THI VŨ
Thương nhớ Hoàng Cầm
Bên Kia Sông Đuống
Hẳn nhiên Hoàng Cầm không là Hữu Loan trong chí khí đối đầu một chế độ bạo tàn. Nhưng một nhà thơ mong manh trước cỗ xe chực chờ nghiến nát, ta đứng ở ngoài và từ xa, liệu ta đối đầu ra sao khi ta lâm nạn Hoàng Cầm ?
Tuy nhiên nói về thơ, th́ cuộc kháng chiến chống Pháp sẽ không có thơ nếu thiếu Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm.
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu / Những nàng môi cắn chỉ quết trầu / Những cụ già phơ phơ tóc trắng / Những em sột soạt quần nâu (…) Cô hàng xén răng đen / từng khuôn mặt búp sen cười như mùa thu tỏa nắng…
Đi đâu, và về phương trời nào những vóc sống ấy, khiến ta nhớ tiếc và xót xa như rụng bàn tay !
Kháng chiến để giữ ḿnh trong tự cường và tự chủ. Không vậy, kháng chiến thành khủng bố. Cuộc kháng chiến khởi từ mùa thu năm 1945 đă và đang làm sức bật của muôn dân trong ư chí ǵn ḿnh giữ nước. Bài thơ “Bên kia Sông Đuống” của Hoàng Cầm sáng tác năm 1948 nói lên tinh thần cuộc Kháng Chiến dân tộc ấy.
Ít có bài nào hội đủ và tập trung bi kịch của người dân Việt đứng lên bảo vệ làng nước trước sự hung hăn của bọn xâm lăng : Những h́nh vóc nhân dân dung dị, mỹ miều, ngh́n đời lao vảo thảm cảnh chiến tranh, chết chóc, với sự hùng tráng tươi tỉnh. Lời ngậm nhạc, chữ mọng ư, h́nh ảnh đăi lọc như tơ tằm, như kim cương. Không chỉ thơ thôi, có cả họa từ tranh Đông Hồ, có cái nh́n nhanh và sắc của nhà điện ảnh thiên tài. Ống kính, mắt và tim đă nâng cấp trong cái nh́n nhân đạo của con người đứng giữa đất và trời để níu lấy cái của ḿnh. Từ ruộng khô, nhà cháy, mẹ con lợn chia ĺa, tới mẹ già nua c̣m cơi gánh hàng rong / lũ qủy khua giày đinh, cho tới đàn con thơ tranh nhau một bát cháo ngô / chui gầm giường tránh đạn / lấy mẹt quay tṛn / tưởng làm tổ ấm. Hay bóng giặc giày ṿ những nét môi xinh. Nhưng đă có đất này chép tội với đứa con quyết tâm đi giết giặc.
Hẳn là ngày sẽ đến cho Em đi trẩy hội non sông cười mê ánh sáng.
Dù cuộc Kháng chiến Việt Nam chưa hoàn tất, đọc lại bài thơ 52 năm sau, vẫn thấy sửng lên Người Kháng chiến quân Hoàng Cầm - đại biểu cho hàng triệu người vô danh đă chết hay c̣n sống lất lây - trên cơi bờ Việt Nam. Bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” được tuyển in vào “Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 – 1956” do Nhà xuất bản Văn nghệ ấn hành tại Hà Nội. Nhưng qua kỳ tái bản và bổ sung năm 1960, bài thơ của Hoàng Cầm bị rút vứt. Dễ hiểu. Hoàng Cầm đă tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm (xem Trăm Hoa Đua Nở, Quê Mẹ tái bản 1983) để cùng với hàng trăm Văn nghệ sĩ khác ưu tư, tiếp nối con đường Kháng chiến Dân tộc. Anh đă bị bắt, bị đày đi lao động, bị cấm viết. Cấm nhà văn viết văn, cấm nhà thơ sáng tác, tức xử tử h́nh quyền con người của họ, khác chi cấm con tằm nhả tơ, cấm chim chóc hót lúc tinh mơ ?
Chỉ v́ tặng một tập thơ chép tay cho một Việt kiều về nước thăm nhà, Hoàng Cầm bị bắt ngày 20.8.1982. Nhà nước cộng sản loan tin Hoàng Cầm bị bắt v́ bán rượu lậu. Ta không thể không nhớ tới các nhà cách mạng Việt Nam bị bắt v́ “chứa rươu lậu” dưới thời Pháp thuộc. Cảnh có thay mà người không đổi.
Vấn đế đánh lên trong tâm tư chúng ta hôm nay khi đọc lại bài thơ này, và khi nghe tin Hoàng Cầm đi về cơi khác hôm 6.5.2010 :
V́ sao Thơ không c̣n hồn nhiên tỏa vào ḷng dân tộc như khi ta được đọc “Đèo Cả”, “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan, “Tây Tiến” của Quang Dũng, “Bên Kia Sông Đuống” của Hoàng Cầm… kể từ năm 1950 - năm nhà cầm quyền Việt Minh áp dụng đường lối sắt đá Cộng sản Mao-ít qua cuộc “rèn cán chỉnh quân” , “phê và tự phê”, “cải cách ruộng đất”…; kể từ ngày 30.4.1975 - ngày bộ đội Bắc Việt xích hóa miền Nam.
Thi Vũ
05/2010
BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG
Hoàng Cầm
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng ĺ
Sông Đuống trôi đi
Một gịng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh băi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tày
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô, nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngơ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia ĺa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn ră
Bây giờ tan tát về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm ước hẹn t́nh duyên
Tiếng trống hội làng giục giă
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu ?
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Băi Tràm chỉ, người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Những người thợ nhuộm
Đông tỉnh, Huê cầu
Bây giờ đi đâu về đâu ?
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua c̣m cơi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương buổi sớm
Chợt lũ qủy mắt xanh trừng trợn
X́ xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con c̣ trắng bay vùn vụt
Lướt ngang gịng sông Đuống về đâu ?
Mẹ ta ḷng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bác cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tṛn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê thon thót giật ḿnh
Bóng giặc giày ṿ những nét môi xinh
Đă có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống gịng sông Đuống
Bộ đội bên kia đă trở về
Hé một cánh liếp
Con vào đây bốn phía tường che
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao lóe giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta c̣n chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc quân dân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ vơng đưa rầu rầu
- « Ạ ơi, cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù »
Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay :
- « Thân ta hoen ố v́ mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu ».
- Em ơi, đừng hát nữa ḷng anh đau
Mẹ ơi, đừng hát nữa dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm trong tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong ḷng con chim múa hoa cười
V́ nắng sắp lên rồi
Chân trời đă tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Để con lấy lại
Bao nhiêu cuộc đời
Bao giờ về lại bên kia sông Đuống
Anh lại t́m em
Em mặc yếm trắng
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn ḷng xuân xanh.
Hoàng Cầm
1948
http://www.gio-o.com/ThiVu.html
© gio- o.com 2010