THI  VŨ

 

Nhớ Hà Thúc Cần


qua ống kính
Đất Khổ

 

 

Ghi chú ngày 29.12.2012 - Khoảng năm 1977 ở Paris quận 13 có rạp chiếu bóng Orient của anh Huấn, một người Hoa Chợ Lớn dựng lên, thu hút khách Á châu mê phim bộ Trung hoa. Qua năm 1979, lần đầu tiên chúng tôi được xem phim Đất Khổ do Hà Thúc Cần đạo diễn và Nguyễn Bá Hùng sản xuất. Hai năm qua, nghe đâu như bên Hoa Kỳ phim này được thu đĩa DVD tung ra thị trường. Bài cảm nhận dưới đây tôi viết sau khi xem Đất Khổ cuối tháng 5 năm 1979 dưới tựa đề “Nhân xem phim Đất Khổ - Nghĩ về Vùng đất khổ”.

 

Là người Việt và là người Việt lưu đày xa xứ mà bỏ qua không xem cuốn phim Đất Khổ là một thiếu sót. Đây là cuốn phim lớn, đặt những vấn đề mấu chốt chẳng ai giải nổi từ 30 năm qua.

Với ai không ưu tư tới «chính trị», «chiến tranh», «đau khổ», th́ cuốn phim sẽ vẽ ra những phong cảnh tuyệt vời nước Việt. Ai xem không hănh diện biển, núi, kinh đô, người… của chúng ta thua ǵ các nước khác ?

Với người c̣n sống tâm tư «cuốn rún chưa ĺa» sẽ nh́n ra trên màn bạc vĩ tuyến nỗi khổ đau của muôn triệu bộ mặt vô danh đang xoáy dần vào cuốn chỉ rối bời.

Và những ai c̣n thắc mắc cho tiền đồ nước Việt sẽ lănh ngay ngọn giáo đâm suốt vào tim. Ngọn giáo của dấu hỏi : Anh/chị đă làm ǵ ? đang làm ǵ ? Sao c̣n ngồi yên đó, nhỏ những ḍng lệ trong đêm ?

Vấn đề thật lớn. Lớn tới độ mất hút vấn đề cần phải giải. Rớt lại một nhân sinh đau đớn nhưng tuyệt vời đang bị hăm hại. Một Lê Lợi giữa trùng vây khi chẳng có Lê Lai. Một gia đ́nh chơi vơi trên nóc nhà cuốn theo cuồng phong nước lũ...

Nhạc sĩ Trịnh Quân mang dấu hỏi đó đi suốt bộ phim, như chiếc kim luồn qua muôn cảnh huống và t́nh người. Những ai từng bị đuổi ra khỏi thành phố, xách đàn ra đi vô định, hành trang là thế ngồi bất an như con chim trên cành lửa, mới cảm nhận ra dấu hỏi lớn kia. Dấu hỏi này biến hiện và thát sinh ra muôn ngh́n nhân vật. Đúng thế, Trịnh Quân là chiếc kim luồn. Nếu chiến tranh và tàn phá nghiến nát anh, anh kêu lên bằng nhạc, bằng thơ. Vài khi dấu hỏi nặn ra bác sĩ Hà. Dấu hỏi vùng vẫy, phẫn nộ, tụ vào đại úy Hải. Cho tới lúc sự phẫn nộ được ư thức, th́ Hải chuyển ra Trung sĩ biệt kích đào ngũ Nghĩa, ra nữ phật tử Hạnh.

Cho tới khi dấu hỏi quy hồi dấu hỏi, cuộc trả lời biến thành dung phong một dáng người, một nét mặt nơi đôi mắt Trịnh Quân. Đôi mắt anh soi suốt bộ phim bằng ánh chiếu tự tại thản nhiên của một như nhiên tỉnh thức. Đi từ như nhiên sơ nguyên của bé em áo đỏ đứng cạnh xác chết co quắp của mẹ, nh́n cuộc hỗn loạn loài người, tới một như nhiên tỉnh thức của chiếc kim luồn Trịnh Quân qua những hạt ngọc nhân sinh. Em bé áo đỏ không tham dự, em vượt nỗi ngạc nhiên triết học của Aristote, v́ em là trinh thức giữa đời. Đời sẽ bồng ẵm em, hay chiến tranh sẽ giết em, th́ cũng thế. Trinh thức em biến hóa vô vàn giữa nhân sinh và trời đất. Một lúc nào đó, với ḷng xót thương nhân sinh, trinh thức giật ḿnh tỉnh thức thành sinh thức, cái nh́n của em sẽ biến ra trăm tay tham dự, ấp yêu. Những bàn tay kéo cây ra lửa, đánh sắt thành nhạc, như lóng tay của Trịnh Quân.

Có lẽ bộ phim đă nói lên được vấn đề mấu chốt, và đặt thêm những dấu hỏi thuộc phạm vi hành hoạt cho các nhà lănh đạo có lương tri. Đại úy Hải là vấn nạn mà một ông Tướng hay Tổng Thống tương lai phải giải quyết. Bác sĩ Hà là vấn nạn cho nền giáo dục Đại học tương lai. Người lính đào ngũ v́ ư thức bất bạo như Nghĩa, là trách nhiệm kinh hồn mà các nhà lănh đạo Phật Giáo không thể phủi tay thế sự. Bằng không, ḷng từ bi trí tuệ tuyệt vời nơi kinh sách kia chẳng bao giờ  biến cái chết bất đắc kỳ tử của anh thành hoạt dụng tùy thuận và giải phóng đời. Nếu các nhà lănh đạo Phật Giáo không sớm ư thức, cứ quay lưng như tự bấy nay, đạo Phật sẽ vô dụng cho cơi phù sinh. Mạt pháp không là một thời kỳ! Nó là tâm thức đổ vỡ của giới Tăng lữ ảnh chiêú vào thời đại.

Riêng Thúy, nàng không c̣n là vấn đề nữa, bởi nàng là hạt Nhụy muôn đời của Hoa.

Sự bế tắc của những vấn đế lớn này, người xem có thể thấy qua bộ mặt chằng chịt rễ đời của hai bà già người Huế nói với nhau như tiếng vọng đă tách ĺa cuộc sống : “Răng mà khổ quá !!!”.

Đối với “bên kia”  - đối với người Cộng sản -  vấn đề đặt ra trên màn bạc tuy ngắn nhưng dữ dội nhất, hiện thân qua người áo đen bị cô lập khi chạy trốn, nhưng lại bị rơi vào giữa ṿng vây những chiếc thiết giáp. Chủ nghĩa Cộng sản đă đơn độc và sa sút như thế qua ống kính Hà Thúc Cần. Trên đất nước mênh mông đau khổ, họ chẳng c̣n sự dính liền, liên đới với nhân dân. Người Cộng sản là con mănh thú xa lạ, tàn bạo, không cần thiết.

Nhưng tất cả các nhân vật trên đây biểu trưng cho những cánh cửa, đang được chống giữ, mở khép qua bản lề người Mẹ. Không có mẹ, tất cả sẽ tan rời, đổ vỡ, dù được trang bị những Ư thức ồn động tới đâu. Bà Mẹ nghiễm nhiên như chất keo ráp cứu, mang h́nh bóng của Vô h́nh can dự thành tựu cuộc nhân sinh.

Bây giờ ta hiểu v́ sao cuốn phim này đă bị cấm chiếu tại Saigon trước kia. Các Bộ Văn Hóa hay Dân Vận Bắc Nam thời bấy giờ chỉ thấy súng, không thấy Người. Tư tưởng Việt vắng bóng, văn hóa đổ sụp thành đống rác tuyên truyền. Bởi đó, họ sợ cuốn phim mang tác dụng «phản chiến» rẻ tiền ba xu Việt Cộng. Họ không biết rằng xă hội miền Nam đă tới một ngơ rẽ phải chọn lựa : lê lết tấm thân nô lệ (tư tưởng và chủ thuyết), hay nối lại chân truyền ưu tú của văn minh việt nam.

Điều chắc chắn, là Hà nội ngày nay cũng không bao giờ chấp nhận tŕnh chiếu phim Đất Khổ. V́ đôi mắt văn hóa họ đă mù, đôi tai t́nh nghĩa đă điếc... Âm thanh và h́nh sắc c̣n có nghiă chi ?

Riêng chúng ta, c̣n nguyên trực giác thâm hậu để nh́n xa trên những cái thấy. Chúng ta có thể cảm nhận bộ phim theo tŕnh tự nói trên, hay theo cảm thức bóng chớp sau đây :

Tên bộ phim là Đất Khổ, nhưng cũng có thể gọi là «Hẹn nhau lúc 4 giờ», hay «Quá Ngọ»  - lúc mặt trời thôi đứng bóng, hết xán lạn. V́ mặt trời đă đi xuống. Xế. Tức đổ nghiêng. Đi dần vào hoàng hôn tan vỡ. Những mảng sáng đổ rời manh mún.

Quá Ngọ. Buổi tàn suy của Nắng. Lúc đ́u hiu của Đất. Khổ dẫn nhau đi vào Tập Đế. (1)

Từ sự gặp nhau lúc 4 giờ nhưng không bao giờ gặp, những đời người, những mẩu sống mở ra bao tia chớp ngắn ngủi và phi lư quanh một ngọn pháo bông khoe ḷe kinh khiếp.

Chẳng ai làm chủ được cuộc sống. Tất cả nô lệ cho phù du. Ở đây, nhân và quả không có trước sau, mà nhân quả xẩy ra cùng lúc trên mảnh đất thất thế. Con người chạy đua với những hiện khởi qua muôn trùng hủy diệt. Nỗi cô đơn liên đới ? hay buổi tập họp những tan tành ?

Nguyễn Hiếu Nghĩa và Trịnh Quân bên phía người Việt, Tim bên phía người Mỹ, mỗi người một cách — tranh đấu bí mật, đánh lên những dấu hỏi bằng nhạc, bằng thơ vào cơi nhân sinh hỗn loạn, hay chạy trốn quân dịch — cả ba diễn tả mối hoài nghi ray rức trước các biểu tượng tàn suy của những ư thức hệ Tây phương. Bác sĩ Hà, Đại úy Hải, người nữ Phật tử Hạnh, mỗi người một cách diễn tả nỗi hoang mang qua sự phẫn nộ trước những bất công phi lư.

Sáu nhân vật đó quay cuồng trong bối cảnh sôi động của tranh chấp và tan nát. Họ như một dăy bọt nước trắng xóa trên sóng cuốn ngày động biển.

Bối cảnh địa ngục đó hiện lên qua những h́nh nhân mất hồn :

- người mẹ gh́ ôm xác con đă chết thối trong góc nhà thờ, bà tiếp tục hát ru như đứa con c̣n sống;

- một bà mẹ khác, với hàm răng thát loạn, khập khểnh, nổi lên tiếng cánh phản lực cơ xé trời;

- một em bé áo đỏ đứng ngơ ngác hồn nhiên bên xác mẹ co quắp trong bùn, em nh́n từng đoàn lũ người băng băng chạy giặc;

- những ṿng xoáy người hốt hoảng quay lộn trên một cây cầu không c̣n giúp họ qua sông. Con đường sống bị chắn hai đầu. Người thành những hạt cát lộng bay giữa cơn trốt... Và c̣n biết bao hỉnh ảnh nữa.

Bối cảnh chiến tranh sùng sục vào những nơi tôn nghiêm nhất : cây đu đủ mọc lên tiêu điều nơi trước kia là bàn thờ ông bà; tín đồ nơi chùa viện hết an nhàn kinh kệ, muốn sống đạo họ phải đặt lại căn cơ tín ngưỡng và hành hoạt cứu nhân; vị linh mục phải ngừng dâng thánh lễ để nh́n mảnh đạn trái phá hay miếng ngói vỡ rơi bên cạnh chúa quan pḥng...

Nhưng bên cạnh những hoài nghi, hoang mang, hỗn loạn địa ngục đó, vẫn hiện ra những cái bất biến của t́nh nghĩa, của truyền thống Việt, của như nhiên vô ái và t́nh yêu vinh cữu.

T́nh nghĩa qua cái nh́n, qua bàn tay nhầy nhụa máu của bác sĩ Hà. Viên đạn nào đă bắn ? Ḍng màu nào đă rịn ? Sắc đỏ thiên thu như gương, soi rơ măi h́nh hài không đổi. Thăng hoa bạo lực chiến tranh bằng con đường cấp cứu của y dược. Nhưng Hà vẫn không thoát khỏi cái chết hăi hùng, thô bạo !

Truyền thống nước thể hiện qua câu nói của Bà Năm : «Một ngày là nghĩa!...”, lời nhắn cho nhân vật Jacqueline, người t́nh của Tim, người đă đánh mất hồn quê, biệt tích vào xác thịt và tiền tài. Nhận thức cảnh ngộ bị lùng bắt của Tim, bà nói «nó tha phương câu thực, tứ cố vô thân, ḿnh nên tha cho nó làm phúc !...» đúng là thứ nhân nghiă Việt Nam, như mũi thuyền lướt vào sóng dữ của chủ nghĩa hư vô tàn bạo và sát nhân.

Trong cảnh bụi rơi, máu đổ, truyền thống dân tộc ẩn ch́m dưới một căn hầm cô quạnh, giữa bóng sáp lập ḷe với tâm tư một em gái chưa quá 10 tuổi !

«Mày khôn quá ! Tao nể mày !». Anh Nghĩa thán phục nói với em như thế. Bốn năm anh bỏ nhà ra đi. Mẹ cha mất, người em gái mới 10 tuổi đời phải lo bán trâu lấy tiền chôn cất mẹ, thuê đào căn hầm làm nơi trú ẩn, nuôi ba đứa em, đối diện thường trực với đói, chết và chiến tranh, với quân đội hai bên. Quân đội tiếp bộ đội qua làng, mang thói trá h́nh binh phục nhau để lừa giết địch thủ. Em phải làm sao cho cả hai bên thương mà chẳng nghi ngờ. Em cắt tóc ngắn, mặc áo rách, khóc bù lu bù loa... Mót, tên em gái, làm như vậy để nuôi em, chờ anh Nghĩa về giúp em đẩy sự sống của một nhân sinh có bốn ngh́n tuổi ! 4000 tuổi trên vai một em bé gái 10 tuổi ! Phải thành con nít dơ dáy, vô ích, vô tích sự, may ra mới thoát chết. Chiến tranh đang chĩa ṇng súng t́m những tấm thân to lớn mà bắn như tṛ chơi ngày hội xiếc. Gặp anh, Mót ngờ ngợ không dám nhận. Em nói «lầm là chết đó anh !» Ngờ là anh, nhưng nếu anh không phải là anh thật của ḿnh, và người đó theo đối phương, tất sẽ bị bắn chết ngay. Ngờ là anh, nhng nếu “anh nay” không c̣n là “anh xưa” nữa, cũng sẽ chuốc hại vào thân. Chiến tranh không chỉ thay đổi một thủ đô, chiến tranh ngứt hái và xê dịch những buồng tim. Chiến tranh chắp nối đầu này lên thân xác kia; chân này, tay kia lên những dáng vóc xa lạ... Chiến tranh thay đổi bộ năo ca nhau, móc bướu lên đầu óc nhau.

May thay, trong bộ phim Đất Khổ chiến tranh chưa tiến chiếm căn hầm tử thủ đầy t́nh người và truyền thống của bốn chị em Mót, nhờ sinh thức hồn hậu nhưng bất khuất nơi ḷng dạ Mót, chống trả qua từng hơi thở. Ở đây, vô h́nh vũ trang cho hữu h́nh, hồn thập loại chúng sinh gia công hậu thuẫn em. Như rễ khuất dưới ḷng đất kéo nhựa nuôi lá phất phơ xanh  — dù khi mưa khi nắng.

Chính em, chứ không ai khác, từ khi cha me bị xuyên đạn chết, đă ngày đêm nhất quyết không cho ngọn nến hắt hiu tắt dưới căn hầm vô thường, mặc hỏa châu thắp sáng tới bao nhiêu trên nền trời, dù đạn nổ chớp ḷe tới đâu, dù phố thị có lên đèn tới trăm lần ngh́n lượt. Chính em bé gái 10 tuổi đó đút nước cháo nuôi ba em, khi người lớn chơi tṛ chiến tranh. Đứa em đó khi bỏ mảnh vườn quê theo chân anh, chỉ mang theo một b́nh hương trên bàn thờ và một bó lúa giống... Em đốt hương, dạy cho Nghĩa, người anh lăn lộn tranh đấu, cách thần giao cách cảm với vô h́nh. Em dạy cho anh lạy mẹ, lạy hồn nước nơi căn hầm trú ẩn. V́  anh đă quên... đă bị cuốn vùi theo rừng biểu ngữ, và chốt lựu đạn. Càng bị cuốn lôi, anh càng quên mất đường về. «Nhân loại» cách mạng và chiến tranh kia đẩy tâm thức anh lên cây cầu xoáy lốc, ở đó anh không c̣n được qua, về. Anh quay cuồng điên loạn. Không một giây tơ Yết đế, nói chi tới Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế ! (2).

Truyền thống Việt Nam dung dị trên bộ mặt ân t́nh của Mẹ. Người Mẹ không chỉ bảo bọc cho năm con Hà, Hải, Thúy, Quân, Hạnh. Người Mẹ ấp yêu cả thế giới, cho cả người Mỹ tên Tim, cho trọn hết cuộc đời chắp nối bởi nhiều đời. Bà đă rứt bỏ cái Biết để ḥa đồng vào cái Sống. Bà thắng lướt tṛ chơi tranh chấp, để ôm giữ niềm đoàn tụ. Bà nói với các con: «Chúng mày như chó với mèo, mà chúng mày có xích mích chuyện nhà đâu !» Bà ngụ ư chuyện nước, chuyện ngọai nhân trong cuộc chiến hung tàn chăng ?

Bà đă chạy ngược đám dân xô bồ thoát thân, hầu nắm lấy bàn tay các con rồi mới thanh thản nhắm mắt ra đi. Nền tảng gia đ́nh - một cộng đồng ư thức, không thể vỡ tan. Để nó vữa ra, mọi sự sẽ vỡ đổ. Bà không chịu thoát đi cho riêng ḿnh. Bà không c̣n là một. Bà là tất cả. Dung thông vô ngại.

Và Bà đă chọn sự tồn tại như nhiên của ư thức Việt : phải bám vào mảnh đất quê hương như một thân cây hùng vĩ. «Không chạy đi đâu nữa ! có chết cũng về Nhà mà chết !» - mái nhà xưa, bản lai diện mục của mọi người !

Như nhiên vô ái của bộ phim, như ta thấy, là đôi mắt bé thơ của bé em áo đỏ đứng ngoài cuộc chơi như dáng vóc Lăo Trang, hay đôi mắt nh́n và thấy của Trịnh Quân qua giai đoạn sử lịch, mà anh vờ như bị cuốn vào.

C̣n T́nh Yêu ư ? Đâu không là t́nh yêu trong phim này. Đèo, núi, biển, mây, lan, đèn khuya, lăng tẩm, con người... Nhưng t́nh yêu đă ngưng đọng trên Thúy ! Thúy của muôn đời kiều diễm tuyệt bích ! Thúy đă nằm chết như bông hoa mới nở. Viên đạn nào vũ phu phóng tới ? Dù viên đạn đến từ đâu, đến từ ai, với hậu ư, nguyên ư, thành ư, tiềm ư, thức ư nào đi nữa, nó chỉ đại biểu cho Ma quỷ hay tập thể côn đồ. Thúy chết rồi sao ? Tĩnh yêu chết thật sao ? Mơ màng trong cơi giao thời, Thúy mường tượng tới nghĩa vụ của T́nh Yêu mà ḿnh đă tặng lại cho đời : mối tiên ưu cho xóm giềng thống khổ, bầy heo nàng chăm sóc độ nhật. Cuối cùng mới nghĩ tới chuyện riêng ḿnh : hẹn với người yêu lúc 4 giờ; bóng dáng người yêu đứng rủ dưới mưa như tên tử tù chờ đao phủ. T́nh yêu thầm lặng, chẳng bung xung như trái phá, như biểu ngữ. T́nh yêu là nỗi nhớ gói trọn giữa h́nh hài, trong trái tim đập măi cho ai nghe, mà có ai nghe, và có cần ai nghe.

Nếu Thúy c̣n sống, Thúy sẽ trung liệt như bà già kia ngồi lại nơi góc giáo đường cầu kinh, khi muôn người thoát chạy. Thúy chân t́nh, sống không dấu hỏi. Chết không kêu cứu. Thúy đă tái sinh Mẹ, khi Mẹ hốt hoảng kêu cầu những kẻ qua đường. Nên nàng phản ứng : «Không ai thương mẹ con ta đâu, mẹ đừng kêu cứu nữa!”  - giữa một đất nước mấy chục triệu người với một ông chủ tịch và một ông tổng thống.

ĐỪNG KÊU CỨU NỮA ! Chúng ta hăy tự cứu chúng ta. Nghĩa là hăy yêu thương. Yêu thương như Thúy; sống không dấu hỏi, chết không kêu cứu. Đem xác thân và t́nh nghĩa thắp sáng ngh́n triệu mặt trời.

Đất Khổ, cuốn phim đẹp và cảm động. Rất Việt Nam, nghĩa là rất Người ! Tôi hănh diện cho Việt Nam vừa xuất sinh người đạo diễn tài ba. Tôi cám ơn các tác giả. Đất Khổ là cuốn truyện Kiều thế kỷ XX diễn bằng âm thanh và h́nh sắc.        

Thật vô nghĩa, nếu chỉ bàn luận kỹ thuật dựng phim, đề cập tới ánh sáng, gros plan, travelling, voix off, v.v... Dù nghệ thuật lấy h́nh của Hà Thúc Cần vượt xa nhiều phim Việt khác. Phải chăng những năm dài phục vụ hăng CBS lấy h́nh chiến tranh đă trữ vốn, luyện mắt cho nhà đạo diễn họ Hà ? Phim vượt xa chặng đường thử nghiệm của người mới ra trường, hay giới làm phim ủy mị chưa thoát ly sân khấu kịch ở Việt Nam. Đất Khổ làm bật lên những động tác sống của những người đang sống thật giữa chết chóc và trầm luân. Hầu như chẳng ai đóng phim. Họ sống cuộc đời họ. Nhà đạo diễn đă thành tựu tập họp họ qua ống kính, tập trung một số nhân vật tài ba của nền văn học văn nghệ miền Nam : Bích Hợp trong vai Người Mẹ, Trịnh Công Sơn trong vai nhạc sĩ Trịnh Quân, Xuân Hà trong vai Thúy, Vân Quỳnh trong vai Hạnh, Lưu Nguyên Đạt trong vai Nghĩa, Vũ Thành An trong vai bác sĩ Hà, Minh Trường Sơn trong vai Đại úy Hải,  Bạch Lư trong vai em bé Mót, Lê Thương trong vai một Linh mục nhân từ, Kim Cương trong vai người thiếu phụ, Bảy Ngọc trong vai Bà Năm, Tường Vi trong vai bà Tư, Jerry Lilles trong vai Tim, Sơn Nam trong vai ông nhà báo, Diễm Kiều trong vai Jacqueline, Annie Nga trong vai Mai, và c̣n Kiên Giang, Miên Đức Thắng, Vân Ḥa, Vân Khanh... với trăm ngh́n bộ mặt sống động khác. Có lẽ đây là bộ phim đầu tiên mà chúng ta chứng kiến những vui buồn, đau khổ phát ra từ cuộc chiến nhân sinh, từ cuộc sống của sinh dân khổ lụy bước ra. Khác với loại phim tuyên truyền rẻ tiền, khởi đi từ một hai nhân vật «anh hùng» giải quyết việc đời dễ dàng như Tarzan hay Zoro, c̣n quần chúng, xă hội, là những chiếc bóng mờ, bèo bọt, hiện hữu cho phông cảnh, cây kiểng, đồ vật.

Đất Khổ đặt lại tương quan b́nh đẳng giữa các nhân vật giữa loài người. Có khi như chống đối nhau nhưng lại biết tôn trọng nhau, bảo vệ nhau rất mực. Hăy nh́n ánh mắt vị Linh mục, cử chỉ Đại úy Hải, thớ thịt trên mặt người Sĩ quan Việt Nam Cộng hoà khi bắt được người Việt Cộng. Đúng là Ư thức Việt được tái hồi trong cơn hoạn nạn : phân đôi nhưng ḷng không chia ! Trí tuệ tối thượng sẽ cho thấy sự phân đôi từ ảo tưởng rất dễ dàng xóa bỏ. Ḷng thương bất hại sẽ nối kết ḷng dạ thực của nhau.

Màn ảnh là cuộc sống. Kịch bùng nổ. Sân khấu không c̣n. Bóng với h́nh liên giao.

Qua bộ phim, ngôn ngữ bị hủy diệt, âm thanh cũng đổ vỡ, không làm nên một phông nền ḥa điệu. Tiếng đàn bầu, tiếng sáo, lời nói... đều bị ngắt đứt quăng, phá vỡ đột ngột. Ngay súng đạn, trái phá cũng không đi trọn âm vang của nó. Cuộc vật lộn kinh hồn giữa sự sống và nỗi chết. Bt phân thắng bại. Hạ hồi từ chối phân giải.

Điểm báo hiệu là những cặp đèn trên bàn thờ, trong chùa viện, giáo đường dần dà tắt mất. Chỉ c̣n một ngọn. Trịnh Quân nơi Saigon b́nh thản cũng chỉ thắp tiễn hồn anh bằng một ngọn nến. Ngọn nến cuối cùng nơi căn hầm cuối Huế, hay đầu thị trấn Saigon kia sẽ tắt phụt theo cơn tối hồng hoang ? hay sẽ là ngọn sáng uy linh dẫn đạo ?

Điều này chắc phải hỏi Thúy hay Mẹ, hay Quân ? hay Hà Thúc Cần, người đạo diễn tài ba ? hay Nguyễn Bá Hùng, nhà sản xuất phim ?

Và khi chưa gặp được họ, ta hăy tự hỏi chính ta ?

 

Paris, 21.5.1979

THI VŨ

 

-----------------------------

(1) Bốn Chân lư cao cả (Tứ Diệu Đế - Cattari ariyasaccani) là bài thuyết pháp đầu tiên mà sau khi thành đạo đức Phật Thích Ca giảng cho Nhóm ông Kiều Trần Như tại Vườn Nai ở thành phố Ba La Nại / Varanasi, Ấn Độ. Khổ đế (Dukkha) là Chân lư cao cả thứ nhất nhận chân nỗi khổ của con người nơi cơi trầm luân. Khổ dịch từ chữ Dukkha bao hàm sự bất toàn, giả tạm, trống không, vô thường. Cái ǵ vô thường là khổ (yad anniccamtam dukkham). Tập đế (Samudaya) là Chân lư cao cả thứ hai chỉ ra nguyên nhân khổ, sự phát sinh hay nguồn gốc của khổ. Diệt đế (Nirodha) là Chân lư cao cả thứ ba về sự chấm dứt khổ. Đạo đế (Magga) là Chân lư cao cả thứ tư về Con Đường dẫn đến chấm dứt khổ.

(2) Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế nằm trong câu chấm dứt Tâm kinh (tiếng Phạn là Prajnaparamita Hrdayasutra, Tàu dịch Bát Nhă Ba la mật đa tâm kinh), bản kinh ngắn nhất, cao siêu và thâm áo nhất, chưa đầy ba trăm chữ, về yếu nghĩa giáo lư Bát Nhă : Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế. Bồ đề tát bà ha (Gate, gate, paragate, parasamgate, Bodhisvaha) nghĩa là “Độ, độ, siêu suốt ḿnh và độ thoát mọi sinh dân. Giải thoát ! Tất thảy cùng về an nhiên nơi chốn”.

(xem “Kinh Ruột Tuệ giác siêu việt – Biện chứng phá mê trừ khổ, Thi Vũ dịch tử bản chữ Phạn, NXB Rừng Trúc, 1973).

 

 

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

 

 

© gio-o.com 2013