đọc trong mùa Tết

 

 



TRẦN PHỔ MINH

Nhìn từ phía kẻ thù dân:

Mậu Thân 68, mặt trái của 30.4.75

 

 

Gió O ghi chú : 230 năm trước, một trận đánh huy hoàng của sử Việt, vua Quang Trung Bắc tiến vào năm Mậu Thân (1788) đánh tan quân Thanh giải phóng Thăng Long khỏi bàn tay bành trướng Bắc Kinh. 180 năm sau kỳ công dân tộc này, Cộng quân của nhà Hồ muốn học bài học Quang Trung, xua bộ đội tổng tiến công Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam. Hai mục tiêu Mậu Thân xa cách trời vực. Trước, chống xâm lăng Bắc phương. Sau, nhân danh ý thức hệ ngoại lai giày xéo quê hương, gây cảnh người Việt giết người Việt, nồi da xáo thịt thảm khốc.

Năm nay, Mậu Tuất 2018, người Việt trong và ngoài nước đau xót tưởng niệm Mậu Thân 1968, đặc biệt tại Huế nơi kẻ tấn công vùi đầu vào căm thù, biến tay chân và trái tim thành kẻ sát nhân dưới sự chỉ đạo từ Hà Nội của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và Song Hào.

Tài liệu tội ác ngày càng nhiều, càng rõ. Tuy còn thiếu về sự thật đến từ phe Cộng sản, dù dư thừa công cốc truyên truyền sự chiến thắng chỉ có trong tưởng tượng hay ước mơ.

Gió O lấy làm quý tìm được bài viết « Mậu Thân 68, Nhìn từ phía kẻ thù dân » sau đây của Trần Phổ Minh đăng trên Tạp chí Quê Mẹ ở Paris, số 90/91, tháng 3-4/1988. Bài viết cho thấy sự thật được Lê Minh, Tổng tư lệnh chiến dịch Huế, tiết lộ những khó khăn từng ngày… thiếu gạo, thiếu muối… và thiếu đạn vào ngày thứ 7 ! Mồng 3 Tết, Hồi ký Nguyễn Đắc Xuân cho biết đi phát động quần chúng ở Thành Nội, « Đồng bào cứ im re cứ lấm lét không dám hé răng». Một nữ sinh Huế đốp chát vào mặt sinh viên Xuân «Anh ơi chiến đấu cho ai mà thân thể anh ra ri anh Xuân ?» (...) Tại sao đang đấu tranh mới bị tụi nó dọa một tiếng «tử hình» thì anh lại bỏ ra bưng ngay ? ». Một sự thật hùng tráng của Huế.

Một sự thật bi tráng khác của chất Việt, là Tổng Tư lệnh chiến dịch, Lê Minh, gào kêu Đảng sám hối khi viết rằng : « Đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ bây giờ của cách mạng là phải minh oan cho gia đình, con cái những người đã chết trong hoàn cảnh như vậy. (...) Có một người phải minh oan cho một người, có một trăm người cũng phải minh oan cho một trăm người. Đó chính là lẽ phải và tình thương ». Nhưng Đảng vẫn im lặng suốt 50 năm như kẻ bị câm từ lúc sơ sinh.

Cám ơn tạp chí Quê Mẹ Paris đã cho phép đăng lại bài này trên Gió O vào dịp Tết 2018, tưởng nhớ 50 năm Thảm Sát Mậu Thân Huế 1968.

 


           nguồn ảnh: Life Magazine



TRẦN PHỔ MINH

Nhìn từ phía kẻ thù dân:

Mậu Thân 68, mặt trái của 30.4.75

 

Khác với những tuyên truyền ầm ỉ của phe Cộng sản, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, cuộc tổng tiến công Mậu Thân 68 là một đại bại thảm não trên phương diện quân sự và nhân dân. Nhận định này đến tử những cán bộ cộng sản cao cấp.

Bài này thu gọn sự khảo sát trên hai mặt quân sự và nhân dân ấy. Đặc biệt hơn, và là lần đầu, cuộc khảo sát nhìn qua đôi mắt những kẻ cầm đầu chiến dịch — những kẻ thù dân. Kẻ thù dân hay bị dân thù thì cũng thế.

 

Người học trò dốt của Quang Trung

Đánh giá chiến dịch Mậu Thân công khai và ở góc độ cao nhất, tưởng không ai bằng ông Hoàng Văn Hoan, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vì mâu thuẫn với cánh Lê Duẩn, ông đào thoát và tị nạn ở Trung quốc năm 1979. Ở đây ông viết cuốn hồi ký cách mạng «Giọt nước trong biển cả» phát hành tháng 7.86 và đánh giá về vụ Mậu Thân như sau:

«Lê Duẩn đánh giá sai lực lượng ta và lực lượng địch trong chiến dịch Mậu Thân (tr. 405, sđd). Quân ta phải rút lui với một sự thiệt hại rất nặng về người, về binh lực và vũ khí» (tr. 398, sđd).

Ông còn cho biết cặn kẽ hơn: «Trong một cuộc hội nghị Trung ương năm 73 sau khi quân Mỹ đã rút hết khỏi miền Nam, mấy đồng chí quân sự có tham gia chiến dịch Mậu Thân đều phát biểu rằng, chiến dịch Mậu Thân kéo dài đã mang lại những tổn thất rất lớn là cơ sở nông thôn cũng như thành thị đã bị phả hoại nghiêm trọng. Nhiều cơ sở đến nay vẫn còn chưa khôi phục lại được. Có đồng chí sợ nói miệng có thể lại bị xuyên tạc, nên đã viết lời phát biểu thành văn bản, trịnh trọng đọc ở diễn đàn rồi giao văn bản cho Đoàn Chủ tịch» (tr. 421, sđd).

Ngoài ý nghĩa chính trị nhất thời của chiến dịch, Hà nội đã chọn thời điểm Tết Mậu Thân để học đòi thiên tài quân sự Quang Trung diễn lại trận đánh 180 năm trước : Mậu Thân 1788, Quang Trung Bắc tiến đánh tan quân Thanh giải phóng Thăng Long. Nhưng Mậu Thân 68, Cộng quân Nam tiến giết dân, nhắm xích hóa miền Nam nhưng đã thất bại. Đề án «hàng triệu nhân dân sẽ nổi dậy hậu thuẫn cuộc tổng tiến công» của Bộ Chính trị Đảng chỉ là giấc mơ không tưởng.

 

Dân Việt chết nhiu nhất

Như đã biết, đúng vào đêm giao thửa, Cộng quân tấn công vào 5 tỉnh miền Trung. Một ngày sau, 29 tỉnh trên số 44 tỉnh miền Nam đều bị tấn công. Ác liệt nhất là ở Huế, Saigon và 9 tỉnh vùng châu thổ sông Cửu Long. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được lệnh nghỉ ngơi ăn Tết trong mấy ngày đình chiến do đôi bên Quốc Cộng thỏa ước công nhận, nên không đề phòng. Nhưng sau 9 ngày (9.2.68) thì Cộng quân bị quét sạch ở thủ đô Saigon. Riêng Huế là Cộng quân chiếm đến ngày 24.2.68, ba phần tư kinh thành bị tàn phá. Trong chiến dịch này, Cộng quân đã tổn thát ít nhất là 37.000 bộ đội, chưa kể vô số lính bị thương và tù binh bị bắt. Số tử vong của quân lực VNCH là 6.000, bị thương 15.000, 14.000 dân đã chết dưới bom đạn hay trong các hầm Cộng quân chôn sống hoặc hành hình. Bên phía Hoa Kỳ 4.500 lính tử thương và 19.000 bị thương.

 

Lời thú nhận của tên Tư lệnh chiến dịch:  «Trời ơi, đạn hết rồi !»

Kinh khiếp nhất là trận đánh ở Huế. Nhưng lâu nay ta chỉ nghe báo chí cộng sản và bọn tuyên truyền cấp xã tung hê chiến thắng Huế. Bây giờ xin nghe lời kể, như báo cáo của Lê Minh, nguyên Tư lệnh chiến dịch và Bí thư Thành ủy Huế, được Đảng giao phó : «về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là Trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn Khu»[i] tức từ Nam sông Hiền Lương đến đèo Hải Vân. Chúng tôi xin rút gọn những điểm kể chính:

«7 giờ tối ngày mồng Một Tết Mậu Thân, bắt đầu rời cửa rừng, quân đi lặng lẽ trong đêm tối. (...) Lúc 1 giờ sáng thì Trung đoàn 6 báo đầu tiên, đã chiếm lĩnh trận địa. (...) 6 giờ sáng: điện báo chiến thắng về từ khắp nơi, coi như đã chiếm hết thành phố Huế, (...) 11 giờ sáng mồng Hai... từ trên đỉnh Kim Phụng, anh Kinh đã nhìn thấy lá cờ Mặt trận treo trên đỉnh kỳ đài Huế. (...) Đến ngày thứ ba thì giải phóng nhà lao Thừa Phủ; toàn thành phố đã bị ta chiếm lĩnh, ngoại trừ Mang Cá và một số ổ đề kháng. (...) Cũng trong ngày thứ ba tình hình chiến trường khắp nơi trong toàn miền Nam đã lắng xuống, kể cả Saigon, phía Bắc mặt trận Quảng Trị báo về là thương vong và không vào được. Chúng tôi vẫn hy vọng đường 9 và Saigon làm tiếp. (...) Ngày thứ bảy Mỹ mới bắt đầu nổ súng. (...) Tôi và anh Nam Long (Phó Tư lệnh) đi kiểm tra chiến trường. Ớ cánh Bắc, đội ngũ cán bộ chính trị, biệt động thì chưa bị hao thất gì, chỉ bị thiếu đạn. Riêng Trung đoàn 6 thì thiếu nặng : súng trường chỉ còn 12- 15 viên, súng máy còn trên 100 viên. Đạn trợ chiến còn rất thấp, không được nửa cơ số. Toàn bộ thương vong trong nội thành đã lên tới 300. Cánh Nam, thương binh của ta không nhiều, mà tù binh thì đông, và còn thiếu đạn hơn nữa. Tất cả các hướng đều báo cáo về Bộ Chỉ huy cũng một việc thôi: Đạn ! (Thật đánh thì chưa nổi thiếu đạn đến như vậy, nhưng trong 3 ngày đầu, anh em cứ bắn cho hả tay, bắn cả băng, bẳn lên trời; cả sân bay Phú Bài cũng bắn tuốt luôn 40 viên ĐKB. (...) Tôi báo v Bộ Tổng : Xin đạn. (...) Hết sạch đạn. Đó là ngày thứ 5. Mỹ bắt đầu triển khai lớn bằng kỵ binh bay và thủy quân lục chiến, từ cửa Thuận An bắt đầu đổ bộ lên. Nó đánh thẳng vào và chiếm đường số 1. Kỵ binh bay cướp lại 50 tù binh Mỹ bị ta bắt ở phố ra.

(...) «Anh Vạn ở cánh Nam không về họp được, tôi triệu tập cánh Bắc các anh Nam Long, Trần Anh Liên, anh Văn v.v... Đánh giá tình hình chung, thấy hầu hết các cơ quan địch đều đã bị đập nát, chỉ trừ lực lượng sư đoàn 1 Ngụy ở Mang Cá và một số ổ đề kháng. Như vậy nếu chiếm thành phố, phá hoại và gây ảnh hưởng chính trị thì đã đủ liều lượng; còn thế tấn công dứt điểm thì rõ ràng là khó rồi. Cuộc họp này quyết định đề nghị ta rút ra khỏi thành phố, chuyển hướng tấn công về nông thôn và đập nát các quận lỵ. Họp xong, chúng tôi vừa đi thì một trái bom nổ ngay đúng chỗ, hai cán bộ Quân khu hy sinh. Tôi báo cảo nội dung cuộc họp về Bộ Chỉ huy... Mặt khác, ra lệnh cho chuyển chiến lợi phẩm ra nông thôn và lên rừng : gạo, vải, mọi thứ. Chuyển hết thương binh và tù binh khỏi thành phố nội trong đêm thứ bảy và ngày thứ tám. (...) Ngày thứ mười Mỹ đã bắc một cầu nổi qua sông Hương để thay thế cầu Tràng Tiền và Bạch Hổ đã bị ta đánh sập. (...) Quyết định cho mặt trận Quảng Trị (do anh Hồ Sĩ Thản về báo cáo) rút ra khỏi thành phố, chuyển quân ra nông thôn để đánh diệt Bình Định và giữ quân chủ lực Ngụy tại chỗ. Chúng tôi xác định là đến đây, nhiệm vụ chiến trường riêng của chúng tôi đã hoàn thành, bây giờ Huế đã trở thành chiến trường giết địch của cấp trên (Người viết nhấn mạnh). (...) Và lần này chính anh Trần Văn Quang (Thường vụ Khu ủy) xuất trận. Anh Quang ra ngay Bộ Chỉ huy trực tiếp chỉnh đốn lại binh lực trong một ngày (bộ binh, đặc công và cả công binh); tối đó tập trung cường tập bằng bộc phá, súng cối; gom nhặt hết lực lượng quyết đánh vỡ Mang Cá. Nhưng địch đã đủ thì giờ tổ chức Mang Cá thành một ổ đề kháng lớn, do chính Ngô Quang Trưởng chỉ huy. Ta đánh từ 9 giờ đến 12 giờ đêm, thương vong nhiều nhưng trận đảnh không mang lại hiệu quả, nhưng ta cứ ở tại chỗ đó.

«Chúng tôi điện vê Bộ Tổng : «Chúng tôi hết đạn, chỉ làm kế hoạch được từng buổi» kỷ tên: Bảy - Tín - Minh (tức anh Quang, anh Chưởng — Chính ủy — và tôi). Khoảng 5 tiếng đồng hồ sau, chúng tôi nhận được điện trả lời từ Hà nội «cấp trên sẽ chi viện đủ cho các anh hoàn thành nhiệm vụ» ký tên: Văn - Dũng - Thảo (tức các anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và Song Hào). Tiếp đó một điện khác của Bộ Tổng Tham mưu cho biết đã có 2E bộ binh, 1E trợ chiến, và đường 559 sẽ tiếp tế các loại đạn dược khí tài xuống. Các huyện ngoại thành phải đốt lửa lên, yêu cầu có ba cụm lửa làm tín hiệu để máy bay thả vũ khí xuống; cũng làm tín hiệu ở Mang Cá để ném bom. Điện này do anh Văn Tiến Dũng ký.

 

Đảng ơi, cho rút lui!

«Chúng tôi được điện, lại tiếp tục đào công sự, lập chính quyền cấp tỉnh (do giáo sư Lê Văn Hảo làm chủ tịch) để chờ đại quân đến. Quả có thấy 1E công binh của đoàn 559 xuống triển khai làm đường dây đồng 4 sợi, cột điện chạy tử đâu tít tắp trên Trường Sơn xuống. Ngoài ra, mãi đến ngày thứ 15 vẫn chưa thấy gì hơn. Có một Trung đoàn ở ngoài vào tới Quảng Điền, chưa qua sông Bồ thì đánh nhau với sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ ở đó. Đánh xong thì E này chỉ còn một D mà vẫn không vào nổi thành phố. Lúc này địch càng tập trung phản kích dữ dội hơn. Ngày thứ 15, địch triển khai ở đây 4 sư đoàn tinh nhuệ : 3 sư Mỹ và 3 lữ ngụy, chưa kể sư đoàn 1. Địch đưa máy ủi về ủi nát cả làng mạc, nhất là mảng Quảng Điền và Phú Vang B52 nổ vang rền suốt ngày, sở chỉ huy cũ bị bom đánh nát bét. Cho đến ngày thứ 20, vẫn chưa ai dám bàn chuyện rút vì lệnh kia chưa thủ tiêu. Ngày thứ 21, chúng tôi báo cáo về Bộ, vẫn không thấy trả lời. Chúng tôi quyết định rút, bài vì bây giờ dù quân chi viện có vào nữa thì cũng không thay đổi được tình thế (Người viết nhấn mạnh) (...)

 

Lên rừng ăn muối

«Đến ngày 26.2.68 thì tất cả đã rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. Vì các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đã bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic), có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái, thì cả rửng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như tình hình hồi vỡ mặt trận. (...)

«Hàng vạn người đã lên rừng phải lo ăn (hiểu là nhân dân bị bắt, người viết chú), người ở ngoài kia (hiểu là từ miền Bắc vào, người viết chú) tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền hình, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v... (hiểu là Hà nội tưởng đã chiếm trọn miền Nam rồi, người viết chú) ở đâu cũng đòi gạo đòi muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2. Khu ủy chủ động cử tôi ra Trung ương báo cáo. Tôi lên đường 559 thì biết Trung ương điện gọi đích danh anh Trần Văn Quang ra. Tôi chờ anh Quang ở trạm, sau đó cả hai chủng tôi cùng ra Hà nội»[1].

 

Thừa Thiên thiếu đất thừa trời

Xuân Thiều, nhà văn cộng sản, tác giả «Huế mùa mai đỏ» cũng đã nhận định: «Thắng lợi hay thất bại? Thẳng lợi đến mức độ nào, đấy là những điều mà ngay hồi còn ở trên rửng nhiều cán bộ còn băn khoăn, còn có những lập luận khác nhau, cố nhiên, các cấp lãnh đạo thời đó đã có kết luận, nhưng thực tình kết luận ban đầu ấy vẫn chưa thuyết phục được hết cán bộ (...) và buồn thay đã có những hậu quả không lấy gì làm dễ chịu đối với những ỷ kiến bất đồng ấy». Thời ở trên rửng ấy, «là thời kỳ đầy khó khăn sau Mậu Thân : địch phản kích quyết liệt, đói và sốt rét ác tính. Thời kỳ mà lính ta vẫn nói đùa : «Thừa Thiên thiếu đất thửa trời». Quả thật, bộ đội bám về giáp ranh đã khó, nói gì trở về đồng bằng, trở về Huế»[2] .

Đọc đến đây, ta thấy rắt rõ cái «chiến thắng» rêu rao gần một tháng ở Huế, thực chất chỉ có 7 ngày. 7 ngày đã hết đạn, chiến trường nguy ngập, gọi cứu Hà nội, mà rồi Hà nội cũng không cứu nổi, không đưa quân kịp hoặc quân không vượt nổi các hàng rào thiện chiến của quân lực VNCH. Yếu tố căn bản của sự thất bại là dân chống, dân không theo. Bộ Chính trị và giới lãnh đạo quân sự ở miền Bắc tự cho là khoa học, nhưng lại rất không tưởng trong kế hoạch, tự cho lý luận hay, nhưng không bao giờ sát với tình hình thực tế. Cái giỏi của họ là sự tài tình đi trên mái nhà mà không té của kẻ thụy miên. Dễ hiểu thôi, vì họ chiến đấu như những tín hữu cuồng tín và vô vọng cho thần Lenine, Staline, chứ không chiến đấu cho sự no ấm của nhân dân!

 

Nhân dân: một bức tướng im lặng

Ta sẽ thấy rõ hơn sự cuồng tín đó qua hồi ký[3] của một tên cán bộ thấp hơn, xã hơn, là Nguyễn Đắc Xuân thuộc lớp sinh viên trí thức Huế bỏ dân theo Cộng từ những năm 60. Lúc nghe lệnh xuất quân của Hồ Chí Minh qua bài thơ chúc Tết đọc trên đài Hà nội, Xuân viết: «Bác đã khẳng định «Toàn thắng ắt về ta» thì còn sợ gì nữa?» (tr. 86, sđd). Vào 6 giờ tối ngày 30.1.68, Xuân theo «đoàn quân và cán bộ khoảng trên 2.000 người ra đến cửa rừng (huyện Hương Trà, huyện cửa ngõ phía Bắc Huế)» (tr. 87, sđd) tâm tư Xuân vẫn là tâm tư của gã thanh niên có những thù hận phải trang trải, chứ không là tấm lòng phục quốc thương yêu đi giải thoát dân. Xuân kêu lên trong trí: «Hỡi bọn Ngô Quang Trưởng, Phan Văn Khoa, chúng mày tằm nã tao suốt mùa thu 1966, bây giờ tao sắp về «trình diện» chúng mày đây. Hỡi anh em bạn bè đã cùng tôi tranh đấu đang bị gông cùm, xiềng xích, chúng tôi sắp về trả thù cho các bạn» (Người viết nhấn mạnh - tr. 82, sđd). Điều này báo hiệu cho những cuộc hành quyết phi pháp và bất nhân và những hầm chôn sống ở Huế. Nhưng Cộng quân và bọn Xuân sẽ gặp bức tường im lặng, dửng dưng, chống đối của nhân dân: «Buổi chiêu mồng 3 Tết, chúng tôi đi phát động quần chủng ở khu vực đường Âm Hồn. Chúng tôi nói chuyện xong, đồng bào cứ im re (Người viết nhấn mạnh). Thậm chí có những người trước kia tranh đấu rất hăng, giờ cũng cứ lấm lét không dám hé răng». (tr. 97, sđd). Điển hình là thái độ ban đầu của Hòa, người bạn nữ sinh tranh đấu trước kia của Xuân. Ta cảm rõ qua sắc nói của cô : «— Anh ơi chiến đấu cho ai mà thân thể anh ra ri anh Xuân ?» (...) «Anh thay đổi nhiu quá. Ghê thật, mới có một năm rưỡi!» (tr. 108, sđd).

Khi Xuân huênh hoang khoe các chiến công đánh Phú Bài, đánh khách sạn Thuận Hóa để động viên Hòa chống Mỹ, Hòa có thái độ ngay: «Đã ra rứa mà anh cũng còn nhớ chuyện đấu tranh nữa sao anh Xuân ? Thế tại sao đang đấu tranh mới bị tụi nó dọa một tiếng «tử hình» thì anh lại bỏ ra bưng ngay ?» (tr. 110, sđd). Đây chính là lời tố cáo đanh thép và hào khí nhất của Huế, phát qua môi một nữ sinh, tố cáo những tên sinh viên trí thức giáo sư mặt trắng của thành phố Huế, đã phản bội phong trào đấu tranh đích thực quần chúng và dân tộc của miền Trung để chạy theo làm tay sai chó ngựa cho cộng sản.

 

Tự thú đã tàn sát dân

Sự tàn sát dân Huế đã đến từ những tên nô lệ vọng ngoại ấy. Hồi ký của Lê Minh, nguyên Tư lệnh chiến dịch, vừa được trích trên đây[4], đã phải tự thú:

«Tôi thấy cần phải nói đến một điêu đáng buồn. Sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân là đề tài mà địch đã không ngừng khuếch đại và xuyên tạc ta từ trước đến nay. (...) Tuy nhiên, còn lại một mặt khác của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác đối với nhân dân trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. (...) Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ bây giờ của cách mạng là phải minh oan cho gia đình, con cái những người đã chết trong hoàn cảnh như vậy. (...) Có một người phải minh oan cho một người, có một trăm người cũng phải minh oan cho một trăm người. Đó chính là lẽ phải và tình thương, quần chúng sẽ thông cảm và không bao giờ lẫn lộn trắng đen». (Người viết nhấn mạnh).

Nhưng «cách mạng» tức chế độ XHCN kia có làm việc Lê Minh vì lương tâm hối hận mà yêu sách không? Hẳn là không rồi! Cho nên việc một triệu rưởi người Việt ở nước ngoài tiếp tục tranh đấu chống Cộng để giải cứu quê hương là một nghĩa cử lớn có chính nghĩa. Cho những triệu người đã chết. Cho 63 triệu người đang sống.

 

TRẦN PHỔ MINH

trích Tạp chí Quê Mẹ, Paris, số 90/91, tháng 3-4/1988)

 

[1] Lê Minh, « Huế trong chiến dịch Mậu Thân », Sông Hương số 29, Huế, Mậu Thìn 88.

[2] Xuân Thiều, « Huế mùa mai đỏ », Sông Hương số 29, Huế, Mậu Thìn 88.

[3] Tết Mậu Thân trong Huế những ngày nổi dậy», Nxb Tác Phẩm Mói, Hà nội, 1979.

4 Lê Minh, « Huế trong chiến dịch Mậu Thân », Sông Hương số 29, Huế, Mậu Thìn 88.


 


           nguồn ảnh: không rõ