Thi Vũ

Nhân hai bài thơ của Pháp Thuận,
nghĩ đến H́nh ảnh Văn hóa và Văn hóa h́nh ảnh

tản mạn

 

Năm Đinh Hợi (987) nhà Tống sai Lư Giác đến Việt Nam. Tới bến Sách giang, vua Lê Đại Hành nhờ thiền sư Pháp Thuận cải trang làm phu chèo đ̣ đi đón sứ. Thuyền vừa rời bến, Lư Giác trầm ngâm ngắm phong cảnh hữu t́nh. Chợt thấy hai con ngỗng bơi trên ḍng nước biếc, Lư Giác vụt miệng ngâm lớn :

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Nghĩa là :

Ngỗng kia ngỗng một đôi

Ngưỡng cổ ngóng chân trời

Sư Pháp Thuận khoan thai chèo đ̣, nghe xong liền đọc tiếp hai câu :

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo băi thanh ba

Nghĩa là :

Nước xanh lông tuyết trải

Sóng lục chân hồng bơi

Sứ Lư Giác lấy làm kinh dị, như tự hỏi với chính ḿnh : Lạ thật cho nước Nam này, một kẻ chèo đ̣ cô lậu thế kia mà chữ nghĩa chẳng thua ǵ giới nho sĩ thượng lưu bên Trung quốc. Lư Giác thầm mang ḷng kính trọng, nên khi về đến sứ quán liền viết tặng bài thơ thất ngôn, mà câu thứ bảy tôn sùng vua nước ta ngang đồng với vua Trung quốc : "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu" (Ngoài trời lại có trời soi rạng).

Thực ra bài thơ này không do Lư Giác và thiền sư Pháp Thuận trước tác, mà chỉ là trí nhớ và kiến thức về học thuật thi văn Trung quốc đem ra đối đáp. Bài tứ tuyệt vừa trích dẫn vốn là bài Vịnh Nga của Lạc Tân Vương sáng tác ba trăm năm trước đó, nay được nhuận lại đôi chút. Nhưng vấn đề đặc sắc ở đây vừa là cuộc đấu trí ngoại giao, vừa là một sáng tạo thù ứng mang tính văn học trong một không gian mới và ở thời điểm có tính quyết định về vận mệnh của một dân tộc.

Bài Vịnh Nga của Lạc Tân Vương là một tuyệt phẩm được cổ nhân khen "Thi trung hữu họa", trong thơ có họa, thơ vẽ nên họa phẩm. Nhưng cùng h́nh ảnh mỹ lệ ấy, qua cuộc đối đáp giữa một danh sĩ và một tăng sĩ, bài thơ được nâng cấp thành "Thi trung hữu đạo", thi vị tân trang thành đạo vị.

Thoạt nghe bốn câu thơ, ta cảm nhận sự hữu t́nh của phong cảnh, mối thanh khiết của đôi ngỗng. Nhưng đồng lúc nói lên quan điểm vũ trụ và nhân sinh của đạo Phật. Quan điểm ấy là :

Vạn vật ngh́n sai muôn khác, nhưng vô thường, sinh rồi diệt, tồn tại rồi hủy phá. Tuy nhiên trong muôn ngh́n biến chuyển sinh diệt kia, vẫn có cái bất biến. Như muôn ngh́n lớp sóng xô đẩy, sinh thành rồi biến hoại không ngưng nghỉ kia, nước vẫn thoát ly khỏi cuộc thành hoại của sóng, mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Chân Như. Chân Như không sinh, không diệt, Chân Như cũng chính là vạn vật. Nhưng do vô minh che lấp làm cho chúng ta chỉ nh́n thấy hiện tượng, tức vạn vật ngh́n sai muôn khác, biến hiện vô thường, mà không nắm bắt được bản thể Chân Như. Vô minh làm cho chúng ta phân biệt ra chủ thể và đối tượng, chia thành tâm và cảnh, khiến chúng ta lặn ngụp trong sự phân biệt nhị nguyên tranh chấp. Làm cho chúng ta không thấy được tâm và cảnh chỉ là một (Tâm cảnh nhất như), ngh́n sai muôn khác nhưng vẫn chung cùng bản thể (Vạn hữu nhất thể).

Sứ Lư Giác ngâm câu "Nga nga lưỡng nga nga", th́ hai chữ Nga nga đầu tiên nói lên bản thể hồn nhiên bất biến. Nhưng do tâm phân biệt qua chữ "lưỡng" là hai, mà thành ra hai con ngỗng, tức hai chữ nga nga sau cùng. Sự phân biệt này phát sinh ra hiện tượng ngh́n sai muôn khác của vạn vật. Càng trầm đắm vào đó ta càng lang thang đi lạc nơi chốn bụi hồng. Chẳng sao nắm bắt được thể tính Chân Như. Ngoại trừ ta biết ngưỡng cổ, "quay đầu thấy bến", nh́n về Giác hải chân thường như đôi ngổng kia :

Ngưỡng diện hướng thiên nha / Ngưỡng cổ ngóng chân trời

Như vậy th́ hai câu Lư Giác đọc lên mang một ư nghĩa nhận thức về nhân sinh cũng như vũ trụ của đạo Phật. Đó là vạn vật biến sinh từ Diệu giác và đều quy hồi Giác hải Chân Như.

C̣n hai câu đáp lại của Sư Pháp Thuận nói lên sự định vị giữa Cư sĩ và Tăng sĩ, đồng thời làm cuộc phân công hợp tác để hóa đạo cứu đời :

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo băi thanh ba

Nghĩa là :

Nước xanh lông tuyết trải

Sóng lục chân hồng bơi

Chữ Bạch mao, lông trắng tuyết, hàm ư sứ giả là một người Cư sĩ áo trắng (bạch y cư sĩ) đang đem thân lo việc đời, việc nước, việc người, đang thi hành hạnh bồ tát nơi ngh́n trùng sóng nước sâu thẳm xanh um (Lục thủy). Lông trắng thanh khiết của ngỗng trải trên mặt nước mà không bị nước làm cho ướt đẫm, đắm ch́m ; trái lại c̣n thắng lướt, thong dong hiện diện khắp nơi. C̣n chữ Hồng trạo, chân hồng, ám chỉ vị Hồng y tu sĩ, tức người Tăng sĩ lắng sâu vào giới, định, tuệ, để khai mở chân tâm, hoằng truyền chánh pháp. Đôi chân cắm sâu vào ḍng nước vô lượng, đạp bơi tự tại giữa muôn trùng phiền năo, dục vọng, tiến về bờ giác.

Sự định vị trên đây c̣n là cuộc phân công hợp tác trong ḍng Văn hóa Giác ngộ của Phật giáo : Người Cư sĩ sống giữa đời giữ ǵn tam nghiệp thanh tịnh (thân, khẩu, ư) để trước là đền đáp Tứ trọng ân (ân quốc gia-xă hội, ân Tam bảo, ân cha mẹ, và ân Thầy-bạn) , sau diệt Tam đồ khổ (là 3 cơi dữ của ngạ quỹ, súc sinh, địa ngục, mà trần gian Việt Nam ngày nay đang hiện h́nh 3 cơi lầm than, khổ lụy ấy).  Người Tăng sĩ th́ chiến thắng phiền năo và dục vọng, như đôi chân hồng đạp lội giữa muôn đợt sóng phiền năo, khiến cho phiền năo là bồ đề, viên thành chánh quả để dẫn dắc quần sinh lên ngôi vị Bồ tát, chứ không xa lánh phiền năo để đi t́m giác ngộ giữa hư vô tịch mịch cho sự vui thú riêng ḿnh.

Trên đây là bài thơ thứ nhất mang ư nghĩa chủ đạo của nền văn hóa h́nh ảnh mà tôi muốn đề cập. Nó khác xa với nền văn học như một chi lưu của cuộc sống trầm luân, khổ lụy. Nay xin nhắc thêm một bài tứ tuyệt nữa để kiện toàn sự suy nghĩ của tôi.

Bài này trước tác vào thời điểm nguy kịch của nước ta ở cuối thế kỷ thứ X. Trong nước th́ nạn đảng tranh, bè phái tranh giành, tham quan ô lại, mặc dân đen thống khổ. Hoàn cảnh giống y như ngày nay. Bên ngoài th́ triều nhà Tống ḍm ngó lăm le xâm lược nước ta ; ở biên giới phía nam, Chiêm Thành gây sự. Do đó trong cơn lo âu, vua Lê Đại Hành ưu tư hỏi ư kiến thiền sư Pháp Thuận về vận nước và vận mạng của triều đ́nh. Sư đáp bằng một bài thơ tứ tuyệt:

Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lư thái b́nh

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh[1]

Nghĩa là :

Vận nước như mây cuốn

Trời Nam mở thái b́nh

Vô vi trên điện các

Xứ xứ hết đao binh

Trong Giai phẩm Quê Mẹ Xuân Đinh Măo, 1987, tôi đă nói lên ư nghĩa và b́nh gỉang bài thơ này và gọi bốn câu thơ ấy như bản Tuyên ngôn Dựng nước, bản Tuyên ngôn Ḥa b́nh. Đúng là một Di chúc chính trị để lại cho người làm chính trị hôm nay.

Bài thơ với những lời b́nh dị song sắc mạnh như sấm chẻ. Những câu đơn sơ nhưng chan chứa lư sống qua hành động bát ngát.

Quốc tộ như đằng lạc (Vận nước như mây cuốn). Quốc tộ là Vận nước mà vua Lê Đại Hành thao thức trông chờ, có ǵ khác hơn sự quấn quưt của những sợi dây mây ? Sự kết hợp ḥa hài giữa nhân dân và vua, tức người làm việc nước trong ngôn ngữ ngày nay. Vận nước chỉ dài lâu, thịnh trị, khi biết kết hợp ḷng người, để thoát ly số phận, định mệnh nằm ngoài tầm tay con người, hoặc sự áp đặt nô lệ của nước ngoài xẩy ra trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xă hội, tư tưởng. Ḷng mọi người, ngưỡng vọng mỗi con người, như dây mây leo quấn, hướng cao lên ánh mặt trời t́m chỗ đứng thích hợp, huy hoàng. Dây mây mỏng manh nhưng bền vững, lại biết tương thân tương ái cộng sinh. Khác với cây, dù là cây đại thụ, mọc nơi cố định và biệt lập đứng riêng một ḿnh một cơi, mất khả năng di động, biến hóa. Khi tương sinh, dây mây có thể trói cả rừng già hay ôm choàng mọi sức sống xanh.

Đó là ư nghĩa đoàn kết dân tộc, kết hợp toàn dân, trong câu thơ đầu, mà cũng là trách nhiệm ưu tiên của những người cầm quyền. Nhờ sự kết hợp bất phân nguồn gốc, giới tính, chính kiến ấy, ư thức tự chủ dân tộc mới được h́nh thành, mở ra một nước Việt thái b́nh và hùng cường dưới cơi trời Nam :

Nam thiên lư thái b́nh / Trời Nam mở thái b́nh

Chấm dứt tranh chấp, chấm dứt củi đậu nấu đậu, chấm dứt thảm trạng gà một nhà bôi mặt đá nhau.

Hai chữ đệ nhất quan trọng của bài Quốc tộ nói trên là hai chữ Vô vi trong câu thơ thứ ba. Thông thường nói đến vô vi, nhiều người quan niệm là không làm ǵ cả, theo điệu "Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kỳ sinh" (Đời như giấc mộng lớn, chuyện chi lo lắng dấn thân cho mệt ?!). Thế nhưng các Đại sư Phật giáo đem thân cứu độ sinh linh, trần thế, với quá tŕnh Dựng Văn, Mở Nước, rồi Giữ Nước từ thời Hai Bà Trưng trải tới triều đại nhất thống cơ đồ Đinh, Lê, lẽ nào các Đại sư lại chủ trương sự tụ thủ bàng quan, dửng dưng sống chết mặc dân, vô vi như thế ? Huống chi quan điểm Phật giáo không hề chủ trương vô vi theo nghĩa đen không làm ǵ cả. Cần có nhăn thức của Kinh Kim Cang th́ mới nắm bắt dược nội dung của Vô Vi.

Theo Lục độ tập kinh, bản kinh Phật giáo bằng tiếng Việt đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ II – III Tây lịch, th́ "các niệm lắng diệt đó là vô vi". Làm sao lắng diệt các niệm ?  Đại để được gỉai thích trong truyện 81 của Lục độ tập kinh : Giữ ḷng cẩn trọng, đừng kiêu ngạo, đừng lấm bụi bặm của sáu t́nh, ḷng thanh thản không một dấu vết các ái nhỏ dù như tơ tóc, th́ các niệm lắng diệt, đó là vô vi".

Lăo Tử định nghĩa Vô Vi ở chương 3 Đạo Đức Kinh là "làm cái không làm tức chẳng điều ǵ mà không sửa sang" (Vi vô vi tác vô bất trị), hoặc ở chương 37 : "Đạo thường vốn không làm ǵ nhưng chẳng việc ǵ là Nó không làm. Nếu bậc Hầu vương nào giữ được Đạo như thế, muôn loài sẽ tự biến hóa đổi thay" (Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. Hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự hóa).

Đối với Nho giáo, Vô vi được giải thích trong Luận ngữ như sự "nghiêm túc với chính ḿnh" theo lối "vô vi nhi trị" của Vua Thuấn. Ngoài sự nghiêm túc với chính ḿnh, c̣n phải có Trí, có Đức lớn để lănh đạo nhân dân.

Xem thế, th́ ư nghĩa Vô vi trong "Vô vi trên điện các" của bài Vận nước, biểu hiện con đường hành động trong truyền thống phương Đông, đề xuất một mẫu người lư tưởng lắng diệt các niệm (tức vứt bỏ cố chấp, thiên kiến, nhị biên), có trí và đức để lănh đạo đất nước, th́ mới chấm dứt tranh chấp, chiến tranh, mở ra kỷ nguyên thái b́nh, thịnh trị. Bài học này không riêng việc mở ra con đường chính trị cho đất nước ta ở thế kỷ thứ X, mà vẫn c̣n giá trị tư tưởng và hành động cho Việt Nam ngày nay.

V́ vậy, bài thơ Vận nước trên đây, ngoài sáng tạo văn chương c̣n hàm chứa một lư sống của tư tưởng. Tạo thành nền văn hóa h́nh ảnh, chủ đạo cho mọi biểu tượng và ngôn ngữ. Tôi phân biệt h́nh ảnh văn hóa với văn hóa h́nh ảnh do sự bị động hay chủ đạo sáng tạo của văn hóa. H́nh ảnh văn hóa là nếp sống văn minh, tiến bộ đă thành và đang được suy luận, đánh giá, giới thiệu. Tuy vài khi chỉ c̣n là cái bóng mờ, khô chết của một nền văn hóa vàng son nhưng đă thành quá khứ, được gọi kêu để thoa vuốt sự tự hào, tự măn vô vọng hay yếu hèn. Mất sinh lực sáng tạo, văn hóa chỉ là những h́nh ảnh quá thời. Trái lại, văn hóa h́nh ảnh là nền văn hóa đang chuyển hóa nhân sinh, hóa thân qua biểu tượng và ngôn ngữ sinh động, thần kỳ, để vượt thoát sự vong tính, hóa thạch, nơi các xă hội sống theo chủ nghĩa hư vô.

Văn học nước ta sáu mươi năm qua có khi diễm lệ, lăng mạn, khi yểu điệu hay hùng tráng, khi th́ bạo lực, giết người... Nhưng nền văn học ấy c̣n trong dạng thức ra đi. Ra đi nhưng chưa Lên Đường. Ra đi trong mơ ước cách mạng mơ hồ của Dũng trong Đoạn tuyệt, ra đi thui thủi như Thâm Tâm trong "Ly khách, ly khách, con đường nhỏ, Chí lớn không về bàn tay không". Hay ra đi với quyết tâm làm cuộc cách mạng đổ máu của Tố Hữu và các đồng chí của ông :

Ta đă đi là ta quyết đi !

Đạp bằng trở lực vượt gian nguy

Ngực c̣n thoi thóp tim c̣n đập

C̣n nghiến răng giương thẳng nghĩa kỳ !

Thế nhưng tất cả những cuộc ra đi ấy, dù bằng hư cấu, bằng ước vọng, hoặc bằng thực thể dấn thân, đều không đưa tới đích nào cho kẻ ra đi, hay quần chúng đông đảo mà họ đ̣i dẫn dắc ra đi. V́ mọi cuộc ra đi ấy đều không có đích thăng hoa, không phương hướng dân tộc, phi văn hóa và phủ định con người. Nhất là những cuộc ra đi này nằm trong chi lưu của nền văn hóa Mác Lê. Một nền văn hóa chủ xúy đấu tranh giai cấp, chia rơ bạn thù, mà trận tuyến giăng ra yêu sách phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng đóng vai đồ tể, người thua xếp hàng đi vào ḷ sát sinh. Nền văn hóa Mác Lê đang nô dịch hóa Việt Nam, v́ chỉ lo nhào nặn tri thức ngoại lai, nhưng xao lăng, nếu không là tiêu diệt, tinh thần dân tộc và sự thanh cao của con người văn hóa Việt.

Trong khi ấy, bằng « những thiện ngữ vi diệu ở thế gian » (xem kinh Tăng nhất A hàm) nền văn hóa Phật giáo vừa khai mở trí tuệ vừa un đúc t́nh nghĩa dân tộc và bảo vệ Con Người. Đích thị là nền văn hóa Giác ngộ, một nền văn hóa không đ̣i hỏi kẻ thắng người thua, mà tiêu đích nhắm hiển bày Chân lư Giác ngộ cho ḿnh và mọi người.

Hai bài thơ của thiền sư Pháp Thuận đề cập trên đây không kêu gọi sự ra đi phiêu bạt như trong nền văn học Việt 60 năm qua. Thơ ở đây hiển lộ sự sống, nắm bắt sự sống, thương yêu, bảo vệ và ḥa đồng con người, đất nước, vũ trụ. Thơ là sự Lên Đường Giác ngộ.

Ở thời đại thảm sát ngày nay, chỉ c̣n lại người Thi sĩ như một khả năng vô biên cho sự quy hồi sử tính và tác tạo niềm thơ mộng nơi trần gian diễm lệ.

 

Thi Vũ

08.2012

http://www.gio-o.com/ThiVu.html


1. Vơ Văn Ái, Bản Tuyên ngôn Dựng nước, bản Tuyên ngôn Ḥa b́nh, Giai phẩm Xuân Quê Mẹ Đinh Măo, Paris, 1987.


 

© gio-o.com 2012