XuânDê
2015
photo:Nguyễn Thị Lệ-Liễu
Phạm Chu Thái
Xanh Mắt Mai Sau
tản mạn
Đêm sâu, trong căn hầm lạnh vùng Đông-Bắc Mỹ, vẳng lên lời khấn:
Phù hộ Y. Mau lành bệnh
Để tôi bớt cực, để c̣n đi vacation, đi thăm bạn bè kẻo tuổi già
bỏ phí th́ quá uổng …
Lời khấn chỉ là cái áo ngoài, vội vă khoác lên trong lúc linh cầu bất chợt; không đủ bao hàm cái nội tâm u uất, cái phần đời tang thương của người chiến binh già Trinh Sát. Nhưng ta biết: Thần Linh đă bất công nghiệt ngă khi đày chàng phải trầm luân lăn ḥn đá tảng lên tận đỉnh núi đến phi lư, đến bật khóc; th́ Sách đă là tiếng cười phản công ngạo nghễ của Sisyphe-Trần Hoài Thư, đến hơi thở cuối cùng.
*
Vào một đêm khuya giá lạnh của núi rừng, trung tuần tháng 7 năm 1944, một chiếc phi cơ đă bí mật đáp xuống cánh đồng hoa oải hương ( lavande ) bên triền núi Ventoux, vùng Basses-Alpes nước Pháp, để bốc Capitaine Alexandre (bí danh của thi sĩ René Char trong kháng chiến chống Đức Quốc Xă, thời Đệ Nhị Thế Chiến) về Bắc Phi họp khẩn. Máy bay Bà Đầm Già-Lysander, không trang bị vũ khí, măi 2 giờ sáng ́ ạch cất cánh, bay lè tè, không qua nổi đám mây dù là thấp nhất, và c̣n làm như phải nương vào ánh trăng phía trước để nhờ tiếp sức, soi đường. Char, thi sĩ mà, t́nh cảm lắm, muốn quay lại nh́n xuống lần cuối, vùng rừng núi biết bao là kỷ niệm mà trong suốt 4 năm gian khổ kháng chiến, chàng đă cùng đồng đội chống trả không cân sức với bầy quỉ dữ Nazi, bằng chính máu xương ḿnh đổ xuống, để giữ ǵn mảnh đất quê hương, để giữ ǵn phẩm giá làm người: Tự Do. Qua khung cửa kính, chàng bàng hoàng nghẹn thở, bắt gặp từ dưói đáy vực sâu đen thẩm, lần lượt bùng lên muôn vàn khối lửa, nối tiếp cháy lên giữa điệp trùng h́nh khe thế núi của rặng Tuyết Sơn, đă được đồng đội bất chấp hiểm nguy mà coi thường bài học vỡ ḷng của lối đánh du kích: lấy ít địch nhiều, từ trong tối mà đánh ra. Th́ ra, những người chiến hữu kia, muốn tiễn đưa chàng lần cuối bằng âm thanh không lời qua sắc màu tiền sử, qua cổ đại Héraclite; muốn cạn chén ly bôi cùng chàng bằng thứ ngữ ngôn chân thật mà văn tự có khả năng tỏa sáng làm ấm t́nh người trong đêm ly biệt. Đêm hoa đăng đó, những chùm Bông Lửa Bất Hoại đó, sẽ c̣n ở lại măi trong Char, mà sau này chàng ví von rất điệu nghệ, Fleur incorruptible : le Feu.
Phi cơ ghé Calvi tiếp nhiên liệu, trời tảng sáng. Sau giấc ngủ ngắn, đứt quăng bởi mộng mị nhớ nhung, Char bước ra. Nh́n xuống khoảng sân trước mặt ngập đầy những mẫu tàn thuốc lá Mỹ vứt vương văi, bất chợt một cơn xúc động không thể ngăn được, phủ chụp lên người. Hai bàn tay ôm lấy mặt, Char đă đứng đó, rung lên khóc nức, hàng giờ. Capitaine Alexandre, cao 1.92m, lực lưỡng như một tay chiến binh thời cổ đại, hai tay buông súng và ôm mặt, đă đứng đó, rung lên khóc ngất, hàng giờ.
Chuyện ấy, sau này Char chẳng bao giờ thố lộ lư do, cho dù với người bạn thiết Albert Camus, từ chinh chiến mới quen nhau, thời gian đó đang làm chủ bút tờ Combat trong ṿng bí mật. Nhưng kẻ đọc Char, họ sẽ không mù.
Tiếng khóc nức ấy, chính là: nhớ đến biết bao đồng đội đă gục ngă, đă xiết chặt hai hàm răng lại để chống giá lạnh mà tiếp tục chiến đấu, trong cảnh thiếu ăn, thèm điếu thuốc lá; chính là: nhớ đến tay súng 20 tuổi, đă 5 ngày đêm thức trắng trong trận ruồng của lính Đức, đă nghẹn ngào nói Char: anh ơi! em muốn đổi thanh gươm này để lấy cốc cà phê nóng; tiếng khóc ngất ấy, chính là: nhớ lại người liên lạc viên kia chỉ c̣n th́ giờ cuộn tṛn mảnh giấy nuốt vào bụng, trước khi bị bọn Gestapo hỏi cung và xử bắn: pháp trường chỉ là gốc xồi già và sân ga đổ nát hiu quạnh là chứng nhân; bản thân Char cũng bị thương tích nơi bả vai chết ngất, được một đồng đội kéo lê đi trong đêm, giữa ṿng vây truy lùng của SS; và cũng chính người đồng đội ấy, sau này, đến lượt Char bồng tử thi vào ḷng, ngực và đôi cánh tay Char bê bết máu, đem chôn …
… et l’hélianthe meurt ,
Et le cristal des sanglots neufs s’égrène …
Câu thơ ngắn ngủi ấy, đă không thoát khỏi đôi mắt xanh tứ hải đệ huynh của người thi sĩ Việt: Bùi Giáng nhận ra, cảm xúc ghi lại, mà 50 năm về trước, gửi tâm t́nh đến Char. Và nó tin, trong căn nhà cổ cô quạnh cạnh ḍng sông quê hương Sorgue, bên ngọn đèn dầu mờ thắp, cận bức tranh Madeleine thế kỷ 17 của De La Tour, hai bàn tay Feuillets d’Hypnos cũng lại đưa lên ôm mặt, và Char cũng đă ngồi khóc nức, trong đêm.
Embrassez- moi , que je parte heureuse …
( Madeleine – René Char )
*
Jean - Paul Sartre thông minh, rất tài hoa. Nhưng nó không thích Sartre. Kẻ nào yêu Camus th́ có lẽ không thích Sartre. Khi xưa: lúc đại tác phẩm L’Homme Révolté của Camus, sau 5 năm thai nghén, vừa được chào đời tháng 10 năm 1951, đă v́ vô t́nh điểm trúng tử huyệt bọn nhà nước khủng bố Xô-Viết sau bức màn sắt, khiến giới truyền thông Cộng Sản-Paris lồng lộn điên tiết. Tờ báo lúc ấy là Les Temps Modernes ( J.P.Sartre làm Chủ Nhiệm - Chủ Bút ) cũng nhảy xúm vào đánh hôi, thay phiên nhau mà hội đồng. Ấy cũng bởi v́ trong tác phẩm của ḿnh, trong phần Phản Kháng Lịch Sử, Camus đă xếp chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Cộng Sản vào cùng chung một rọ: Le Terrorisme d’État. Trại Tập Trung của Nazi và Trại Học Tập của Cộng Sản là một: Ḷ Giết Người.
Để trả lời bài viết phỉ báng kư tên Francis Jeanson (mà cái giọng lư luận là của Sartre ẩn mặt chỉ đạo, nhúng tay) trên Temps Modernes số 81 tháng 5-1952, Camus viết lá thư phản công, kư ngày 30-6-1952, gửi thẳng đến Monsieur le Directeur. Chỉ có thế, Sartre mới ḷi mặt nghênh chiến trên số 82 tháng 8-1952; thế giới ngữ ngôn của đứa tốt nghiệp thủ khoa trường lớn Normale Supérieure không phải là không gieo kinh hoàng. Cuộc bút chiến giữa 2 người, dẫn đến chấm dứt t́nh 10 năm bè bạn và tuyệt giao với nhau đến chết, phải nói là trời long đất lở. Chiến địa nào đâu chỉ đơn thuần là tư tưởng ư thức hệ nằm ở Tây Âu mà thôi. Xa xăm bên kia bờ lục địa, trận địa chiến đă và đang được X́ đào tạo, đă và đang được Mao giáo huấn, lại được bồi dưỡng khẩn trương thêm bởi tiếng kèn đồng tiền phong của thi ca vô sản: tiếng đầu ḷng con gọi X́-ta-lin, để trở thành hiện thực sắt máu nơi chiến trường Indochine. Cái đao pháp mê cung của Sartre nằm ở đ̣n sát thủ âm hiểm lư luận qủy biện này: … S’il faut appliquer vos principes, les Vietnamiens sont colonisés donc esclaves, mais ils sont communistes donc tyrans ... (trong bài viết, Sartre thường dừng lại nhắc tên Camus ra (rủa), nên nó đành phải dịch ra như sau: … Ê Camus, thuận theo nguyên tắc của nhà ngươi đề ra, ta khai triển: dân tộc Việt Nam bị thực dân, nên là những kẻ nộ lệ, đúng không? Nhưng họ lại là Cộng Sản; vậy th́ nhà ngươi có thể gọi dân tộc ấy, những kẻ nô lệ ấy, Cộng Sản ấy, là bạo chúa được không?) … Camus không thể không trúng thương lúc đó; và Việt Nam th́ sẽ chẳng bao giờ c̣n được lành lặn, từ ấy.
Đơn thân độc mă chống chọi lại với cả băng đảng sách lược đại đồng của cái trục Cộng Sản Xô-Tây, nếu không có một phong cảnh cô liêu Tipasa để hồi sinh công lực, nếu không có một vùng sa mạc tịch liêu Djémila để nhủ thẩm phải vượt qua, và nhất là : t́nh bạn tri âm thắm thiết của thi sĩ René Char luôn kề bên hổ trợ, những trang văn L’Enracinement , La Pesanteur et la Grâce của Simone Weil hằng hằng nhiệm mầu ân sủng; th́ có lẽ Albert Camus đă chết ngạt v́ lối đánh dài đánh dai theo đúng cái đề cương văn hóa cứu cánh biện minh cho phương tiện cùa cái ḍng triết học vô thần văn chương duy vật tại kinh đô Paris thuở đó rồi; lấy đâu mà một cậu bé con nhà rất nghèo, cha tử trận-mẹ mù chữ, sinh ra trong một làng quê ở Algérie, có cơ hội đọc Discours de Suède 10 Decembre 1957, tưởng nhớ công ơn vị Thầy thuở nhỏ!
C̣n Sartre th́ 1954 tiếp tục viết bài trên tờ Libération ca tụng ngất trời nền chuyên chính Xô-Viết rằng: La Liberté de Critique est totale en URSS. Rồi những năm sau, Sartre (và Simone de Beauvoir) được lần lượt tham quan: Trung Cộng, Cuba, Liên Xô … được tiếp kiến Kroutchev, Castro, Che … 2 bản mặt già (nhân ngăi) rất đắc ư, phấn khởi hồ hởi đại thắng nơi chốn cộng sản thiên đường, tụng ca ngất ngây La Havane rực rỡ đèn màu tự do khắp nơi: trên đại lộ, trong nhà hàng, tận những hộp đêm … Khi Pasternak, tác giả Doctor Zhivago đoạt giải Nobel 1958, th́ Sartre mỉa: lẽ ra phải Aragon hoặc Cholokok mới xứng! … Và c̣n nhiều lắm, rất nhiều lắm. Phải nói đó là cái thời Mê Cung Hiện Đại Hóa: kẻ sát nhân đóng vai vị quan ṭa, quái vật giai cấp hung tàn Minotaure đeo mặt nạ ḥa b́nh kiều diễm Ariane, trường phái Iago thuyết pháp về Lăng-Nghiêm chân thật Cồ-Đàm; cái trục liên minh ma-qủy ấy cùng hè nhau dấn thân nhảy núi xuống đường mà đi vào cuộc đời hành đạo. Cái thời nước đục hiện sinh Mạt Pháp lại cũng chính là cái thời kiếm ăn tột đỉnh của Sartre: rất phất, rất danh vọng và rất qủy quyệt. Nếu có ai đem ra: vụ đàn áp trong Nhân Văn, vụ giết người trong Cải Cách, vụ Thảm Sát Mậu Thân … đối chứng trước mặt nhà nhân bản Sartre, th́ tṛng mắt Sartre cũng ngó lơ đi nơi khác.
*
Nó yêu nhất nơi Solzhenitsyn là ở cái động thái: khi triết gia hiện sinh lừng lẫy khắp bốn biển năm châu Jean-Paul Sartre ngỏ ư muốn gặp mặt, tác giả Quần Đảo Ngục Tù đă gạt phắt và ngắn gọn , như văn bia: Sartre là thằng đồng lơa với Tội Ác.
*
Chế Lan Viên: tài hoa, nổi danh. Trịnh Công Sơn: rất tài hoa, rất nổi danh. Những kẻ đó, trước khi chết, c̣n tiếp tục phô diễn tài hoa di chúc bịp đời lần cuối qua Bánh Vẽ, qua Tiến Thoái Lưỡng Nan.
*
“ Chúng ta chết đi ở tuổi 40 bởi viên đạn mà chúng ta đă tự bắn vào trái tim ḿnh lúc đôi mươi ”.
“ Nous mourons à quarante ans d’une balle que nous nous sommes tirée dans le coeur à vingt ” Carnets – A. Camus .
*
Từ phong cảnh đến ẩm thực: nh́n, là đă thấy vô hồn; chỉ nếm cái bánh đỗ xanh thôi, là đă khóc ṛng v́ cái vị điêu ngoa. Cũng bởi: Tàu ngày nay đă không c̣n là Tàu; Việt Nam ngày nay cũng đă không c̣n là Việt Nam. Đă tiêu hồn, chỉ c̣n xác vía .
*
Khổng Phu Tử có tái sinh lại, rồi cũng đành phải tự sát; chẳng c̣n mảnh đất sơ nguyên nào nơi cố hương để cho Ngài có thể lữ thứ chu du mà bén rễ NHÂN . Hoặc không, th́ cũng trào máu mà chết, v́ những Ṿng Hoa Đao Phủ mang tên Viện Khổng Tử.
Núi Thái Sơn mà cũng bị đổ nát sao ?
Cây lương mộc mà cũng bị mục ruỗng sao ?
Kẻ triết nhân mà cũng bị tai nguy sao ?
Thái Sơn kỳ đồi hồ ?
Lương mộc kỳ hoại hồ ?
Triết nhân kỳ nuy hồ ?
( Lời cuối của Khổng Khâu , vừa đi vừa kéo lê cái gậy mà hát , 7 ngày sau th́ mất )
*
Ai bảo rằng: tuổi già hạt lệ như sương?Không đúng. Trong mỗi chữ: cảm khái cách ǵ, ta đều nghe ra tiếng khóc của nhà văn 8 bó Hoàng Hải Thủy. Và khóc rất nhiều, có riêng ǵ Ngày Oan Trái. Mà 40 năm chứ đâu phải ít: 40 năm phù thế, nhớ thương măi một Bà Bút Trà; 40 năm phù sanh, tương tư măi một Nàng Phù Dung; 40 năm bể dâu, xót xa măi một Hiền Vương-Sàig̣n cảnh xưa người cũ. Thủy chung cách ǵ!
*
Thu ăn măng trúc , Đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , Hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp …
( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Trong kiếp nhân sinh thời phong kiến lạc hậu, được sống Xuân Hạ Thu Đông như Tuyết Giang phu tử, thế là phú qúy nhất rồi, thanh nhàn nhất rồi, mở tuệ nhăn nhất rồi ! Tại sao Bạch Vân lại c̣n phải nói thừa thêm làm ǵ: Nh́n xem phú qúy tợ chiêm bao?
*
Vườn Bùi chốn cũ
Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây …
( Nguyễn Khuyến )
Thời thực dân Pháp bảo hộ bóc lột tận tủy xương, chúng c̣n không nỡ ác ôn chiếm đất chiếm nhà cụ Tam Nguyên (chưa mời cụ ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng để mà khiếu kiện kêu oan, rồi th́ sáng tối cứ ở đấy mà tha hồ thơ với thẩn!), chúng c̣n rơi chút niềm nhân đạo để yên cho cụ Yên Đổ: một Vườn Bùi, một Ngơ Trúc, một Ao Thu, Năm Gian Nhà Cỏ … làm chốn dung thân! Cụ Quế Sơn ơi, cái kịch bản giả vờ đau mắt để cáo quan, cái nghịch cảnh tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nḥa của Mẹ Mốc, trong thời buổi sơ đầu “ gió Âu mưa Á ” đau thương của xứ sở ấy, cụ sẽ không thể nào ngờ rằng lũ con cháu cụ ngày nay đă chia xẻ gấp bách bội, gấp thiên bội, gấp trăm ngh́n lần, dưới thời Thực Dân Đỏ, trong cùng cái điêu linh trường hận của giống ṇi!
*
Lệ vàng xanh mắt mai sau
( Bùi Giáng )
*
Khi mẹ mất 1927, Heidegger đă kính cẩn hai bàn tay đặt trên giường mẹ đứa con đầu ḷng Sein und Zeit vừa mới được chào đời. Khi Việt Nam mất, nó tủi hổ trên hai bàn tay chẳng có ǵ đặt trên nấm mộ, ngoài một niềm chua xót khôn nguôi tự hỏi trong hồn của đứa con hoang: cái chết ấy đă khởi đi từ lúc nào?
*
Bao giờ trở lại Đồng Bương Cấn , Rưng rưng mùa hoa gạo , Ai qua Bến Đà Giang , Đường xưa lối cũ có bóng tre … Những thanh âm nuôi dưỡng tâm linh nguồn cội của hàng lớp người thế kỷ 20, lẽ nào cũng sẽ chưa tan khi theo nó xuống Tuyền Đài .
*
Lệ Thu chỉ nên ca, không nên nói. Thái Thanh là Đệ Nhất Ca Nhi, điều ấy không thể đảo ngược. Anh Ngọc hát cực hay, bất khả kế thừa. Ngọc Cầm - Nguyễn Hữu Thiết, đôi song ca ấy cất tiếng, th́ ôi thôi! cả một thời hoa niên thanh b́nh được phục sinh, sống lại; mà nó có thể nghe đi nghe lại măi, không biết chán, không hề mệt: suốt 3 ngày 3 đêm lái xe trên xa lộ (tuổi già ít ngủ, ít ăn, chỉ c̣n cà phê đen đậm và thuốc lá, rượu cũng ít rồi), từ băng tuyết trắng xóa Bắc Cực xuống thăm căn nhà nhiệt đới The Old Man and the Sea, xích đạo Cực Nam.
*
Thằng Đức đâu? Dạ thưa Thầy, nhà con ảnh đi vắng. Đem cây bút lông cho tao. Bé Kư lật đật chạy vào trong nhà, lát sau bưng ra khay đồ nghề. Se sẽ chấm ngọn bút vào nghiên mực Tàu, ông thong thả lật trang trong quyển sách khổ lớn bằng Anh ngữ về văn học Âu Mỹ, rồi bất thần giáng bút cực nhanh như vẽ bùa đen trên trang giấy trắng ngần. Gật gù như đắc ư về bức tốc họa, ông phán cô họa sĩ chủ nhà: Gửi Lửa Thiêng-Huy Cận món quà Mưa Nguồn-Bùi Giáng ban tặng. Dắt chiếc xe đạp ra khỏi cửa nhà vợ chồng họa sĩ khu Đa Kao-Tân Định vào cuối năm 1976, nh́n bản mặt thất thần tái mét của nó (v́ mất đi món tiền bán quyển sách qúy, tiêu pha cũng được sắp tới dăm ngày Xuân !), đôi mắt xanh linh hiển sáu cơi làm như nh́n thấu suốt đáy ḷng thằng tiểu tốt phàm phu, nên cười cười vỗ về th́ thầm phỉnh gạt nó: Mày lo làm ǵ, tiếc làm ǵ hạt cơm thừa . Sau này rồi mày sẽ kiếm được bạc triệu đô la, sau này rồi mày sẽ đi khắp hoàn vũ.
Ông Giáng ơi ! Ông Giáng ơi ! Lời lời châu ngọc …
*
Câu thơ ngân vô tận về cơi Sắc-Không, Thực-Mộng, là câu thơ của một người Nho sĩ thế kỷ 19:
Thoảng bên tai một tiếng chày ḱnh
Khách tang hải giật ḿnh trong giấc mộng
Trong cuộc sống, nếu không có những phút giây cô liêu trầm cảm, th́ con tim có lẽ cũng đă thôi ngừng đập.
*
Những người như Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Chu Mạnh Trinh, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hồ Dzếnh, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Đăng Thục, Lương Kim Định … ta khó mà truy xét thấu đáo cho được cái tên thật, cái cố thổ, cái chân diện mục của họ: họ là Nho chăng? họ là Phật chăng? họ là Lăo chăng? họ là Tàu chăng? họ là Tây chăng? họ là Ta chăng? … Đôi lúc, ta đành phải đánh liều: Vâng , họ là Việt, và họ là tất cả. Trước khi đi, họ gửi lại nước non chút tâm t́nh chuộc tội. Chuộc tội, ấy bởi v́: mọi người đều có tội khi Tổ Quốc gặp tai ương. Nhưng ta cũng biết, trong sâu thẳm: họ cũng cùng là những đứa con phù du lưu ly, trung thành tận hiến trái tim ḿnh cho Mặt Đất trầm trọng và đau thương, như Hölderlin đă ngậm ngù́ gọi. Nên ta cũng có thể quả quyết, mà nói một cách khác, rằng: thật tên của họ là Biển Xanh Dâu, thật quê của họ là Mộng Ban Đầu.
Hỏi tên? rằng Biển Xanh Dâu
Hỏi quê? rằng Mộng Ban Đầu đă xa …
( Bùi Giáng )
Phạm Chu Thái
Hiver 2015 - Canada
© gio-o.com 2015