rắnhường2013


Nguyễn thị Hải Hà

vai tṛ của dịch giả

trong sự thành công của

văn hào Mạc Ngôn

phê b́nh

Trước khi được giải văn chương Nobel 2012, Mạc Ngôn không phải là cái tên quen thuộc của độc giả Anh ngữ. Quyển Red Sorghum (Cao Lương Đỏ) của Mạc Ngôn xuất hiện trên thị trường sách Hoa Kỳ năm 1994,The Garlic Ballads (Bài Ca Tỏi)

1995, The Republic of Wine (Giới Mê Rượu) 2000, và những quyển tiếp theo không gây nên tiếng vang nào. Rải rác trên báo chí Hoa Kỳ và Anh quốc, The New York TimesThe Guardian, là vài bài điểm sách ngắn ngủi sơ sài, thường gồm chung với nhiều tác giả khác. Năm 2005 báo The New Yorker có bài phê b́nh của John Updike về quyển Big Breasts and Wide Hips (Vú To Mông Rộng) phân tích cặn kẽ hơn nhưng chê nhiều hơn khen, chê cả tác giả lẫn dịch giả.

Sau khi Mạc Ngôn được giải Nobel nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xảy ra. Vài nhà văn nổi tiếng trên quốc tế, như Herta MullerSalman Rushdie, phản đối mạnh mẽ v́ họ cho rằng Mạc Ngôn ủng hộ chính sách ngăn cấm tự do ngôn luận và giữ im lặng trước sự bị đàn áp của giới văn nghệ sĩ chống chế độ độc tài. Giới học thuật có Perry Link, Tiến sĩ chuyên ngành văn học văn hóa Á châu của Đại học Princeton,  đă cho rằng Mạc Ngôn không xứng đáng được trao giải Nobel văn chương v́ suốt cuộc đời Mạc Ngôn chỉ tự bảo vệ quyền lợi cá nhân bằng cách tuân theo chủ trương chính trị của nhà cầm quyền. Ngoài Perry Link c̣n có Jeffrey YangLarry Siems trong một bài báo đăng trên New York Times đă chê trách Mạc Ngôn không quan tâm bênh vực những nhà văn Trung quốc cùng thời bị khủng bố đe dọa v́ dám đ̣i hỏi nhân quyền chống đối chế độ. Một trong những điều người ta chế nhạo Mạc Ngôn là ông đă tham gia phong trào chép tay một văn bản của Mao Trạch Đông và được thưởng công với giá tiền chừng 150 Mỹ kim.

Bênh vực Mạc Ngôn có Pankaj Mishra của tờ báo Guardian bảo rằng Rushdie nên dè dặt hơn trong việc chê trách thái độ chính trị của Mạc Ngôn. Ông  c̣n mang cả John Updike ra nhắc cho mọi người nhớ là Updike đă từng tích cực ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ trong việc ném bom Hà Nội. Bênh vực Mạc Ngôn hùng hồn nhất là Howard Goldblatt, dịch giả của Mạc Ngôn. Trong khi mọi người kết tội Mạc Ngôn giữ im lặng để yên thân, Goldblatt lại nh́n thấy Mạc Ngôn ngấm ngầm chỉ trích chính quyền trong nội dung những quyển truyện ông ta đă viết. Thẳng thừng, Goldblatt đáp lại lời phê b́nh của Jeffrey Yang: “Nói như vậy là nông cạn, thiếu suy nghĩ, và sai lầm.”“ông không thể làm như thế nếu ông muốn tiếp tục sống và viết ở Trung quốc.”[1]

Sau khi Mạc Ngôn được trao giải dĩ nhiên có rất nhiều lời khen ngợi. Người ta c̣n gán cho ông là một nhà nữ quyền nhưng có lẽ ông nghĩ chỉ có phụ nữ mới được làm nhà nữ quyền nên ông nhấn mạnh tuy những nhân vật của tôi là phụ nữ có cá tính mạnh nhưng tôi là đàn ông.  Peter Englund, Thư kư Viện Hàn Lâm Thụy Điển, chủ giải Nobel văn học, khi được hỏi nghĩ sao về tác phẩm của Mạc Ngôn, ông ta đă khen ngợi quyển Bài Ca Tỏi. Englund nói: “quyển này nói về tính chất cao quí của những người dân b́nh thường, họ đă cố gắng hết sức ḿnh để tồn tại, cố gắng vượt bực để ǵn giữ phẩm giá của họ. Đôi khi họ thắng cuộc nhưng phần lớn là họ thua cuộc.” Ông tuyên bố như thế nhưng tôi e rằng ông ta chỉ đọc một đoạn ngắn được người nào đó soạn sẵn. Ngay cả hai nhà văn lớn MullerRushdie tôi cũng nghi ngờ quí vị thật sự có th́ giờ để đọc những quyển truyện, mỗi quyển nặng mấy kí lô, của Mạc Ngôn. Nói càng như thế là v́ thời giờ có hạn, những người quá bận bịu với chuyện viết, hay thường xuyên xuất hiện trước công chúng, lấy đâu th́ giờ để đọc. Thế ban giám khảo có th́ giờ để đọc tất cả những quyển sách được đề cử không? May ra th́ họ đọc những bài tóm tắt mà những người đề cử soạn sẵn. Chuyện đọc, hay không đọc, những nhà văn được chọn trao giải thưởng khó có thể kiểm chứng được. Tuy nhiên có một người tuyên bố đă đọc từng lời từng chữ của Mạc Ngôn, đó là Howard Goldblatt. “Không ai đọc một văn bản kỹ cho bằng dịch giả, người phải xem xét nghĩa của từng chữ và cách nó liên hệ với những chữ khác. Tôi đă từng dịch truyện dài cũng như truyện ngắn của cả chục tác giả của Hoa Lục và Đài Loan, và trong khi có nhiều nhà văn xứng đáng được đề cử cho giải Newman, Mạc Ngôn nổi bật là nhà văn thành công nhất cũng như sáng tạo nhất trong số những nhà văn cùng thời với ông.”[2]

Không chỉ đọc và dịch tác phẩm của Mạc Ngôn, Howard Goldblatt c̣n là người đă đề cử, và nhờ bài đề cử này, Mạc Ngôn được trao giải Newman năm 2009. Giải Newman là giải văn chương đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập, dành riêng cho tác phẩm viết bằng Hoa ngữ. Giải Newman, tôi phỏng đoán, được dùng để mở đường đưa Mạc Ngôn đến với giải Nobel 2012. Có thể nói Howard Goldblatt là một trong những cánh tay đắc lực nhất đưa Mạc Ngôn lên đỉnh vinh quang.

Trong bài đề cử cho giải Newman năm 2009 có tựa đề Mo Yan’s Novels Are Wearing Me Out để giúp hội đồng giám khảo Hoa Kỳ có thể h́nh dung văn phong và cách xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn, Goldblatt so sánh Mạc Ngôn với Rabelais, Faulkner và Márquez.  Truyện của Mạc Ngôn có điểm ǵ tương tự với Rabelais? Theo Goldblatt Mạc Ngôn đă chế nhạo xă hội Trung quốc về tật mê thức ăn ngon, như thịt người và ham uống rượu. Mạc Ngôn c̣n được so sánh với khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng như FaulknerMarquez. Sự thật th́ FaulknerMarquez đă ảnh hưởng đến Mạc Ngôn như thế nào?

Theo Shelley Chan[3], trong phần giới thiệu có tiểu đề Cơn Đói và Cô Đơn, trong bài diễn văn Mạc Ngôn đọc ở Đại học Berkley năm 2000 cho biết ông đă bắt chước Faulkner “chế” ra một địa danh là Northeast Gaomi Township. Địa danh này được dùng làm bối cảnh cho rất nhiều quyển truyện của ông, cũng như Faulkner đă tưởng tượng ra Yoknapatawpha County.  C̣n Márquez? Márquez cũng có một địa danh hư cấu tên là Macondo Town trong quyển Trăm Năm Cô Đơn.

Goldblatt nêu ra thêm một điểm đồng dạng giữa Mạc Ngôn và Márquez là cả hai đều đều viết truyện ăn thịt người. Trong bài phê b́nh “The Saturnicon Forbidden Food of Mo Yan” Goldblatt trích dẫn một đoạn ngắn trong Giới Mê Rượu tả cảnh ăn một cái ǵ đó giống như một chú bé và trong phần chú thích ông trích một đoạn ngắn trong quyển The Autumn of the Patriarch của Márquez tả cảnh ăn thịt một người đàn ông đă được nướng đặt trên mâm.

Goldblatt không phải là người đầu tiên đă so sánh Mạc Ngôn với Faulkner. Theo Shelley Chan, năm 2006, một học giả ở Hoa Lục tên Zhu Binzhong, xuất bản quyển “Một cuộc đối thoại vượt thời gian và không gian: Nghiên cứu so sánh Faulkner và Mạc Ngôn.” Zhu nghiên cứu, so sánh và đưa ra nhiều luận điểm quí giá nhưng cuối cùng kết luận là Mạc Ngôn thua kém Faulkner ở nhiều khía cạnh.[4] Bà Chan cũng nói thêm kết luận này tuy thế vẫn c̣n chờ được giới học giả thảo luận.

Năm 2000, M. Thomas Inge, một học giả chuyên nghiên cứu về Faulkner, trong bài tiểu luận Mo Yan Through Western Eyes có nêu thêm vài chi tiết nói về ảnh hưởng của Márquez và Faulkner trong quyển Red Sorghum (Cao Lương Đỏ). Inge cho rằng ở phần 3 của quyển Cao Lương Đỏ có nói về những con chó rừng kiếm sống thông minh như loài người sau chiến tranh, có thể được xem là ảnh hưởng bởi Márquez. Trong phần 5, nhân vật Passion, người bà thứ hai của người kể truyện, bị hiếp rồi bị giết, đứa bé gái bà đang mang thai bị đâm chết bằng dao găm. Linh hồn bà bị một con chồn tinh chế ngự. Inge viết: “Bất cứ nhân vật nào trong quyển truyện dài t́nh tiết đa dạng này đứng lên và để lại một cái bóng, như Faulkner đă có lần nói rằng đó là một trong những mục đích chính của ông trong vai tṛ nhà văn.”

Trong bài phỏng vấn đăng trên Granta ngày 11 tháng 10 năm 2012 của John Freeman, Mạc Ngôn nói ông bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm của Faulkner và Márquez vào năm 1984 và nhận ra cuộc đời của ông có nhiều điểm tương tự với cuộc đời của hai văn hào Nobel này. Nhưng qua dựa trên những chi tiết trong truyện, chúng ta có thể nhận thấy rằng có một vài chi tiết tương đồng giữa truyện của Mạc Ngôn với truyện của Faulkner hay truyện của Márquez, nhưng ảnh hưởng th́ không có. Có thể, khi tự nhận ḿnh đă học hỏi ở hai đại văn hào nói trên, Mạc Ngôn không những chỉ t́m một vị trí thuận lợi để đứng vào hàng văn học quốc tế, ông khôn khéo tự đặt ḿnh ngang tầm với hai văn hào của giải Nobel.

Giới nghiên cứu và phê b́nh văn học Á châu chú ư đến Mạc Ngôn khá sớm dù không nồng nhiệt lắm. Năm 1993, Kam Louie lúc ấy đang là Giáo sư của trường Đại học Queensland, Australia, trong bài phê b́nh quyển Explosions and Other Stories của Mạc Ngôn bản dịch của Duncan Hewitt và Janice Wickeri đă nhận xét: “ Giết trẻ em và thở hổn hển là chủ đề chính của quyển ‘Explosions’, nó nói về một anh chồng bắt buộc vợ phải đi phá thai. Phần lớn câu truyện xảy ra ở bệnh viện, miêu tả một sự sinh sản, một cái chết, và một cuộc săn chồn ở bên ngoài cùng lúc với một cuộc phá thai, có nhiều thứ làm cho chúng ta nhột nhạt và chóng mặt buồn nôn. Mạc Ngôn bản thân là một người lính, dường như rất mê thích chuyện giết chóc cũng như t́nh dục.” Để kết thúc bài phê b́nh, ông Louie nói cảm tưởng của ông: “Riêng tôi, bao tử tôi không mấy cứng cáp để có thể nói tôi thích đọc những chuyện như thế này, nhưng những truyện này tương phản phong trào tiểu thuyết của Trung quốc trong những năm 80. Quyển này là một đóng góp quí giá vào sự phát triển sách dịch văn học đương đại của Trung quốc.”[5]

Năm 2005 trong bài phê b́nh có tên Tre Đắng[6] John Updike cũng có cái nh́n tương tự Louie, nhưng đến năm 2009 th́ Howard Goldblatt khen ngợi Mạc Ngôn không tiếc lời: “Ông ấy là một người quán triệt nhiều loại văn phong cũng như h́nh thức, từ chuyện cổ tích cho đến chủ nghĩa huyền thoại hiện thực, đặc trưng hiện thực, chủ nghĩa (hậu) hiện đại, và c̣n nhiều thứ khác. H́nh ảnh trong văn của ông rất sống động, truyện của ông rất thu hút, và nhân vật của ông rất quyến rũ. Ông ta, một cách đơn giản, là một người có một không hai.”

Howard Goldblatt hầu như là người độc quyền dịch văn học tiếng Trung sang tiếng Anh. Ngoài việc chuyển ngữ tác phẩm của Mạc Ngôn, ông c̣n dịch hơn năm mươi tác phẩm, biên tập nhiều tuyển tập thơ văn Hoa ngữ, chiếm hầu như tất cả giải thưởng về dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Anh. Trong bốn năm đầu tiên của giải văn học Man Asian, ba trong bốn nhà văn thắng giải là do Goldblatt dịch. Không chỉ dịch văn Mạc Ngôn, Goldblatt khéo léo giới thiệu văn của Mạc Ngôn bằng những từ ngữ quen thuộc với độc giả Hoa Kỳ. “Nếu bạn thích Poe bạn sẽ thích quyển Đàn Hương H́nh sắp in, nếu bạn là người thích truyện Rabelais bạn sẽ thích Giới Mê Rượu, nếu bạn là người thích truyện cổ tích bạn sẽ thích Đời Sống và Cái Chết Làm Tôi Mỏi Ṃn” Goldblatt cũng là người đă đề cử Mạc Ngôn với hội đồng giám khảo giải Nobel.

Có lẽ không có ǵ quá đáng nếu nói rằng không có Goldblatt không chắc Mạc Ngôn được trao giải Newman và Nobel. Goldblatt am hiểu quan điểm của người Tây phương, giải thưởng Nobel văn học thường trao cho những nhà văn có khuynh hướng đấu tranh cho nhân quyền, chống áp bức độc tài, bảo vệ quyền tự do ngôn luận.  Goldblatt khéo léo “đánh bóng” Mạc Ngôn như là một người tranh đấu ngầm, như một diễn viên đóng vai hài trong một đoàn xiệc và từ đó nh́n ngắm nhận xét ông chủ đoàn xiệc từ cái nh́n của người trong cuộc. Khi đề cử giải Newman 2009 Howard Goldblatt nhấn mạnh quyển Bài Ca Tỏi chê trách chính quyền địa phương tham nhũng hà khắc với nông dân. Khi xảy ra cuộc biểu t́nh ở Thiên An Môn người ta phải cất dấu quyển sách này để trách khích động. Và Goldblatt đă thành công. Thêm vào đó, nếu một học giả hay phê b́nh gia Á châu nhiệt liệt khen ngợi và đề cử Mạc Ngôn có lẽ sẽ không được hội đồng chấm giải Newman và Nobel văn học tin tưởng bằng lời giới thiệu của Howard Goldblatt một dịch giả Hoa Kỳ và cũng là một học giả kỳ cựu về văn chương Hoa ngữ. Không ai dám, cũng không có th́ giờ, kiểm soát việc ông dịch như thế nào; vả lại những nghi ngờ về sự am hiểu văn hóa Trung quốc, nếu có, đều bị xua đi khi nghĩ rằng Goldblatt có một sự hỗ trợ đắc lực bên cạnh đó là bà vợ người Đài Loan, Tiến sĩ Li-chun Lin chuyên ngành văn chương Á châu, ông mới cưới sau khi ông về hưu năm 2000.

Mạc Ngôn dùng phương ngữ, ẩn dụ, cổ tích, huyền thoại, chơi chữ và những chi tiết văn hóa mà khi dịch sang một ngôn ngữ khác sẽ bị thất thoát. Nhận biết điều này Mạc Ngôn viết một số truyện ngắn và truyện vừa, thay đổi cách viết để Goldblatt có thể dịch văn bản dễ dàng. Goldblatt tự tay chọn một số truyện xuất bản với tựa đề “Shifu, you’ll do anything for a laugh.” Trong tuyển tập truyện ngắn này, độc giả Anh ngữ, sẽ thấy truyện của Mạc Ngôn không tục tằn, phóng túng, và bạo động như thường thấy trong những quyển tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn. M. Thomas Inge khen ngợi tài dịch thuật của Goldblatt đọc hay như là được viết bằng Anh ngữ. Tuy nhiên Updike chê cách diễn tả bằng Anh ngữ của Goldblatt có nhiều chỗ sáo ṃn.

Dấu vết Goldblatt xoa dịu sự sống sượng trong văn của Mạc Ngôn được Ling Tun Ngai ghi nhận. Trong Cao Lương Đỏ Mạc Ngôn viết và Ngai dịch: “Had Grandma become a writer, she would have stomped the shit out of many men of letters.” Nôm na, nếu bà ngoại/nội là nhà văn bà sẽ dẫm cho đám văn sĩ văi cứt ra. C̣n Goldblatt dịch văn vẻ hơn, “Nếu bà nội/ngoại là nhà văn bà nội/ngoại sẽ làm cho văn sĩ cùng thời với bà hổ thẹn.” (If she could have become a writer, she would have put many of her literary peers to shame.)

Howard Goldblatt không chối căi việc ông cố ư làm giảm mức độ sống sượng của văn bản chính. Khi có người đặt vấn đề dịch là phản bội, Goldblatt bảo rằng dùng chữ phản bội th́ không đúng, ông nói: “Khi ông dịch một văn bản, ông lấy cái ngôn ngữ của văn bản này biến nó thành ra ngôn ngữ của ông. Tuy không phải là một sự hiếp dâm nhưng ông lấy nó và hành hạ nó. Đó là cách duy nhất mà ông có thể chuẩn bị nó cho người đọc. Dịch giả luôn luôn phải xin lỗi. Suốt cuộc đời chúng tôi phải nói ‘Tôi xin lỗi.”

Người ta có thể chê văn của Mạc Ngôn tục tĩu, nhớp nhúa, thô bạo nhưng không thể phủ nhận ông có sức tưởng tượng dồi dào và máu khôi hài đen táo bạo. Nhưng Dư Hoa cũng khôi hài và tục tĩu chẳng kém Mạc Ngôn. C̣n mức sáng tạo th́ Haruki Murakami cũng sung măn chẳng kém. Truyện của Murakami được giới Tây phương đón nhận nồng ấm hơn truyện của Mạc Ngôn có lẽ v́ nó “yuppie” hơn. Văn hào Nobel Kenzaburo Oe lớn tiếng ủng hộ Mạc Ngôn bảo rằng Mạc Ngôn xứng đáng được giải Nobel hơn là Murakami. Có lẽ Oe hài ḷng cách Mạc Ngôn đề cao sự anh dũng của người Nhật trong cuộc chiến Trung Nhật Mạc Ngôn đă dùng làm bối cảnh cho Cao Lương Đỏ. Tập truyện ngắn “Shifu, you’ll do anything for a laugh” do chính tay Howard Goldblatt tuyển chọn và “massage” cho thích hợp với khuynh hướng đọc của người Tây phương có nhiều truyện hay. Truyện ngắn Iron ChildSoaring là điển h́nh của khuynh hướng hiện thực huyền ảo của Mạc Ngôn. Trong Iron Child những đứa trẻ bị bỏ rơi v́ đói nên ăn than và sắt rỉ rồi biến thành những con quỉ nhỏ chuyên ăn trộm đồ dùng bằng sắt để ăn. Trong Soaring một cô gái đẹp bị bắt ép lấy một anh chồng mặt rỗ, để bù cho người anh bị mù của cô được lấy cô chị rất đẹp của anh chồng mặt rỗ. Vừa cưới xong cô gái bỏ trốn chạy vào ruộng cao lương đỏ và bị bao vây đến hết đường chạy trốn cô liền bay lên ngọn cây. Tác giả ngừng ở chỗ đó nên không cần phải giải thích hay t́m cách kết thúc hiện thực hợp lư. Tôi thích cách viết truyện có tính chất siêu thực của Murakami hơn. Murakami ít khi đưa truyện đến chỗ phi lư. Những sự kiện độc giả thấy phi lư thường được giải thích bằng phản ứng tâm lư hay là sự khủng hoảng tinh thần của nhân vật.

Goldblatt nói đùa rằng “dịch giả là những nhà văn bị tức bực.” Nhiều người cho rằng dịch giả chỉ là một bóng mờ đứng sau lưng tác giả. Tôi nghĩ có một kinh nghiệm mà giới dịch thuật có thể dùng để đưa nhà văn Việt Nam đến với giải Nobel: chọn một dịch giả biết nấu “Chinese food” theo khẩu vị người Mỹ.

Nguyễn thị Hải Hà


[1] Orbach, Micheal, Mo Yan’s Jewish Interpreter. “It was shallow, knee-jerk, and wrong-headed. . . . I like Yang, but his expectations were that Mo Yan should come out and tell the officials in China that they should take a flying fuck. You don’t do that if you want to continue living and writitng in China. . . .” Link.

 

[2] Howard Goldblatt, Mo Yan’s Novels Are Wearing Me Out Nominating Statement for the 2009 Newman  Prize, World Literature Today, July – August 2009, p. 29

[3] Shelly W. Chan, A Subversive Voice in China – The Fictional World of Mo Yan, Cambria Press, New York, 2011

[4] Shelley Chan, chú thích số 6 của chương Introduction, Hunger and Loneliness.

[5] Kam Louie, The Australian Journal of Chinese Affair, No. 29 (Jan., 1993), pp. 195-196 published by: The University of Chicago Press on behalf of the College of Asia and the Pacific, The Australian National University.

[6] John Updike, Bitter Bamboo, The New Yorker. Link.

 

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

 

© gio-o.com 2013