photo:thtbackup.files.wordpress.com/

 

Thi Vũ

NGÔI NHÀ IN

Ở NEW JERSEY

 

tạp ghi

 

Con người chỉ khôn lanh, hớn hở khi ở trên quê hương hắn.

Điều tôi nhận xét về Ba Thoại. Xưa Ba Thoại là sĩ quan ngành thám báo. Người đi tiên phương ḍ đường, quan sát t́nh h́nh địch để quân ḿnh hành quân an toàn tập kích. Hẳn phải thế. Tôi không am hiểu loại ngành nghề này.  Lơ mơ trong đầu phải là một người giỏi địa thế, đường sá, rừng rú, vừa nhanh nhẹn, kín đáo, vừa lanh lợi, thông minh, hóa trang giỏi. Ừ nhỉ, sau bao lần gặp gỡ hàn huyên, quên không hỏi Ba Thoại về ngành thám báo ? Có lẽ con nhà văn chúng tôi chẳng xem chuyện chi khác quan trọng.

Tháng tư hai mươi chín năm trước, 1985, chúng tôi đến làm việc nhiều ngày tại LHQ. Trước khi đi, nhờ một hội quen giữ khách sạn gần trụ sở LHQ cho dễ qua lại. Anh Bùi Đặng Hà Đoán ở Paris kín đáo tặng tôi mấy trăm Mỹ kim, nói thác là bạc lẻ, giữ lại cũng chẳng làm ǵ, anh lấy để đi taxi. Rồi anh dạy tôi cách bố trí thành phố New York khác Paris, cứ đếm từng khóm chung cư / block mà đi, dặn thêm đường sá tàu hầm về Phố Tàu / China Town ăn uống cho rẻ lại hợp khẩu vị bọn ḿnh.

Chúng tôi đến đúng vào ngày 30.4, một ngày chủ nhật. Mỹ kim thời ấy cao, tương đương mười quan Pháp, bây giờ thời giá hạ có nửa. Ở khách sạn được hai ngày th́ hết tiền, mà công việc c̣n tuần lễ mới xong. Đang cơn bối rối th́ Ba Thoại gọi điện thoại thăm, anh trách sang Mỹ sao không về nhà anh tá túc, ở chi khách sạn đắt đỏ. Buồn ngủ gặp chiếu manh, chẳng khách khí lại thân t́nh, tôi bảo, ừ th́ về nhà anh chơi. Thế là vợ chồng Ba Thoại từ New Jersey lái xe ra New York đón chúng tôi về Plainfield.

Gặp nhau trên đất Mỹ bùi ngùi cảm động, Thời ấy mới có mười năm lưu vong, nhớ thương c̣n tươi rói, hy vọng cũng xanh rờn lá xuân. Vợ chồng Ba Thoại đến khách sạn lúc sáu giờ tối đón chúng tôi. Bảo ta đi nhanh về nhà ăn cơm tối.

Xe rời New York ra vùng phụ cận, chạy trên xa lộ mênh mang, chằng chịt. Cùng nhau nói chuyện huyên thuyên trong xe chẳng thiết chi đường sá. Ba Thoại cầm lái, vẻ người cương nghị, khắc khổ nhưng thân t́nh, nhẩn nha như đi hóng mát mỗi chiều hè bên nhà. Nh́n đồng hồ đă chín giờ tối, tôi chậc lưỡi thăm ḍ, nhà anh chị xa dữ. Mặt vẫn nghiêm trang, khắc khổ, phớt lờ, Ba Thoại nói : Không xa chi mấy, lúc năy ra đón anh chạy hai giờ đồng hồ thôi. Bụng nghĩ ông này lạc đường, nhưng không dám nói. Xe chạy tiếp, chạy nữa, chạy a vào thời gian thay v́ không gian. Mười giờ tối. Lúc này Ba Thoại tỏ vẻ bối rối bằng hai chữ lạ quá. Lạ quá, mọi khi đâu có xa như vầy ? Ba Thoại ngừng xe, mở cửa nói là đi t́m người hỏi đường. Xa lộ vắng tanh, đêm chụp xuống khối đen man rợ. Xa xa những lùm cây chập chùng mất hết hồn xanh, chấm phá vài ngọn đèn lưa thưa sao nhoè tối. Ba Thoại trở về thất vọng chẳng gặp ai, miệng cứ lạ quá, lạ quá trong sự b́nh tĩnh đá khô. Xe tiếp tục chạy, tới mười một giờ khuya th́ Ba Thoại đánh tay vào đùi. Hai chữ lạ quá, đổi sang bậy quá, bậy quá !

Hóa ra khi rời xa lộ lớn lấy hướng đi North / phía Bắc th́ ông Thám báo lấy hướng South / phía Nam, bởi lúc rời nhà ra đi về New York ổng lấy hướng South. Ba Thoại rời xa lộ đang đi quay ngược t́m hướng Nam. Một giờ sáng chúng tôi về tới nhà. Cả bọn mệt phờ, lăn ra ngủ. Hai vợ chồng sáng đi làm sớm. Chúng tôi đánh một giấc ngon, thoát ly mối lo âu khắc khoải.

Có nhà, biết ḿnh có nhà, mà lạc đường, cảm giác lạ lùng, thót sửng, tim co thắt lắc lẻo trên cḥm mây heo hút.

Cách chạy xe và t́m đường như thế, tôi không hiểu hồi xưa Ba Thoại thám báo như thế nào nơi vùng An Khê, Trường Sơn ? Đành lạnh lùng kết luận, con người chỉ khôn lanh, hớn hở khi ở trên quê hương hắn.

Sáng hôm sau vợ chồng Ba Thoại đi làm, chở chúng tôi ra ga xe lửa bày lối đi về Penn Station. Ngày ngày chúng tôi sớm đi tối về, khi xong việc ở LHQ. Buổi chiều ngồi kháo chuyện văn nghệ văn gừng quê nhà thuở mấy ông Kẹ chưa xuống rừng.

Ba Thoại là tiếng gọi âu yếm dân gian của chị Yến gọi chồng. Anh chị có cháu trai tên Thoại. Cháu c̣n bé nhưng thông minh, học giỏi lại làm thơ hay. Tôi ngạc nhiên đọc mấy bài thơ tiếng Anh cháu cho xem. Nếu cháu không nối nghiệp cha, tương lai cũng rực rỡ.

 

Trần Hoài Thư vượt biển ra đi những năm 80 rồi nhập cảnh Mỹ. Thuở ấy anh siêng viết bài cho tạp chí Quê Mẹ ở Paris. Nhiều năm sau bảo lănh vợ con sang. Ngày hai vợ chồng gặp nhau ở phi trường, chị Yến khóc tức tưởi. Không là cái khóc vui đoàn tụ, mà khóc cho cuộc đời “nghèo khó” của chồng, dù Thư là nhân viên kỹ sư hăng AT&T. Do chị thấy Thư mặc áo veston vá hai miếng da ở cùi tay, là mốt thời thượng của dân sang, nhưng chị tưởng không đủ vải phải vá bằng da. Người Vượt Biển ra đi dồn dập, nhiều kẻ manh tâm tập hợp kháng chiến, ai nấy đều muốn làm một cái ǵ hừng hực lửa. Con người lúc ấy là con người dự phóng đội đá vá trời, bất kể ông tây ông tàu, coi thế giới như chưa có. Một hôm tôi viết thư rủ Trần Hoài Thư qua Paris làm văn học chơi. May mà anh không đi, nếu không, ngày nay tôi sẽ ân hận. Đó là nói trên phương diện vật chất và sự tiến thân.

Tôi khó quên người đàn bà rất Việt này. Những ngày ở Plainfield, chị làm cơm cho chúng tôi ăn, nhưng không chịu ngồi chung bàn mà lui ngay vào bếp. Nói ǵ cũng vô ích. Trần Hoài Thư bảo bà ấy vậy đó, tính bà không sao thay đổi. Tôi bỗng nhớ mẹ tôi ngày xưa cũng thế, chẳng bao giờ ngồi ăn cùng khách. Các bà khuất sau ḷng thương vô hạn của sự chăm sóc và quên ḿnh. Họ sống cuộc đời vô ngă — không có cái ta. Có đâu như số người theo đạo “vô ngă” lại cứ đăm đăm vô o bế cái ta to bằng trời. Các bà sinh ra để nuôi chồng và đẻ con, làm mối tơ dệt ṿng gia tộc.

Có một lần ghé New York vội vă, hai vợ chồng chạy xe ra New York thăm chúng tôi. Lần đó ngạc nhiên thấy chị Yến lái xe. Không thể ngờ một người đàn bà nhỏ nhẹ, khiêm nhượng, khuất lấp, vô ngă, mà trên bản đồ lănh thổ chỉ có con đường gia lộ, độc đạo chạy từ vườn vào nhà bếp. Thế mà nay, người đàn bà ấy đă được Hiệp Chủng Quốc hóa sinh trên những dặm dài xa lộ mênh mông bát ngát. Tôi khen, th́ chị bảo tôi chỉ lái tới thôi, không biết “de” anh à. Hỏi không de sao lái thẳng tới khách sạn này ? Trần Hoài Thư chen vào, bả lên xe ở nhà lái thẳng tới đây dừng ngay trước khách sạn, có de diếc chi đâu. Ỷ Lan hỏi, vậy khi đi thi hay lái xe vào sở không “de” được chị làm sao ? Chị Yến tỉnh bơ giải thích, hôm đi thi em hên quá nên de cái rụp, c̣n vô sở th́ cứ nhằm chỗ nào trống lái vào. Không có chỗ lái ṿng ṿng chờ ai đi ḿnh vào.

Năm 2006, tôi có dịp trở về làm việc ở LHQ. May mắn có người bạn kư giả ngoại quốc nhường pḥng cạnh trụ sở LHQ. Trần Hoài Thư và chị Yến lại lái xe ra. Nằng nặc biểu về ở căn nhà mới tậu. Chúng tôi khước từ v́ công chuyện dồn dập đêm ngày. Chị Yến bảo, thôi th́ ngày chót xong việc vào thăm nhà chơi, rồi tụi này đưa ra phi trường về Pháp. Chúng tôi ừ.

Vườn bao bọc căn nhà mới xinh xắn cũng trong vùng Plainfield. Chị Yến tíu tít dẫn đi xem nhà, bếp núc, pḥng khách, tầng thượng, rồi ra vườn xem những hoa cây chị trồng. Trần Hoài Thư lửng thửng đi theo không nói năng, như gă khách cùng chúng tôi đến viếng. Chắc đă bao lần Trần Hoài Thư đóng vai gă khách trên đường ṃn gia lộ này, mỗi khi có bạn xa đến nhà.

Tất cả Trần Hoài Thư là hai ô kính cận, đưa đôi mắt viễn tŕnh cơi mông lung xa ĺa hiện tại, dáng người dong dỏng vượn gầy nhưng chậm răi, bề thế. Chị Yến là tiếng nói, sự di động, con chim hoàng oanh chuyền cành líu lo thân mật.

Nhưng có cái ǵ trống trăi, hắt hiu, lạnh lẽo trong căn nhà của đôi cặp uyên ương Thư - Yến.

Măi tới khi vai diễn được thay, Trần Hoài Thư dẫn chúng tôi xuống tầng hầm / basement. Hóa ra hồn nhà đặt trú xứ ở đấy. Trần Hoài Thư đóng vai thuyết minh về căn hầm nhà in của ḿnh. Ba pḥng ngăn riêng. Pḥng lớn nhất đặt bốn, năm chiếc máy vi tính đánh bản thảo. Toàn loại máy cũ, có cái anh bảo người ta vứt rác, tôi khênh về sửa chữa, lắp thêm cái này, bộ phận kia, dùng được hết. Thư hănh diện rút hai tập Cao Tông Truyện mới in xong tặng tôi, nhấn mạnh, b́a in màu đó nghe. Kế pḥng “sắp chữ” là pḥng đóng gáy. Tôi là thợ in mấy mươi năm trời ở vùng Gennevilliers, ngoại ô bắc Paris, tới đây đi từ ngạc nhiên này tới ngỡ ngàng kia. Trời ơi, chúng ta vượt thời gian trở về thời ông Gutenberg hay sao ? Sang pḥng đóng xén chỉ thấy la liệt các son chảo nhôm nấu ăn cạnh chiếc bếp nhỏ bằng khí đốt. Tiếng chị Yến xầm x́ với Ỷ Lan sau lưng : “Chị ơi, em đi làm về nấu ăn thấy mất son chảo, ổng lấy hết từ từ xuống đây nấu keo dán sách đó”. Chốc chốc chị Yến lại to nhỏ với Ỷ Lan : “Từ ngày ảnh mất việc, em ráng giúp cho ảnh vui, cho ảnh đỡ buồn đó chị, chứ sống chi cái nghề này !”.




          photo: www.trantrungdao.com



“Tham quan” xong tầng hầm, Trần Hoài Thư dẫn lên tầng trên xem pḥng cắt xén. Máy cắt xén nhà in chúng tôi ở Pháp chạy điện, nặng hàng tấn, cắt khổ giấy một thước với độ dày hai ba ram. Ở nhà in New Jesey là máy cắt tay, thứ để bàn, mỗi bận mấy chục tờ giấy ? Hôm ấy Thư đang xén tập thơ mới in xong cho Hoàng Xuân Sơn.

Tôi không hiểu ông chủ nhà in này sản xuất ra sao, mà sau này sách và tạp chí của Thư Ấn Quán phát hành cũng bộn. Bộn là số lượng. Thư không là người của số lượng. Thư là người của văn học và phẩm chất miền Trung. Chế tác xong, ai muốn mua gửi tem bưu điện về, giá cả tùy hỷ. Tiền nong, tem tiết không có cũng chẳng sao, chỉ cần viết thư yêu thích là anh gửi. Bạn bè thuê in một hai trăm bản, lấy công làm lời. Làm cho vui mà. Bốn chữ được nghe suốt buổi gặp gỡ.

Giữa xă hội bao la bốn biển, sống chết bằng tiền, cạnh tranh nhau v́ tiền, chụp giựt, giết nhau do tiền, phản bội nhau cũng bởi ông thần tiền. Thế mà có một anh nhà văn xứ Giao Chỉ xua đuổi tiền bạc. Đóng cửa cặm cụi, một ḿnh và hằng ngày “sắp chữ” trên năm máy vi tính, tŕnh bày b́a trên vi tính, dán gáy b́a bằng chảo luột rau, xén tay từng chục mẫu b́a tra vào sách. Cứ thế năm này tới năm khác. Tới nay đă mười mấy năm chưa ngừng giăng tơ.

Hèn chi Câu lạc bộ văn nghệ tự do không đóng đô ở Hà Nội, Huế, hay Saigon dưới thời đại Hồ Chí Minh, mà thiên di về căn hầm Nhà in ở New Jersey. Một lớp lang người viết cũ nín thinh sáng tạo sau 75, bỗng cuồn cuộn động mạch thành văn, ra tâm tư, phấn chí, mộng mơ hay uất hờn, nay t́m thấy nơi trụ xứ giữa  trái tim Trần Hoài Thư.

Mấy năm trước thấy trên kệ sách Vũ Hoàng Thư, tôi nhờ mua giúp Một thời Lục bát Miền Nam, và hai tập Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến - Sưu tập. Tổng cộng hai ngh́n hai trăm mười lăm trang, lại đóng b́a cứng khoác bao b́a, theo điệu sản xuất của Nhà in ở New Jersey không tiền khoáng hậu đầu thế kỷ XXI. Độc nhất vô nhị trên lănh thổ Hoa Kỳ. Đố ai t́m ra một nhà in thứ hai như thế. Nhà in không gầy dựng bằng tiền hay cổ phiếu, bằng máy móc hiện đại, mà bằng tâm và chí với mười ngón tay gầy quờ quạng.

Cỏ có chết đâu, cây có chết đâu giữa mùa đông nghĩa địa. Tưởng như là… Nhưng không là. Mầm sống cất giữ đâu đó không chi hủy hoại, như một điểm tâm thu nháy động hoài măi con tim. Có phải đó là văn hóa - nghệ thuật vượt mọi không - thời, ǵn giữ tiếng nói và tâm tưởng con người ? Thân xác rả xuống cho loé thần trí vút lên.

Sau này tôi giới thiệu Ken Stier, người bạn kư giả làm ở hăng Deusche Press Agentur, có nhà vùng New Jersey, tới thăm một nhà văn Việt Nam làm nhà in. Với hy vọng anh viết bài. Nhưng tôi đă mất liên lạc anh.

Thăm xong ngôi nhà in ở New Jersey, chúng tôi muốn gọi ta xi ra phi trường. Nhưng chị Yến và Trần Hoài Thư cản ngay. Chị Yến nói để tụi em đưa anh chị đi. Chúng tôi mời hai vợ chồng ra phố Tàu dùng trưa, từ đó tới phi trường Kennedy chẳng bao xa.

Chị Yến cắt một nhánh cây Thái Lan tặng tôi đem về Pháp trồng. Chúng tôi cùng nhau đi. Cơm trưa xong, Trần Hoài Thư lái xe. Nhớ chuyện 1985, hai mươi mốt năm trước, tôi hỏi Thư biết đường hí. Thư bảo, anh yên tâm, đường ra phi trường tôi rành.

Thế nhưng rời phố Tàu lúc 3 giờ chiều, măi 9 giờ tối mới tới, trên đoạn đường chỉ cần hai, ba tiếng đồng hồ. Nửa giờ nữa là trễ chuyến bay. May mà trong lúc lạc đường và bối rối ấy, miệng Thư b́nh thản nói, không sao, không sao, th́ Ỷ Lan thấy hai ông cảnh sát lái moto, liền ngoắc tay kêu cứu. Hai ông cảnh sát to lớn, bệ vệ trên hai chiếc moto oai phong chạy trước dẫn đường, đưa xe Trần Hoài Thư và chúng tôi đáo bỉ ngạn phi trường. Đúng là Cảnh sát Mỹ bạn dân, chứ không bán dân.

Chia tay. Tôi thắc thỏm lo không biết mấy giờ nữa hai ông bà mới về tới nhà, nên hỏi vội, nhớ đường về nhà chứ. Thư thản nhiên cụt lủn, nhớ, nhớ. Chị Yến liếng láy, mọi khi ảnh lái ra phi trường trúng lắm. Chắc mọi khi đi từ nhà, hôm nay đi từ China Town mới lạc. Tôi nghĩ thầm, ông sĩ quan thám báo này có ở trên quê hương đâu mà trách ổng.

Con người chỉ khôn lanh, hớn hở khi ở trên quê hương hắn.

 

Thi Vũ

Paris, 14.5.2014

 

 

Lời cuối : Tôi viết bài này v́ hôm qua nhân t́m tài liệu trên mạng, t́nh cờ thấy bài của Vương Trùng Dương : “Từ Trần Hoài Thư đến Phùng Thăng – Tưởng niệm”, có đoạn viết :

“Thư Quán Bản Thảo số 56, tháng 6 năm 2103 đă được ấn hành và gởi đến thân hữu, độc giả khắp nơi. Trải qua 13 năm, số 56 nầy tưởng chừng đ́nh bản v́ tai nạn xảy ra trong gia đ́nh anh Trần Hoài Thư – chị Nguyễn Ngọc Yến, hiền thê của anh – bị stroke, phải nằm bệnh viện để điều trị vào cuối năm 2012, trước ngày ấn hành Thư Quán Bản thảo số 55…”.

Thư Quán Bản Thảo do anh Trần Hoài Thư chủ trương và vài thân hữu cùng nhau thực hiện nhưng “cánh tay đắc lực” nhất là chị Nguyễn Ngọc Yến âm thầm hỗ trợ cho chồng để hoàn thành “đứa con tinh thần” cho đến khi đến tay thân hữu và bạn văn. V́ vậy, số phận của TQBT tùy thuộc vào t́nh trạng sức khỏe của anh chị.

Trải qua một năm chăm sóc người bệnh. Tháng  Giêng năm 2014, Trần Hoài Thư viết những ḍng chia sẻ:

“Bây giờ tôi trở thành một kẻ nội trợ săn sóc nhà cửa. Cả năm nay Yến chỉ quanh quẩn với xe lăn, cùng căn pḥng bề bộn thuốc men, và cây kiểng. Tôi phải làm những ǵ mà Yến đă làm trước đây. Đổ rác. Dọn dẹp nhà cửa. Rữa chén bát. Giặt giũ quần áo. Viết bill. Đây là những việc mà cả đời tôi chẳng bao giờ đụng tay vào. Nhưng cuối cùng, hoàn cảnh đă bắt một lăo già, lẽ ra hưởng già, hưởng nhàn, th́ bây giờ phải túi bụi, nhọc nhằn hơn ai.

“Tôi có thể bán cái cho nursing home mà. Tôi có thể đẩy Yến vào một nơi được lập ra để giúp tôi hưởng già mà. Tôi có đầy đủ lư do, không cảm thấy xấu hổ, hay hổ thẹn với lương tâm, v́ tôi không c̣n đủ sức để lê đôi chân bị Gout, hay phải bị kiệt lă v́ tuổi già sức yếu. Cái quyết định vào nursing home là quyết định của Yến cũng v́ những lư do ấy.

“Hy sinh đời ḿnh v́ không muốn thấy nỗi khổ nạn của kẻ khác. Và đó cũng là quyết định của cô thuộc sở xă hội được phái đến để thẩm định hoàn cảnh chúng tôi. Cô hỏi Yến bà có muốn vào nursing home không. Yến trả lời yes. Tôi nói là tôi không muốn để vợ tôi vào đấy.

“Nhưng cô nói ông đừng bận tâm. Nếu ông không lo được cho bà th́ hăy để người khác lo cho bà. Ông hăy giữ ǵn sức khỏe của ông trước tiên. Ở trong nursing home, có người sẽ tập cho bà đi đứng…

“Tôi nghe lời bà. Và kư vào giấy để Yến vào nursing home…
… Vậy mà cuối cùng tôi lại gọi bà để xin được hủy bỏ. Tôi nói là tôi không thể để vợ tôi vào. Tôi có thể gánh vác trách nhiệm như là một primary caregiver. Tôi cũng gọi cô cán sự xă hội. Tôi cũng gọi sở xă hội. Họ đều nói chúng tôi hiểu và thông cảm. Họ không quên chúc tôi một mùa Lễ đầy vui tươi hạnh phúc.

“Tôi đă chọn cho tôi một quyết định. Tôi không cần nghĩ ngợi đắn đo ǵ hết. Tôi không cần biện giải ǵ hết. Chọn và chấp nhận. Bởi v́ lúc này Yến rất cần tôi. Và tôi cũng rất cần Yến…”.

Đọc xong ḷng tôi chùng xuống hố thẳm hư vô. Trần Hoài Thư là bạn văn, Phùng Khánh – Phùng Thăng thâm t́nh như máu thịt thuở nào. Thế mà lâu một thiên thu, v́ lăn ḿnh trên con dốc ồn động sự thế ; mặc dù cất giú họ nơi đáy tim lại chẳng biết họ sống chết ra sao. Cả đêm không ngủ được, tôi ngồi dậy viết bài này.

 

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

 

© gio-o.com 2014