Trần Nghi Hoàng

Việt Nam, Tiếng Mì Gõ "Xực Tắc” Và Manh Chiếu Cạp Điều Rách

 

Tạp chí Văn Hóa - Văn Nghệ Công An số 1/1999, Nguyễn Quang sáng mở đầu bài ký “Mì Gõ, và bài hát Hoa Trắng Rơi”:

 

”Thằng con trai tôi – Dũng - hai mươi tuổi. Một hôm nó xin:

-Đêm nay con không ngủ nhà.

-Ngủ nhà ai?

-Đi theo thằng mì gõ.

-Được. Tôi cho phép.

Nhưng nó không đi một đêm mà đi suốt cả hai đêm.

-Sao? Tôi hỏi.

-Được lắm ba!

 

Sau đó nó lại đi lang thang, đêm nó ngồi viết, cũng viết gần sáng đêm. Nó đang học lớp Đạo diễn Điện ảnh đã đến năm thứ ba. Sắp hết kỳ một và đến hết kỳ hai thì nó ra trường. Nó đang làm bài tập.

 

Trước đó, nó lục tung cái tủ sách của tôi, đọc và đọc.

-Chọn được cái nào không?

Nó lắc đầu. Tôi nghi ngờ trình độ của nó.

-Ba thấy có nhiều truyện chuyển thành kịch bản được lắm chớ. Con khó tính quá.

-Không phải. Nhiều cái chuyển được và hay nữa kia. Nhưng con không đủ sức. Như một bài tập, độ dài, dài nhất là ba mươi phút.

 

Sau mấy đêm thâm nhập thực tế, bây giờ nó ngồi viết.

 

Nhớ lại hơn 40 năm trước, cũng ở tuổi hai mươi, thì tôi bắt đầu viết. Tôi cũng thức trắng đêm. Sức trai mà. Mất sức vì nghệ thuật là niềm hạnh phúc.

 

Trước đây thấy nó thức khuya, tôi và mẹ nó bao giờ cũng nhắc nó đi ngủ. Bây giờ thì không.

Từ bốn, năm năm nay, tôi với nó thường hay bàn về thơ nhạc và điện ảnh. Tôn trọng nó, tôi chẳng bao giờ chen vào việc của nó, cái nào nó cho đọc thì đọc, cái gì nó giấu thì thôi.

Viết xong nó kể: Nhân vật chính là thằng Mì gõ (Nó gọi người bán mì gõ bằng thằng với giọng thân mật, theo cách gọi thông thường của dân Nam Bộ miền Trung).

 

Điều này tôi không sát bằng nó. Nó kể:

-Trong hai đêm đi theo Mì gõ, nhờ dó mà con hiểu được cảnh sống của những người nghèo ở thành phố. Có lẽ không ai thấy và chứng kiến nhiều cảnh đời khác nhau bằng thằng Mì gõ. Theo nó, con chứng kiến một anh xích lô say xỉn chở vợ về. Anh xích lô cho vợ đi đêm nhưng anh lại ghen. Vừa đạp vừa chửi toáng lên cả con đường vắng. Xe đỗ lại dưới gốc cây, anh ta kéo vợ xuống, đánh đấm túi bụi. Người vợ chỉ biết ôm bụng khóc. Ròi sau đó hai người lại nằm ôm nhau trên tấm vải nilông dưới gốc cây. Vụa khóc vừa quấn lấy nhau.

.. . . . . . . . . .

Mì gõ lại đi qua một vỉa hè có hàng chục người nằm xếp bên nhau. Con dừng chân nhìn một người không thể đoán là bao nhiêu tuổi. Trên thân chỉ có một chiếc quần đùi. Trời lạnh, không có nổi một cái mền, một chiếc chiếu hay một tấm nilông mà mặc một chiếc áo mưa ỏlèo xèoõ mỏng tanh, thấy hết thân người. Tất cả hình ảnh này sẽ nằm trong ống kính của con. Nhưng con nghĩ, đưa lên những hình ảnh như vậy không biết có bị chụp là bôi đen chế độ hay không?o”

(Nguyễn Quang Sáng, Văn Hóa Văn Nghệ Công An, ỏMì Gõ Và Bài Hát Hoa Trắng Rơiõ, số tháng 1 năm 1999; trang 39, 40)

 

Chỉ trong một đoạn văn ngắn, Nguyễn Quang sáng tạo cho tôi cùng lúc ba cảm xúc rất phân biệt:

 

1.Nguyễn Quang Sáng thể hiện được phong cách ỏnhà văn, nghệ sĩ, trí thức ở cư xử với con trai ông. Trong đó, có sự tôn trọng của một cá nhân này với một cá nhân khác. Dường như, đây là điều rất hiếm hoi trong giới cha mẹ Việt Nam sống trong nước ở lớp tuổi Nguyễn Quang Sáng. Hơn nữa, ở sự tôn trọng của ông dành cho con trai, còn ẩn tàng một lòng thương yêu săn sóc. (ngược lại, giới cha mẹ Việt Nam ở hải ngoại thì lại mắc phải một hội chứng khác! Sợ con cái của mình.)

 

2. Mì gõ, mà dân Sàigòn trước 75 thường hay gọi là mì ỏxực tắcõ. Mì chỉ bán về đêm. Một chiếc xe đẩy được trang bị lò bếp, một thùng nước lèo luôn bốc khói nóng hôi hổi. Trong ỏtủõ xe có ngăn để tô, muỗng đũa, rau hành gia vị v.v... Một người đẩy xe. Một thằng nhỏ đi theo cầm hai thanh tre đã lên nước đen bóng gõ vào nhau tạo ra những âm thanh liên tục như ỏxực tắc! xực tắc!õ Thằng nhỏ phụ việc này vừa làm công tác rao hàng bằng tiếng gõ "xực tắc"; vừa sẽ là waiter chạy đi lấy order khi có khách từ những ngôi nhà hai bên đường réo gọi. Điều tất nhiên, những người bán mì ỏxực tắcõ là những nhân chứng sống động của những xóm lao động, những con hẻm, những góc phố. Mì "xực tắc", là kỷ niệm một thời thơ ấu của tôi. Là món quà đêm mà tuổi nhỏ tôi rất yêu thích, và chẳng phải lúc nào đêm nào cũng được ba mẹ cho ăn. Yêu thích cùng với những xe mía hấp. Những gánh ỏchè đậu xanh bột bán nước dừa đường cát trắngõ. Tôi nhớ, đã có lần tôi hỏi mẹ tôi: Mẹ! Như vậy là có một thứ đường cát đen sao con chưa bao giờ thấy? Câu hỏi tôi được mẹ trả lời kèm một nụ cười: Đường cát trắng là đường tốt. Không có đường cát đen đâu con. Chỉ có đường cát vàng mà người ta thường dùng để làm bánh ngọt. Đối với mẹ tôi và hầu như ỏtoàn dân Việt Namõ thời đó, đường cát trắng mới là thứ đường tốt quý, và nó đắt hơn đường cát vàng. Bây giờ, vào Starbuck uống cà phê, tôi chỉ uống với đường cát vàng và sợ đường cát trắng. Vì đường cát trắng ỏxàiõ nhiều chất hóa học... để làm cho nó trắng!

 

Mì gõ, mì "xực tắc"! Nguyễn Quang Sáng đã khơi dậy trong tôi cả một thời tuổi nhỏ.

 

3.Hình ảnh ghen tương và lối yêu thương trong sự đọa đày nghèo khó của cặp vợ chồng anh đạp xích lô say là một khắc họa rất đậm nét của xã hội Việt Nam! Không chỉ dưới thời Cộng Sản bây giờ, mà hầu như thời nào cũng có những cảnh tương tự xảy ra ở những thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Sàigòn Hà Nội...

 

Nghèo, khổ, là hai thứ gia tài đặc trưng "của mẹ để lại cho con" người đất nước Việt Nam. Tháng hai năm 1975, một buổi sáng tôi có việc đến tìm người bạn ở đường Đinh Tiên Hoàng Gia Định. Lúc ấy chừng khoảng sáu rưởi, bảy giờ. Nhà bạn tôi nằm trong một khu phố trung lưu bình dân, kiểu hai bên đường là nhà hai tầng đâu mặt vào nhau, cách giữa là một con đường nhỏ vừa là sân chơi của trẻ em trong phố.

 

Trước sân nhà bạn tôi lúc ấy, ở góc nhà kề bên có hai đưá bè. Một đứa bé gái khoảng hai tuổi trên mặc chiếc áo thun màu cháo lòng, dưới cởi truồng đang bò lê la. Một đứa bé trai chừng ba tuổi cởi trần, dưới mặc quần đùi sọc mòn đang đứng vạch cu đái khơi khơi. Ngay sân nhà bạn tôi, trên một manh chiếu hoa rách bươm là một đống giẻ rách nhấp nhô... Nhìn kỹ, mới thấy một người đàn ông đang nằm trên một người đàn bà trong tư thế làm tình. Phủ lên họ là một chiếc mền vá chằng vá đụp đủ màu. Họ đang làm tình một cách yên lặng, và dường như cả hai đều nhắm tịt mắt đê mê nên đã không nghe tiếng chân tôi cũng như không thấy tôi đang đứng ngay cửa nhà và sắp gõ cửa. Tôi đành nín thở và nhẹ bước qua một góc khuất gần đó, chờ...

 

Tôi chờ cho hai vợ chồng (hay tình nhân gì đó) kia... làm xong công việc thiên nhiên của đàn ông và đàn bà với nhau, rồi mới gõ cửa để gặp bạn tôi...

 

Trong thời gian đứng chờ, tôi miên man suy diễn về cái cộng đồng bốn người: Một đàn ông, một đàn bà và hai đứa bé nheo nhóc. Họ là một gia đình ngày sống trên vỉa hè. Đêm về ngủ trước sân nhà ai đó hay một gậm cầu, hay bất cứ đâu... Gia tài của gia đình họ là chiếc chiếu hoa cạp điều rách bươm chẳng biết họ đã có được bằng cách nào và từ đâu....

 

Tô mì gõ "xực tắc", chiếc chiếu hoa cạp điều rách bươm là hạnh phúc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến và văn hóa? Có bạn vì tự ái dân tộc hay vì lòng yêu nước quá độ, sẽ xỉa xói tôi và nói rằng: "Chuyện! Người nghèo khổ ở đâu, ở đất nước nào mà chẳng có. Tôi đã từng đọc của ông trong truyện ngắn "Người Đàn Bà Mặc Áo Măng Tô Màu Xám" trong "Truyện Người Viết Sử",  ông cũng tả một cặp tình nhân đàn ông Mỹ đen đàn bà Mỹ trắng mùa đông ôm nhau nằm trong một đống chăn ở hè phố New York... Đúng không?

 

Dạ thưa, đúng như vậy! Đúng là người nghèo khổ ở đâu mà chẳng có. Ngay trên đất Mỹ văn minh giàu có bậc nhất thế giới đây cũng dẫy đầy những người nghèo khó sống trên vỉa hè, ngủ trong gậm cầu hay lề đường công viên hay bất cứ đâu...Nhưng sự nghèo khổ của những người Âu châu, người Mỹ chắc chắn không phải là nét đặc trưng của quốc gia họ. Trong khi, sự nghèo khổ của đất nước Việt Nam, của con người Việt Nam lại là nét đặc trưng của quốc gia Việt Nam, của dân tộc Việt Nam...

 

Xin đọc một đoạn văn của Kiệt Tấn, để thấy "tình nghèo mà vui" quả là một điều đôi khi có thật. (Tôi phải đồng ý điểm này, nhưng chẳng phải mối tình ”nghèo” nào cũng “vui” và dĩ nhiên “tình giàu” chắc chắn... phải vui hơn. “Nghèo” mà “vui” hay “nghèo” mới “ûvui”... không phải là một định luật, chỉ là một lời an ủi hên xui!):

 

”Cuối tuần nàng được ứng trước chút đỉnh tiền. Tôi dự định sẽ ăn một miếng sườn heo chiên đã thèm quá lâu. Nàng dắt tôi đi coi phim ỏMystère de LõAraignée Verteõ, một cây nhền nhện xanh dờn. Trong phim có nhiều bài ca hay hết chỗ chê. Nhứt là bài ỏComme au premier jourõ do Jacqueline Boyer hát. Vãng hát, còn chút tiền lẻ nàng mua cho hai đứa hai cây cà-rem sô-cô-la hạt dẻ, xong chui vào tiệm cà phê nghe Louis Amstrong, đánh banh điện một chút sạch trơn. Lúc đó tôi mới biết hết tiền. Ô-voa cái sườn heo, cũng như đã bái-bai con gà rô-ti ở biển. Tôi đói bụng quá nên cằn nhằn. Nàng nói sao tối ngày tôi chỉ nghĩ tới chuyện ăn. Tôi ức quá đứng lại hét lên giữa phố Saint Michel: “Phải! Tôi ham ăn đó! Rồi ai làm gì tôi?” Người đi đường quay lại ngó. Nàng kéo tay tôi đi, tôi dùng dằng, xô nàng chúi nhủi. Nàng tựa vào tường khóc thút thít. Nàng nói:

-Em làm có chút tiền dắt anh đi chơi mà anh cũng không bằng lòng...

Tôi nắm tay lôi Diane đi, nàng trì lại. Tôi dọa đánh đòn, nàng mới quẹt nước mắt chịu theo tôi. Về tới khách sạn, tôi vẫn còn hầm hầm. Đèn trong

hành lang vụt tắt tối đen. Diane đấm ngực tôi thùm thụp, khóc thét lên rồi ngả quị ở cầu thang. Tôi đỡ nàng dậy, hai đứa ngồi ở bực thang, nàng còn khóc sướt mướt, xung quanh tối thui. Tôi ôm đầu nàng hôn lên tóc, lòng hối hận vô cùng...”

(Kiệt Tấn, tuyển tập, truyện Người Em Xóm Học, Văn Mới xuất bản 2002, trang 165, 166)

 

Anh xích lô say sau khi đánh vợ vì ghen, cả hai vừa ôm quấn lấy nhau vừa khóc. Hạnh phúc bình dân ít học. Kiệt Tấn sau khi "vòi ăn sườn heo chiên" với người em xóm học của Paris đèn vàng và hai người hết tiền nên Kiệt Tấn phải nhịn đói, bèn gây gỗ với Diane. Nhưng sau đó Kiệt Tấn đã hối hận, ôm đầu Diane và hôn lên tóc nàng. Kiệt Tấn trí thức lãng mạn và con nít đàn ông. Cái nghèo của vợ chồng anh xích lô say và cái nghèo của sinh viên Kiệt Tấn với nàng Diane... nó khác nhau.

Cũng như thế, cặp tình nhân chàng Mỹ đen với nàng Mỹ trắng trong đống chăn mền ở vỉa hè New York mùa đông và ỏgia đìnhõ bốn người một manh chiếu hoa cạp điều rách trước sân nhà bạn tôi đường Đinh Tiên Hoàng không giống nhau.

 

Sự thê thảm không ở những đôi tình nhân hay vợ chồng nghèo. Nếu có, cũng in ít thôi. Cũng vừa phải thôi. Sự thê thảm thể hiện mãnh liệt từ hai đứa bé; đứa trần đứa truồng lê la trên hẽm phố vào một buổi sáng tinh sương... Trong khi cha mẹ chúng đang làm tình. Đang làm công việc tiếp tục sản sinh ra những đứa bé mà tương lai cũng sẽ trần truồng lê la trên vỉa hè đường hẽm!

 

Tiếng mì gõ. Tiếng mì “xực tắc”. Manh chiếu hoa cạp điều rách bươm. Những đống chăn mền hôi hám trên vỉa hè New York. Tấm mền rách vá chằng đụp ở phố hẽm Đinh Tiên Hoàng Gia Định Việt Nam. Tôi đã đi một vòng trái đất để tìm một cái gì đó mà tôi chưa định hình định tướng được rõ ràng.

 

Văn chương, thi ca, hội họa... nghệ thuật nói chung của Việt Nam đang rất cần có rượu nồng, thịt béo và bàn trải khăn hồng khăn trắng.

 

Con trai Nguyễn Quang Sáng đâu cần bôi đen chế độ. Mấy trăm năm nay trên đất nước Việt Nam, có một chế độ nào mà không đen tối?

 

Chợt nhớ loáng thoáng những câu thơ tôi làm trong một lần về lại Việt Nam, năm 1990 hay 1992?:

tà dương, tà dương bóng đổ chậm

bốn hướng mịt mù, đời thăm thẳm

lá dừa chém rụng đầu thương thân

em gái cởi truồng môi đỏ thắm

. . . . . . . . . .

 

Chưa một lần nào tôi nhớ hết được một bài thơ của chính mình. Trừ một vài bài rất cũ, rất xa mà tôi đã viết từ những thời tôi mười lăm, mười sáu tuổi.

 

Thời của những tô mì "xực tắc" và những ghim mía hấp lúc gần nửa khuya... Lúc mà từng đêm có tiếng còi hụ giới nghiêm vào đúng 0 giờ.

 

Miami 11 tháng 8 năm 2003.