jlhuss.blog.lemonde.fr

 

 

THI VŨ

TINH MƠ QUA ĐẠI LỘ

CHAMP ÉLYSÉES

 

                                                                                      thương nhớ PIERRE EMMANUEL

 

 

tản mạn

 

Mỗi năm đỉnh núi Hy Mă Lạp Sơn nhón cao thêm một ly. Và mỗi năm thành phố Paris lại xa cách thành phố Motreal bên Gia Nă Đại thêm bốn phân v́ biển mở. Theo đó, một ngày kia, Địa Trung Hải sẽ cạn thành hồ.  Do những biến động và xê dịch của những mảnh mảng địa chất ở tầng sâu. Do ngọn lửa giữa ḷng đất thôi thúc.  Do một lẽ vô thường đương nhiên.

 

Chiếc hôn của núi vào niềm trời đứng dậy từng ly từng ly, vẫn ngàn năm vẫn c̣n là giấc hôn thầm giữa vùng mây trắng hoang liêu.

 

Đỉnh núi cao nhất của nhân loại mỗi năm lớn thêm một ly.  Tâm linh mù sương của người mỗi năm bước tới bao ly trên đường về huệ trí ?  Mỗi năm lớn thêm bao ly ?  Để tới thời dang rộng ṿng tay ôm chầm vũ trụ.

 

Thử tưởng tượng một đêm hay một ngày nào, từ những đỉnh núi vu vơ câm nín kia, bỗng há họng phun dài ḍng phún thạch đỏ hồng hừng hực lửa, chảy tràn hung hăn xuống đồng bằng và phố thị. Tất cả cuốn ch́m theo lớp tro tàn vữa. Tất cả tiêu tan nơi lăng quên vô kư.  Không trí nhớ! Chúng ta sẽ c̣n giữ lại được ǵ.  Vàng xuyến và kim cương ?  Cao ốc với điện đài ?  Tượng thờ và ḷng cuồng tín.  Tranh hoạ, sách vở qúy báu, với những sáng tác thiên tài ?  Và những nhiệt t́nh, thù hận, tranh căi, giận hờn, ganh tị ?  Với những chủ thuyết, những ư thức hệ, vô sản, đế quốc, tiên tiến hay lỗi thời ?  ...  C̣n lại ǵ dưới sông lửa bạo cuồng chảy đá ?

 

Không c̣n lại ǵ hết.

 

Ngoại trừ một lóng thần trí từ nhục thể vút bay lên. Phần tinh anh vô h́nh, đứng ngoài mọi qui luật phù du của tâm linh, sinh, vật, lư, hoá.  V́ đứng ngoài mọi qui luật phù du, lóng sáng thần trí không nhẵn mặt trên vàng, không thu h́nh nơi cao ốc, điện đài, không trầm đắm vào tượng thờ, không sôi sục giữa cuồng tín, hay nhiệt t́nh thù hận, tranh chấp. Nó đứng bên phía hoang vu của thị phi kiêu mạn.  Nó là nỗi hoang sơ kéo dài ra chốn thinh không mang mang tịch mịch.  Nó ở nơi chịu chứa nó.  Tăng trưởng nơi nào trống vắng những phù du. Con người, hay tác phẩm, thường có thể khoe loè, dối gạt.  Nhưng lóng sáng thần trí, tự nó đă là ngọc mà người cầm giữ phải mài dũa, không thể dối lừa khi vút rời nhục thể.

 

Sáng thứ Bảy, bước xuống đại lộ Champs Elyees. Hoang địa nhưng thanh thản. Giờ giấc mọi người nồng trong cơn.  Sau đêm hoan lạc hay mệt nhoài.  Sau một ngày sống vội chưa nguô; tốc níu chân đêm chắt cạn chút vui thừa. Đại lộ đẹp nhất lúc tinh mơ.  Không xe cộ.  Không bóng người.  Hàng qúan thin thít đóng. Ta đi, nghe rơ tiếng lá bay, tiếng sương tàn đụng chạm vào nhau ngân chuông thánh thót.  Hai hàng lá cây hùng vĩ trườn xuống công trường Concorde, lượn sóng thành đôi thân rồng ngọc bích.  Cảm giác êm ả không v́ thấy cả đại lộ thuộc về ḿnh. Giành chi của chung.  Mọi chiếm hữu đều xa lạ với niềm bằng an.  Êm ả như trái chuông khi chưa bị động đánh.  Nhưng cũng có thể như tiếng ngân thoát đi trên muôn trùng im bặt hay xôn xao.

 

Vào qúan Fouquet gọi một tách cà phê. Rót những hạt nước đen phẫn nộ vào ḍng máu đỏ kích thích.  Thảm trải dưới ánh sáng lờ nhờ ban mai ở qúan, loáng những vết vàng đều đặn như lá rụng mùa thu. Lá rụng gọi ta gốc cội phải về.  Thế c̣n người khi chết đi về đâu ?  Đây là câu hỏi, người cứ quên lờ không giải.  Hay biết đâu chẳng có ǵ để giải.  Người có chết đâu.  Sự sống manh nha dưới muôn h́nh vạn trạng.  Nhớ nước, là nhớ nơi nguồn cội sinh ra ḿnh.  Nhớ, v́ không thể trở lui. Lui về đâu trong cuộc đuổi bắt vô tận ? Quê hương thoạt là mẫu đất, kế tới những người, rồi kỷ niệm êm đềm trên cuộc đất ấy. Một cuộc đất làm khác những cuộc đất khác, dù cùng một thế đất.  Có ai về lại được nơi ấu thơ ḿnh ?  Cha mẹ, bạn bè thuở nhỏ, kỷ niệm ấu thời, không bao giờ c̣n nữa.  Kẻ thu ảnh chỉ thấy một lần người và cảnh. Rồi thôi.  Sau đấy, là tấm giấy cũ càng những bóng h́nh bất động.  Ta sống cảnh người thi sĩ kia, chỉ c̣n biết "Đập vỡ kính ra t́m lấy bóng. Xếp tàn y lại để dành hơi."  Hơi hướng ấy sẽ tan đi, loăng mất.  Tất cả lớn lên trong tan vỡ biền biệt và biến dạng.  Duy nỗi nhớ không già, không thay đổi.  Nhớ có phải là chỗ cất chứa cho một niệm t́nh sau ? (-- Bao giờ ?).  Làm thế nào cho cái không già, không thay đổi ấy đứng yên trên gịng đời trôi chảy chẳng ngưng ? Bởi thế, càng nhớ càng ngậm ngùi. Càng ngậm ngùi càng nhớ. Kẻ nào thấy được qúa khứ và tương lai ôm nằm nơi hiện tại mới hết nỗi nhớ mong.

 

Tiếng nổ ban đầu bắn tung muôn triệu hạt hành tinh li ti ra vũ trụ vô cùng.  Những hạt bụi trái đất ấy cứ đi xa theo những mặt trời chuyển động. Chúng đi xa, xa hoài, vun vút.  Chúng không thể trở về nơi trung tâm sáng lực lúc ban đầu chưa nổ.  Nên chúng là những hành tinh bụi nhớ.  Người cũng là hạt bụi hành tinh nơi hư không. Gần, th́ người nhớ quê hương, nhớ mối t́nh đầu.  Xa, người nhớ một nguồn cội tâm linh sáng láng, mà giờ đây vẩn vết hồng trần. Ngày xưa, có lúc Vũ Hoàng Chương đă nói: "Ta van cát bụi trên đường: dù nhơ dù sạch đừng vương gót này !"  Mới chín năm thôi, mà phải gọi "ngày xưa" rồi ư ? Bây giờ Vũ ở đâu ? C̣n đi măi cùng nỗi nhớ Quê không lối về ? Hay đă tới nơi Nguồn Cội ? Hoặc đă là một nguồn cội mới cho một nổ tung lưu lạc khác ?

 

Hớp đắng cuối vừa tợp xong, tôi bước lên đại lộ hoang vắng tinh mơ. Xuống công trường Concorde mênh mông, vào giờ xe cộ chưa thành những lượn sóng cơ khí inh ỏi.  Bước qua vườn thượng uyển Tuileries dưới các tàn lá dề gai sắp chuyển mùa. Đi về phía nhà thờ Saint Severin dự lễ cầu hồn cho Pierre Emmanuel.

 

Phải chết đi mới dễ gặp gỡ ?  V́ thân xác là thành hào kiên cố, khiến người chỉ đụng chạm mà không hoà ẩn với nhau ? Gặp gỡ như thế kể cũng khí muộn màng ? Chết đi mới thương được nhau ư ?  Mà lúc ấy thương cái ǵ ?  Thương thần trí kẻ kia , hay lại chỉ thương lấy ta nơi muôn đời vị kỷ ?  Láo như một lời điếu văn ! Người sống bên nhau vẫn không hề thấy nhau, v́ bản năng thực khuẩn (phagocyte) ch́m đắm trong mỗi tế bào.

 

Pierre Emmanuel, thi hào của dân tộc Pháp. Người suốt đời đă không thấy có lằn ranh giữa thi ca và hành động.  Người đă nhận chân rằng thơ không ngừng quanh một tiếng hót chim. Thơ là tụng ca, nhưng thơ cũng là tiếng gọi thức. Thức chim trên đầu núi.  Thức người nơi đầu sông.  Thơ vạch nẻo cho đường bay không bị sụp hố.

 

Buổi đầu gặp Pierre Emmanuel, anh ấp úng kể lại những chặn đường nội tâm.  Là người công giáo, có lúc anh đi theo Lăo, Trang, vào Thiền.  Nhưng rồi, anh nói, Cha Lubac giúp tôi trở về với huyền nhiệm Thiên Chúa.  Anh ngừng một lúc. Đôi mắt nai xa vắng, dưới vừng trán rộng, bỗng như đánh lên dấu hỏi, vừa thắc mắc, vừa đoan quyết.  Tôi nói, anh có bỏ ǵ đâu.  Hướng anh đi là lối về nguồn cội.  Xe, đ̣, ngựa, hay đôi chân đơn sơ ....  chỉ là phương tiện chuyên chở. Sá chi cách chọn lựa.

 

Là thi sĩ nổi danh, nhưng anh đă lao toàn thân theo cuộc kháng chiến Pháp chống Đức Quốc Xă. Thế chiến tàn, anh lại tham gia vào mọi phong trào nhân quyền trên thế giới, bênh vực cho những cuộc đấu tranh giành độc lập tại các nước Á Phi. Anh đă hiểu Thơ là Người. Thơ không có sự chạy trốn đớn hèn.  Ông Hồ Chí Minh tới Pháp hồi 1946, đă mời Pierre Emmanuel dùng cơm, trong chiến dịch ve văn các trí thức nổi danh. Anh giữ đủ mọi chức vụ trọng vọng quốc tế. Được bầu vào Hàn Lâm Viện, nơi bất tử của thần trí Pháp.  Anh vẫn rủ áo bỏ đi, v́ Hàn Lâm Viện đón một kẻ, anh cho không xứng đáng.  Đang cố vấn cho một đảng chính trị lớn nhất nh́ nước Pháp, anh từ chức, v́ đảng ấy không trung thành với ngưỡng vọng đề ra. Giữa cuộc chiến tranh giành độc lập của người Việt trước 1975 , đă có lúc anh lầm tưởng rằng người Cộng Sản Hà Nội là một thành phần dân tộc.  Họ tranh đấu là tranh đấu chung cho đất nước, họ không bao giờ đi làm tay sai cho ngoại bang Xô Viết. Nên anh đă ủng hộ họ - Kỳ thực là ủng hộ cho cuộc tranh đâu cho toàn dân Việt. Anh đă viết tựa cho bản dịch Pháp Văn tập thơ "Máu và Hoa" của Tố Hữu.  Cũng như anh đă tha thiết lao thân hỗ trợ cuộc đấu tranh của Nghiệp Đoàn tự do Solidarnosc bên Ba Lan, hay đ̣i trả tự do cho thi sĩ Cu Ba Vallares ...

 

Con người ấy, mỗi hơi thở là một nhịp thơ. Mỗi ư nghĩ là một cưu mang con người thống khổ khắp nơi.  Bi và trí không phân ly. Ḷng bác ái xáp tới lư vô ngă.  Vô ngă, là không ta, tuy vẫn có ta trên khắp mặt ngàn trùng.  Vô ngă, là tương sinh nơi duyên hội mặt đất

 

Ngày tới thăm, anh cho xem bức thư của Hội Thân Hữu Pháp - Việt (thân cộng, Association D'Amitie Franco - Vietnamienne) kèm theo thu Cù Huy Cận (lúc ấy làm Thứ Trưởng Văn Hóa Hà Nội), khẩn thiết mời anh Chủ toạ ngày lễ tưởng niêm 600 năm Nguyễn Trăi tại Unesco ở Paris. Anh phân vân hỏi ư.  Chúng tôi xác nhận phải trọng vọng Nguyễn Trăi, một nhà tư tưởng và hành động lớn của Việt Nam. Thế giới phải được nh́n về Nguyễn Trăi như nh́n vào gương soi.  Nhưng sẽ đau đớn biết bao cho Nguyễn Trăi , khi lễ ấy điều hành bởi những kẻ sốngtư duy trái chống với Nguyễn Trăi, trái chống với tư tưởng Việt Nam ! Pierre Emmanuel đồng ư. Rồi sau đó, anh đă viết thư từ chối không làm chủ toạ buổi lễ.  Anh trả thẻ hội viên và rút luôn tên ra khỏi Chủ tịch đoàn Hội Thân Hữu Pháp - Việt (thân Cộng).

 

Con người yếu nhỏ, trơ trọi, tay chân trần trụi, không vũ khí, không hậu thuẫn. Nhưng con người có thứ khí giới địch chúng vô song, không sức mạnh hay vũ lực nào của thế gian có thể đàn hặc. Đó là Sự khước từ, đó là lời đáp Không trước mọi mua chuộc hay áp đảo.  Một vũ khí tối hậu, bất bạo và vô hoại.

 

Pierre Emmanuel đă nói KHÔNG trước bạo quyền "vô sản hóa sinh dân" Hà Nội. Mỗi tiếng KHÔNG phát lên như thế, thay đổi rất nhiều, quyết định rất nhiều, cứu nguy vô cùng lớn - cho đám dân đau khổ và thầm lặng kia. Một chữ KHÔNG như thế làm mầm sống cho muôn triệu cái CÓ tương lai.

 

Sau này, khi Quê Mẹ dịch tập "Ngục Ca" của Nguyễn Chí Thiện ra Pháp và Anh văn ( nhờ bản dịch cùng những vận động quanh đó, tập thơ này được giải thưởng Văn Học Tự Do Quốc Tế cùng với một nhà văn ly khai Nga và một thi sĩ Ba Lan).  Pierre Emmanuel đă viết tựa. Lúc trao bản thảo, anh dặn kỹ: "Các bạn nhớ đăng nguyên nét chữ tôi, đừng sắp chữ in !"  Chúng tôi làm y lời với cái tựa viết cho Người Tù của một người tù.  Ngày xưa, Tố Hữu nằm trong lao Thừa Phủ Huế nh́n con chim chết trong lồng, giận ḿnh sao đă tù c̣n bắt nó tù ? Thuở ấy, v́ yêu nước, Tố Hữu bị cầm tù; ngày nay v́ tự nguyện làm mọi cho chủ nghĩa Sô Viết, Tố Hữu vẫn chưa thoát khỏi nhà lao.  Duy ngày nay, Tố Hữu đă lên ngôi tể tướng, quên mất con chim xưa, nên vẫn cẩn thận giam hăm biết bao là Nguyễn Chí Thiện. Một người tù giam một người tù. Một bài tựa mở ra một cánh cửa. Những màn cảnh dối trá, hoa hoè kéo lên, để lộ mấy trang đời chân thực.

 

Nhà thờ Saint Severin buổi sáng. Tiếng đại phong cầm ngui ngút tựa trầm hương âm thanh, khi vơi khi đầy, bàng bạc điện thờ và tâm cảnh. Tôi cảm đâu đó, bộ mặt anh nh́n xuống như một từ tâm, một lóng sáng trong veo.  Anh vẫn hiện diện.

 

Chết có phải là đổi thay mối đam mê ? Hay chết là một thác sinh ḿnh vào muôn thân khác, qua trung gian những ư niệm, ư lực, và mộng ước của ḿnh ?  Pierre Emmanuel đă sống cho người, và v́ người, th́ nay ta càng đoan quyết tiến tới cho niệm t́nh ấy trong ta, ra tới cuối cuộc đời ta, để anh c̣n sống măi

 

Chết là thinh lặng tiếng người, để học nói ngôn ngữ vũ trụ.  Một cái toả hương vào gió.  Một lóng gío điệp chốn không trung.

 

Khi cuộc đời bỗng đầy ắp sự sống, con người thác sinh vào chốn khác. Riêng thi sĩ thác sinh theo tiếng ca ḿnh vào mọi con tim.  Bóng Pierre Emmanuel vừa đổ xuống trên một chặng đường. 

 

Đổ xuống tâm ta.

 

Nhưng thi sĩ là kẻ đứng măi trên núi cao, bên sông nước gọi đ̣.  Người thi sĩ làm gạch nối cho sinh diệt chuyền hơi hiện hữu. Người thi sĩ đứng đó, dưới hố bom, bên làng cháy, giữa cuộc t́nh duyên, hay chết chóc, để thiên đàng và địa ngục khỏi nghiêng lệch, để thiên đàng và địa ngục chỉ là ư niệm, và sự sống mới là hơi thở tồn sinh.

 

Tôi muốn khắc câu viết này vào mộ chí vô h́nh cho Pierre Emmanuel. Cho tất cả những thi sĩ chốn trần gian.

 

 

Thi Vũ

22.11.1984

 

http://www.gio-o.com/ThiVu

 

 

 

© 2007 gio-o