HĐN & TTY do Luân Hoán chụp

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

Thơ Luân Hoán

ĐĂ TÀN CHƯA NHỮNG CÁNH HOA

TA TỪNG TƯỚI NƯỚC QUA LOA BÊN ĐƯỜNG *

 

tản mạn

 

Ở Huế, một nam sinh trường Quốc Học bị bạn bè gán cho danh xưng: “Thất t́nh đại hiệp”. Rụt rè, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ đỏ mặt, người con trai ấy sau này trở thành một nhà văn, một thi sĩ. Như đa số bạn cùng trang lứa, chàng vào sống đời quân ngũ. Khi tôi có cơ duyên gặp mặt, năm 1974, chàng đă mang cấp bậc Trung úy, Sư đoàn 1 Bộ binh, trú quân ở Dạ Lê. Trung úy Quảng không mang tác phong một người lính. Nếu trộn lẫn h́nh ảnh gă thất t́nh đại hiệp vào người, thủy chung bộ dạng chàng vẫn là một sinh viên luôn ngần ngại. Tóc có ngắn đi, mặt mày đen đúa chút đỉnh; chỉ vậy thôi, chẳng biến tướng. Chúng ta không lạ, khi bắt gặp toàn bộ không khí an lành về thế giới học tṛ trong hầu hết tác phẩm của chàng: Người kư bút hiệu Mường Mán. Hỏi: Tên ấy do đâu? Trả lời: V́ không dưng, đọc truyện Tô Thùy Yên, bị ám ảnh cảnh đôi t́nh nhân phải chia tay ở sân ga Mường Mán. Rồi từ đó...“chết” luôn một danh xưng.

 

Hơn trăm cây số đường chim bay, qua khỏi những chân đèo, đổ xuống Đà Nẵng, dưới mái trường Phan Chu Trinh cũng có một nam sinh luôn mộng mị cùng nàng Thơ. Trái ngược với thất t́nh đại hiệp, người con trai có mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ ấy dường như luôn ẩn nấp dưới bóng dâm của cung đào hoa, theo cách lư giải về tướng số. Có thể chàng là người bất b́nh, không hài ḷng khi nghe ai kia ngâm nga: “Học tṛ trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành”. Chưa chắc. Ḥa Cầm, Phước Tường, Ḥa Vang, Nam Ô, Liên Chiểu… đâu mà chẳng có gái đẹp! Chợ Mới, Cổ viện Chàm, Sao Mai, Lê Đ́nh Dương, Bạch Đằng, Độc Lập, Đồng Khánh, Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu, Ngă Năm, Hùng Vương, Chợ Cồn… của một Đà Nẵng dọc ngang những mối t́nh vướng chân, giăng bủa. Lạ ǵ? Chàng làm thơ từ tuổi 16. Thủy chung với Đà Nẵng, sao phải lặn lội ra Huế cho nhọc thân?

 

…”tôi thấy con đường ra Ḥa Khánh

ḷng cầu Đỏ chở một ṿng tay

tóc cù sau gáy đùa lên má

khúc khích em cười: Khéo gió bay!”

 

Chàng có lắm bút hiệu, sau này rơi rụng cả,“gió bay”mất, chỉ c̣n một, duy nhất, định h́nh cơi thơ riêng biệt: Luân Hoán. Hỏi: Bút hiệu ấy do đâu ra? Nhớ thời học đệ Thất đệ Lục, những tṛ viết chữ đẹp trong lớp được cô cho giữ vở luân hoán, rất lấy làm hănh diện. Luân phiên, hoán chuyển, giữ ǵn cuốn vở ấy như một bảo vật, rất mẫu mực… Trả lời: Không đúng, tôi ghép tên song thân lại mà thành.

 

 


Luân Hoán, Quảng Ngăi 1969

 

Nghe, khởi thủy đă có ấn tượng đẹp về chàng. Một trái tim rộng lớn, yêu sa đà mọi thứ giữa đời mênh mông, và để khỏi vấp ngă, nhớ đến mẹ cha, tự khắc biết kềm giữ lại ở một giới hạn. Sự giới hạn luôn cần thiết cho một nhà thơ. Như ngọn đèn cháy đỏ giữa những ngă tư đầy tăm tối. Luân Hoán, như Mường Mán, như Hồ Minh Dũng, như Trần Hoài Thư, như Nguyễn Bắc Sơn, như Tô Thùy Yên… cuối cùng đều nhập ngũ. Sẽ không gọi là chàng Luân Hoán nữa, mà đổi thành ông. Ông Thiếu úy Lê Ngọc Châu, khóa 24 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Trước ngày “đổi đời” ông ghi lại sự việc xẩy ra qua bài thơ “Một Ngày Trước Khi Tŕnh Diện”:

 

“Bỏ lệnh gọi trong túi quần

Tôi đi qua từng đường phố

Không biết phải làm ǵ

Tôi trở về rửa mặt

Quyết định ngủ một ngày

Thản nhiên không mơ mộng

 

Bỏ lệnh gọi trong túi quần

Ngồi lật chồng sách cũ

Không biết phải làm ǵ

Ngó loanh quanh chỗ ở

Chợt nhớ người mẹ già

Trên bàn thờ ám khói

Tôi thắp một nén hương

 

Bỏ lệnh gọi trong túi quần

Mở t́m từng ngăn tủ

Không biết phải làm ǵ

Tôi bán xôn quần áo

Đi ăn tô bún ḅ

Thản nhiên không suy tính

 

Bỏ lệnh gọi trong túi quần

Cứ làm thơ cái đă

Không biết phải làm ǵ

Tôi dán trên vách cửa:

Một người sắp hy sinh

Bạn bè đừng ca ngợi

 

Và bỗng thèm hôn em

Tôi đạp xe ra phố

Thảnh thơi thở tự do

Ngày cuối cùng dân sự

 

Bỏ lệnh gọi trong túi quần

Bắt tay bác cảnh sát

Tôi vui vẻ đứng cười

Đêm bắt đầu vây phủ

Tôi hoàn toàn vô tư.”

 

Bài thơ hay, b́nh thản lạ lùng, nếu có nghe ra giao động, th́ đó chỉ là thoáng phân vân, chút sật sừ “không biết phải làm ǵ”. Thời gian có vẻ ngưng đọng lại. Rănh rang quá. Rănh tới độ lập lui lập tới cái điệp khúc “Bỏ lệnh gọi trong túi quần”, xong, lại “chẳng biết phải làm ǵ!”. Cái hay của bài thơ nằm ở chỗ: Ông hoàn toàn thảnh thơi, ông chẳng ưa toan tính, ông đang t́m cách phủi tay. Nhưng chúng ta, người đọc thơ ông buộc phải hoài nghi, phải bận bịu, phải hứng chịu nỗi ră rời ông vứt bỏ đằng sau. Ông cho ta cái cảm giác bất an dù ông nói rằng ông đang vui vẻ. Ông dắt chúng ta vào pḥng, đóng lại cánh cửa duy nhất và chúng ta bần thần, sợ khi phải mở rộng cánh cửa đó. Ngày mai, trời sáng, có người đi tŕnh diện nhập ngũ. Và định mệnh sẽ gọi tên may rủi kẻ đi đùa nghịch dưới ḥn tên mũi đạn ấy. Lành ít dữ nhiều. Xui xẻo tràn lan, cơ may chẳng mấy hột!

 

“…hôm đó nghe đâu trời nóng lắm

nắng tràn bốn phiá nắng bao vây

lâu lâu gió biển vung roi quất

muối xác thâm đen cả mặt mày

bạn mới ngă lưng lim dim mộng

cạc-bin bảy chin lẫn A.K

trời xanh thăm thẳm hồn nhiên quá

phận số dành riêng mỗi chúng ta?

 

 

***

 

 

Một thanh niên bị động viên, hỏi vị sĩ quan quân đội:

- Tại sao họ lại bắt tôi phải đánh nhau với một người ở vùng đất xa lạ, một người mà ngay cả mặt mày anh ta tôi cũng chẳng mường tượng ra nó tṛn hay méo?

Vị sĩ quan giải thích:

- Họ không buộc anh phải đánh nhau với kẻ khác. Họ cũng không yêu cầu anh phải giết người khác. Chỉ đơn giản là họ cho anh mặc quân phục, đặt vào tay anh một khẩu súng và đưa anh đến chiến trường. Sau đó, anh đối mặt với kẻ thù, người đó cũng có một khẩu súng… Rồi họ để anh tự quyết định. Anh có thể không giết kẻ thù kia mà…

 

Hỏi và trả lời. Thắc mắc và giải đáp, nghe như cóp nhặt từ đối thoại của những nhân vật do Erich Maria Remarque nhào nặn ra. Từ “Chiến Hữu”. Từ “Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết” chẳng hạn. Hay “Bia Mộ Đen”? Hay “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”? Không, hà cớ ǵ phải vượt biên qua tận nước Đức xa xăm. Và xa xưa. Hăy nghe Tô Thùy Yên kể chuyện. Mới, như vừa hôm qua:

 

“… Ví dầu ngươi bắn rụng ta

Như tiếng hét

Xé hư không bặt im

Chuyện cũng thành vô ích

Ví dầu ngươi gục

V́ bom đạn bất dung

Thi thể chẳng ai thâu

Nào có chi đáng kể

Ở cơi âm nào ngươi vốn không tin

Hỏi nhau chơi thỏa chút tính bông đùa:

Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh

Cho tổ quốc Việt Nam- một tổ quốc?

Các việc ngươi làm

Ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm

Các việc ta làm

Ta xét thấy chẳng ra chi

Nên ngươi hăng điên, c̣n ta ảm đạm

Khi cùng làm những việc như nhau…”

 

Hăy nghe Nguyễn Bắc Sơn phân trần:

“… ta vốn hiền khô ta là lính cậu

đi hành quân rượu đế vẫn mang theo

mang trong đầu những ư nghĩ trong veo

xem cuộc chiến như tai trời ách nước

ta bắn trúng ngươi v́ ngươi bạc phước

v́ căn phần ngươi xui khiến đó thôi…”

 

Và nghe Trần Hoài Thư, trung đội trưởng thám kích thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh:

“… hành trang ta là lựu đạn dao găm

thêm tuổi trẻ ta già như quả đất

thêm một trái tim ngự đầy Chúa Phật

thêm một cơi ḷng tràn ngập quê hương

khi đánh nhau thắng bại lẽ thường

chỉ mong đàn con b́nh an vô sự

chỉ mong trở về gặp nhau đụng rượu

lỡ chết rồi, hồn cũng thoát thành men…”

 

Những người bộ đội xâm trên cánh tay hàng chữ “Sinh Bắc Tử Nam”, họ có viết được những ḍng thơ như vậy? Bốn chữ Sinh Bắc Tử Nam nghe có vẻ như một thứ Kamikaze ôm bom tự sát. Đầu óc chật chội luôn trăn trở niềm ám muội chết chóc, họ sẽ cảm thấy xa lạ bởi cái t́nh cảm ủy mị tiểu tư sản của anh lính Ngụy. Bài “Viết Cho Thằng Em Cùng Trung Đội” của Trần Hoài Thư ướt đẫm, úng thủy chất “phản động” ấy, đánh mất “lập trường”, nghe ngậm ngùi dâng cao:

 

“ Một chút cay cay mà ḷng bỗng tủi

Buồn th́ về, đừng nán lại, thằng em

Không sao cả, lên cao rồi xuống vực

Đất mở rồi, ở lại cũng buồn thêm

 

Chuyến tải thương cỏ rạp ḿnh trải thảm

Xám sườn non, buổi ấy mới ra quân

Lên, trèo lên, ngựa rung bờm, tóc xơa

Hứng trăm ngàn oan nghiệt buổi thù chung

 

Cùng đứng lại, hai chân nghiêm, cúi mặt

Đây hàng quân đọc lại thiếu tên em

Người lính trẻ chưa đầy hai mươi tuổi

Nhớ th́ về, cốc rượu để phần em…”

 

Người lính, họ có nhiều dung mạo. Chân dung một người lính qua nét vẽ Luân Hoán rất đáng yêu. Đáng yêu, bởi trước tiên, người lính đó đích thực là một nghệ sĩ:

“Vào giờ G ta ra mặt trận

ngồi trước ca-bin ngủ gật ngủ gà

một chút nhớ em, một chút nhớ

cái thằng nào đó giống y ta

xe bỏ mắt mèo qua Châu Ổ

chờn vờn trước mắt bóng ma trơi

nh́n lâu lại hóa ra đom đóm

buồn bă bay khan ở cuối trời

ếch nhái ve nhau loạn thiên hát

lạnh lùng hơi đất cuốn hơi sương

che tay ngồi kéo dài hơi thuốc

nhớ cái… lưng em thật dễ thương

nhét cái bản đồ trong áo giáp

khẩu Colt ngủ mỏi một bên đùi

câu thơ chợt đến chợt đi mất

mặt trận từ ta nối tới người

………

mờ sáng quân vào hết mục tiêu

tầm tă mưa vây đời hắt hiu

đứng nh́n đồng đội bung lục soát

mưa tạt lạnh ḷng mắt đăm chiêu

gác súng lên đùi nghĩ vẫn vơ

đầu đêm qua ngủ, nhớ c̣n mơ

mắt em đưa đẩy hai đầu vơng

ta ngủ giữa ḷng em với thơ

trời sáng dần dần trong lưới mưa

trơ bên nền cháy gốc cây dừa

ở đây cây cỏ đều sống thật

chỉ có riêng ta có vẻ thừa

……….

địch phá đám ta không kiêng nể

cái giờ tịnh khẩu nghĩ về em

cuồng tay rút súng phơ bờ bụi

phơ cả đất trời đang muốn quên

……….

một loạt đạn bay một ngày ập tới

một phút làm người sung sướng biết bao

nhưng dẫu t́nh cờ thân đầy vết đạn

chẳng oán hận ǵ v́ vẫn chiêm bao”.

 

Tập thơ đầu tiên của Luân Hoán là tập “Về Trời”, in năm 1966. Rồi “Trôi Sông”. Rồi “Chết Trong Ḷng Người Yêu Dấu”. Mỗi năm ra đời một tập thơ, cho tới 1970 th́ xuất hiện “Nén Hương Cho Bàn Chân Trái”, thực hiện chung, cùng dăm ba hiền hữu góp mặt. Hăy để ư tới tên gọi, cách đặt tựa cho mỗi thi tập. Chứa đựng điềm gỡ, nghe như đó là lời phân ưu được soạn sẵn, thứ cáo phó có thời gian để thong thả “nhuận sắc”. Sau cùng là ǵ, sau cùng: Người chiến sĩ luôn chiêm bao mộng mị kia đă phải để lại bàn chân trái tại mặt trận Quảng Ngăi vào năm 1969.

Khuôn mặt chiến tranh ít c̣n hiện diện trong thơ ông, từ biến cố buồn bă kia. Nếu có, chỉ là sự cực ḷng khi buộc phải hồi tưởng lại. Ông cố quên, ông lui về đời dân dă và ngợi ca t́nh yêu không mỏi mệt. Thời gian này ông thích nuôi chim, cá cảnh, yêu đời thực vật hoa lá cành và đêm về thường mộng những cảnh sắc trong liêu trai. Ông tựa như một vị quan ngày xưa chán cảnh triều chính lui về ẩn náu chốn tịch lặng sân trước vườn sau. Cho nên, trong thơ ông, nổi ra điểm dị biệt: Những chuyện gay cấn, sinh tử, khẩn thiết, nghiêm trọng, lớn lao… ông đều kéo nó xuống thật thấp, b́nh thường hóa mọi thứ. Và những cái nhỏ nhặt đáng yêu hiển hiện thường hằng quanh ông, ông sẽ rộng ḷng mang đặt nó lên đỉnh cao, đường bệ. Ông phả linh hồn vào những vật vô tri ông bắt gặp trên đường đi, ông muốn chúng chia sẻ cùng ông những thở than hoạn nạn, những hạnh phúc xối xả t́nh cờ.

 

Đọc thơ ông, những ai tiếp cận lần đầu, sẽ ngỡ tác giả là một thi sĩ trẻ. Rất mực trẻ trung. Trẻ tới bến. V́ sao? V́ cái chất tinh nghịch, chút phá phách nằm ẩn nấp đâu đó dưới những câu cú dung dị thuần khiết. Chấm xuống hàng là quậy, sau dấu phẩy là van nài “mời em lên ngựa”. Đứng kề bên dấu than là yêu chết bỏ bể bỏ. Sau lưng dấu chấm hỏi là sự mè nheo đ̣i ăn chè… Một sứ giả của t́nh yêu, làm sao kẻ đó có thể già cỗi được? Họ sẽ bị mất việc, sẽ bị đuổi khỏi vườn địa đàng ngay!

 

Ngoài những bóng hồng, hết Phạm tới Tôn Nữ, hết Nguyễn đến Trần, hết Hồ tới Lê, hết Châu tới Đặng… sau cùng là Lư. Ngoài những t́nh nhân, người yêu một ngày, người yêu đôi ba tháng cho tới kỳ cùng là người bạn đời; trái tim rộng lớn của ông c̣n để dành một ngăn trang trọng cho bè bạn. Khi nhớ bạn, ông cẩn trọng mặc áo quần lục bát vào từng kỷ niệm. Ông chia đều cho mỗi người bốn câu, những cảnh đời trung thực, những phần số không may, những hoạn nạn. Máu, nước mắt, tiếng cười nghẹn ứ, bốn món ăn chơi trần ai khoai củ tùng tam tụ tứ trộn lẫn vào nhau. Chỉ xin mạn phép nhặt ra chút ít gọi là cùng nhau chia ngọt xẻ bùi:

 

“tay mày không có hoa tay

thôi mày chùi súng, đánh giày giùm tao

tuần sau ḅ lạc nào vào

tao hứa chia bớt mày xào khô chơi”

 

“bạn về trời tết Mậu thân

ngay khi gơ cửa thất thần gọi ta

ta rời pḥng trọ đêm qua

để bạn lănh đạn làm ma trước thềm”

 

“ghé Tổng y viện Duy Tân

thăm Chân Tu bỏ một chân trên rừng

một năm sau tau hành quân

không ngờ trời bắt anh hùng như mi”

 

“xe thồ dừng giữa sân trưa

nhói vai, rơi nạng, mày đưa tay quàng

cắn môi, sao lệ cứ tràn

ta chưa tử trận, bạn vàng khóc ai?”

 

“theo quân tái chiếm Cổ thành

ghé thăm tôi cạnh bờ xanh sông Hàn

ḷng tôi đâu nỡ cư tang

thương anh ngồi vọc nắng tàn trên sông”

 

“dách, thùng, cù lũ cũng thua

cái khe cửa hở gió đưa Tam kỳ

chẳng hay bạn sùng đạo chi?

bốn mùa tâm nguyện chân qùi trước hoa”

 

“hăm chín tháng ba bảy lăm

chia tay nhau tại Ngă Năm dặn rằng:

thằng nào sống, phải nhớ ăn

thêm tô ḿ Quảng cho thằng chết đi”

 

“cắt cờ giải phóng miền Nam

anh cho tôi dán vội vàng trước hiên

nhờ bùa, qủi tạm để yên

đêm nằm cứ sợ ngụy quyền lộ ra”

 

“sinh thời tôi, bạn chơi thân

mấy trang sử lật, rẻ phân đôi ḍng

tôi hơn bạn cái lưu vong

bạn hơn cái mộ giữa ḷng quê hương”

 

“cái nắm tay chặt và nồng

vừa gặp đă chợt hiểu ḷng dạ nhau

máu nhà binh vẫn một màu

tôi anh c̣n nặng cái đau tan hàng”.

 

Ở trên là những mảnh vụn, tựa như tṛ chơi Jigsaw Puzzle. Ráp lại, toàn bộ hiển lộ một h́nh ảnh rơ nét: Thảm thương và chân thành. An ủi và khí khái. Đùa cợt và cảnh tỉnh. Nhưng quan trọng hơn cả, t́nh nghĩa thay người làm ra những câu thơ ấy! Xúc động thay, qua dâu bể, tâm ông vẫn thủy chung, ăn đời ở kiếp với ḷng thành.

 

Tôi chưa từng vào quân đội. Và tháng ngày mà Luân Hoán gặp hoạn nạn, tôi vẫn là đứa học tṛ yên hàn vô sự ngày ngày cắp sách đến trường. Tôi đi học giữa tan tành đổ nát, Huế chưa gượng dậy được với vết chém tàn nhẫn Mậu Thân. Mưa vẫn c̣n rơi, gió vẫn luôn th́ thầm lời quyến dụ trên hai hàng lá cây; hay đó là nước mắt, là tiếng than uất nghẹn của những hồn oan? Một địa ngục có thật? Tôi đi học và thầm cám ơn những quân nhân, đă hy sinh mọi thứ cốt chống đỡ làn sóng đỏ từ phương Bắc tràn xuống. Họ vứt tuổi xanh, họ giă biệt gia đ́nh, mang thân làm lá chắn, nhằm bảo vệ cho vùng đất mà tôi đang sống thở từng ngày.

 

Tôi chưa là lính, nhưng nếu được, xin cứ xem đây là bản báo cáo của một “thằng em cùng Trung đội” đă lạc đơn vị từ hôm triệt thoái vùng Một chiến thuật để lầm lũi di tản, măi miết di tản. Ḍng thơ miền Nam trước 75 cũng là một thứ Puzzle, vung văi nhiều mảnh đời của những thi sĩ mặc quân phục. Xin hăy ráp lại đủ đầy thứ chân dung u sầu nọ. U sầu và khí phách.

 

Cám ơn những người lính. Cám ơn những thi sĩ. Nghiêm. Chào. Nghỉ. Tan hàng. Cố gắng. Cố g.. ắ.. n.. g !!!

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

--------------------

*Tựa đề là hai câu thơ của Luân Hoán.

 

 

ĐĂ TÀN CHƯA NHỮNG CÁNH HOA. TA TỪNG TƯỚI NƯỚC QUA LOA BÊN ĐƯỜNG tản mạn của nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, trong tập THƠ T̀NH NAM 1975 do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.
 

http://www.gio-o.com/ThoTinhNam1975.html

 

© gio-o.com 2010