NGHIÊN CƯÚ VIỆT NAM

LIÊN BẢN

ĐƯA TƯ TƯỞNG,VĂN HỌC TRUYỀN THỐNG VN
VÀO DIỄN ĐÀN TƯ TƯỞNG VĂN HỌC THẾ GIỚI.

Giáo Sư Nguyễn Văn Trung

Ông Dương Ngọc Dũng, khi còn theo học ngành phật học, ở Harvard Hoa kỳ nay đã về nước viết bài : "Nghiên cứu VN học tại Mỹ" đăng trong Tuổi trẻ chủ nhật ngày 11-3-01.


Trong bài này, ông nhận xét về nghiên cứu VN học ở Mỹ được hiểu một cách qúa rộng :
"không có nội dung cụ thể xác định mà có thể là bất cứ đề tài gì dính líu xa gần đến lịch sử văn hóa văn minh Việt." Để giới hạn, ông chỉ nói tới hai mảng lớn : Lịch sử VN và tư tưởng VN.

Về lịch sử VN, theo ông hâù như tất cả những người Mỹ và Mỹ gốc Việt đều là những nhà sư, người thì chuyên về sử VN thời tiền hiện đại như Keith Taylor, người thì chuyên về giai đoạn thực dân, cộng sản như David Marr; Về lịch sử tư tưởng John Whitmore chuyên về nghiên cứu nho giáo đời Lê, Oliver Wolters chuyên về sử luận, tập trung vào các sử gia như Ngô sỉ Liên, Lê văn Hưu… Một số khác nghiên cứu thời hiện đại gọi là cách mạng gồm các nhân vật chính trị hay văn nghệ sỹ. Xu hướng này bày tỏ một lưạ chọn chính trị trong nghiên cứu khoa học và trở thành lổi thời so với những thay đổi đường lối về văn hóa cuả chế độ  mà họ xưng tụng. Nora A. Taylor nghiên cứu các họa sỷ nỗi danh như Tô ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm,Bùi xuân Phái là những người ở miền Bắc và bỏ quên một người ở Hà nội vào Nam hồi 1954 là Nguyễn gia Trí. Nhà xuất bản mỹ thuật Hà nội giới thiệu 4 họa sỷ thế hệ thứ nhất cuả hội hoạ Việt nam : các bậc thầy hội hoạ Việt nam  , masters of vietnammese painting (1994);Tô ngọc Vân, Nguyễn gia Trí, Nguyễn Sáng, Buì xuân Phái

Về tư tưởng, theo ông Dũng "nhìn chung mảng nghiên cứu về tư tưởng VN tại Mỹ vẫn còn khá ngheò nàn về số lượng" và ông đưa ra một số nguyên nhân giải thích sự nghèo nàn này : Các tác gỉa không có cơ hội về VN tìm  nguồn tài liệu, không có tiếp xúc giữa hai giới học thuật tại Mỹ và tại VN, khỏang cách cũng còn là quan điểm chính trị và ngôn ngữ".

Về phía người VN cũng phải nhận có hiện tượng khan hiếm những công trình nghiên cứu tư tưởng VN theo những lối tiếp cận mới của các ngành khoa học nhân văn hiện đại Tây phương.  Trước tình thế đó, chúng tôi mạnh dạn muốn góp phần của mình vào công trình nghiên cứu tư tưởng VN giới hạn trong lĩnh vực văn học truyền thống VN, nhưng cũng phải thẳng thắn thú nhận nghiên cứu tư tưởng VN là một công trình liên ngành đòi hỏi nhiều người thuộc các ngành chuyên môn khác nhau tham gia cùng làm và ở cái tuổi gần đất xa trời, chúng tôi nhận thấy mình đã lỗi thời ngay trong ngành chuyên môn của mình, càng lỗi thơì hơn về các ngành chuyên môn khác. Ngoài ra có khó khăn : Hiện nay những người làm nghiên cứu trong nước ngoài nước chưa có liên lạc trao đổi với nhau về tài liệu, hướng nghiên cứu, ít ra để biết người khác làm gì, nhằm tránh tình trạng trùng hợp như phiên âm hoặc dịch cùng một bản văn. Tóm lại chúng tôi không thể làm một mình, cần có những người để trao đổi, cho xử dụng những công trình nghiên cứu của họ và mong muốn những người đã quen hay chưa quen tham gia đóng góp vào đề tài này.

 Theo chúng tôi nghĩ văn học truyền thống Việt nam có 3 phần :

1. Văn học chịu ảnh hửơng tam giáo, hầu hết tác gỉa,tác phẩm đều đã biết, ít thấy phát hiện tác gỉa, tác phẩm mới, nên thiết tưởng chỉ cần đua ra những lối nhìn mới.


Mảng văn học chữ Hán nên được coi có tầm quan trọng căn bản nếu muốn thực sự trở về nguồn. Hồi 1960 ở miền Bắc VN có một trao đổi về văn học chữ Hán thuộc văn học sử VN hay không ? Thiết tửơng vấn đề chỉ được giải quyết một cách thỏa đáng nếu chứng minh được chữ Hán, văn thơ chữ Hán đã được xử dụng trong nhiều thế kỷ đặc biệt đời nhà Lý, nhà Trần không phải đơn thuần chỉ là xử dụng chữ Hán và về mặt tư tưởng cũng không phải chỉ nhái lại tư tưởng Trung quốc. Nói cách khác, các nhà Nho VN có lựa chọn xử dụng Nho học giống đó mà cũng khác đó, nên cần phải xác định một cách cụ thể sự lựa chọn của cha ông ta ngày xưa.

Quan niệm coi Trung Quốc khai hóa cho người VN vẫn khá phổ biến. Tích Quang và Nhâm Diên, hai quan thái thú sang VN cai trị hai châu Giao Chỉ và Cửu Chân đã làm việc khai hoá kể trên. Nhưng 400 năm sau, Tiết Tống, một ông tướng sứ giả cuả Ngô Tôn Quyền sang thanh tra tìm hiểu dân tình hai châu; Khi về dâng biểu lên Ngô Tôn Quyền rằng không còn vết tích nào cuả văn hoá Trung Quốc ở hai quận do người Tàu cai trị. Ngô Thứ trong sách sử Tam quốc Chí bản in cuả Trung Hoa thư quán quyển số 53, trang 2551-2552. Sự kiện này chứng tỏ dân hai châu đã chối bỏ ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên qua các triều đại vẫn còn thấy dấu vết cuả văn hoá Trung Quốc trong văn hoá VN. Phải chăng đó là kết quả cách trị nước cuả những triều đình VN dưạ trên Khổng Học. Đời nhà Nguyễn có những quyết định về y phục thay cái váy bằng cái quần nên có câu ca dao :


               Tháng 8 có chiếu vua ra.
               Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
               Không đi thì chợ không đông.
               Đi thì phải lột quần chồng sao đang.

Nhưng cũng nên lưu ý sự khác biệt về ảnh hửơng Nho giáo tại hai miền Bắc Nam. Người miền Bắc luôn luôn coi Trung Quốc là kẻ xâm lược về chính trị và văn hoá, nên thật dể hiểu thái độ chống đối của trí thức và dân chúng: chỉ tiếp thu những gì của văn hoá Trung Quốc có gía trị phổ biến, chứ không phải vì là của Trung Quốc, hoặc phù hợp với tinh thần phong tục VN. Do đó ảnh hửơng TQ từ trên xuống. Trái lại người Việt ở miền Nam lại nhìn nguơời TQ như nhửng kẻ lưu vong tha hương và giang hai tay đón những nguời di dân nhận VN làm quê hương thứ hai của họ. Trong khung cảnh đó, ảnh hưởng nho giáo là từ dưới lên hay là ngang bằng. Trí thức miền Nam hồi cuối thế kỷ 19 đã sưu tầm những câu chữ Nho và những câu Tam Quốc truyền miệng trong dân chúng. Đặng Đức Tuấn,”nói Vần những câu chữ người ta thường dùng”, 148 câu, Miscellanees số 9 tháng 1-1889;” Lời nói thường dùng, rút trong Tam Quốc “, Mai Nham, bút hiệu của Trương minh Ký, Nam kỳ nhật trình số 80 ngày 11-5-1899” 162 câu. Đọc những câu được sưu tâm cho thấy cha ông ta đã có lựa chọn.

 Tóm lại, chính người TQ "Quan Tiết Tống đã ghi nhận và người Pháp” Pierre Huard và Maurice Durand đã xác nhận thái độ lựa chọn của người VN trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài:” Trải qua các thế kỷ, văn hoá VN đã luôn luôn chứng tỏ nỗi bận tâm không bao giờ chịu nhận một yếu tố ngoại lai nào (Ấn độ,Trung quốc, Chàm hay Tây phương mà không tìm cách in dấu ấn riêng của mình vào. Điều đó là một bảo đảm nền văn hóa VN có đủ bản lảnh để chống lại những áp lực từ bên ngoài và để tiếp tục biểu lộ mối quan hệ đặc biệt giữa ba quyền năng của thiên nhiên là tam tài (trời đất người.) Connaissance du Việt Nam, imprimerie nationale, école Francaise d’extrême-orient Hà nội 1954, ÌÌI.
   

2-Văn học mang dấu Chúa từ thế kỷ 17 chưa được biết đến, kể như mảnh đất hoang, nhưng việc khai thác lại thuận lợi vì còn giữ được nhiều nguyên bản và tài liệu liên hệ cũng có nhiều, dễ kiếm.

3-Văn học dân gian đại chúng có lẽ ai cũng tưởng biết rồi, nhưng tìm hiểu tư tưởng và luận lý của tinh thần, tâm tình người Việt qua mảng văn học này thực ra rất khó và đôi khi thấy bí so với việc tìm hiểu hai mảng văn học kể trên vì không có những con đường , bảng chỉ dẫn sẵn đưa vào kho tàng văn học dân gian phong phú này như khu rừng rậm. Chẳng hạn ba chìm bảy nổi, vuông tròn, ba vuông bảy tròn nghĩa là sao? Trương Vĩnh Ký đã đưa ra những giải thích trong Miscellanées số 1, số 3, năm 1988. Giải thích của Trương vĩnh ký đã thoải đáng chưa? Ngô qúy Sơn đã có công sưu tầm những trò chơi trẻ con miền Bắc, xem « les activites de la societe enfantine annamite du Tonkin. Institut indochinois pour l’etude de l’homme. Bulletin des travaux, fascicule unique, 1943. Công trình này được đưa ra trao đổi trong một tọa đàm; khi nói đến bài ca : Chi chi chành chành… ,một loại đồng ca không gắn liền với những động tác của thân xác, không xử dụng đồ chơi mà chỉ vận dụng ngôn ngữ, hai ông Nguyễn văn Tố và Nguyễn văn Huyên đưa ra những giải thích khác nhau vì lời nói trong trường hợp này ở tình trạng ẩn ý hàm nghĩa và có thể chỉ mượn miệng lưởi con nít để nói với người lớn. Những giải thích của hai ông mang tính cách lịch, sấm ký phải chăng cũng chỉ là suy diễn?

 Chúng tôi viết một bài giới thiệu tổng quát phần văn học chịu ảnh hưởng tam giáo và văn học mang dấu Chúa. Việt nam được nói đến trong dư luận thế giới chỉ về phương diện thời sự, chiến tranh, ít được nói đến trong lĩnh vực nghiên cứu đại học. Chúng tôi nêu 2 trường hợp : Việt Nam là 1 nước đông người theo đạo Phật vẫn giử tục lệ tổ chức lễ vu lan. Một tác gỉa viết baì nghiên cứu về lễ Vu lan ở các nước Đông Á đăng trong một tạp chí đại học về tôn giáo không nhắc tới Việt Nam như thể Việt nam không có đạo Phật. Nghi thức tục lệ Vu lan ở Việt Nam có kinh Vu lan bồn phóng tác bằng chữ quốc ngữ theo thể văn cổ 4 chữ nôm na dễ hiểu. Đó là phần đóng góp của Phật giáo Việt Nam vaò phật giáo thế giới. Nếu tác giả tìm hiểu thêm những người theo đạo Chúa có kinh gì tương tự kinh Vu lan bồn, ông sẽ ngạc nhiên thấy có kinh Cầu hồn tương tự kinh Vu lan bồn về tinh thần và hình thức diễn tả.

Trong giao lưu văn hóa, dịch thế nào đặt ra vấn đề lý luận dịch thuật. Theo G.Steiner, người nổi tiếng hiện nay về lý luận dịch thuật, dịch như thể không phải dịch mới là đạt yêu cầu của dịch thuật. Yêu cầu này đòi hỏi ít ra phải có hai ngươì cộng tác với nhau : Người dịch có thể không am hiểu văn thơ, ngay cả biết tiếng mình dịch nhờ người biết tiếng của người dịch, dịch miệng cho người dịch. Như vậy người dịch không phải bận tâm về có thể dịch sai vì đã có người kia điều chỉnh nên chỉ cần dịch sao cho đúng tinh thần ngôn ngữ của mình. Dịch kinh sách đạo Chúa từ thế kỷ thứ 17 là một công trình hợp tác giữa các thừa sai và nhà nho nhà sư theo đạo, đạt được yêu cầu dịch mà như thể không phải dịch, bằng cớ là những người theo đạo Chúa cho đến nay đọc kinh mà không hề biết kinh mình đọc dịch từ Latin vì lời kinh như thể xuất phát từ tâm tình người việt và phù hợp với tinh thần tiếng Việt.

Chúng tôi đề nghị một lối tiếp cận dưạ vào khái niệm liên bản( Intertextualité) để tìm hiểu cả 3 phần văn học truyền thống Việt Nam kể trên, đưa ra những trường hợp cụ thể làm dẩn chứng :

1 : Văn học chịu ảnh hửơng tam giáo.
- Dòng thơ lão chài qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Kim vân Kiều hoa việt nhật, so sánh các bản kiều phóng tác theo nguyên tác ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
- Dòng thơ Trúc lâm.
- Thơ Thiền : Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến.

2 : Văn học mang dấu Chúa.
- Dòng văn học mang dấu chúa.
- Tiếng việt trong lời kinh của đạo chúa.
- Những Quan âm Thị Kính của đạo Chúa.Phiên âm bản nôm sách các Thánh truyện thế ky thứ 17, Thanh Lãng thấy một truyện  Thánh Tiêu Du La (Theodora) y hệt truyện Quan âm thị Kính chỉ cần thay đổi nhà chùa ra nhà chúa. Cần tìm biết những bản Quan âm thị Kính hiện có để tìm hiểu sự chuyển hóa từ văn vần sang văn xuôi thể kể truyện và hát chèo, nghiên cứu đối chiếu với những Quan Âm Thị Kính của văn học thời Trung cổ Tây phương, ít ra hiện nay tìm được ba thánh nữ và tìm hiểu những mô thức chung của tất cả các văn bản VN, Tây phương chẳng hạn mô thức gái gỉa trai, bị  vu vạ mang bầu.
- Những thánh mẫu bất tử như Liễu Hạnh và thánh mẫu Maria qua việc tôn sùng các đức mẹ Lavang, Bến Tre, Trà Kiệu. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam được coi như cửa ngỏ đưa vào tôn giáo và là nơi hội nhập văn hóa của tôn giáo.
- Vãn tuồng đạo được phóng tác theo quy luật vãn tuồng đời.
- Giới thiệu Sấm truyền ca của Lữ y Đoan thế kỷ thứ 17. Lữ y Đoan đưa tam giáo và toàn bộ văn hóa VN từ bói toán tử vi tướng số đến ca dao tục ngữ váo Cựu Ước.  Tình hình sưu tầm nghiên cứu về  tác gỉa tác phẩm cho đến nay. Đọc Tạo đoan kinh trong Sấm truyền ca

3 : Văn học dân gian đại chúng.
- Nữ tính trong thi và họa : Đọc thơ Hồ xuân Hương và xem tranh Gustave Courbet, ngươì Pháp( 1818-1877) .
- Giấc mộng địa đàng.
- Tích truyện chèo Lưu Bình Dương lể và chủ đề tình bạn.
- Sự tích ông Đầu rau và ông Táo.
- Về những con số trong ca dao thành ngữ tục ngữ Việt Nam.
- Cấu trúc tục ngữ, Thằng Bờm, Thằng Cuội.
- Câu đối và câu đố việt nam và câu đố toán ở Nam kỳ đầu thế kỷ 20.

Chúng tôi đặc biệt lưu tâm mảng văn học mang dấu Chúa, vì là mảng văn học chưa được khai thác. Tuy nhiên bước đầu làm việc này đã cho thấy một kết qủa khích lệ : Những kẻ ngoại trong nước ngoài nước khác nhau về những lựa chọn ý thức hệ đều gặp nhau trong một đồng thuận trân trọng mảng văn học này và  muốn đưa nó vào văn học VN, sau cùng vào văn học thế giới.

Đối với các học giả Tây phương, có lẽ đây là một điểm mới lạ. Những giáo sư : Stephen F. Teiser nghiên cứu Phật giáo Đông á, giáo sư G. Steiner chuyên về lý luận dịch thuật, giáo sư Larissa Tracy vưà hoàn thành Ph.D về ba thánh Nữ Theodora, Marina, Margaret Pelagia, trong truyện các thánh cuả Tây phương từ thế kỷ thứ 12 có thể ngạc nhiên nếu biết được trong văn học truyền thống VN có kinh Vu lan Bồn phóng tác theo thể thơ cổ 4 chữ và kinh cầu hồn của đạo Chúa phỏng theo kinh Vu lan Bồn, có sự cộng tác quốc tế từ thế kỹ 17 về dịch thuật, có truyện Quan Âm Thị Kính, tương tự 3 thánh nữ của đạo Chúa.

Nhưng về mảng văn học dân gian đại chúng, thật khó đưa ra những giải thích thỏa đáng vì công trình nghiên cứu đòi hỏi những kiến thức chuyên môn về toán số địa lý tôn giáo, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học, truyền thông đại chúng, tâm lý học quần chúng, Folklore và dĩ nhiên một người không thể làm một cách nghiêm chỉnh. Khó khăn hơn cả là mảng văn học dân gian liên quan đến sinh hoạt trí tuệ của người VN như truyện các ông trạng, do triều đình phong, hay dân chúng phong, câu đối câu đố, nhất là câu đố toán cho thấy cha ông ta đã lý luận ra sao và những lý luận đó bày tỏ một thứ luận lý nào về tư tưởng. Điều mà chúng tôi chắc chắn đóng góp được là chúng tôi giới thiệu những tư liệu hiếm  khó kiếm.

Những thế hệ mồ côi văn hoá truyền thống.

 Sau cùng chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao  ít có những công trình nghiên cứu về đề tài này nơi người VN. Theo chúng tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa hơn cả la do một chính sách văn hoá giáo dục mà người Pháp hồi đầu thế kỹ 20 đã đưa ra nhằm bãi bỏ các kỳ thi chữ Nho, taọ điều kiện cho thanh niên trí thức VN đi vaò con đường chuộng chủ nghĩa hiện đại (modernisme) mà văn hoá Pháp lúc đó được coi như đaị diện duy nhất. Chính sách này đã taọ ra những trí thức khoa bảng được coi như thần tượng thời đó như các ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Tiến Lãng nói tiếng Tây viết tiếng Tây như Tây nhưng mức độ am hiểu truyền thống VN thì thật đáng nghi ngờ và trí thức làm văn học nghệ thuật như Xuân Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận, Lê Thương…… sáng tác thơ nhạc thật hay, nhưng trong các sáng tác của họ  văn học truyền thống VN hoặc bị hiểu sai hoặc bị bỏ quên, bỏ qua.

Đó là thế hệ mà chúng tôi gọi là mồ côi về văn hoá truyền thống VN , được diễn tả bằng chữ Nho chữ Nôm chuyên chở lịch sử dân tộc và đạo lý  từ thời Tự Lực Văn Đoàn, phong traò thơ mới, tân nhạc. Tình trạng  mồ côi văn hoá đó vẫn tiếp tục đến ngày nay và còn trầm trọng hơn.Chữ quốc ngữ viết theo mẫu tự La Tinh do các thừa sai sáng chế ra từ thế kỷ 17 thực ra chỉ nhằm phục vụ các thừa sai trong thời gian họ học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt Nam; vì chữ Nho chữ Nôm đã khó học đối với chính người Việt nam, dĩ nhiên càng khó hơn đối với người ngoại quốc. Khi họ nói viết được tiếng Việt họ buộc phải dùng chử Nho nhất là chữ Nôm vì đó là chữ viết quốc gia; Do đó những gì họ viết về đạo Chúa từ thế kỷ 17 đến khi Việt nam thu hồi được độc lập năm 1945 đều được viết ra bằng chữ Nôm; nếu có bằng quốc ngữ phần lớn chỉ là phiên âm chữ Nôm. Sau 1910 các trường tư công giáo, chủng viện vẫn tiếp tục xử dụng chữ Nho chữ Nôm. Phải sau 1945 Công giáo theo chương trình học ngoài đời bỏ chữ nho chữ Nôm mới có trí thức từ 1954 kể cả trong giới giáo sỷ giáo mục trở thành mồ côi văn hóa truyền thống.

Ngay cả giới trí thức thấm nhuần nho học cũng bị tiêm nhiễm bệnh sùng bái chủ nghĩa hiện đại như các nhà nho chũ trương Duy Tân ở Nam kỳ (xem Lục tỉnh tân văn số 12/03/1908) hay Phan kế Bính ngoài Bắc, trong Việt Nam Phong Tục (1913) phê phán việc mua tiền vàng bạc đốt ra tro ngaỳ tết là mê tín dị đoan và lãng phí vì chưa hiểu được ngôn ngữ tượng trưng của cha ông mình. Những ví dụ kể trên mở ra hướng nghiên cứu sâu rộng những hậu quả của chính sách thưc dân về văn hoá nhằm một giải thực về văn hóa, đưa các thế hệ hiện nay ra khỏi các thứ chủ nghĩa của trào lưu hiện đại hóa Tây phương thế kỹ 19.


ĐƯA TƯ TƯỞNG, VĂN HỌC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM  VÀO DIỄN ĐẢN TƯ TƯỞNG VĂN HỌC THẾ GIỚI.

Đạo Chúa du nhập Việt Nam từ những thế kỹ XVI, XVII, nhưng hầu như đã chỉ được biết nói đến qua những va chạm, cấm đoán lợi dụng chính trị, ít ai chú ý tìm hiểu người VN theo đạo Chúa sống đaọ đó thế nào. Lòng đạo cuả họ được biểu lộ qua nếp sống đaọ như kinh hạt, lễ nghi văn chương vãn tuồng và đạo Chúa đã hội nhập văn hóa VN tạo ra một văn học mang dấu Chúa từ thế kỹ XVII. Trong những thập niên gần đây VN có lúc trở thành trung tâm thời sự quốc tế do những cuộc chiến tranh mà trong đó người VN được tiếng đánh giặc giỏi, đánh nhau cũng giỏi, bây giờ thỉnh thoảng dư luận Tây phương vẫn nhắc đến VN về chính trị quân sự. Còn về phương diện tư tưỡng văn hóa, ít được nói đến, VN bị coi như kẻ vắng mặt, kẻ bị bỏ quên trên diễn đàn tư tưởng văn học thế giới.

Thí dụ 1. Tục lệ Vu Lan ở VN.

VN là một nước đông người theo đaọ Phật, lễ Vu Lan quan trọng như lễ Phật Đản. Stephen F. Teiser viết bài : ``Ghost and ancestors in medieval chinese religion: the Yu- Lan P`en festival of mortuary ritual. Đăng trong tạp chí History of religions  August 1986 vol 26 no 1 của trường đại học Chicago không nói đến VN như thể VN không có đaọ Phật . Nghi thức lễ Vu Lan bồn ở VN cũng đọc kinh bằng chữ Phạn như ở các nước khác, nhưng có kinh Vu Lan Bồn phóng tác bằng chữ quốc ngữ theo thể văn cổ 4 chữ nôm na dễ hiểu. Đó là phần đóng góp cuả Phật giáo VN  vào Phật giáo thế giới. Nếu tác giả kể trên lưu ý đến Phật giáo VN, sẽ ghi nhận sự đóng góp đó về mặt văn học và nếu ông tò mò tìm hiểu thêm những người VN theo đaọ Chúa có kinh gì tương tự kinh Vu Lan Bồn, ông sẽ ngạc nhiên thấy trong các sách kinh như của địa phận Hà nội có kinh Cầu Hồn với một chú thích : "Kinh này không được đọc đang khi làm lễ và chầu mình thánh trọng thể  đang có thầy cả làm chính sự". Đó là những hạn chế ở trong nhà thờ, còn ở trong gia đình thì hòan tòan tự do. Người Công giáo tụ họp đọc kinh cho người thân cuả gia đình trước quan tài và sau khi đã chôn cất, mời bà con lối xóm đến chia buồn. Những bà con lối xóm không theo đạo Chúa nghe người Công giáo đọc kinh cầu hồn có một cấu trúc tương tự kinh Vu Lan bồn, cũng làm theo thể thơ cổ 4 chữ sẽ cảm nhận thế naò và giữa những người Công giáo Phật giáo đó, có vấn đề gì gọi là tranh chấp dố kị về tôn giáo.

Thí dụ 2. lý luật dịch thuật.

Vấn đề dịch thuật được coi là vấn đề hàng đầu trong sinh hoạt tư tưỡng văn học ở Tây phương hiện nay. Những nhà chuyên môn  vẫn tranh luận về một giải đáp cho 2 địi hỏi trái ngược trung thực với văn bản gốc và thể hiện được bản dịch như thể không phải dịch. G. Steiner một trong những người nổi tiếng về lý luận dịch thuật đã kể trường hợp mấy người Âu châu không biết tiếng Trung Hoa lại dịch thơ văn Trung hoa đạt hơn những người am hiểu văn hóa được tiếng Trung hoa, do sự cộng tác giữa 2 người: người Trung hoa am hiểu văn chương Pháp thông thaọ tiếng Pháp dịch thơ văn Trung quốc ra tiếng Pháp cho một người Pháp không biết tiếng Trung hoa; Người Pháp này hiểu ý lời thơ và phóng tác theo tinh thần tiếng Pháp và qui luật thơ Pháp  mà không bị ám ảnh sợ dịch sai ý vì nếu có sai ý  thì người Trung hoa sẽ nhắc nhở để sửa chữa (Affter Babel, nhà xuất bản Oxford university Press 1998 và bản dịch tiếng Pháp: Apres Babel, Albin Michel paris 1998).


Người theo đaọ chúa từ thế kỹ 17 đến nay đọc kinh hạt, đọc thuộc lòng và đọc chung, kể cả giới trí thức mà không ngờ kinh hạt này dịch từ tiếng La tinh, vì lời kinh như thể xuất phát từ tâm tình VN và đáp ứng những đòi hỏi cuả tinh thần tiếng Việt. Khi tìm hiểu sự kiện này chúng tôi khơng thể không nghĩ đến trường hợp cộng tác mà G Steiner đã chưng dẫn. do đó phải đi đến giả thuyết nhin nhận có sự cộng tác giữa những giáo sỹ Tây phương dù có thông thaọ am hiểu văn hoá tiếng Việt cũng không thể nào viết tiếng Việt như một ngừơi VN  với những trí thức VN là nhà nho nhà sư theo đaọ Chuá. Vậy có một cộng tác giữa trí thức Tây phương và trí thức VN theo đaọ Chuá. Và phải chăng đó là một cộng tác quốc tế đầu tiên.(1)

Văn học cổ và phê bình văn học

Năm 1965 nhân kỹ niệm 200 năm sinh nhật Nguyễn Du, miền Bắc xuất bản : 200 năm ngày sinh Nguyển Du (nhà xuất bản KHXH hà nội). Gom các bài viết về Nguyễn Du (1905-1960) bằng tiềng Việt tổng cộng 84 bài. Chỉ 3 bài nói về ngôn ngữ truyện Kiều, còn hầu hết chỉ chú ý đến tác giả, đạo đức xã hội …. Ở miền Nam, có thư mục về Nguyễn Du do Lê Ngọc Trụ  Bửu Cầm thiết lập tủ sách viện khảo cổ, bộ giaĩ dục Sài gịn 1965. có 128 bài bàn về tiểu sữ gia thế, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh, tập kiều, 29 bài khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn về văn chương nghệ thuật truyện Kiều. Như vậy nĩi chung hầu hết các bài viết về Kiều trong Nam ngoài Bắc đều theo xu hướng dựa vào những yếu tố khơng phải văn chương ngôn ngữ để tìm hiểu truyện Kiều. Ở nước ngoài Atakenaka Toshio giáo sư người Nhật viết bài: Kim vân Kiều Hoa Việt Nhật đăng trong Tamkang review vol #2 oct 71 và #1 April 1972 so sánh các bản phóng tác truyện Kiều cuả Trung-Hoa Nhật Việt Nam và cho rằng bản cuả Nguyễn Du là hay hơn cả so với nguyên bản. Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng và dịch giả được giải thưỡng văn chương; Nhưng ít thấy những biên khảo văn học đăng trong các tạp chí ngoại quốc nói đến tư tưỡng hay nghệ thuật truyện Kiều cuả Việt nam. Làm sao những nhà biện khảo ở nước ngoài có thể nghiên cứu truyện Kiều khi họ khơng tìm ra một tác phẩm nào, dù bằng tiếng Việt khảo cứu tư tưỡng nghệ thuật truyện Kiều? Làm sao những nhà phê bình nghiên cứu văn học người Việt nam, có thể hiểu tư tưỡng các tác phẩm Nôm Nho vì họ không đọc được chữ Nôm chữ Nho. Năm 1910 thống sứ Bắc kỳ ban hành nghị định đình chỉ các cuộc thi Hưong thi Hội và buộc mọi giấy tờ hành chánh viết ra bằng quốc ngữ. J. Roux coi sự kiện kể trên <<  ghi nhận một chiến thắng cuả chữ quốc ngữ trên các chữ Hán Nơm  >>    ( le triomphe en Indochine du mode de transcription de la langue annamite, paris 1912, trang 3.) 70 năm sau, một người Pháp khác, giám đốc viện Viễn đơng bác cổ trong cuốn :( le nouveau monde sinise, Leon Vandermeersch, PUF Paris 1986) ghi nhận : « Ở VN việc bãi bỏ chữ Nho quả thật đã giải thoát nhất loạt giới trí thức khỏi mọi ngáng trở của văn hố truyền thống. Nhưng kết quả thay vì là một bước nhảy cuả cả nước lên trình độ các nước tiên tiến, lại chỉ mở ra cho giới trí thức VN những con đường đồng hóa với văn hoá tây phương từng cá nhân một bằng cách làm cho họ trở thành mất gốc, tr 149».

Làm sao những người như Thiếu Sơn, Trương Tưủ, Vũ Ngọc Phan, Hồi Thanh có thể giới thiệu phê bình văn học cổ Hán Nôm khi họ không còn được đào tạo trong môi trường giáo dục tam giáo. Giả sữ bộ giáo dục Pháp bải bõ ban cổ điển học tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp thì sinh hoạt nghiên cứu phê bình cũng như ở VN đưa đến hậu quả tạo ra những thế hệ mồ côi về văn hoá truyền thống. Do đó ngày nay cần những lối nhìn mới để tìm hiểu văn học cổ VN chưa tiếp xúc với văn hoá Tây phương và văn học cổ mang dấu Chúa từ thế kỹ 17. Chính những tác phẩm Hán Nôm mang dấu Chuá đưa văn học VN vào diễn đàn văn học thế giới có thể chiếm những vị trí chỗ đứng nếu không hơn thì cũng ngang hàng với các tác phẩm nổi tiếng văn học cổ tây phương.

Một trong những lối nhìn mới có khả năng kể trên là khái niệm mà chúng tôi tạm dịch là liên bản (intertextualite). Khái niệm này  trước hết cho thấy có sự phân biệt văn bản với tác phẩm. Tác phẩm là một cuốn sách có hay không có tên tác giả chiếm một vị trí nhất định trên bàn hay trên kệ thư viện, còn văn bản thuộc về địa hạt ngôn ngữ mỡ rộng ra một cách vô hạn trong không gian và thời gian. Sự kiện mỡ rộng này bao hàm khả năng liên hệ và chuyển hóa của một hình ảnh một từ ngữ với một hình ảnh từ ngữ khác của văn bản và cuả văn bản này với các văn bản khác cuả tác giả, với các văn bản cuả các tác giả khác trong một cộng đồng ngôn ngữ và sau cùng vượt giời hạn một cộng đồng ngôn ngữ liên hệ với văn bản cuả các cộng đồng ngôn ngữ khác. Yếu tố liên kết và chuyển hóa cuả hình ảnh ngôn ngữ là  ý tưỡng. Ngoài ra khả năng liên hệ và chuyển hóa không phải chỉ dừng lại ở lãnh vực ngôn ngữ mà còn móc nối với những âm thanh của bản nhạc hay những đường nét của bức hoạ. Do đó khái niệm liên bản xóa bỏ sự phân biệt các thể loại văn học và xóa bỏ luôn cả sự phân biệt giữa các thể loại văn học với các ngành  nghệ thuật khác làm cho cầm kỳ thi họa trở thành một thể liên hoàn.

Khái niệm liên bản gắn liền với những hoạt động phê bình văn học cuả nhóm Tel Quel ở Pháp vào những năm 1960 ; Nhưng về nguồn gốc khái niệm xuất phát từ lối phê bình của Mikhael Bakhtin người Nga. Thực ra những người góp công hình thành khái niệm này đều gốc Nga hay Đông âu. Xem Encyclopedia Universalis, Dictionnaire des genres et des notions litteraire paris 1997,Albin Michel.

Xin giới thiệu một áp dụng lối nhìn theo liên bản trong bài : Cảo luận về bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, Lê Phụng. Theo tác giả bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến  ở trong dạng thơ khởi hứng từ hình ảnh một lão chài rất quen thuộc trên toàn cõi Đông á. Mục đích bài cảo luận nhằm tìm ra mối liên hệ giữa những hình ảnh trong Nam Hoa Kinh của Trang Tữ và đaọ đức kinh của Lão tữ với những hình ảnh trong dạng thơ khởi thủy từ bóng dáng một lão chài trong thi ca trung quốc và VN. Trong bài ngườii viết lần lượt giới thiệu thơ của Trương Chi hoa (730-810), Liễu Tôn Nguyên (737-814), Thơ Vương Duy (699-759). Ở VN có thơ về lão chài của Trương hán Siêu, Trần Quang Triều, Nguyễn Bĩnh Khiêm, Cao Bá Quát. Sữ học Trung quốc giới thiệu hình ảnh lão chài gợi hứng cho hoạ sỹ Ngô Viễn (1280-1384) vẽ bức danh họa lão chài thả thuyền buông câu trong cảnh nước trời nổi tiếng khắp  Âu á. Còn trong sữ học Nhật bản có bức thuyền câu dưới mưa của Ikkyu Sogun (1394-1481) cũng là một họa phẩm nổi tiếng khắp thế giới. Sau hết người viết phân tách bài thơ của Nguyễn Khuyến cho thâý Nguyễn Khuyến đã liên hệ và chuyển hóa hình ảnh lấy từ sách Trang Tữ dùng làm thi liệu riêng.

Văn học cổ mang dấu Chúa từ thế kỷ thứ 17.

1. Sấm Truyền Ca của Lữ Y Đoan ?

Chúng tôi để dấu hỏi, vì theo truyền tụng Sấm Truyền Ca là do Lữ Y Đoan viết ra. Tài liệu sử của hội Thừa Sai Paris chỉ cho biết chắc có một Linh mục tên là Louis Đoan. Tài liệu ghi rõ năm chịu chức Linh mục, năm qua đời vì bệnh gì, tên người cha và các anh em, nhìn nhận Ông là người thâm Nho vào bậc nhất ở Đàng trong, nhưng không thấy nói gì Ông là tác giả Sấm truyền ca. Vào thời điểm buổi ban đầu đạo Chúa du nhập VN, xảy ra vụ tranh chấp quyết liệt về quyền cai quản cộng đoàn tín hữu giữa Dòng Tên và hội Thừa Sai Paris vừa được Rôma trao quyền quản trị, nên hội Thừa Sai tìm cách loại trừ Dòng Tên, triệu tập công nghị Hội An, Bắc kỳ 1670 để thực hiện ý định loại trừ Dòng Tên. Ngoài các linh mục của hội, có một số linh mục và thầy giảng VN đựơc tham dự công nghị, tất cả họ đều được đào tạo từ thời các linh mục Dòng Tên. Không rõ tâm trạng của họ thế nào khi họ bị buộc phải tuân phục quyền hành của hội Thừa Sai. Không thấy tên Lữ Y Đoan trong số các linh mục, thầy giảng dự công nghị đó. Tài liệu truyền tụng cho biết : sấm truyền ca bị các linh mục thừa sai cấm đọc vì cho là lạc Đạo. Thư của một chức sắc cao cấp của Hội khuyến cáo từ nay truyền chức linh mục cho người bản xứ  phải cứu xét  thật kỹ lưỡng để khỏi xảy ra những điều đáng tiếc ; không nói rõ là ai, có thể giả thuyết là Louis Đoan chăng.

Sau 1975, một người bạn đưa cho chúng tôi Sấm truyền ca gồm 2 bản chép tay khác nhau đôi chút. Tình hình lúc đó buộc chúng tôi đem gửi STC ở thư viện toà Tổng Giám mục Sài gòn mà chúng tôi nghĩ là nơi  có an toàn hơn và chỉ ông thư ký toà Tổng Giám mục hay biết. Sau một thời gian tình hình ổn định hơn, ông đưa cho một vài vị nghiên cứu ; rồi chúng tôi cũng đem về chụp môt số bản đưa cho môt vài bạn đồng nghiệp Đại học (Công giáo Phật giáo vô thần v.v.) đề nghị họ cho biết những cảm nhận. Tất cả đều rất trân trọng STC và chúng tôi đã công bố những cảm nhận của họ trong một tập biên khảo về các tác giả Công giáo từ thế kỷ 17. Sau đó ở nước ngoài 1997, 2 nhà biên khảo công giáo và không công giáo cũng đã rất trân trọng STC. Sự kiện này cho thấy có một đồng thuận về một văn bản gốc Công giáo giữa nhũng người trong nước, ngoài nước, khác nhau về tôn giáo, ý thức hệ chính trị.(2)

Ngoài những thắc mắc về tác giả, còn những thắc mằc về văn bản. STC có 5 tập viết bằng chữ Nôm, nay chỉ còn tập Tạo Đoan Kinh (Genesis) và một phần tập Lập quốc kinh( Exodus). Những người giói thiệu chú thích STC từ thế kỷ 18 cho bìết STC được soạn ra cho văn nho đọc bản Nôm rất được ưa thích sau đó phiên âm ra quốc ngữ, đông đảo giáo dân cũng rất tán thưởng mặc dầu tác phẩm bị cấm đoán.

Giả sử STC không bị cấm đoán, thì STC có thể đóng một vai trò tương tự bản dịch Kinh thánh của Martin Luther thế kỷ 16 không ? Bản dịch của Luther không phải chỉ có tác dụng trong lãnh vực tôn giáo, tách Tin lành ra khỏi quyền lực tập trung của Roma mà còn có tác dụng lớn lao trên lãnh vực chính trị văn hóa : giải thoát quốc gia Đức ra khỏi sự thống trị của tiếng Latinh, khơi dậy ý thức dân tộc quốc gia Đức, đạt nền tảng cho một văn học Đức được diễn tả bằng tiếng Đức. Chúng tôi nêu giả thuyết STC có thể đóng vai trò tương tự bản dịch kinh thánh của Luther theo nghĩa STC phải chăng có thể thực hiện việc giải thoát văn học VN ra khỏi sự thống trị của chữ Nho, đặt nền mống cho một văn học VN dực trên chữ quốc ngữ là chữ Nôm từ thế kỷ thứ XVIII?

So với Nguyễn Du phóng tác truyện Kiều, Lữ Y Đoan phóng tác STC gặp nhiều khó khăn hơn Nguyễn Du. Nguyễn Du khi phóng tác truyện Kiều, chỉ liên hệ chuyển hoá trong khuôn khổ văn hoá mà ông được đào tạo thấm nhuần là văn hóa dựa trên tam giáo. Nguyễn Du cũng phóng tác truyện Kiều trong khuôn khổ một văn minh gồm nếp sống tinh thần vật chất chung cho cả Trung hoa và VN. Ngoài ra Nguyễn Du không gặp trở ngại gì khi đặt tên người tên đất. Còn Lữ Y Đoan không phải ông chỉ đưa tam giáo vào Sấm truyền cũ mà đua toàn bộ văn hoá VN từ chiêm tinh bói toán, tử vi, tướng số đến ca dao tục ngữ, chuyển hóa kinh thánh cũ thành một tác phẩm VN. Lữ Y Đoan thông thạo Nho học nhưng không thể thông thạo văn hóa Kitô giáo và tiếng Latinh. Dĩ nhiên để làm linh mục, Ông phải biết đọc hiểu tiếng Latinh để có thể làm các nghi thức tôn giáo, nhưng làm sao ông có thể hiểu văn hoá Latinh như văn hoá tam giáo ? Do đó bắt buộc lại phải nghĩ đến một hình thức công tác giữa Lữ Y Đoan và các linh mục dòng Tên là những người am hiểu văn hóa Á đông và VN giúp Oâng sáng tác STC và nhất là tán thành đường lối hội nhập văn hoá của Lữ Y Đoan, tiếp thu đường lối của dòng Tên.

Nhìn nhận giá trị tư tưởng của STC và dự đoán về tầm mức quốc gia quốc tế của STC, (3)chúng tôi thấy :


a. Truớc hết cần tìm ra các bản phiên âm quốc ngữ củ cả 5 cuốn Kinh thánh cũ và nhất là bản Nôm. Ước mong ý định này được thông tin phổ biến rộng rãi trong giới công giáo ở đàng trong, đặc biệt vùng Vỉnh Long, Bến Tre, Cần thơ là nơi đã phát hiện ra STC.


b. Tìm những tài liệu về tác giả tác phẩm trong những thư viện văn khố của hội Thừa Sai Paris và nhất là của Dòng Tên ở Rôma, Bồ đào Nha v.v.


c. Căn cứ vào những gì còn lại của STC, đề ra hướng tìm hiểu liên bản các tư,ø hình ảnh của STC trong mối liên hệ và chuyển hoá của văn bản STC với các văn bản của Trung quốc, VN và các văn bản Kinh thánh đạo Chúa ở phương tây.


Trong phần tài liệu, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những gì chúng tôi đã biết về STC, về Lữ Y Đoan, đăng lại những phát biểu của các vị trong nước, ngoài nước từ 1993 cho đến nay.

2. Những Quan Âm Thị Kính của đạo Chúa.

Trong thời gian du học ở Âu châu, Thanh Lãng đã chụp hình được nhiều bản Nôm Quốc Ngữ thế kỷ 17-18. Về nước dạy học và viết biên khảo, ông đã không mệt mỏi giới thiệu những tài liệu đó trong các tạp chí văn hóa và trong chính tạp chí Nghiên Cứu Văn Học do ông chủ trương vào năm 1967-1971 nhưng hình như không ai lưu tâm những điều ông viết và tiếng nói của ông chỉ là tiếng vang trong sa mạc, ngay cả trong giới Công giáo liên hệ mật thiết với mảng văn học mang dấu Chúa. Hồi 1968 ông xuất bản : "Sách Sổ Sang Chép Các Việc Của Philiphê Bỉnh" mượn danh nghĩa Đại học ĐaLat. Nhưng việc ra mắt cuốn sách này không hề là một biến cố văn học, ngay cả tặng cho các đấng các bậc trong hội thánh cũng không vị nào lưu tâm. Sách còn dư cả đống mặc dù in chỉ có 1000 bản.

Nhưng sau 1975 số sách còn lại không đủ cung cấp cho giới Đại học, viện nghiên cưú từ miền Bắc vào, và chỉ it 1 lâu sau đã thấy xuất hiện những bài biên khảo dựa vào "Sách Sổ Sang" đăng trong tạp chí ngôn ngữ của viện ngôn ngữ học.

Sau 1975 một số giáo sư Đại học Văn khoa Saigon về Văn, Sử, Triết, Ngôn ngữ  "mất dạy", cũng không thể hoạt động gì về văn hóa, tôn giáo ngoài Đại học nên có nhiều thì giờ rảnh dành cho việc khai thác mảng Nôm thế kỷ thứ 17 dưới sự bảo đảm về an ninh chính trị của viện Khoa Học Xã Hội Miền Nam. Họ phiên âm các bản Nôm ra Quốc ngữ, làm tự điển chữ Nôm thế kỷ thứ 17. Một trong các bản Nôm họ phiên âm là bộ các thánh truyện của Maiorica. Về cuối đời, Thanh Lãng viết tập :  "Thử thiết lập  "hồ sơ 2 người con gái : 1, con của Phật ; 1, con của Chúa" xong ngày 27 tháng 11, 1987, trong thời gian ông hay đau yếu và qua đời tháng 12, 1988. Có thể coi bài viết này như một di cảo của Thanh Lãng. ông tự đánh máy , tặng chúng tôi  "Nguyễn Hưng và Nguyễn văn Trung" mỗi người một bản. Để tưởng niệm 10 năm qua đời của Thanh Lãng, Nguyễn Hưng đã đánh văn bản này vào computer nhưng chưa phổ biến rộng rải. Chính trong khi phiên âm "Bộ Các Thánh Truyện" ra quốc ngữ, Ông nhận ra truyện 1 vị thánh tương tự truyện Quan Âm Thị Kính. Trong tập di cảo kể trên, Ông nghiên cứu đối chiếu 2 tích truyện của đạo Chúa và đạo Phật về mặt ngôn ngữ, chữ Nôm thế kỷ thứ 17 là thứ chữ chưa bị Tự Đức sau này san định ; do đó bây giờ chúng ta có một số lượng lớn chữ Nôm thế kỷ thứ 17 còn nguyên vẹn là yếu tố thuận lợi cho việc nghiên cưú thông thời (Diachronique). Thanh Lãng thú nhận không có trong tay văn bản chữ Nôm nào về Quan Âm Thị Kính, ông đành căn cứ vào bản Quan Âm Thị Kính do Thi Nham Đinh gia Thuyết đính chính và chú giải, nhà xuất bản Tân Việt Saigon 1953 ; còn về người con gái của Chúa, Thanh Lãng không tìm ra xuất xứ của Theodora ; vì mấy Theodora ông tìm được lại không phải Theodora mà Maiorica kể trong các thánh truyện.

Tiếp tục công trình của Thanh Lãng, chúng tôi tìm ra được một số bản văn Quan Âm Thị Kính :


1. Truyện QATK, Thiều Chữu chú giải. An Tiêm xuất bản Saigon 1965, in theo bản của nha Thăng Long Saigon 1954. Bản in hải ngoại 1995 Paris.


2. QATK, traduit en Quoc Ngu et publié par Nguyễn ngọc Xuân, 2è edition, imprimerie « Văn Minh » Hải Phòng 1923, bán tại hiệu Ích Kỳ, phố Hàng Giấy Hà Nội, bên trong đề là Quan Âm tân truyện.


3. Quan Aâm trò. Quảng Thịnh libraire Hà Nội 1924, dịch ra quốc ngữ theo bản chữ Nôm.


4. Thị Kính (chèo cổ Thị Kính viết lại) tái bản có sửa chữa Trần huyền Trân. Thiếu mấy tờ đầu nên không rõ nơi xuất bản, nhưng có tờ cho biết tập chèo tích cổ viết lại Lộng chương 1964- 1976.


5. Quan Âm truyện Trương vĩnh Ký miscellanees số 6 Octobre 1888.


6. Ở miền Nam trước 1975, Vũ khắc Khoan xuất bản 2 vở chèo Quan Âm Thị Kính  và Lưu Bình Dương Lễ, chúng tôi để ở Saigon.

Tự điển văn học VN, Lại nguyên Ân, Bùi văn Trọng Cương biên soạn, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1995 nói đến bản Quan Âm tân truyện, đưa ra giả thuyết do Nguyễn Cấp phóng tác mà không cho biết dựa vào đâu ; Thanh Lãng trong di cảo nói là do Nguyễn Huệ Chi, cũng không rõ Nguyễn huệ Chi dựa vào đâu. Ngoài ra tự điển văn học cho biết những vở chèo được phổ biến ở miền Bắc đầu thế kỷ 20 nhưng không nói rõ bản nào. Chúng tôi đã gửi thư cho 2 ông đề nghị xác định các văn bản, đạc biệt các bản chèo cải biên sau 1945, có những bản nào ?(4)


Qua những bản văn hiện có, người đọc nhận ra truyện QATK đã được chuyển hoá từ văn vần sang văn xuôi (bản của Trương vĩnh Ký và bản chèo), từ ý hướng tôn giáo coi bản văn như lời kinh không phải (« theo nghĩa thế gian mà là xuất thế gian nên Thiều Chữu để độc giả chăm chỉ niệm mà tự độ, tự tha, tự giác, giác tha »)  sang ý hướng ngừng lại ở thế gian lấy việc mua vui giải trí mà giáo hoá : "ông giăng khuyết, ông giăng lại tròn, con gái tơ quá lứa cái má mòn, má mòn không xinh, lắng tai nghe tiếng nói, tiếng nói hữu tình…v.v."  Lời giáo đầu Quan Âm trò. Chuyển hóa nghĩa là biến thể các thể loại văn học nhưng không biến chất biến cốt truyện, yếu tố chính không thay đổi  thành yếu tố phụ, coi yếu tố phụ là chính mà chèo cải biên có thể vấp phải.

Làm phân tách cấu trúc truyện kể qua các bản văn sẽ xác định được yếu tố nào là cốt lõi không thể thay đổi so với yếu tố phụ thay đổi tùy mỗi văn bản. Phân tách cấu trúc đua đến phân tách ký hiệu để tìm ra những mô thức (motif) nghĩa là những hình ảnh mẫu như hình ảnh lảo chài câu cá. Mô thức của các bản QATK là gái giả trai đi tu, nhưng có những trường họp giả trai làm tướng, giả trai đi thi như truyện Phương Hoa lấy tên là Cảnh Yên, ôn luyện kinh sử thi đổ tiến sĩ được vào chầu vua giải oan cho gia đình nhà chồng. Một mô thức gắn liền với mô thức giả trai là mô thức mang cái bầu như truyện QATK.

Đi tìm những bản văn có cùng một mô thức là thực hiện nghiên cứu liên bản, xác định mối liên hệ giữa các bản văn trong khuôn khổ văn học VN ; rồi vượt ra khỏi văn học VN đi tìm những QATK của đạo Chúa trong khuôn khổ văn học Tây phương. Đó là theodora của đạo Chúa. Theodora trong hạnh các thánh của Maiorica cũng không phải nữ thánh duy nhất mà ít ra có 3 : Theodora, Marina, Margaret Pelagia. Larissa Tracy đã hoàn thành một luận án tiến sĩ ở Đại học Trinity College, Dublin xuất bản năm 2003 D.S. Brewer. Cambridge. « Women of the Gilte legende a selection of Miđle English Saints Lives. Luận án này cho biết xuất xứ truyện các thánh thời trung cổ của Aâu Châu là bộ : The Golden Legend,hay Légendes doreés do Jacobus de Voragine biên soạn ; ông này là linh mục dòng Đa Minh sau làm Giám mục thế kỷ 13(1231-1298). Gốc của bộ này bằng tiếng La tinh được dịch ra hầu hết các tiếng Âu châu cho thấy việc tôn sùng các thánh thịnh hành thế nào từ thời Trung cổ ăn sâu vào nếp sống cuả người dân  mà hầu hết tên riêng tên thành thị tên đường xá được đặt bằng tên các thánh. Truyện các thánh rất nhiều phần lớn đều do dân chúng phong chứ không phải Roma.

Từ thế kỷ 17 dần dần được thành lập 1 khoa tạm dịch là địa chí hạnh các thánh (hagiographie) phê phán gạn lọc những yếu tố quá đáng thổi phồng khó tin, hậu quả là làm giảm bớt đáng kể số truyện các thánh. Mục đích hạnh các thánh nhằm ca tụng lòng đạo đức thánh thiện của các cá  nhân nam nữ phần lớn thuộc giới tu trì để thuyết phục người theo đạo noi gương các thánh nhân. Người ta cũng ghi nhận những hướng khác nhau xây dưng truyện các thánh hoặc nhấn mạnh vào giai đoạn chót, cái chết, hoặc lưu tâm tới cuộc đời 1 người. Diễn tiến lịch sử truyện các thánh tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi giai đoạn : thời kỳ 3, 4 thế kỷ đầu hầu hết chỉ có các thánh tử vì đạo. Đó là thời kỳ đức tin tôn giáo bị đe doạ ngay chính sự tồn tại của nó và thời kỳ sau kéo dài nhiều thế kỷ, trong đó đạo Chúa được ổn định nên mới có những vị thánh ẩn tu, tiến sĩ, lập dòng, đồng trinh v.v. Một điểm khác là truyện các thánh thường được xử dụng ngoài nhà thờ trong những lúc nhàn rỗi như đọc truyện các thánh trong bữa ăn ở các nhà dòng, trong các cuộc hành huơng rước ảnh tượng hoặc ngâm nga vản vè diễn tuồng.

 
Tìm hiểu các giai đoạn diễn tiến của hạnh các thánh, mới hiểu tại sao ở VN từ thế kỷ 17 đến nay Công giáo VN chỉ có truyện các thánh tử vì đạo như thời kỳ đầu của Roma vì người công giáo VN vẫn chưa có những thời kỳ ổn định lâu dài để có được những thánh khác như Aâu châu. Có lẽ vì thế nhiều truyện trong bộ các thánh truyện  của Maiorica đã không được công giáo VN lưu tâm nên đã mai một đi trong đó có truyện Theodora. Chủ đề truyện Thị Kính Theodora là nỗi oan về mặt tình ái ; có nỗi oan về mặt đạo lý bị cáo gian ăn trộm ăn cắp và nỗi oan về chính trị. Hình tượng nỗi oan Thị Kính về tình ái chưa được chuyển hoá sang nỗi oan về chính trị. Người công giaó VN phải làm gì để giải oan về chính trị ? Nhìn một cách sâu xa có thể nói dù người công giáo có làm gì đi nữa nỗi oan Thị Kính về chính trị cũng chưa được giải toả bao lâu những người không Công giáo còn coi người công giáo như vật tế thần (bouc emissaire) để trút những thất bại thua kém về chính trị văn hoá do sự xâm lăng văn hoá chính trị của người Pháp ở VN cho người Công giáo theo lối nhìn của Rene’ Girard  một nhà nhân loại học người Pháp. Và hơn nữa bao lâu những người ngoài Công giáo chưa dám nhìn lại chính mình qua người theo đạo Chúa để xem mình cũng đã tây phương hóa đến mức độ nào, một văn hóa tây phương bắt nguồn từ đạo Chúa.

Sau cùng ai thực sự biên soạn bộ các thánh truyện mang tên Maiorica ? Theo Philiphê Bỉnh đó là hòa thượng Thành Phao (5) Hoà thượng này dẫn một số nhà sư gặp trao đổi với Maiorica rồi sau ở lại theo đạo vào dòng Tên được đạt tên thánh là thầy Phanxicô. Sau khi thầy Phanxicô qua đời tên thầy được ghi vào lịch để kính nhớ biết ơn công lao soạn thảo các kinh và biên tập các truyện mang tên Maiorica. Còn nhóm Thanh Lãng Nguyễn Hưng Vũ văn Kính phiên âm bản Nôm thì cho rằng 1 người ngọai quốc dù thông thạo chữ Nôm đến đâu đi nữa cũng không thể viết chữ Nôm nhuần nhuyễn như thế. Do đó lại phải đưa ra giả  thuyết bộ các thánh truyện là công trình hợp tác giữa Maiorica và hoà thượng Thành Phao vì một đàng không thể viết chữ Nôm nhuần nhuyễn một đàng không thể thông thạo tiếng Latinh tìếng Ý văn hóa Kitô giáo. Còn lý do một hoà thượng theo đạo Chúa có thể nêu giả thuyết giải thích do thái độ trân trọng hoà thượng và trân trọng đạo Phật của Maiorica và nhất là do đường lối hội nhập văn hóa của dòng Tên. Nếu 1 nhà nho như Lữ Y Đoan và 1 hoà thượng như hoà thượng Thành Phao gặp gỡ đaọ Chúa không đòi hỏi phải từ bỏ những tin tưởng cùa mình va chỉ thấy tôn giáo mới làm phong phú hơn tôn giáo của mình thì có thể theo đạo mới đó.

Chúng tôi đặc biệt lưu ý tới tầm quan trọng của bộ Các Thánh Truyện không phải về nội dung kể truyện ông thánh này bà thánh kia mà ngay người theo đaọ Chúa cũng cảm thấy xa lạ, nhưng vì đây là gia tài văn hóa của VN về mặt văn học ngôn ngữ kiến trúc.

a. Nếu chỉ có truyện 3 bà thánh Theodora Merina và Peilagio mà người ta làm đưọc một luận án tiến sĩ, tại sao mối liên hệ giữa ba bà thánh đó với Quan âm Thị Kính lại không cho phép làm 1 luận án hấp dẫn hơn ?


b. Nghiên cứ liên bản ; liên hệ các bản văn với các bức họa. Trong các nhà thờ lớn ở VN có nhiều kính mầu trang trí (vitraux) về sự tích Chúa, Đức Mẹ các thánh. Đây là 1 lảnh vực chưa ai lưu tâm xem những kính màu đó vẽ những vị thánh nào có những nét sáng tạo nào biểu lộ hội nhập văn hóa VN ; nếu có thì đề tài này không phải chỉ đáng cho giới kiến trúc lưu tâm mà cả cho ngành du lịch

c. Về ngôn ngữ


1. Cấu tạo chữ Nôm thế kỷ thứ 17 theo những qui luật mà nhóm Thanh Lãng Nguyễn Hưng đã phác hoạ.


2. Cấu tạo từ kép, câu của tiếng Việt hằng ngày, thuần Việt rất ít chịu ảnh hửơng  ngữ pháp Trung hoa và chưa chịu ảnh hưởng nào của ngữ pháp Tây phương.


3. Thực hiện 1 index các tên đát tên ngườì ; thực hiện 1 bản kê khai các từ phát sinh từ gốc cho thấy những từ thông dụng ngày nay đã đươc dùng ở thế kỷ 17 và những từ nào đã sáng chế ra do  nhu cầu hội nhập văn hoá. Chẳng hạn từ thầy. Nhận diện những từ đã quen dùng bây giờ xem đã được dùng từ thế kỷ thứ 17 và những từ mới do công giáo sáng chế ra : thầy thuốc, thầy lang, thầy đồ, thầy chùa, thầy bói, thầy giáo và những từ do công giáo đặt ra : thầy cả, thầy dòng, thầy giảng, đức thầy, đứng làm thầy. Hiện nay nhóm Thanh Lãng đã thực hiện xong bản phiên âm nay cần đánh máy trên computer vì bản đánh máy trên giấy màu vàng sau năm 1975 không thể xaì được và cần một sô người kiềm tra về các dấu đánh sau đó mấy chuyên gia thực hiện bản index đối chiếu kể trên lúc đó bộ truyện mới có thể giúp ích cho các người nghiên cứu hay làm luận án xử dụng được. Thanh Lãng đã qua đòi, Nguyễn Hưng Vũ văn Kính gần 80 vì thế phải có những người tiếp nối ngay từ bây giờ những việc họ đã và đang làm.(6)

3-Về các thánh mẫu của chúng ta.

Thánh Mẫu Maria – Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tín Ngưỡng Dân Gian cửa ngỏ đưa vào tôn giáo và là nơi hội nhập văn hóa VN của tôn giáo.

Trong tiếng Việt, chữ 'đạo' được dùng để gọi đạo thờ ông bà, đạo Cao đài, đạo Dừa, đạo Nho, Lão Phật đạo Chúa. Chúng tôi đề nghị dùng từ tín ngưỡng dân gian để gọi các đạo xuất phát từ dân chúng VN, còn từ 'đạo' để chỉ các đạo du nhập từ ngoài vào như tam giáo, Kitô giáo. Người theo đaọ Chúa khi thấy để ngang hàng Đức Mẹ cuả mình với Chúa Liễu có thể cho là xúc phạm vì hiểu Thánh Mẫu Maria thuộc tôn giáo, còn Chúa Liễu thuộc tôn giáo dân gian kể như mê tín dị đoan. Xin thưa với những người Công giáo cảm thấy bực bội: đối với người không tin theo đạo Chúa, thì nhiều cách tôn sùng Đức Mẹ của người Công giáo cũng là một thứ mê tín dị đoan. Đó là quyền của người ta, cũng như quyền cuả người tin sùng kính Đức Mẹ và quyền của người tin thờ các thánh mẫu VN như Chuá Liễu. Phải tôn trọng niềm tin cuả người ta. Những xu hướng nghiên cứu khoa học xã hôị về các tín ngưỡng dân gian hiện nay dù khác nhau về quan điểm giải thích đều đồng ý tôn trọng tín ngưỡng dân gian, thậm chí có xu hướng coi tín ngưỡng dân gian là cửa ngỏ đưa vào tôn giáo và là nơi hội nhập văn hóa của tôn giáo.(7)

Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề truyền thông đại chúng : lời Chúa, lời Phật nói cái gì và nói với ai. Người nghe chỉ có thể tiếp nhận được sứ điệp của Chúa của Phật nếu có sẳn một tâm thức tiềm ẩn trước là niềm tin thuộc tín ngưỡng dân gian được biểu lộ qua các tập tục thờ cúng. Chúa Phật nói với con người cách này hay cách kia qua kinh thánh kinh Phật hay qua giấc chiêm bao, những lần hiện ra, những phép lạ chữa khỏi bệnh được ghi lại trong các truyện kể truyện truyền thuyết v.v
.
Chúng tôi không nói về Đức Mẹ Maria theo các kiến thức thần học, thánh mẫu học mà chỉ nói về Đức Mẹ qua tâm thức tôn sùng những Đức Mẹ của người công giáo VN như Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ Trà Kiệu Đức Mẹ Bến Tre v.v. Không phải chỉ giáo dân mà cả trí thức cũng tin Đức Mẹ Lavang. Xin giới thiệu 2 chứng từ :

1. Ông Nguyễn Lý Tưởng trong nguyệt san Đức Mẹ Hàng Cứu Giúp số 119 tháng 6, 1996 đang bài : « Nhớ về Lavang » cho biết ông là 1 đứa con cầu tự. Mẹ ông liên tiếp sinh 5 người con đều chết khi còn nhỏ không nuôi sống đưọc người nào. Cha Mẹ ông thường dến cầu nguyện Đức Mẹ Lavang xin cho được 1 con trai và bà đã được toại nguyện. Khi lớn lên ông hay đi Lavang để cảm tạ Đức Mẹ vì tin mình là đứa con cầu tự. Ông cũng kể lại 1 trường hợp khác : bà Maria Mông Hoa bạn gái cùng học ở Đại Học Văn Khoa Huế với ông . Cụ thân sinh cuả bà làm quan ở Quảng trị. Bà Mệ nghe nói Đức Mẹ Lavang rất linh thiêng nên dù không phải ngườì theo đạo Chúa bà cũng theo thiên hạ đi Lavang cầu khẩn xin Đức Mẹ cho có được 1 đứa con gái. Một hôm bà cụ nằm mơ thấy 1 người đàn bà rất dẹp mang đến cho bà 1 bó hoa hồng rồi bà cụ có thai sinh được con gái. Gia đình đều cho rằng người con gái này là con cầu tự củ a Đức Mẹ Lavang nên cho cô theo đạo lấy tên là Maria Mộng Hoa.

2. Tổng GM Nguyễn văn Thuận viết  "5 chiếc bánh và 2 con cá" kể lại những kỹ niệm đặc biệt thời gian ở tù sau năm 1975. Kỹ niệm gây xúc động hơn cả của ông có lẽ là trường hợp 1 cán bộ đảng viên ở tù nằm cùng buồng trở thành bạn của ông ., Trước ngày ra về ông hứa với ông Tổng Giám Mục :  "nhà tôi ở Long Hưng chỉ cách Lavang 3km, tôi sẽ đi Lavang cầu nguyện cho anh’. Ông Tổng Giám Mục viết tiếp :’tôi tin lòng thành thật của anh bạn nhưng tôi hoài nghi một người cộng sản mà đi cầu nguyện Đức Mẹ lavang cho tôi’. Ít lâu sau Ông TGM nhận được thư của ông Hải : ‘ lạ lùng thật, lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau :’ anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh tôi sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ Lavang cho anh. Mỗi chủ nhật, nếu trời không mưa lúc nghe chuông Lavang, tôi lấy xe đạp vào trước đền Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này : ‘thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi hứa sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy’ » tôi hết sức cảm động… Điều ông TGM Thuận xin là được trả tự do. Ít lâu sau Đức Mẹ đã thỏa mản ước vọng của ông : ông kể tiếp : ‘một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa nghe điện thoại cuả chiến sĩ trực reo. Biết đâu có tin gì cho tôi đúng rồi hôm nay là ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh 21 tháng 11’ . Ông được đưa đến nhà khách chính phủ gặp Oâng Mai chí Thọ bộ trưởng bộ nội vụ.


Ông này hỏi Ông : Ông có nguyện vọng gì không ?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ.
- Hôm nay.

ÔngTGM tin hôm nay là ngày lễ Đức Mẹ nên dám chắc xin như vậy. Ông Bộ Trưởng quay qua bên người bí thư :’ hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của Ông.’

‘Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà được cả dấu chỉ’. TGM bị bắt ngày 15 tháng 8 ngày lễ lớn kính Đức Mẹ và ngày được tha cũng là ngày lễ kính Đức Mẹ. Có lẽ chỉ là tình cờ vì khó tin những người cầm quyền đã tính toán sắp xếp  theo lịch công giáo mà bắt và thả Ông TGM đúng vào các ngày lễ kính Đức Mẹ. Nhưng đối với Ông TGM đó là những dấu chỉ và Oâng tin như thế. Ông xuất bản 1 tập sách nhỏ :Sứ điệp Lavang. Ông là một chức sắc cao cấp của giáo triều Vatican, 1 đại trí thức bằng cấp đầy mình, thừa khả năng biên soạn những bài giảng bày tỏ những kiến thức thần hoc, thánh mẫu học. Ông đã không làm như thế mà chỉ có những khuyến cáo cách thức cầu nguyện, đặc biệt sáng tác bài Cầu nguyện cùng Đức Mẹ Lavang như Ông Bà ta ngày xưa. Đây là 1 bài thơ Nôm na dễ hiểu theo thể lục bát.

TGM Thuận tin Đức Mẹ Maria của đạo Chúa và cũng tin Đức Mẹ Lavang. Điều tin sau không phải là điều buộc phải tin vì sự tích Đức Mẹ Lavang chỉ theo lời truyền tụng : các giáo dân trốn tránh bắt đạo tại vùng Lavang họp nhau đọc kinh nơi một gốc đa,  bổng nhiên Đức Mẹ hiện ra mặc áo choàng rộng tay bồng Chúa Hài Đồng, có 2 thiên thần cầm đèn chầu 2 bên. Đức Mẹ dạy hái lá quanh đó nấu nước uống sẽ chữa lành các chứng bệnh. Sự tích còn kể thêm : những người bên lương đi làm thường đến vái lạy tại cậy đa ở phừơng Lavang vì nghe nói có một bà linh thiêng hiện ra nơi đây và họ xây 1 cái miếu dưới gốc cây đa. Hồ ngọc Cẩn đã lược tóm những lời truyền khẩu về sự tích Chùa Ba Làng. Chức sắc Ba Làng huyện Lavang đều nằm chiêm bao ban đêm thấy Đức Phật hiện về nói phải dời tượng Phật nơi cây đa đi nơi khác. Sáng hôm sau họ hỏi thăm nhau tất cả đều  chiêm bao thấy Đức Phật về dạy như vậy. Mấy hôm sau ban đêm Đức Phật lại hiện về nhắc vụ dời tượng ; vì thế các chức sắc đều đến các nhà có đạo kể lại mọi việc xảy ra, đề nghị nhường chùa lại cho bên đạo thờ Đức Mẹ. Sự tích Lavang đã được kể lại và lưu truyền trong bài vãn cỗ về Lavang mà chúng tôi sẽ trích lại trong phần tài liệu. Sự tích Lavang đưọc dân chúng lương giáo kể lại trong bài vãn cổ thật hay. Bên giáo phát hiện chỗ Đức Mẹ hiện ra ; bên lương cũng đến vái lạy cầu khẩn rồi làm 1 cái miếu. Nhưng Đức Phật hiện ra 2 lần báo mộng các chức sắc 3 làng Thạch Hản Cổ Thành Ba Trừ phải dời miếu Phật đi chỗ khác nhường lại cho Chúa Bà bên giáo. Cho đến ngày nay lương giáo vẫn đến cầu nguyện Đức Mẹ Lavang và có những người được toại nguyện. Đức Mẹ Lavang không có những lần hiện ra rõ rệt như ở Lộ Đức, Fatima, nhưng chính niềm tin Đức Mẹ hiện ra là có thật củq người dân lương giáo làm cho sự kiện hiện ra là có thật không cần bằng cớ nào khác.

Đối chiếu sự tích Đức Mẹ Lavang dựa vào những truyền thuyết dân chúng kể lại những phép lạ Đức Mẹ đã làm những cách thức thờ kính tôn sùng với các sự tích về các thánh mẫu VN cũng được tôn sùng đặc biệt thánh mẫu Liễu Hạnh không thể không nhìn nhận có những nét chính những mô thức chung cuả viecä thờ kính các thánh mẫu. Về tài liệu hiện nay chúng tôi có 2 cuốn cuả Ông Vũ ngọc Khánh cộng tác với nhiều người khác chuyên khảo sát đề tài về thần thánh VN : cuốn Vân Cát Thần Nữ nhà xuất bản Văn Hoá Dân tôc Hà Nội 1990 và cuốn : Nữ Thần và Thánh Mẫu VN nhà XB Thanh Niên Hà Nội 2002. Trong Vân Cát Thần Nữ, Vũ ngọc Khánh giới thiệu cuốn Le culte des immortels en Annam của Nguyễn văn Huyên (imprimerie d’extreme-orient Hanoi 1944) chúng tôi hiện có nguyên bản tiếng Pháp. Ngoài ra chúng tôi tìm được bài : La deésse Lieu Hanh, par Đào thái Hành, secretaire du conseil de Regence đăng trong số 1 BVAH 1914 với chú thích đây là 1 bài tham luận trong một buổi hội thảo ngày 17 tháng 4 năm 1914 cho biết tác giả đã dựa vào những tác phẩm sau đây để biên soạn : Hoàng Việt điạ Dư, Đại Nam Nhất Thống Chí, dã sử, văn bản của thư viện triều đình, Vân Cát Thần Nữ tân truyện của Đoàn thị Điểm, Thanh Hoá Kỳ Thắng của Vương duy Trinh. Sau cùng tác giả cho biết nhiều đền chuà thờ Liễu Hạnh trong vùng phụ cận Huế được nói đến trong bài Enumeration des pagodes et lieux de culte de Huế du docteur Sallet et Nguyễn Đình Hòe BAVH , I trang 84-85)

Trong « (la tradition religieuse spirituelle, sociale au VN. Sa confrontation avec le christianisme) Joseph Nguyễn Huy Lai , Beauchesne Paris 1981 luận án tiến sĩ thần học tác giả xếp thánh mẫu Liễu Hạnh ở chương nói về Lão Tử và các thần tiên gốc VN. Sự tích gốc thần tiên và các văn thơ được gán cho Liễu Hạnh có nhiều văn chầu, văn giáng bút cho thấy ảnh hưởng trội bật của Lão Giáo trong việc tôn sùng các thánh mẫu bất tử. Nhưng ông Nguyễn Huy, giáo sư ban sữ địa đại học văn khoa Sài Gòn trước 75 hiện cộng tác với phân khoa nhân loại học, Đại học Laval, Quebec, phát hiện được một tài liệu chứng minh Liễu Hạnh không phải là một nhân vật thần tiên giáng thế mà là một người thực, căn cứ vào một gia phả, di chúc cuả gia đình sau mới hiển thánh trỡ thành linh thiêng như đức thánh Trần Hưng Đạo. Giáo sư sẽ trình bày chi tiết phát hiện kể trên.

Các văn bản hiện có về sự tích Liễu Hạnh đều nói giống nhau qua những nét chính tương tự sự tích về Đức Mẹ lavang. Chúng tôi cần có những chứng từ hoặc do chính những người được các thánh mẫu và Đức Mẹ Lavang phù trợ cứu giúp nói ra hoặc do những người khác ghi lại. Về Đức Mẹ Lavang có khá nhiều chứng từ như 2 chứng từ đã giới thiệu ở trên còn về Liễu Hạnh và các thánh mẫu khác thì chưa có chứng từ. Về thàn tiên thánh mẫu nói chung, chúng tôi đã sưu tầm được 1 số những điều tra phóng sự đăng trong các báo ở VN từ khi có chính sách gọi là mở cửa và theo kinh tế thị trường. Chỉ xin giới thiệu ở đây 1 vài đoạn bài « Thánh Thần Ký Sự » đăng trong tuần báo Lao Động số 17 tháng 6 năm 1997 :

‘Nghiệm ra từ ngày có chính sách mở cửa, thì cửa tất cả các đình đền chùa miếu cũng rộng mở theo… các bậc thánh thần ở VN mình hình như quen sống với dân chúng vốn nghèo khổ nên các Ngài cũng rất bình dân. Đi đến bất kỳ đâu ta cũng dễ dàng gâp được các Ngài. Theo Nguyên Hà người viết bài phóng sự : cái hay của hiện tượng phát triển kinh doanh thần thánh là giảm bớt được 1 số tỉ lệ thất nghiệp, tạo ra một số nghề ăn theo : như nghề giữ xe, nghề buôn hương hoa vàng mã, nghề viết sớ, nghề hát cung văn hầu bóng, nghề đội lễ thuê và theo sát những người đi đền chùa nghe họ xin thánh thần điều gì tác giả mới hiểu tại sao tham nhũng  buôn lậu trốn thuế trở thành quốc nạn. Họ xin những gì ? Nội dung đaị loại đi chôm chĩa mà không bị bắt, đi buôn lậu mà qua được mặt hải quan công an thuế vụ, liên doanh thì lưà đươc những đối tác, không có vốn mà lập được công ty không thời hạn vô trách nhiệm. Một chị khách hành hương cầm 3 nén hương mắt lim dim chắp tay khấn thế này : con cắn rơm cắn cỏ con lạy vua cha thánh tổ trong nước Nam ngoài nước Đế, xin người phù hộ độ trì cho con được muôn sự như ý, vạn sự tòng tâm. Con đi đông lọt đông, con đi tây thoát tây, bán đất buôn may, lạy người mở baì ; công an thuế vụ có mắt như mù, có tai như điếc có mồm như câm..’

Chắc hẳn cũng có những điều cầu khẩn chính đáng chưa được phản ánh trong báo chí. Còn sự kiện lợi dụng niềm tin tôn giáo cho những mục tiêu chính trị thương mại thì đâu cũng có. Ở Đức người ta khám phá ra 1 vụ ngụy tạo Đức Mẹ hiện ra để kinh doanh du lịch. Ai ghé Lộ Đức sẽ thấy cảnh buôn thần bán thánh qui mô và công khai. Những lạm dụng tôn sùng Đức Mẹ đã làm cho những tâm hồn đạo đức như thầy dòng Martin Luther phẩn nộ đứng ra lập đạo mới. Nhưng không phải vì thế mà Tin Lành huỷ bỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ dựa vào kinh thánh. Trong một dịp ghé Strasbourg chúng tôi được một giáo sư chuyên về kinh thánh giới thiệu nơi hành hương Đức Mẹ ở Schauenberg vùng Alsace tặng chúng tôi 1 tập hình ảnh về nơi hành hương này có từ thế kỷ thứ 15 trong đó đăng bài của Luther cầu nguyện Đức mẹ qua việc suy gẫm kinh Magnificat thật cảm động.

Chúng tôi dự định tìm hiểu mô thức chung của việc tôn sùng Đức Mẹ Lavang, Trà Kiệu  Bến Tre ở VN liên hệ đến việc tôn sùng các thánh mẫu VN rồi liên hệ việc tôn sùng ở VN với các nước khác như Đức Mẹ Naju ở Đại Hàn, Đức Mẹ Medjugorje Nam tư, Đức Mẹ Lộ Đức Pháp , Đức Mẹ Fatima Bồ Dằo Nha.

Sau cùng sẽ trở lại Đức Mẹ Maria của kinh thánh và Đức quan thế Âm bồ tát của kinh Phật. Trong thực tế người theo đạo Chúa tôn sùng Đức Mẹ hơn cả Chúa Giêsu cũng như người theo đaọ Phật tôn sùng Quan Thế Âm Bồ tát hơn Đức Phật vì vai trò cầu bầu phù trợ của người Mẹ.


Trong giòng thơ VN cảm ứng từ kinh thánh chúng tôi sẽ tìm hiểu bài Ave Maria của Hàn Mặc Tử liên hệ với tư tưởng thần học của Augustin và thơ Paul Claudel, đối chiếu bản hòa tấu Đấng cứu Thế của Handel với Đức Chúa Bà tự tích vãn, một bài vãn cổ in khổ nhỏ 28 trang mà chúng tôi thấy tại nhà một ông cha sở và khi ngỏ lời xin thì ông cho ngay vì ông coi là thứ văn cổ lỗi thời đọc không hiểu. Bài vãn này có thẻ sánh với bản hoà tấu vì về lời cả 2 cùng có 1 cấu trúc dựa  vào những trích dẫn kinh thánh giống nhau.

Chú thich : người Bắc vào Nam năm 1954 đem theo bà Chúa Liễu lập đền thờ chung quanh Saigon , sau năm 1975 những người tôn sùng Chúa Liễu cũng mang ra nước ngoài một chỗ chúng tôi biết thờ Liễu Hạnh là Montreal. Xem « le Thọ Mẫu un chamaisme Vietnamien. Louis Jacque Dorais, Huy Nguyễn 1998 ». Người công giáo VN ra nước ngoài cũng mang Đức Mẹ Lavang theo. Một chỗ chúng tôi biết là giáo xứ Đức Mẹ Lavang ở Portland, OR, Hoa Kỳ.

4-Hồ Ngọc Cẩn


Hồ ngọc Cẩn có lẽ là người nói về lý luận văn học sớm hơn cả vào đầu thế kỹ 20. Ông là người thấm nhuần Nho học đồng thời am hiểu Tây học viết về lý luận văn học theo truyền thống trước khi VN có giao lưu văn hóa với Tây phương. Lề lối này  dựa vào phân loại diễn từ để  phân loại văn chương tương tự lối nhìn của T. Todorov tiêu biểu cho một xu hướng ngữ học hiện nay về văn học ở tây âu. Ông viết một loạt bài về thi phú qui pháp dạy cách kiểu làm vãn vè, thi cú, văn phú hịch, tuồng, đăng trong tờ báo Nam Kỳ Địa phận số 234 (3  tháng 7 năm 1913). Sau đó những bài này được bổ xung gọi là văn chương Annam, thi phú Annam in ở Hồng Kông 1919 và văn chương Annam ( litterature annamite) cũng in ỏ Hồng Kông năm 1933.


Ôngbiên soạn 1 tuồng theo đúng qui cách tuồng cổ : tuồng 7 mối tội đầu (nhà in Qui Nhơn 1922) vì trong khi nói về tuồng ông có chê trách những sáng tác tuy đề là tuồng nhưng thực ra là kịch hiểu theo tây phương như tuồng Cha Minh, Tuồng Thương Khó của Nguyễn  Bá Tòng.


Ưu điểm công trình biên khảo của Hồ ngọc Cẩn ở chỗ :


1. Đưa ra những giải nghĩa vắn gọn chính xác dễ hiểu về các thể loại văn cổ dạy cách làm những thể loại văn cổ đó. Ngoài ra có  thêm phần bàn về gốc tích quốc văn, gốc tích tiếng Annam, gốc tích cách thức chữ Nôm, chữ Quốc ngữ v.v.


2. Cung cấp những trích dẫn thơ văn cổ đã tuyệt tích hay rất ít còn nghe nói đến đối người đọc ngày nay.


3. Cho thấy đạo Chúa du nhập VN đã xử dụng thế nào các thể văn cổ để diễn tả tâm tình tôn giáo cuả người VN.


Hồ ngọc Cẩn là Linh mục thuộc địa phận Huế sau làm giam mục địa phận Bùi Chu.
Trong chiều hứơng tìm hiểu đạo Chúa du nhập văn hoa VN, chúng tôi mong giới thiệu một số nét của ghi nhận số 3 nói trên và tuồng 7 mối tội đầu mà HNC đã tự giới thiệu : ‘ tuồng này đặt theo kiểu tuồng An Nam, cho nên có nói lối, có bài hát Nam, Khách, Bạch, Thán nghe có vui có thâm’ »

5-Vãn và tuồng


Người đọc chưa hề nghe nói đến vãn và tuồng nhà đạo trông thấy tập vãn và tuồng này có thể ngạc nhiên làm sao đạo Chúa có thể có tuồng và nhiều đến thế vì tâp vãn tuồng này trên 600 trang, in lần thứ 3, imprimerie de la mission Tan Dinh Saigon 1899. Mở tập này ra người đọc có thể ghi nhận :


1. Không có bài giới thiệu tập sách các tác giả.


2. Không sắp xếp vãn tuồng theo thể loại văn học, thời gian biên soạn ấn loát.

Do đó cuốn sách tương tự 1 tác phẩm văn học dân gian vô danh.


Người lưu tâm biết ít nhiều mảng văn học VN mang dấu Chúa có thể ghi nhận thêm :


1. Đây là 1 tuyển tập vãn tuồng vì có nhiều bài vãn tuồng lưu hành trước khi có tập này không thấy có trong tập. Ngoài ra có những văn bản khác nhau có cùng 1 đề tài. Chẳng hạn tuồng DaviT Thánh Vương trong vãn và tuồng khác tuồng Đavít Thánh Vương do Hồ văn Dũng sao chép có bản Nôm mà nhóm thư  tịch Hán Nôm Công giáo nhà xuất bản Dũng Lạc, Houston 1998 đã phiên âm ra quốc ngữ.

2. Những vãn tuồng nhà đạo cho thấy các tác phẩm biên soạn theo các thể loại cổ văn không lấy những nhân vật tích truyện từ văn học Trung quốc mà lấy từ Kinh thánh hay từ văn học cổ của đạo Chúa ở Tây phương. Người đọc nhận thấy 2 thể loại văn học dân gian chèo và vè không được xử dụng phải chăng vì hai thể loại văn học này mang tính chất châm chích đả kích không phù hợp với tinh thần tôn giáo. Trong phần tài liệu chúng tôi sẽ gìới thiệu Ông Nguyễn văn Sâm đã phiên âm chữ Nôm chú thích nhiều tuồng đời làm nghiên cứu đối chiếu các tuồng đời với tuồng đạo, Ông Lê Phụng khảo sát nội dung tuồng Davit Thánh Vương hội nhập văn hóa dân gian qua truyện Thạch Sanh, truyện Thánh Gióng và xử dụng lối phân tách của M. Bakhtine(8). Tuồng đạo viết ra không phải để đọc mà để trình diễn. Trong lời nói đầu giới thiêụ tuồng Davit Thánh Vương nhóm Hán Nôm đã cho biết Giám Mục Trần xuân Hạp giáo phận Nghệ Tĩnh khi còn thiếu thời Ngài đã đóng 1 vai trong vở tuồng này. Tuồng Joseph của Trương Minh Ký, không công gíáo viết có bản văn ghi nơi trình diễn và nếu tìm các báo đương thời cuối thế kỷ 19 sẽ có thể biết phản ứng của khán giả thời đó.

6-Hội Đồng Tứ Giáo với Ý Hướng Biện Giáo

Vào thời kỳ đầu đạo Chúa du nhập VN có những bất dồng nghiêm trọng giưã các linh mục dòng Tên và các linh mục hội Thừa sai Paris về quan đìểm hội nhập văn hóa VN hay chống lại. Ý hướng biện giáo nằm ở trong quan điểm chống lại hội nhập văn hóa. Một số tác phẩm tiêu biểu cho ý hướng này hiện nay chúng tôi chỉ mới có cuốn hội đồng tứ giáo bản Nho bản Nôm bản Quốc ngữ. Còn cuốn biện phân tà chánh thì chưa có. Nguyễn Hưng đã giới thiệu bản quốc ngữ bản Nôm, bản Nho. Nhóm thư  tịch Hán Nôm ở Houston có bản Nôm bản Nho phiên âm ra quốc ngữ và chú giải. Chúng tôi cũng có bản quốc ngữ 2 bản Nôm Mai quốc Liên phiên âm và chú giải nhưng vẫn còn ở tình trạng bản thảo.


Ý hướng biện giáo trái ngược với ý hướng hội nhập văn hóa nên không thể chấp nhận được về mặt nội dung chỉ còn có ích nếu muốn khai thác về mặt hình thức ngôn ngữ diễn tả Hán Nôm quốc ngữ.

7- Tổ tiên việt nam và tổ phụ Do Thái

Trong «Technique et pantheon  des mediums Vietnammien (đồng) chú thích trang 3 » Maurice Durand thuật lại một sự tích tương tự sự tích Kinh Dương Vương và Âu cơ những vua chúa đầu tiên theo truyền thuyết của VN. Các nhà nho và người lên đồng VN thường kể lại sự tích Kinh Xuyên, một nhà nho tài ba làm bài phú về hồ Động đình được vua rất thán thưởng và gả con gái cho. Hai người rời biển lên núi ; Nhưng công chúa không hoàn toàn làm hài lòng Kinh Xuyên nên Kinh Xuyên lấy vợ lẻ tên là Thảo Mai. Thảo Mai hay ghen tuôn nói xấu công chúa làm cho Kinh Xuyên bỏ công chúa vì tin chuyện Thảo Mai bịa đặt như sau: Một người bạn của Kinh Xuyên là Đào Lang đến thăm Kinh Xuyên nhưng ông vắng mặt và Thảo Mai vu cho Đào Lang có quan hệ không đẹp với công chúa. Kinh Xuyên tin và đem bõ công chúa vào rừng…. Sự tích trên liên quan đến tổ tiên việt nam làm cho người đọc nghĩ đến chuyện Abraham tổ phụ dân Do thái.  Ông này có bà vợ tên là Sara. Yahvé đã hưá cho Abraham có nhiều con để nối dõi tông đường. Nhưng Abraham và Sara ở vơí nhau 10 năm rồi mà Sara vẫn chưa có con. Sara đề nghị Abraham cưới Agar một đầy tớ gái gốc Ai cập. Sau khi mang thai, Agar lại tỏ ra khi dễ Sara. Hai người hay cãi lộn và Sara buộc Agar ra khoỉ nhà.Nhưng giữa đường, thiên thần hiện ra truyền dạy Agar cứ trở về nhà và sanh ra một con trai đặt tên là Ismael. Abraham đã 99 tuổi vẩn chưa có con nhưng rồi Yahvé cũng ban cho 1 người con trai đặt tên là Isaac.Bây giờ đến lượt Sara muốn dành lại quyền của vợ cả đòi Abraham đuổi Agar và Ismael. Abraham phải chiều theo ý vợ cả. Như vậy là tổ phụ dân Do Thái có 2 dòng họ, dòng họ chính thống Isaac đại diện và dòng họ Ismael đại diện. Hai dòng họ Do Thái va à Rập trỡ thành thù địch từ khởi đầu cho đến ngày nay.

Đây là một đề tài chúng tôi chỉ gợi ý, xin giới thiệu cho những ai muốn làm nghiên cứu đôí chiếu.

Về Sara va Agar hiện chúng tôi có một vài tài liệu : Sara và Agar chương 2 trong women in the old testament, by north lofts (Marcmillan,N.Y,1949).
 Sarah et Agar trong les femmes de la Bible, Jacqueline Kelen. Albin Michel 1985.
 Sarah, la partenaire d’Abraham trong Hommes et femmes de la Bible. Adinstinsantz.Albin Michel 1990.
 Sarah,une femme dand la Bible,Maret halta. Robert laffont 2000.

Đôi lời tâm tình

Chúng tôi là một số người theo và không theo đạo Chúa, tuổi đều trên 70, về già mới cảm nhận được vấn đề đưa tư tưởng truyền thống VN vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới. Chúng tôi hiện nay có thời giờ, nhưng không còn đủ sức khỏe, không còn những khả năng quy tụ nhóm nọ nhóm kia làm văn hóa tư tưởng mà không phải lo phương tiện tài chánh ấn loát, xuất bản, nhất là không còn điều kiện tiếp xúc với giới trẻ đại học. Quả thật chúng tôi thuộc về một thời kỳ đã qua. Nếu những người thuộc thế hệ chúng tôi muốn đóng góp gì cho thời đại trước mắt, thiết tưởng trước hết phải rút lui tự nguyện chấp nhận việc chuyển giao thế hệ, từ bỏ mọi ước muốn nắm giữ quyền hành  dù  chỉ là quyền hành của những hội đoàn. Trong viễn tượng đó, chúng tôi những người làm biên khảo chỉ có thể gợi ý một vài hướng khai thác mảng văn học cổ còn là một mãnh đất hoang nhằm lưu ý giới nghiên cứu, đặc biệt ở các đại học. Vấn đề này đáng lẽ đã phải được đặt ra đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học Văn Khoa vẫn được coi là tượng trưng cho văn hoá VN. Đại học Văn Khoa Saigon nơi chi viện giáo sư cho các đại học Văn Khoa khác ở Miền Nam trước 1975  có đủ các ban : Triết Đông, Triết Tây, Việt Hán, Việt Văn, Văn Minh Việt Nam, Khoa Học Nhân Văn, Sử Địa, Văn chương Pháp, Văn chương Anh Mỹ, Ngôn Ngữ học. Chưa bao giờ các ban ngồi lại cùng nhau tìm hiểu nghiên cứu giảng dạy văn học truyền thống VN để giới thiệu nó trên diễn đàn tư tưởng văn học thế giới.

Một cách cụ thể đề nghị các bạn cựu sinh viên Văn Khoa vào tuổi 50-60 định cư ở nước ngoài, đặc biệt ở Bắc Mỹ có đìều kiện tiếp cận với những trào lưu tư tưởng văn học hiện đại tây phương có khả năng về tài chánh và nhất là vẫn còn  nhiệt tình bảo vệ phát huy gia tài văn hóa VN, vượt khỏi biên giới các tôn giáo ý thức hệ ; xin hãy đảm nhận trách nhiệm thực hiện những điều đàn anh của mình chưa làm được. Ước mong các bạn thành lập một nhóm thân hữu, tên gì tuỳ các bạn lựa chọn làm việc nghiên cứu khoa học, qui tụ những bạn trẻ hơn đã tốt nghiệp các đại học ở nước ngoài, có người ở lại, có người đã về nước, đưa ra những hướng biên khảo làm nhiệm vụ liên lạc phối hợp ; vận động tài chính để ấn loát những tập mà chúng tôi đã làm và sẽ làm, giới thiệu các tài liệu đọc khó kiếm, taì trợ cho những nhóm phiên âm chữ Nôm ra Quốc ngữ, xuất bản những công trình đó, tài trợ cho những người nghiên cứu làm luận án có khó khăn phải lo sinh kế.

Phần chúng tôi chỉ làm việc gợi ý giới thiệu đề tài nghiên cứu tài liệu khó kiếm. Đặc biệt chúng tôi mong muốn có ai tiếp tục công trình mà chúng tôi đã thực hiện năm 1963 : Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp ở VN, Thực Chất  và Huyền Thoại. Điều đề nghị được tiếp tục nghiên cứu là chữ Quốc ngữ mà người Pháp đã biến thành huyền thoại vẫn còn khả năng lừa bịp tiếp tục duy trì những ngộ nhận đưa tới những hiềm khích giữa người Việt cho đến nay, mặc dầu chế độ thực dân Pháp đã chấm dứt từ nửa thế kỷ rồi.

Đây là một ngộ nhận mà chính chúng tôi đã góp phần gây ra trong những sách báo viết trước 1975. Chúng tôi nhìn nhận đã sai lầm khi đưa ra những luận điểm được nhiều người ngoài công giáo "Trần văn Giàu ở Miền Bắc, Nhất Hạnh ở Miền Nam mượn sử dụng." Ngày nay chúng tôi tự coi là những đứa con hoang đàng trở về nhà cha, tạ lỗi với ông bà mà mình đã vu vạ cáo gian. Để dẫn chứng xin trích dẫn ý kiến của Ông Lê thành Khôi tương tự luận điểm mà chúng tôi đã bày tỏ trước 1975 : "Sáng chế chữ Quốc ngữ trước hết phát xuất từ mục đích truyền đạo. Thật vậy trở ngại lớn cho việc truyền đạo Kitô bắt nguồn từ khung cảnh gíáo dục phổ quát của Khổng học. Để đi vào từ tâm thức quần chúng, các nhà truyền giáo phải chống lại văn hóa Trung Hoa và chữ viết tiêu biểu cho nền văn hoá đó. Họ trao cho dân chúng phương tiện để vứt bỏ chữ viết đang thịnh hành và họ đã đạt được ý định khi bày ra hệ thống chuyển âm tiếng Việt nhờ mẫu tự Latinh… Các người theo đạo dùng chữ Quốc ngữ không còn đọc được tiếng Hán Nôm. Ta thấy ngướì công giáo VN trở thành một nhóm riêng trong cộng đồng quốc gia trong một thời gian dài. (histoire du VN des origines a` 1858- Paris sudesasie 1982 trang 290).

Sách báo tài liệu còn giữ được cho thấy thực tế khác hẳn. Không cần phải lý luận biện minh, chỉ xin mời cầm đọc hoặc mời đến coi triển lãm các sách báo tài liệu đó chẳng hạn cuốn "Sơ Thảo thư mục Hán Nôm Công giáo VN » 192 trang, Nguyễn Hưng trình bày trong buổi tọa đàm về văn hóa công giáo VN tại tòa giám mục Huế cuối tháng 10 năm 2000 . Lưu hành nội bộ. Trong các loại tài liệu ghi trong thư mục có loại các thư chung giám mục gửi giáo dân địa phận. Đọc một hai bức thư chung đó viết bằng chữ Nôm không thể không thấy một điều trớ trêu là ngay năm 1910 trong khi chính quyền Pháp loại bỏ Hán Nôm thì bức thư mục vụ của Giám Mục Bùi Chu truyền dạy con nít vẫn phải học ngũ thiên tự, hay tam thiên tự hay nhất thiên tự và đến kỳ thi khảo vẫn ra bài thơ phú, văn sách còn thư mục vụ của Giám mục Hà Nội chỉ thị cho các cha xứ phải tuyển chọn các ông đồ đứng đắn để dạy học trò, các cậu ở nhà Đức Chúa Trời phải đọc sách thiêng liêng bằng chữ Nôm, các chú trong tiểu chủng viện vẫn tiếp tục học chữ Hán mỗi tuần một tiết. Nhưng cũng nên nói thêm ít điều cho vấn đề được sáng tỏ hơn. Xin gìới thiệu bài viết cuả Dương Hữu Nhân, tên  Việt của linh mục Roland Jacques người Pháp : Bồ đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc ngữ. Phải chăng cần viết lại lịch sử (tạp chí Định Hướng số 17). Dương Hữu Nhân có những khả năng chuyên môn về ngôn ngữ để tiếp cận những sự kiện lịch sử một cách chính xác. Ong xử dụng thành thạo các tiếng Hy Lạp, Do thái, Latinh, Bồ đào Nha, Đức, Ý, tiếng Việt, chữ Hán Nôm. Chính vì thông thạo nhiều ngôn ngữ, đặc biệt tiếng Latinh, Ý, Bồ đào Nha, Tây ban Nha mà Dương Hữu Nhân đã đến các thư viện ở Ý Tây ban Nha, Bồ đào Nha khám phá ra những tài liệu  chưa từng được các nhà nghiên cứu VN tây phương nhắc đến trong các nghiên cứu của ho.

Ông đặt câu hỏi phải chăng cần viết lại lịch sử và bài viết của ông là một trả lời cho câu hỏi đó vì «  có những đìều được coi là hiển nhiên lại sai ». Trong bài, Dương Hữu Nhân trích dẫn một câu của G. Taboulet : « Alexandre de Rhodes đưa Kitô giáo và nước Pháp vào VN » (la geste francaise en Indochine. Histoire par les textes de la presence francaise en Indochine, des origines a` 1914, tập 1, quyển 1 trang 9-12). Nhiều người Pháp khác viết sử như A. Thomasi trong la conquête de l’Indochine  muốn truy tìm những sự kiện đã có từ xa xưa nơi cuộc viễn chinh của mình trong đó việc truyền bá phúc âm, xâm lăng bằng quân sự và ý đồ thực dân xen lẫn với nhau mà người ta đã tin là khởi thủy từ năm 1624 năm Alexandre De Rhodes đến VN xem đây là dấu chỉ của một sự tiền định về vai trò mà nước Pháp và người Pháp được gọi đến để thi hành ở xứ này.» Do đó Dương Hữu Nhân nhận xét : «Alexandre de Rhodes đã sớm đươc công nhận là người khai sinh ra việc chuyển vần Latinh vào tiếng VN. Rồi từ đó Ông được nâng lên tận mây xanh như một ngôi sao đứng một mình soi sáng đêm tối của quá khứ xa xưa của một thời kỳ truyền giáo tiên khởi… Chính quyền thực dân và giáo hội đều đã ca ngợi thiên tài truyền giáo và ngữ học có một không hai của vị tu sĩ dòng Tên tán dương những lợi ích đem lại cho VN trong thời đại mới. »

Bàì của Dương Hữu Nhân có 2 điểm chính sau đây :

1. Tự đìển Việt Bồ La mang tên de Rhodes không dính líu gì đến tiếng Pháp, nước Pháp. Mặc dầu de Rhodes nói tiếng Pháp nhưng Ông sinh ra ở lãnh địa của Giáo hoàng (vùng Avignon) Ông sang VN giảng đạo không phải đại diện cho nước Pháp nhưng cho vua Bồ đào Nha mà Ông đã tuyên thệ trung thành với tư cách là nhà truyền giáo đặt dưới sự bảo trợ của triều đình Bồ đào Nha. Việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ chuyển âm từ mẫu tự Latinh cũng không phải theo ngữ pháp ngữ âm Pháp mà là Bồ đào Nha. Sự kiện này cho thấy việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ là một công trình tập thể của các giáo sĩ dòng Tên Bồ đào Nha trong đó có de Rhodes.

2. Đặt vấn đề viết cho ai thì tự điển Việt Bồ La không phải viết cho người VN, vì chẳng ai hiểu tiếng Latinh tiếng Bồ kể cả tiếng Việt mà là viết cho Tây đọc (các chức sắc ở Roma) để thuyết phục họ tán thành một đường lối truyền giáo. Nói chung mục đích việc sáng chế chữ quốc ngữ là để cho các thừa sai sử dụng trong thời gian họ học tiếng Việt, viết chữ Nho chữ Nôm thật khó đối với họ mất nhiều thời gian, làm cho thừa sai mau chóng hiểu tiếng Việt, văn hoá Việt. Khi họ đã nói được tiếng Việt với người Việt và viết cho người việt đọc từ thế kỷ XVII thì họ phải viết bằng chữ Nho chữ Nôm ; vì đó là văn tự chính thức của người VN thời đó. Do đó chữ viết cuả người Công giáo từ thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ 20 là chữ Nho và chữ Nôm. Chúng tôi noí thêm một điểm khác: Về phương diện ấn loát các tác phẩm Nôm Nho của Công giáo được in ra theo kỹ thuật khắc gỗ vì làm gì đã có chữ in mẫu tự Latinh để in sách bằng quốc ngữ. Phải đợi đến khi chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ mang máy in sang Saigon thành lập nhà in nhà nước đầu tiên rồi sau đó công giáo cũng nhập mẫu tự latinh thành lập nhà in tư đầu tiên đặt ở khu nhà thờ Tân Định bắt đầu hoạt động từ năm 1867 mới xuất bản sách báo đạo bằng quốc ngữ phần lớn do phiên âm bản Nôm.

Tên tuổi de Rhodes đã được suy tôn thời thuộc địa sau 1954 vẫn được suy tôn ở miền Nam còn ở miền Bắc bị hạ bệ. Nhưng từ 1993 Ông lại được suy tôn đặt lại tượng, tên đường. Vấn đề không phải suy tôn hay hạ bệ mà nhìn nhận công trình đích thực của mỗi người. Không ai phủ nhận công của de Rhodes nhưng phải đặt công đó vào trong một công của tập thể dòng Tên Bồ đào Nha. Vì Ông viết sách chủ yếu cho Tây đọc nếu bây gìờ đem giới thiệu cho người VN đọc thì cũng chỉ dành cho người nghiên cứu tham khảo không thể phổ biến  công khai rộng rãi vì về nội dung ông viết nhiều điều xúc phạm đến Phật giáo không thể chấp nhận được. Trần thái Đỉnh đã bày tỏ phản ứng bất mãn của ông trong cuộc hội thảo về cuốn phép giảng 8 ngày tổ chức ở Saigon năm 1995. Cũng vì thế, thiết tưởng không nên đặt tên đường cho một người viết những điều xúc phạm đến một tôn giáo và thay thế bằng tên những người VN như Philiphê Bỉnh có những công trình đóng góp không thua kém gì de Rhodes. Thanh Lãng đã tìm hiểu sự đóng góp quyết định của những trí thức VN vào những tác phẩm mang tên người ngoại quốc dựa vào chính những thưà nhận của các tác giả ngoại quốc đó. Chúng tôi trích dẫn thêm những xác nhận rút ra từ tiểu sử của những tác giả VN. Như vậy Hạnh Các Thánh sẽ ghi tên 2 soạn giả : Maiorica- Hoà thượng Quan Văn hoặc hòa thượng Thành Phao.

Tư điển Việt Bồ La tập thể dòng Tên Bồ đào Nha.
Tự điển Pigneau de Behaine, Bá Đa Lộc-Hồ văn Nghị
Tự điển Taberd Đức thầy Từ (tên việt của Giám Mục Taberd) – Đức thầy Từ- Phan văn Minh.
Mấy điểm khác gợi ý đề nghị đào sâu :

1. Chữ Nôm chính là quốc ngữ chữ viết của quốc gia ghi tiếng nói VN vẫn không thay đổi nhiều từ thế kỷ trước ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Tuy nhiên có những từ bây giờ không dùng nữa và nhiều người đã giải thích sự biến mất cuả một số từ  trong tiếng nói ngày nay bằng luận điểm đó là tiếng Việt của các cố đạo đặt ra chỉ dùng trong nhà đạo. Nếu đối chiếu những bản văn Nôm Quốc ngữ của sách báo đạo với sách báo đời trong 1 thời kỳ với sách báo đời của thời kỳ đó sẽ thấy những từ bị coi là của nhà đạo đều xuất hiện trong cacù văn bản sách báo đời.


2. Từ khi VN phân chia thành Đàng Trong Đàng Ngoài hay Bắc Trung Nam, người 3 miền đều nói tiếng việt nhưng với giọng khác nhau. Người theo đạo Chúa cũng không tránh được thực tế đo. Nhưng khi viết sách bổn sách kinh thì kinh chung cho cả giáo hội toàn thế giới dịch từ tiếng Latinh chỉ có một lối viết thống nhất cho cả 3 miền và sách kinh của tất cả các địa phận buộc phải in đọc giống nhau,. Không được tự ý sửa chữa và đó là thứ chữ viết đúng chính tả và lời kinh thật VN do đó lời kinh bảo vệ duy trì được sự thống nhất về phát âm, chữ viết trong hoàn cảnh phân hoá về giọng nói. Có nhận ra sự kiện đó, mới hiểu được tại sao 1930 trong cuộc tranh luận với mấy nhà văn nổi tiếng ở Miền Nam như Nguyễn chánh Sắt, Đặng thúc Liêng, Phan Khôi đã trách họ vìết sai chính tả, không chịu học cách viết của các ông thầy Nam kỳ là Trương vĩnh Ký Huỳnh Tịnh Của. Đáng lẽ phải viết Sắc Liên thì lại viết là Sắt và Liêng vì các ông này cải : chúng tôi nói sao viết vậy. Những tờ báo như Gia Định báo , Nam Kỳ nhật trình và Nam kỳ Địa phận viết đúng chính tả còn nhũng tờ Lục tỉnh Tân văn, Nông Cổ Mím Đàm thì không.


3. Thời thuộc địa có hệ thống trường tư công giáo (làng xóm, chủng viện) song song với hệ thống trường công (trường tây trường ta). Những thư chung của các Giám mục gửi giáo dân địa phận của mình, thư mục sách của các nhà in Công giáo hồi 1920 cho biết có những sách về triết học, thần học, sử ký, địa dư ,toán lý hóa thuộc khoa học tự nhiên mà cho đến nay không ai nói đến. Về những sách giáo khoa này từ đầu thế kỷ đã dịch ra tiếng Việt dùng trong các trường họ đạo và tiểu chủng viện nên đưọc sưu tầm để tìm hiểu xem những từ chuyên môn về khoa học đã được dịch ra thế nào trước hằng mấy chục năm việc làm cuả nhóm Hoàng xuân Hãn. Việc tìm hiểu này có thể dành những bất ngờ mà hiện nay không ai đoán được.

Những thế hệ mồ côi văn học truyền thống. 
 
Thời Pháp thuộc chế độ học chính chỉ dạy tiếng Pháp, quốc ngữ trong các trường công, trong khi trường tư Công giaó vẫn tiếp tục dạy chữ nho chữ Nôm nên hậu quả là ít người Công giáo có điều kiện thăng tiến xã hội, đi làm công chức hoặc làm văn hóa trong khuôn khổ văn hoá Pháp. Chỉ trong giới trí thức mới có thể xảy ra hiện tượng mất gốc, mồ côi văn hoá truyền thống. Sau 1945 có độc lập, các giám mục VN và các gia đình Công giáo mới gửi đông đảo người đi du học hoặc vaò học trong các trường công. Trường tư thì cũng theo chương trình trường công và lúc đó mời có hiện tượng mất gốc trong giới Công giáo. Do đó đúng là người Công giaó tự cô lập không phải vì sử dụng Quốc ngữ mà vì tiếp tục sử dụng chữ Nho chữ Nôm đã bị nhà cầm quyền thực dân gạt bỏ.


Những trí thức Công giáo có nhiều người gốc tu sỹ như trường hợp mấy linh mục ở trụ sở Buì Chu Huyện sỹ chê bộ Sấm Truyên Ca là lổi thời nên đã để lụt lội làm hư hỏng gần hết bộ sách này hoặc nhóm linh mục trong các ủy ban dịch kinh thánh đã sửa lại những Kinh mà người công giaó đã đọc từ thế kỹ 17, họ tham gia váo đội ngủ trí thức ngoài đời mồ côi văn hoá truyền thống từ thời tiền chiến  với nhóm Tự Lực Văn Đoàn, phong trào Thơ Mới, Tân Nhạc. Xin dẫn một vaì trương hợp. Chúng tôi dựa vào cuốn « Tầm Nguyên Tự Điển” của Bửu Kế. Cuốn này xuất bản từ lâu trước 75, sau 75 nhà xuất bản Tp. HCM in lại 1993 mà không nói là tái bản làm cho nguòi đọc bây giờ tưởng lầm tác giả xuất bản cuốn này hồi 1993, trong khi thực sự tác giả có thể đã qua đời rồi.


1. Xuân Diệu 
Bốn câu thơ của Xuân Diệu vẩn được ưa thích:
Bên cưả ngừng kim thêu bức gấm .
Hây Hây thục  nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng dậu.
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

Hai câu đầu thật hay,tả tâm hồn người đàn bà đang tuổi thanh xuân mơ  hạnh phúc như thể đụng vaò da thịt của người chồng, nhưng hai câu sau lại tả người về già đi hái hoa cúc vàng lên núi Nam Sơn tượng trưng cho nghĩa trang. "Gío thu hoa cúc vàng lưng dậu" lâý ở ý câu thơ: "Thải cúc đông lý hạ, du du kiến Nam sơn", trong bài thơ Ẩm Tửu Đệ Ngũ  Thủ được dịch ra nhiều thứ tiếng vì tiêu biểu cho thơ ca Trung Hoa không liên hệ với ý thơ của 2 câu trên. Câu thứ tư nói về áo trạng nguyên không đúng với nghi thưcù VN. Vàng là màu sắc dành cho áo nhà Vua còn áo trạng là màu đen. Xuân Diệu dùng nhiều hình ảnh rất thơ nhưng đôi khi lại thiếu một thứ  grammatologie . Nói theo J.Derrida nên bài thơ trở thành lạc lỏng.**** Về việc Xuân Diệu đã phỏng thơ Pháp thành thơ Xuân Diệu xin xem bài Từ "Đi là chết..." đến "Yêu là chết..." của tác giả Ngô Tự Lập, bàn về bài thơ "Yêu" của Xuân Diệu  "ảnh hưởng (của ) bài thơ Rondel de l'adieu (Khúc rông đô giã biệt) của nhà thơ Pháp Edmond Haraucourt (1856?-1941)" ( chú thích của Gió O)

2. Bài hát Thiên thai của Văn Cao. "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng . Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào nguyên." Văn Cao lẩn lộn 2 điển tích Thiên Thai và Đào Nguyên. Thiên Thai tên quả núi cao thuộc huyện Thiên thai tỉnh Chiết Giang bên Tàu, tương truyền có tiên ở. Đời Hán, Lưu thần và Nguyễn Triệu vào Thiên Thai hái thuốc gặp 2 người con gái. Hai chàng lưu lại nửa năm mời trở về. Đến nhà thì đã trải qua 7 đời rồi.

Đào Nguyên, có chổ gọi là động Đào Nguyên hay động Bích. Đời Tấn tại huyện Võ Lang có ông chài chèo thuyền đánh cá dọc theo khe thấy có hoa đào trôi trên mặt nước thầm nghĩ chắc ở đây có dân cư. Thuyền đi mãi, qua đến một nơi có đông người ở, an mặc theo lối đời nhàTần hỏi thì họ bảo lánh nạn hà khắc của Tần Thuỷ Hoàng di cư đến đây đã được mấy đời rồi. Ngư phủ cheò thuyền về thuật chuyện vời mọi người, nhưng sau trở vaò tìm lại chốn cũ không được nữa. Người ta ngờ ông chài âý đã lạc vaò cảnh tiên.  (Bưủ kế trang 153.)

3. Hòn Vọng phu của Lê Thương.
Trong lời ca có những câu, lấy của Chinh Phụ Ngâm như  Bên Nam khê còn tung gió bụi mịt mùng, bên Tiêu tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng. Chinh phụ ngâm kể chuyện người vợ còn trẻ, chồng đi lính ở nhà trông con mong ngóng chồng về. Hình tượng người chinh phụ đợi chồng đi lính là hình tượng rất quen thuộc trong thơ văn cổ VN như  trong Chinh Phụ Ngâm là một áng văn hay. Còn hòn Vọng phu là tích chuyện hai anh em lúc nhỏ  người anh vì sợ số mệnh buộc cưới em gái nên chém em một lát rồi bỏ đi biệt tích. Về sau lớn lên vẫn lầm kết hôn với em ruột làm vợ chồng. Khi nhìn đến vết sẹo hỏi rõ căn nguyên người anh hối hận đi biệt tích luôn. Người em không hay biết gì cứ bồng con lên đứng trên đỉnh núi trông chờ. Lâu ngày hai mẹ con đều hoá đá. Bên ta và bên Tàu có những chuyện Vọng phu. Bình định, Thanh Hoá Lạng sơn đều có nuí vọng phu. (Bửu kế trang 591.) Người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm không hoá đá nhưng trong lời ca của Lê Thương biến thành tượng đá ôm con.


Từ 2 sự tích khác nhau tuy cùng một chủ đề về người chinh phụ chờ chồng nhưng lý do vắng mặt của người chinh phu khác nhau, Lê Thương đã chuyển hóa tạo thành một huyền thoại mới cho phù hợp vời hoàn cảnh thời đại của mình; thời đại chiến tranh kéo dài, người vợ lính nào cũng trông chờ chồng về nên bài hát được ưa thích. Chúng tôi nghĩ Lê Thương có quyền làm việc chuyển hóa đó nhưng sẽ rất tiếc nếu sự tích Hòn Vọng Phu mai một đi vì sự tích chinh phu chờ chồng đi lính chỉ gây đau thương còn sự tích Hòn Vọng Phu đưa tới cảm nhận về caí bi đát, cái bi đát của một số phận không thể tránh đưọc. Khi con người chào đời đã thấy sự khác biệt phái tính trong gia đình. Có đàn ông đàn bà, cha mẹ anh chị em trai gái rồi con con dâu con rễ, vì thế có thể xảy ra chuyện loạn luân đặc biệt bi đát trong trường hợi ngoài ý muốn không hay biết. Đây là một chủ đề không phải riêng VN mới có. Otto Rank, một nhà tâm phân học người Áo viết nhiều sách tìm hiểu hiện tượng loạn luân trong văn chương âu châu và thế giới. Như vậy, sự tích Hòn Vọng Phu cho thấy Vn cũng có những truyện tương tự trong văn học thế giới.

Con Đường Cái Quan: Phạm Duy.
Những tác giả kể trên đều đã qua đời trong khi tác giả Con Đường Cái Quan vẫn còn sống. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem Phạm Duy sử dụng ca dao tục ngữ thế naò trong các baì hát dân ca như trường ca Con Đường Cái Quan. Nếu có vấn đề gì có thể trao đổi với nhạc sỹ. Thú thật, chúng tôi không bắt bẻ được Phạm Duy điều gì, vì Phạm Duy đã khảo sát dân ca trước khi sáng tác vá ký thác tâm tình cuả mình trong những bài hát một cách thật  "Thoát" khi bày tỏ thái độ trước thời cuộc.


 "Sông thưong ơi nước chảy đôi ba dòng
 Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em.
 Sông thương ơi nước đục người đen
 Anh về thành phố không quên cô mình."


Tâm trạng của thế hệ Phạm Duy trên 80 tuổi  đã tham gia kháng chiến hồi 45 năm sau vaì năm vaò thành là một tâm trạng day dứt khổ tâm như thấy bày tỏ trong văn thơ Vũ hoàng Chương, Vũ khắc Khoan. Riêng Phạm Duy đã đi qua các chế độ chính trị đều thoát ra dễ dàng vì Phạm Duy chỉ giữ lại những tình ngươì với ngươì thế thôi..

Đỗ Nhuận.
Tác giả bài Du Kích Sông Thao, một bài hát hay nổi tiếng một thời, bây giờ hát vẫn hay, được ưa thích. Khi một nghệ sỹ có tài và tâm huyết sáng tác văn thơ nhạc xuất phát từ đáy lòng thành thực, xác tín của mình thì tác phẩm có khả năng truyền cảm mạnh cho những người khác. Bài hát nhằm xưng tụng những người du kích đánh thắng giặc pháp trong một trận chiến  xảy ra tại địa phương mình có sông Thao chảy qua vùng Việt Trì. Nhưng lời ca lại nhắc đến tên Hồng Hà, tên chung chỉ con sông lớn chảy qua nhiều vùng ở miền bắc. Hồng hà hay sông Hồng nay cũng được dùng trỡ thành quen thuộc, nhưng cha ông ta ngày xưa gọi con sông này bằng tên gì, tên hán việt và tên nôm na? Xem bản đồ Thăng long theo sách địa dư thời Hồng Đức (1490), có 2 con sông chảy qua Thăng Long  sông Nhị Hà phía đông và sông Tô Lịch phía tây.
 
Nhị Hà, Nhị hay Nhĩ thuộc bộ Vương, Hán Việt tự điển của Thiều- Chưủ  tái bản lần thứ 2 trang 342 không đề năm, nơi xuất bản, giải thích chữ Nhị:1, Vòng đeo tai. 2, Cắm cái gì ở trên mũ ở kề mái tai cũng gọi là Nhị, như các quan triều vua nhà Hán bên mũ đều cắm đuôi con diêu đế làm đồ trang sức gọi là diêu nhị. Các quan ngự sử thường dắt bút vào mái tai để tiện ghi chép gọi là Nhị biên.

Sách Lĩnh Nam Chích Quái. Vũ Quỳnh Kiều phú, nhà xuất bản văn học Hà nội 1990. Sách này được biên soạn vào thế  kỹ15 trong đó có kể chuyện hồ tinh. Thành Thăng Long xưa hiêụ là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhị Hà, có 2 con rồng dẩn thuyền đi cho nên đặt tên là Thăng long rồi đóng đô ở đó, Nhị hà tức là sông Hồng Hà. Chú thích trang 39,40. Gọi nôm na là sông Cả, sông Cái. Một người dân Hà nội  bây giờ viết văn vẩn gọi Hồng Hà là sông Cái:”Ta có dòng sông cái, dòng sông mẹ dưới kia, dòng sông đã nuôi ta nhu dòng sữa mẹ” Kiều Duy Vĩnh. Cơn Khát (hồi ký) tạp chí Thế Kỹ 21 Hoa kỳ tháng 11 năm 2003 trang 100. Như vậy Nhị hà là tên đã có từ thế kỹ 15, đã gây cảm hứng cho Nguyễn ứng Long làm bài thơ: Trùng Du Xuân giang Hữu Cảm mà Lê Quý Đôn đã chép trong “Toàn Việt Thi Lục”. Bài thơ kể lại cuộc gặp gỡ của tác giả bên sông Nhị với một thiếu nữ con nhà danh giá mà người đọc có thể đoán đó là Trần thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán, sau này kết duyên với Nguyễn Ứng Long, cha đẻ của Nguyễn Trãi.


Câu đầu bài thơ: "Khứ niên tam nguyệt nhị hà tân,
Lê Phụng dịch ra thơ việt:
Cảm xúc cuộc thăm xuân giang lần thứ 2.
Nhị hà năm ngoái tháng 3
Theo hầu xiêm áo thướt tha dăm người
Xuân về cỏ dại bổng tươi
Mắt ai dòng nước sông trôi đổi màu
Thơ ngâm lá thắm tay trao
Chèo khoan gió thoảng nao nao bải Tần
Tấc lòng cửa khuyết phân vân
Người thơ một lá thuyền lan lữ hồ
(Chép từ Microfilm của “Societe asiatique ” paris bản chữ Nho )

Chú ý trong bài thơ  tác giả không nói rõ màu nước phù sa vì  thay đổ tuỳ mùa, tuỳ nơi, nhưng chắc chắn không phải màu hồng. Có thề giả thiết khi người Pháp sang không biết hay không cần biết người VN gọi con sông này là gì thấy màu nước phù sa lờ lợ nâu nâu đo đõ nên gọi là fleuve rouge và người Việt học đọc sách tiếng pháp dịch ra là Hồng Hà. Trong giả thuyết đó, những người việt chống Tây xâm lược, đánh thắng giặc Pháp về quân sự mà không biết mình vẩn theo Pháp về văn hoá. Sự kiện này đưa đến việc tìm hiểu người Việt Nam theo truyền thống cha ông mình đặt tên đất tên người thế nào và việc tìm hiểu đó cho thấy chúng ta đã bị nhiểm về văn hoá lề lối quan niệm của thực dân. Bài hát Du kích sông Thao hay khúc hát sông Thao


"Hồng hà mênh mông trôi cát dưới chân làng quê….
Hồng hà trôi suôi đưa nưới trên nguồn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê dòng nưới  … vui tràn trề."


Có bài hát khác như Thăng long thành vẩn dùng từ Nhị Hà ;
Nhị hà còn kia Nhị Hà còn đó….
Bản đồ Thăng long đời hồng Đức trích bản chụp trong cuốn : « connaissance du Viêt nam page 120 » par Pierre  Huard et Maurice Durand Impr. National Ha nội 1954.

Đặt tên đất tên đường theo cha ông ta ngày xưa.

Nhà thơ soạn kịch Hy Lạp Euripide sống 4 trăm năm trước Tây lịch, mà các tác phẩm in dấu sâu đậm những cuộc chiến đẩm máu  đã nói : "không có nỗi đau khổ nào ở trần gian này lớn hơn nỗi đau khổ mất quê hương." Không phải bỏ quê hương mà đi mới là mất quê hương ; Vẩn ở lại trong quê hương mà mất mới đau xót. Vì tuy quê hương vẩn còn đó nhưng nay đã thuộc về người khác, và họ xóa bỏ tên gọi mà cha ông mình đã đặt bằng những tên gọi của kẻ xâm lược thống trị mình. Michelet (1798 - 1874) trong bài tựa cuốn lịch sữ nước Pháp  có viết : chim nào tổ đó, người nào tổ quốc đó. Địa lý là nền móng sữ ký. Cha ông ta đặt tên đất  theo hình dáng địa thế thiên nhiên : Hòn Chồng Hòn Chén, Mũi ô Quắm, Vũng Tàu, hoặc là những địa điểm đi lại giao dịch buôn bán trồng trọt chăn nuôi : Bãi dâu, Bãi Dứa, Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Lò Bún, Hà nội 36 phố phường, phố Hàng Bông, Hàng Gai…. ``Chợ Cầu,  Chợ Đủi, "bán lụa bán đủi" ; Chợ Quán, chỗ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thụ chung quanh có nhiều quán.

Bến Nghé. Sông rất rộng sâu, đặt tên Bến Nghé bởi đâu mà rằng. Nguyên xưa rậm rập còn rừng, trâu thường đằm tắm hoặc chừng nghé kêu (trích : Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca, Ngưyễn liên Phong, Saìgòn , 1909.) Thủ khoa Nghĩa trong Kim Thạch Kỳ Duyên viết :" nhớ Bến Nghé ngày xưa, thèm thịt trâu nhểu dại". Trước khi người Pháp sang Bến Nghé để gọi Sài Gòn, sau khi Pháp sang họ dẹp đi.

Nhà Bè. Nhà Bè sông gọi Phước Long, truy nguyên sự tích tiếng dùng không sai.


Thủa xưa đường bộ chưa khai, đem ghe kết lại cho dài mà đi .
Nước lớn thả lên một khi, nước ròng thả xuống vậy thì cũng xong. Nguyễn liên Phong, như trên trang 24. Theo truyền thống cha ông ta thường không dùng tên người, dù là danh nhân để đặt tên đất mà nếu dùng tên người không bao giờ gọi tên tục tên họ để bày tỏ lòng tôn kính. Nhưng để cho con cháu biết ơn những nguời đã có công khẩn hoang lập nước thì chỉ gọi tên chức tước nơi sinh ra, nơi cư ngụ hay làm quan. Cù Lao ông Chưởng để chỉ một nơi có nhiều cá tôm, nhiều đền miếu được dân thành lập và dân chúng vẫn trảy hội đông đảo hàng năm để tỏ lòng tưởng nhớ biết ơn công đức của ông Chưởng binh Nguyễn hửu Cảnh; hoặc gọi tên theo tuổi tác trong gia đình họ hàng : Oâng bà chú bác. Ngã Ba ông Tạ, Ngã Ba chú Iá, Bà Hạt, Bà Chiểu; Lăng Ông tức là lăng tả quân Lê văn Duyệt.


Lăng Cha Cả. Cách vừa một đồi xa xa, có Lăng Cha Cả tên là Vero.

Sang Nam dạo khắp hải hồ, dạy người học đạo lộ đồ tân toan.
Sau khi tả công đức kể tiếp : nay còn lưu mộ một tòa, tục kêu Lăng Cha Cả trải đà mấy đông.
Hiện tồn bia chí tặng phong, thái tử thái phó quận công rỏ ràng.
Cỏ cây im aí tứ bàng, Lăng Cha Cả với giang san vửng bền (Nguyễn liên Phong sách trích dẩn như trên trang 22. 

Người miền Nam biết ơn nhà Nguyễn, đặc biệt Gia Long vì đã có công khai phá vùng đất mới này nên không thể không biết ơn những người phò tá Gia long như Lê văn Duyệt và Bá đa Lộc. Bá đa Lộc chết trước Gia Long, nên đuợc  Gia Long tổ chức quốc táng phong tước xây mộ bia. Các vua nhà Nguyễn không để lại di tích nào ở miền nam vì lăng tẩm cuả họ đều xây ở Huế. Ở Saìgòn chỉ có hai lăng : Lăng Ông và lăng Cha Cả. Đó là cách dân chúng miền Nam gọi hai ngươì phò tá Gia Long. Nhiều ngươì viết sử gốc miền Nam như Lê thọ Xuân và viết truyện lịch sử như Tân Dân Tử trong bộ Gia Long Tẩu Quốc , hoàng tử Cảnh như Tây, Gia Long phục quốc 833 trang in đến lần thứ saú cho thấy người miền Nam cảm phục Gia Long thế nào. Lăng cha Cả sau 75 đã bị phá hủy vì những cố gắng duyệt lại thái độ đối với nhà Nguyễn maĩ đến 1990 mới bắt đầu (xem những vấn đề văn hoá xã hội thời Nguyễn, nhà xuất bản khoa học xã hội 1992). Rất may lăng Lê văn Duyệt không bị chung số phận như lăng Bá đa Lộc. Báo Sàigòn Giải phóng số 4 tháng 7 và mùng 3 tháng 8-1984 mở đâù loạt bài tố cáo Lê văn Duyệt : Cần sớm cải tạo khu lăng Lê văn Duyệt thành nơi vui chơi giải trí cho nhân dân. Dựa vào ý kiến cuả nhân dân, ban nghiên cứu lịch sử đảng quận Bình Thạch đã ra tập : thử đánh giá lại vai trò cuả Lê văn Duyệt trong lịch sử nhất là đối với vùng Gia Định (tài liệu đánh máy 15 trang) kết án Lê văn Duyệt là người cực kỳ phản động, tay sai của chế độ phong kiến nhà Nguyễn cực kỳ phản động và thối nát. Không rỏ tại sao đảng uỷ và uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh không thực hiện bản án kể trên.

Tây sang chiếm Việt nam làm thuộc điạ xóa bỏ tên vùng Đàng trong Đàng ngoài gọi 5 xứ thuộc địa là Indochine gồm Tonkin, Annam, Cochinchine, Laos,Cambodge, đặt tên đất tên người bằng những tên Tây xâm lăng và cai trị VN. Chế độ thuộc địa chấm dứt hồi 1945, người VN mang tên các danh nhân( những người khai quốc công thần) hay những văn nhân( cái gì biểu lộ tinh thần tâm tình VN là các tác phẩm văn chương nghệ thuật như Holderlin, nhà thơ người Đức thế kỷ thứ 19 đã nói : cái gì tồn tại chính nhờ các thi sỷ thành lập). Những danh nhân văn nhân thuộc những thời xa xưa dể dàng được người ngày nay nhìn nhận. Nhưng người VN lại vô tình bắt chước người Pháp gọi thẳng tên họ tên tục những ngươì mình muốn bày tỏ lòng tôn kính biết ơn và lối gọi trống trơn như vậy trái với phong tục truyền thống VN. Người VN chỉ gọi tên theo chức vụ, sự nghiệp tuổi tác nơi sinh hay cư ngụ chẳng hạn Phan bội Châu, ông già Bến Ngự (Huế), Nguyễn đình Chiểu, ông già Ba Tri(Bến Tre) hay ông Đồ chiểu, Bà huyện Thanh Quan, Yên Đổ,Thủ khoa Huân, Cử Trị( Phan văn Trị) ông Đốc Ký(Trương vỉnh Ký) . Người Pháp chịu ảnh hưỡng nặng nề Cách mạng pháp, thuyết hiện đại hoá nên không nhắc tới quá khứ tôn giáo hàng chục thế kỹ của họ, còn tín ngưỡng dân gian họ cũng bõ qua vì coi là mê tín dị đoan. Người VN sau thời thuộc địa, cũng bắt chước người Pháp bõ qua các nhân vật huyền thoại và nhân vật lịch sữ được dân chúng phong thần, khấn vái được toại nguyện, nên trở thành linh thiên hiển thánh. Những nhân vật huyền thoại như Thánh Gióng và những nhân vật lịch sữ trở thành hiển thánh như đức thánh Trần Hưng Đạo, bà Chúa Liễu Hạnh mang tính chất quốc gia dân tộc rõ rệt vì dân chúng lập đền miếu thờ để tõ lòng biết ơn và tiếp tục xin các vị phù trợ.

Nhưng cha ông ta ngày xưa hình như không có thói quen lấy tên những nhân vật chính trị đương thời  đặt tên đất, tên đường phố có lẽ vì sự khôn ngoan và óc thực tế cho thấy làm như vậy rất dễ gây chia rẻ đố kị nên khó tồn tại lâu dài. Cần một  quảng cách thời gian mới thẩm định một cách tương đối  khách quan công bằng những nhân vật của một chế độ chính trị. Ngày nay con cháu nhà Trịnh, nhà Nguyễn Gia Long,  nhà Nguyễn Tây sơn có thể nhìn lại cuộc nội chiến cách đây 200 năm với thái độ thanh thản hơn. Vì thế đối với cuộc chiến vừa qua những phát biểu của bên này bên kia và ngay cả trong cùng một bên đã gây ra nhiều bất đồng bất hoà như ai nấy đều biết, thiết tưởng cũng nên để cho con cháu sau này thẩm định. Nếu chính trị cưỡng ép đi vào dân chúng thì chính trị cũng bị cưỡng ép đi ra. Các chế độ đều  qua đi nhưng người dân đất nước vẩn còn, Đôi khi không đợi đến lúc chế độ bị thay thế  các nhân vật chính trị của chế độ có tên đường đã bị thay thế do những thay đổi chính thể chính phủ của cùng một chế độ. Ở Nam kỳ hồi thuộc địa, Hồ Biểu Chánh đã ghi nhận con đường bị đổi tên nhiều hơn cả là khúc đường theo mé sông SG. Chỉ từ 1865 đến 1920 đường naỳ đã 5 lần đổi tên tùy các ông thống đốc nam kỳ thời đó (Tuần Báo số đặc biệt địa phương SG Chợ Lớn trang 12 không ghi rõ ngày tháng có lẽ 1941). Ngươì dân không đọc được tên Tây, lại bực bội ghét Tây mà vẫn phải gọi tên con đường mình đi qua nên nhái âm tên Tây biến nó thành lời chữi thề. Pont Doumer gọi là Cầu Đù Mẹ. Chế độ VNCH 1955-1975 có 2 thời kỳ đệ Nhất và đệ Nhị cộng hoà, các chính phủ đệ Nhị cộng hoà đã đổi tên đường, kéo đổ tượng do đệ Nhất cộng hoà đặt, dựng.
 
Đã hẳn những tên đất tên ngươì  được đặt theo thói quen truyền thống  không gọi thẳng tên tục nên cần được gỉai thích. Đó là việc làm của những người viết dạy sữ địa và làm du lịch. Trẻ con cần được học đọc các truyện có hình vẽ ngay thời kỳ tiểu học. Có làm như vậy, các thế hệ con cháu sau mới không bị mất gốc như một thanh niên SG đã thú nhận trong bài :"Tâm sự của một sinh viên SG sắp sang Mỹ du học: tôi là Thịnh Lê năm nay 24 tuổi, tôi sanh vài tháng sau khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, vì vậy tôi không có ký ức gì. Đối với tôi đó chỉ là lịch sữ. Mới đây một cuộc thăm dò ở SG cho thấy rằng 80% những người ở lớp tuổi tôi không biết ý nghĩa các tên đường đặt theo tên các nhân vật cách mạng từng chống người Pháp và người Mỹ. Nhưng cũng khoảng 80 % những người trẻ tuồi này biết rõ về các ca sỹ Mỹ. Madonna, Michael Jackson``Thời báo số 514 ra ngày 05/11/1999.

CHÚ THÍCH:

1-Dịch kinh sách đạo Chúa như thể không phải dịch.Dịch thuật và lý luận dịch thuật.Nguyễn van Trung  Montreal 2002,bản đánh trên computer
2-Về sách báo của các tác giả công giáo thế kỷ 17-19. Khoa ngử văn, trường ĐHTHTPHCM 1993.Tài liệu tham khảo.

-Nẻo mới vào văn học,cảo luận.Trần đức Cương,Lê Phụng,Montreal Canada 1997.

3-Một nhà triết học hiện đại người pháp Jacques Derrida cho rằng trên thế giới không có tiếng nước nào dịch được từ ngữ tháp Babel. Vì ông không đọc được tiếng Việt và không được thông tin về văn học cổ Việt nam.Theo chúng tôi nhận định, Lữ y Đoan chuyển dịch sang tiếng Việt, Tháp Bá Biện (Bá Biện Tháp Cao) nên được coi là đạt. Bá nhân bá tánh, chuyển hóa sang bá biện, từ Bá cũng như từ Trăm, có nghĩa là nhiều vô hạn…..J Derrida đã nói đến dịch từ Babel trong cuốn ``l’oreille de l’autre, oto-biographies,transferts et traductions. Textes et debat avec Jacsques Derrida.VLBed 1982 montreal ,   136-138

 4- Chúng tôi tìm ra được hai bản Nôm :-Quan Âm Chú Giải Tân Truyện. Bản B.66 . Ký hiệu thư viện quốc gia Pháp, in năm Tự Đức thứ 21,Mậu thân,1868.
-Quan Âm Tống Tử Bản Hạnh .B 71 ký hiệu thư viện quốc gia Pháp, in năm Giáp Ngọ, quán văn đường, Thành thái năm 1894.

Như vậy có thể giả thiết bản  "Quan Âm TK tân truyện do Nguyễn ngọc Xuân  phiên âm ra quốc ngữ từ bản nôm B.66. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải xem lại các bản phiên âm quốc ngữ có trung thực với bản Nôm không, có bỏ những chú thích trong bản Nôm và nếu tái bản, cần chụp nguyên bản Nôm bên cạnh bản phiên âm.

6- Theo Tự điển di tích văn học văn hóa VN, nhà XB khoa học xả hội Hà nội 1993,thành Phao có thể là Phao sơn, chùa Phao sơn ở núi Phao sơn,huyện Chế linh,tỉnh Hải Hưng, chùa nhìn ra sông Lục Đầu, Phong cảnh tươi đẹp (trang 514). Cũng xin lưu ý Hải hưng là quê của P. Bỉnh,người cho biết bộ``các thánh truyện``mang tên Maiorica,thực sự do Hoà thượng Thành Phao thực hiện.Nêú chùa này hiện còn và giữ được phổ ký, hy vọng có thể tìm ra tiểu sử vị hoà thượng Thành Phao.

7- Làm bản dẩn đắc (concordance) thường được thực hiện nhất là với những tác phẩm lớn như Kinh thánh,kinh Phật để cho biết một từ đã được xử dụng bao nhiêu lần,ở trang nào trong văn bản,và có những từ kép nào,nghĩa là từ được khép với từ đơn,từ gốc..Bản đối chiếu này sẽ cho thấy những từ đơn từ kép nào được xử dụng, ngaỳ nay đã được xử dụng trong ``các Thánh truyện``từ thế kỷ  thứ 17, và những từ nào được người theo Đạo Chúa sáng tạo ra để chuyển dịch tên riêng tên chung, và 1 số những từ mới đó đã được xử dụng ngoài sách báo Đạo.Đó là đóng góp của đạo Chúa vào việc làm phong phú tiếng việt.Bảng đối chiếu dẩn đắc thật cần thiết tiện lợi cho việc tra cứu và nghiên cứu.

8-Chẳng hạn,công trình biên khảo gần đây của Eugen Drewermann, một nhà thần học,triết học nổi tiếng người Đức :Cuốn ``Tâm phân học và khoa chú giải``Nguyên tắc tiếng Đức :Tiefenpsychologie and Exegese walter-verlay.AG.1984 .Bản dịch tiếng Pháp :Psychanalyse et Exegese tome 1. La verite des formes :reves, mythes, contes, sagas et legendes. Tome 2. La verite des oeuvres et des paroles, miracles, visions, propheties, apocalypses, recits, histoires, paraboles. Paris, Seuil 2001 và 2002. Trong tập biên khảo hơn 1000 trang này, tác gỉa vận dụng khái niệm vô thức tập thể của Jung để tiếp cận với Kinh thánh, nghĩa là làm chú giải bằng cách chứng minh những giấc mơ thần thoại, truyện truyền thuyết,những phép lạ…là những các biểu lộ cuả lời Chúa.

9-Chúng tôi giới thiệu trong phần tài liệu,baì biên khảo về Tuồng David Thánh Vương do Hồ van Dũng sao chép cuả Lê văn Chiêu, Saigon năm 2002, bản chép tay


10- Nói người Việt nam theo đaọ chúa tự cô lập đặC biệt thời Pháp thuộc là đúng nhưng phải hiểu theo một nghĩa khác hẳn thiên kiến vẫn được phổ biến. Vào những năm 1942 -1945 toà giám mục Huế  và toà Khâm mang tòa thánh đưa ra sáng kiến thực hiện một bộ lịch sữ giáo hội ở VN dưới quyền duyệt chính cuả Nguyễn Văn Tố và Cadière. Theo lời rao bộ này gồm 3 phần, phần thứ nhất lịch sữ đaọ thiên chuá ở VN (1550-1936) toàn pho trên 2000 trang đã xuất bản quyễn thứ nhất. Phần thứ 2 văn hoá VN và văn minh công giáo. Pho sách khảo cứu rất dày công phu của Đào trinh Nhất, Phần thứ 3 công việc hội thánh và con con cái hội thánh ở Vn. 1944 in xong cuốn 1, vì thời cuộc những cuốn sau chưa xuất bản được. Rất có thể tòa giám mục Huế hay tòa Khâm mạng tòa thánh còn giữ bản thảo. Hồ sơ văn kiện của khâm mạng tòa thánh VN đã được mang về Roma trước biến cố 30-4-1975. Có 2 điểm thật đáng lưu ý :

A. Về nội dung cuốn 1 giới thiệu buổi ban đầu Đaọ chưa vào Vn từ TK 16, thời kỳ Dòng Tên và mặc dầu công trình này do các linh mục Thừa sai Pháp chủ trì đều ca tụng công lao của Dòng Tên, có nói qua De Rhodes cũng trong khuôn khổ Dòng Tên Bồ đaò nha, không dính líu gì đến nước Pháp.

B. Sách do những người không công giáo biên soạn, dịch, chú giải, duyệt  chỉnh : Hồ Khắc Trung, Đào Trinh Nhất, Hoài Thanh, Nguyễn Đức Nguyên, hoạ sỹ Nguyễn đổ Cung, Nguyễn văn Tố ….  Trong lời nói đầu, Khâm Mạng toà thánh cho biết lý do vì người công giaó trí thức ít có mặt trong văn học nên phải nhờ trí thức ngoài công giaó thực hiện và họ đã làm một cách vô tư khách quan. Trường hợp này gợi ra ước muốn lịch sữ phật giáo được viết do những người không phải phật tử và lịch sữ Đảng CSVN  do những người không phải đảng viên theo lời mời của giáo hội phật giáo và đảng chủ trì.


Thiên kiến kỳ thị Nam Bắc.

Về VN tiếp cận với văn hóa Tây phương thơì Pháp thuộc cũng cần nói đến thiên kiến của nhiều người miền Bắc đối với miền Nam. Nhiều người bắc coi ngươì Nam không có văn hóa hay văn hóa thấp kém so vơí văn hóa miền Bắc, và vì không có văn hóa nên dễ mất gốc theo Tây. Thiên kiến đưa đến thái độ khinh dễ và cho rằng chỉ người Bắc mới lảnh đạo được chính trị.Từ đầu thế kỷ 20,liên tiếp xảy ra những vụ tranh cãi gay gắt do người Bắc vào Nam thăm viếng hay ở lại làm báo:

Phạm duy Tốn 1915 chê trách miền Nam không có văn minh hay văn minh giả. Phạm Quỳnh 1919 khinh chê trí thức Nam kỳ mất gốc vì Tây hóa.
 Đào trinh Nhất 1928 kết án Cao đài là tà đạo,đạo ba láp.

Phan Khôi 1930 chê những nhà văn nổi tiếng nhất miền Nam cũng viết sai chính tả. Trần thanh Hiệp 1960 văn nghệ miền Nam không có qúa khứ.

Nguyễn mạnh Tuấn sau 1975 miền Nam không có truyền thống. Tác gỉa cuốn tiểu thuyết Cù Lao Chàm, cho rằng những nhân vật đi làm cách mạng gốc miền Nam, sau chiến tranh trở thành sa đoạ vì từ căn bản họ là những người thuộc về 1 miền không có truyền thống.

Đó là 1 nỗi oan Thị Kính về văn hóa cần được giải tỏa. Để thực hiện việc giải tỏa, chúng tôi chỉ xin những người miền Bắc nghĩ như mâý vị trí thức thuộc các thế hệ kể trên cầm đọc sách báo xuất bản ở miề Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Chắc chắn việc đọc buộc phải nhìn nhận những thiên kiến đối với người miền Nam là không đúng. Một người như Trương vĩnh Ký am hiểu văn hoá Pháp, trong toàn sự nghiệp trước tác không thấy có bài nào giới thiệu đề cao văn hóa Pháp hay đạo thiên chúa. Hồ biểu Chánh sáng tác tiểu thuyết Ngọn Cỏ Gío đùa chỉ những người quen thuộc văn hóa Pháp mới nhận ra ông đã cảm hứng tiểu thuyết Les miserables của Victor Hugo. Ngay cả những người vào làng Tây cũng chống Tây,chủ trương Duy Tân không dựa vào những montesquieu,J.J. Rousseau mà dựa vào nho học. Những người theo chủ nghĩa xã hội, đậm maù  mác-xít cũng chỉ  theo Tây ở phần đầu còn phần cuối vẫn theo phật học như Phan văn Hùm, Nguyễn an Ninh.

Phần tài liệu chúng tôi giới thiệu mấy bài hay mấy chương rút ra từ những công trình biên khảo gần đây của chúng tôi mà vì thiếu điều kiện tài chánh nên chưa xuất bản được.

1.-Discours prononcé à l’ouverture du cours de langue annamite et de caractère chinois au college de saigon.
2- Hát lý hò annam,hát bội.cours annamite aux élèves annamites(saigon 1886).
3-Nho học ở vùng đất mới.
4-Chuyện Gioan Ngô kim Thạch . Mượn lối kể chuyện tàu để diển tả đạo lý công giáo.
5-Nghiên cứu đối chiếu Ngọn cỏ gío đùa của Hồ biểu Chánh và les miseárbles của Victor Hugo.

Ước mong những nỗ lực giải tỏa 2 nổi oan thị kính về tôn giáo và văn hóa sẽ góp phần thực hiện hòa giải giữa người Việt với người Việt.

Montreal giưã tháng 10-2003

NGUYỄN VĂN TRUNG.
 
Chúng tôi vừa nhận được những thông tin về sinh hoạt văn hóa liên quan đến đạo Chúa ở V.N :

a.Tập 40 năm sau Vatican 2 nhìn lại,taì liệu hội thảo, mùa vọng,  2002,  lưu hành nội bộ do ủy ban giám mục về văn hoá thuộc hội đồng giám mục VN thực hiện.

b. Những hội thảo, tọa đàm.

c. Tọa đàm về văn hoá công giáo VN do uỷ ban giám mục về giáo dân tổ chức ở Huế tháng 10 năm 2000 mà chúng tôi đã nhắc đến trong bài.

Hội thảo về kinh nghiệm hội nhập văn hóa do liên U.B.G.M phụng tự,văn hoá,truyền giáo, thánh nhạc và nghệ thuật thánh tổ chức tại toà tổng giám mục giáo phận T.P.H.C.M(tháng 5-2003).

Hội thảo về đề tài tư liệu hán nôm công giáo V.N tại Hà nội do viện nghiên cứu tôn giáo tổ chức vào tháng 5-2003.

Tọa đàm về Trương Vĩnh Ký do tạp chí Xưa va Nay , nhà xuất bản TRẺ tổ chức năm 2002.

Những thông tin kể trên cho thấy mảng Hán Nôm của đạo Chúa đã đựơc lưu tâm ở trong nước;nay chỉ còn việc khai thác, nghiên cứu đối chiếu đưa vào diển đàn tư tưởng và văn học thế giới.

Công trình này gồm nhiều tập. Mục lục tập 1 : Phần 1; Lời nói đầu, giới thiệu tổng quát 3 mảng văn học, kinh vu lan và kinh cầu hồn, tiếng việt trong lời kinh của đạo Chúa.

Phần 2 : Văn học ảnh hưởng tam giáo : Nền Nho tục nhà, bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến  trong dòng thơ lão chài, dòng thơ Trúc Lâm, thơ thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến, Kim Vân Kiều, Hoa việt Nhật, so sách các bản Kiều phóng tác theo nguyên tác ở Trung quốc, Nhật bản, Việt nam

Nguyễn văn Trung, 1956 Emile Legrand, Montréal Québec H1N3H5 Canada, điện thoại : 514-899-1135. Email : vantrungnguyen@hotmail.com Montreal 5-11-2003

Giáo Sư Nguyễn Văn Trung nguyên là Giáo Sư Triết nổi tiếng của đại học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975. Ông đã được xếp vào thành phần trí thức Công giáo du học Pháp