XuânDê 2015




photo: Nguyễn Thị Lệ-Liễu



 

Trần Phổ Minh

Nếu Bác Hồ C̣n Sống

 

tản mạn

 

 

Xê xích nhau trong ṿng non tháng, chúng tôi nhận được ba bài viết của độc giả từ ba phương trời khác nhau, thuộc những thế hệ khác nhau, nhưng cùng viết về một nhân vật lănh tụ : ông Hồ Chí Minh. Bài viết của Bác sĩ Hồ Tá Khanh, ông Nguyễn Hưng Quốc và Thản.

Cận sử Việt nam có những chân dung âm thầm đậu măi ḷng người. Không ồn động, nhưng làm gương, soi niềm khích lệ và hy vọng cho giống ṇi, hay toả hấp lực đối kháng mang tính bất khuất ngh́n đời. Đó là chân dung các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi...

Tuy nhiên, chân dung thường trực và đứng đường lâu nhất suốt 40 năm qua, phải kể là ông Hồ Chí Minh. Thú nhận hay không, lớp người 50 tuổi trở lên đều mang đậm ḷng ḿnh một h́nh ảnh “yêu nước”, có chiều khắc khổ, với đôi mắt sáng : Hồ Chi Minh.

Mười năm sau 1945, sự độc tài và phi Việt của chủ nghĩa Cộng sản lộ mặt, nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt giới trí thức, bỏ khu kháng chiến về thành (những năm 50 gọi là dinh tê, nói trại chữ Pháp rentrer). Số lớn không v́ về thành theo Pháp. Họ tự tách ḿnh khỏi một chủ nghĩa “cứu nước” ngoại lai, như cởi bỏ chiếc áo quá rộng, và dị hợm. Những người ấy ra đi, nhưng vẫn giữ khá lâu h́nh ảnh ông Hồ. Họ thóa mạ chủ nghĩa Cộng sản, nhưng ít động tới ông Hồ, vốn là kẻ thừa hành giáo lệnh Xô viết. Một số trí thức khá đông trong hàng ngũ không dinh tê, tuy biết rơ và không ưa chủ nghĩa cộng sản, song họ đặt đất nước, tổ quốc trên đảng phái. Lư luận họ là ta chống Pháp giành độc lập cái đă, chuyện Cộng sản tính sau. Nhưng với thời gian, tất cả thành quán tính, thêm tuổi già hết nhựa thanh xuân, chuyện tính sau chẳng bao giờ xẩy tới. Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở Saigon bùng lên giữa thập niên 80, là cái hắt hơi cuối cùng của sự “tính sau” trên giường bệnh. Chính trị hay lịch sử chẳng bao giờ h́nh thành bằng sự “tính sau”. Phải tính cùng lúc, nếu không là tính trước.

Cùng thời gian ấy, bộ máy tuyên truyền Cộng sản đốn ngă liên tiếp tất cả mọi nhân vật lănh tụ thuộc phe quốc gia, phe không cộng sản, bằng vu khống, mạ lỵ, diễu cợt, bôi nhọ tàn nhẫn. Như kiểu Đài phát thanh kháng chiến Nam Bộ cuối thập niên 40 ra rả câu ca dao “Bảo Đại là cháu Gia Long / Là con Khải Định là gịng Việt gian”. Dù đứng trên quan điểm dân tộc, chưa chắc ông Hồ đă yêu nước hơn những người này.

Có chăng ông Hồ may mắn hơn mọi người : ông xuất hiện kịp thời, đúng lúc như một lănh tụ đấu tranh giành độc lập, giữa khí thế vỡ bờ và quyết liệt của toàn dân khi thế chiến hai kết liễu. Mùa thu năm 1945 là đột biến lịch sử đầu tiên, và hy hữu sau gần 100 năm thuộc Pháp. Lư tưởng bất khuất và phong triều cách mạng toàn dân đă nhập đồng vào con người ít ai biết quá khứ vào lúc ấy —Hồ Chí Minh. Ông thành trừu-tượng-thể cho những cá thể c̣n loang vết bái vật giáo trong đầu.

Cho nên, lâu măi về sau, đặc biệt ở miền Bắc, nhiều tầng lớp nhân dân vẫn h́nh tượng ông như Cụ già “yêu nước”. Đánh đổ ông là đánh đổ bản thân yêu nước của ḿnh, nếu không là đánh đổ  mặc cảm sai lầm của chính ḿnh.

Sau Hiệp định Genève, những năm đầu của Đệ nhất Cộng hoà, loa phát thanh ra rả suốt ngày khắp đường phố Saigon bài ca “Cáo Hồ”. Nhưng tác động chửi tục trong ḷng quần chúng nông thôn chưa chắc mang lại thành công. Nhất là sự chửi tục đến từ một cơ quan nhà nước. Với một chế độ chuyên nghề chửi bới, mạ lỵ như Cộng sản, mà ta đối đáp bằng chửi bới hạ cấp chưa chắc là thượng sách.

Thử nh́n hai trường hợp điển h́nh Phạm Duy và Nguyễn Mạnh Hà.

Phạm Duy là một nhạc sĩ lớn, có ư thức, lại chống cộng quyết liệt, ít cũng thông qua các sáng tác. Anh rời bỏ hàng ngũ kháng chiến từ năm 1950. V́ trực thấy bàn tay cộng sản đang bóp giết tinh thần dân tộc. Ấy thế mà có lần anh thổ lộ cùng chúng tôi, thần tượng anh là Hồ Chí Minh. Sau bản Trường Ca “Mẹ Việt Nam” bất hủ, anh thai nghén trong đầu khi c̣n ở Saigon bản Trường Ca “Cha Trường sơn” nhằm tôn vinh Hồ Chí Minh.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Mạnh Hà. Ông Hà người Công giáo tả khuynh, được kêu làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ Hồ Chi Minh đầu tiên. Loại nội các hoa hoè che giấu âm mưu Xích hoá trước mắt quốc tế vào năm 1945. Gần đây, nhân có người viết báo chửi Hồ Chi Minh là “quan cách mạng”. Ông Hà rất giận, trả lời rằng Hồ Chí Minh không bao giờ có óc quan lại. Rồi ông nêu bằng cớ không quan lại của Hồ qua giai thoại ông sống. Chúng tôi dịch thoát sự kiện này qua bài viết bằng tiếng Pháp của ông :

“Sáng sớm Tết tây năm 1946, có người gơ cửa. Tôi ra mở. Ai đây ? Chính Bác Hồ bằng xương bằng thịt, tay cầm một bó hoa đồng. Bác nói : “Hôm nay Bác không đến gặp chú đâu. Hôm nay là ngày nguyên đán dương lịch, Bác đến chúc đầu năm vợ chú là người Pháp”.

Cảm động thật. Nhưng khó nói ông Hà không ngây thơ. Ông Hà là một trong những người Việt đầu tiên theo học khoa chính trị học ở Ba lê cùng lớp với ông Bảo Đại, mà không biết thủ thuật chính trị thường t́nh ấy sao ? Năm 1945, cần ve văn khối Công giáo, việc ǵ ông Hồ không làm, từ ôm hôn Đức Cha Lê Hữu Từ, đến xách hoa tặng Phu nhân ông Hà ?

Cai trị theo lối đứng trên, đứng xa dân, như truyền thống quốc gia hay các triều đ́nh xưa, là cung cách “quan phong kiến”. Cai trị theo lối biếu hoa, tặng thơ, tặng cam xă Đoài, như ông Hồ thường sử dụng, là cung cách “quan cách mạng”. Cách nào cũng là lối quan mị dân : Kỹ thuật cai trị đó thôi !

Chỉ thực sự hết làm quan, ngày nào các ông nói trên, dám đến gơ cửa từng nhà dân, tặng họ một nắm gạo, một nụ cười.

Ông Hà tôn vinh Hồ Chi Minh, v́ chút cảm t́nh “được gọi” làm Bộ trưởng phù du bèo bọt vài tháng ? hay thực sự v́ một bó hoa đồng ? Ông Hà chính trị gia có nghĩ tới hay không : Bó hoa kia không riêng đưa cho một phụ nữ người Pháp, là Nguyễn Mạnh Hà phu nhân đâu. Nó nhắm ve văn khối Công giáo, qua ông Hà, là một. Sâu sắc hơn, bó hoa ấy dâng cho Ái nữ của một trong những quan lănh tụ thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, là thân phụ bà Hà. (Ông G. Maranne, Thị trưởng trấn Ivry (ngoại ô Paris) và là một trong 5 Bộ trưởng Cộng sản thuộc chính phủ Ramadier, Pháp).

Ông Hồ thừa hưởng may mắn không tiền khoáng hậu của bộ máy tuyên truyền dối gạt thượng đẳng Cộng sản.

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... không nhờ kỹ thuật tạo h́nh tạo bóng mà lên ngôi lănh tụ. Họ sống từng hơi thở với núi sông, họ hoạt động chân thành cho dân. Thành hay bại, hay hay dở, công tŕnh họ tạc khắc từng nét son vào lịch sử.

1985, bốn mươi năm sau (không dài chi mấy) chân dung lănh tụ Hồ chí Minh bị long lở rồi dần dà bị hạ bệ. Người hạ bệ không chỉ nhân dân thôi. Dự phần không nhỏ có tự thân ông và những người đồng chí Đảng ông.

Ba bài viết về Hồ Chí Minh sau đây, đến từ ba chân trời khác nhau thuộc hai thế hệ khác nhau. Một thế hệ đàn anh, thao thức chuyện nước non, từng tham chính hay làm cách mạng từ đầu thế kỷ. Và thế hệ đang lên, chịu hậu quả lộng hành và tan vỡ từ thế hệ đi trước. Tuy khác nhau góc độ nh́n. Nhưng đồng chung cái thấy. Họ cùng vén lên bức màn sương khói phủ suốt 40 năm, để nhận chân một bước ngoặt đau buồn, thất vọng :

Ḷng yêu nước nồng nàn, với niềm tự hào dân tộc trong tinh thần bất khuất ngh́n năm của toàn dân, thế mà thần tượng Hồ Chí Minh không chuyên chở nỗi.

Sự thất vọng có chiều cay đắng.

Thất vọng điểm đầu cho cuộc tái sinh và đối kháng. Vọng tưởng chưa mất, th́ ảo vọng c̣n áo mặc tâm thức, làm mờ đi thực tại cần giải quyết. Sức tưởng tượng phong phú tới đâu về rừng xanh, chẳng ích lợi chi khi cọp c̣n vờn quanh nơi chuồng bách thú.

Ba bài viết dưới đây không dùng ngôn ngữ đấu tố hay văn chương công nông binh, mà chỉ nói lên nỗi ḷng riêng bên cạnh tiếng dân than.

Bác sĩ Hồ Tá Khanh có chân bộ trưởng trong Nội các đầu tiên của nước Việt Nam vừa thoát ách Pháp thuộc. Khuynh hướng ông thời ấy nghiêng theo nhóm Việt Minh của ông Hồ, mà ông xem như thần tượng cách mạng. Cùng với ông Trần Đ́nh Nam, là hai bộ trưởng quyết liệt đ̣i Thủ tướng Trần Trọng Kim giải tán nội các để trao quyền cho Hồ Chí Minh. Trường hợp Bác sĩ Hồ Tá Khanh khá dễ hiểu. Ông thuộc gia đ́nh yêu nước theo phái Duy Tân, có công ty Liên Thành ở Phan Thiết. Thân phụ ông ủng hộ phong trào các Cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quư Cáp, Huỳnh Thúc Kháng. Ông sang Pháp du học năm 1926, làm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ở Marseille, giao thiệp nhiều với giới trí thức tả khuynh Đệ tứ, như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, hay Đệ tam Trần Văn Giàu, Nguyễn văn Tạo, v.v... Năm 1945 gia nhập chinh phủ Trần Trọng Kim. Chính Trần văn Giàu cho ông biết tin trước khi ông nhận điện mời, và khuyên ông vào nội các làm nội gián cho anh em cách mạng. V́ ḷng yêu nước, vô t́nh ông làm bàn tay nối dài cho Cộng sản thọc vào chính trường quốc gia.

Qua bài viêt “Lịch sử một nước hạng trung bị tiêu diệt...”, lần đầu tiên ông lên tiếng về nhân vật Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh, như một thần tượng sụp đổ. Hơn thế, ông vạch trần con người thực của Hồ Chí Minh. Bài viết là lời nói của một nhân chứng sống.

Nguyễn Hưng Quốc, chúng tôi chưa hề gặp, nhưng qua bài viết “Hồ Chí Minh đă chết” và thư riêng gửi toà soạn cho thấy ông thuộc giới sư phạm mới qua Pháp được hai tuần lễ. Thư riêng cho Quê Mẹ ngày 9.12.1985 ông viết : “Cho phép tôi được bày tỏ sự đồng t́nh và sự ủng hộ của tôi đối với lư tưởng và công cuộc đấu tranh chống lại bạo quyền Hà nội của qúy vị. Trong điều kiện là một người tỵ nạn vừa đặt chân lên nước Pháp chưa đầy hai tuần, mong qúy vị hiểu cho, tôi chưa thể đóng góp được ǵ cụ thể vào công việc lớn lao và cao cả của qúy vị. Tuy nhiên để thể hiện thiện chí của ḿnh đối với lư tưỏng chung, tôi xin gửi đến qúi vị một bài viết mà hầu hết tài liệu và ư tưỏng tôi đă chuẩn bị ấp ủ từ lúc c̣n ở Việt Nam...”.

Bài Nguyễn Hưng Quốc nói lên tâm sự riêng ông trước một thần tượng đổ vỡ trong ḷng ông. Xa hơn, ông bộc lộ một phong trào chống đối, hạ bệ Hồ Chí Minh của quần chúng đông đảo Việt Nam ngày nay, bằng vũ khí đối kháng của kẻ yếu là TIẾNG CƯỜI.

Tiếng cười của dân, trào phúng, hay tiếu lâm sau lũy tre xanh, đă mấy ngh́n năm nay đứng ở tư thế văn học tiên phong, làm tiền đạo cho đối kháng. Bởi tiếng cười, tự nó là sự ngạo nghễ của con người tự tin, nền tảng cho óc phê phán. Nơi cái yếu của tiếng cười châm chích, đă biểu trưng thái độ không hóa kẻ thù, và hàm chứa sức quật khởi sắp thành.

Những mẩu chuyện trưng kể dọc bài viết Nguyễn Hưng Quốc, nếu cắt đăng riêng, có thể ngộ nhận như sự mạ lỵ ác độc và bẩn. Nhưng chớ quên ḷng dân là ngọn thác. Khó trách sao ḍng thác chảy quá bạo tàn cuốn phăng làng mạc. Đổi lại hàng tấn khổ đau của bao triệu người bị áp chế, chết thảm, sự lật đổ chân dung một lănh tụ có chi quá đáng ? Bội phản tổ quốc và dối gạt nhân dân khác chi đê vỡ cuốn ch́m nhà cửa ruộng nương. Sau 75, người ta nghe những chuyện tiếu lâm, trào phúng dân kể cho nhau nghe ở suốt miền Nam cho tới Saigon biểu thị ḷng uất hận của một dân tộc bị nhét đất vào miệng, kê dao vào cổ. Người phản ứng ra sao trước kẻ chôn sống ḿnh ? Im lặng thanh cao của con người khinh thị, hay dóng lên một tiếng gào thét. Ngôn ngữ khẩn thiết, ác liệt của kẻ khốn cùng.

Nguyễn Hưng Quốc, thú nhận : “Bản thân tôi, lúc đầu, nghe những chuyện cười nhắm thẳng vào Hồ Chi Minh, tôi cũng cảm thấy có ǵ hơi ngờ vực. Sợ chửi oan. Nhưng rồi, với năm tháng trải qua những điều tai nghe mắt thấy, tâm trạng ḿnh dần dần đồng cảm cùng ḍng với tâm trạng dân chúng, ư nghĩ ḿnh dần dần hội nhập cùng chiêu với dân chúng, tôi lại thấy, từ những truyện cười ấy, loé lên rất nhiều tia lửa, tia lửa rực sáng của chân lư bị đè nén, tia lửa nồng cháy của một thứ vũ khí đang mài giũa”. (xem bài “Hồ Chí Minh đă chết” đăng trong số này).

Phải nh́n từ thực cảnh tối tăm người dân Việt trong nước, mới đón nhận được thông điệp tiếu lâm thời đại. Như xưa kia ta đọc Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương.

“Tiểu Truyện Thầy Tất Thành” một bài viết khác, của Thản, tức Phạm B́nh Thản, nhà thơ hài hước từng đóng góp trên Quê Mẹ, vốn là một quân nhân vượt biển. Anh đă hiến thanh xuân ḿnh cho trận địa, anh từng nhiều năm nếm mùi Cộng sản ở Miền Nam.

Lúc anh sinh ra, hào quang Hồ Chí Minh đă rực rỡ, anh không “được” dự phần dựng tượng lănh tụ như thế hệ đàn anh, hay lớp thiếu nhi vỗ tay cười hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiêú niên nhi đồng”. Nên khi chiến xa Xô-viết chở hào quang nê-ông ấy vào Nam năm 1975, anh mới nhận ra tia sáng tưởng như ánh sáng ngó từ xa kia chỉ là loáng sáng của những mũi giáo, mũi lao bằng kim khí mạ kền.

Do đó, từ tấm ḷng thơ hài hước, anh bật lên thành một tràng dăy chuyện kể, khuôn hẹp trong toàn bài bằng chữ T. Thế nhưng nối đủ và đầy tiểu sử một con người đă đem về cho cận sử Việt Nam tai họa, và chết chóc.

“Tiểu Truyện Thầy Tất Thành” báo hiệu nền văn học khước từ cộng sản đang bước qua giai đoạn tập kích và chủ động. Vừa có phẩm chất phê phán, vừa thổi lửa vào văn. Tôi dám chắc một điều, loại “Tiểu truyện” ấy, ngày gần đây, sẽ xuất hiện trên sân khấu văn nghệ người Việt, như vở kịch độc đáo, một màn, một cảnh, do một người diễn. Đồng bào sẽ cười lăn cười lóc. Hả hê vô chừng !

Những tự truyện văn học lột trần giới lănh đạo mị dân, giới thầy tu cúng bái, giới học phiệt tranh chiếm diễn đàn.

1920 là năm bản lề tách đôi hai nhân vật trong một con người.

Trước đó, là cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành nồng nàn t́nh yêu nước, nỗ lực kết liên các bậc đàn anh và người đồng hương, bôn ba bốn biển t́m phương cứu nước. Thế rồi vào một đêm qủy ám năm 1920, cậu Nguyễn Tất Thành vớ được “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin. Từ đó, cậu đem thân làm tôi đ̣i cho chủ nghĩa Xô viết, cậu xô đẩy văn hoá và tư tưởng Việt Nam vào trong chiếc túi rách.

Từ đó nước ta mất đi một người.

Nhận định này không hồ đồ. “Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương” ở Hà nội cũng xác định như thế trong sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà nội 1980) :

“Là một người yêu nước trở thành một chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam, Người nghĩ ngay đến trách nhiệm của ḿnh là phải truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào Đông dương nói riêng và châu Á nói chung” (sđd. tr. 28).

Con người khát nước Việt Nam trong ông Hồ bị tiêu diệt, thác sinh làm Người Cộng sản Xô-viết đi truyền giáo, và mở đầu cuộc thánh chiến trên ba nước Đông dương và châu Á !

Cái quan định tội. Nay là lúc nhân dân Việt Nam luận tội con người đă chối bỏ cha ông, ṇi giống, đem thân làm tôi tớ cho ngoại bang, gây chết chóc cho hàng triệu đồng bào qua hai cuộc chiến, qua Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, và Mậu Thân Huế, rồi qua Trại Cải tạo, Kinh tế mới, đánh tư sản…

Hai thế hệ. Ba bài viết. Xuât từ tim những tâm hồn đau khổ, thao thức, kẹt lối, trong bối cảnh toàn quốc bị bịt họng. Phải chăng không là Bản án đầu mà lịch sử khởi ghi vào phiếu có tên Hồ Chi Minh, có tên Đảng Cộng sản ?

Thần tượng và ảo vọng về Hồ Chí Minh đă đổ. Nhưng vẫn c̣n đó những đảng viên mồ côi cố công dựng lên ảo vọng khác, để trấn an lương tâm hèn yếu và chận đứng cao trào đối kháng. Họ hoài cổ hư truyền rằng “Nếu Bác Hồ c̣n sống...”, “Nếu Hồ Chí Minh là Việt trước Cộng...”, “Dù sao Hồ Chí Minh cũng là người tài !”...

Dĩ nhiên ông Hồ là người tài. Hitler cũng tài giỏi đấy chứ ! Staline, Mao Trạch Đông đâu phải không có tài ? Vấn đề là tài giỏi giết người, hay tài giỏi cứu người ? Tài giỏi hại nước, hay tài giỏi cứu nước ?

Bênh vực cho ông Hồ bằng luận điểm ông là người Việt trước khi thành cộng sản, khác chi phán đoán một tên tội phạm giết người, rằng trước kia hắn hiền lành lắm !

Sống hay chết, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ thừa sai của Tây phương Cộng sản, của Trung Xô cộng sản. Kẻ đâm chết vua Hùng và vô sản hoá nước Việt.

Cần chấm dứt tất cả mọi ảo vọng !

Vén tấm màn ảo vọng lên, sự thực mới là sự thực, để từ đó, con người bắt tay lo liệu chuyện tương lai ḿnh.

 

(trích nguyệt san Quê Mẹ, Paris)

 

Trần Phổ Minh

1985

  

© gio-o.com 2015

\