liên hệ đến nô lệ.  Baobab liên hệ đến thực dân.  Thực dân Tàu vàng.  Thực dân Tây trắng.  Thực dân Cộng đỏ.

             

 Hạt Baobab theo nô lệ da đen đi khắp nơi trên thế giới, nhưng đến những vùng đất mới, người nô lệ cùng hạt quốc bảo được giải phóng, được tự do.  Chàng da đen lê-dương rạch mặt  ngày nào theo đ̣an viễn chinh Pháp qua Đông Dương, đến Huế, hẳn đă mang theo bịch hạt “Bố” làm của, vô t́nh đánh rơi một hạt nẩy mầm ngay trên thủ đô nước An-Nam.

 


Trái Baobab ở Huế

 

               Họ hàng Bombacaceae – Họ G̣n Ta – trong số có đại thụ Hoa Gạo Mộc Miên ḥanh tráng miền Cao Bằng Lạng Sơn vùng biên giới Hoa Việt có kề cận cột đồng Mă Viện chăng, hẳn in đậm ấn tượng một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, nhưng đại thụ Baobab ở Huế chắc chắn già trên trăm năm, một trăm năm đô hộ giặc Tây, ấn tượng c̣n mới c̣n đau râm ran trong tâm tưởng riêng dân Huế và chung ṭan dân Việt.

               

Ba mươi năm nội chiến từng ngày cộng thêm trên ba mươi năm sau cuộc giải phóng miền Nam, vết thương tươi rói toang hóac nhức nhối hằn sâu trên tất cả trái tim người Việt.  Tất cả.

             

 Hỡi ơi, Baobab !

 

             Ai đem ngươi đến chốn này !

              

            

              Trần thị LaiHồng

              Hoa Bang, đầu tháng 8, 07

 

               Tài liệu tham khảo :

               -  Alfred Byrd Graf, D.Sc, Tropica, Color Cyclopedia of Exotic Plants and Trees, Roehrs Company 1978

-  Michel Andanson , Voyage en Sénégal, Publication de l’Université de Saint-Etienne, 1996

            -  Phạm Ḥang Hộ, Cây Cỏ Việt Nam, Mekong Printing, 1991

-  Philip Gould, Barbaric Traffic : Commerce and Antislavery in the Eighteenth Century Atlantic World, Havard University Press, 2003

 

© 2007 gio-o