Nguyễn Trọng Tạo
NGƯỜI ĐANG YÊU
một khuya một mình một tình một mưa
đèn đường lưa thưa em đi giao mùacứ tưởng ấm rồi đất trời chuyển hạ
nào ngờ ngày xa còn rét tháng baanh bấm điện thoại em chưa tới nhà
tiếng chuông ái ngại vọng hồi xót xaanh đứng anh ngồi anh thương anh nhớ
anh ra anh vào nao nao mắt mởđường xa gió thở ú ớ mưa dài
mắt mình ngái ngủ như là mắt aitiếng mèo kêu hoang ướt đầm mái ngói
hồn bỏ xác anh đi theo tiếng gọitận đáy đêm khuya hồn gặp em về
ôm làn hơi ấm xiết ghì đê mê...
VU VƠ
hương lìa xác hoa gà lìa vỏ trứng
cái bóng nằm dài cả khi ta đứngai đi ngoài đường giống hệt vợ ta
ta trở về nhà vợ con ngái ngủti-vi vẫn mở bài hát lạ quen
con mèo ngóng chủ như là không tênta thoát áo quần thấy đêm lạnh lạnh
ta tắt ngọn đèn thấ mình đặc quánhlởn vởn câu thơ chôn đàn ghi-ta (*)
côn trùng kéo nhị quanh bốn góc nhà...------------------------------
(*) Thơ Lorca: Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta
MẮC CẠNsao nhớ heo may nghìn độ trước
sao quên chăn gối lúc tàn canh
buồn sững sông xanh lẫn núi xanhcòn đâu tuổi phượng mà tíu tít
lão chưa thành lão đ• dài râu
ới a nhịp phách ly nhạt rượugió hỏi trời sâu hay biển sâu
sông hỏi đam mê hồn mắc cạn
thưa xanh ngả bạc một sợi đầu.
NỖI BUỒN KIÊU
một ngày người bán rẻ ta
ta thành đồ vật giữa nhà người dưng
một ngày người đến rưng rưng
mua gì vô giá? Xin đừng mua ta.
KHÔNG TUỔI
em dần mão thân mùi hay tuất hợi
tử vi em không tuổi giữa hồn anhem dịu mát lạnh lùng hay nồng cháy
một vòng ôm buộc mười sợi vô hìnhem là cây-âu-cơ thắp trăm đèn hoa đỏ
rụng xuống đời anh lấp lánh cánh môi sonkhông Nhật Bản không Trung Hoa không Hàn Quốc
em Việt Nam phảng phất chút Hồng Kônganh chưa đến phương Tây chưa Cực Nam Cực Bắc
nghe trời biển luân hồi trong màu mắtkhi một mình anh lại nhớ về em
ngày không mùa người không tuổi tình không tên.
Ý NGHĨ
khát nước - mời cạn ly đầy
khát men - mời cạn rượu này
khát tình - uống cạn – tháng ngày buồn tênh
AN ỦI
người tìm chỗ ngồi ở giữa đám đông
ta tìm chỗ ngồi ở chốn trống không
rồi bỗng người buồn tìm ta an ủi
rồi bỗng ta buồn quân cờ bỏ túi...
KHÔNG ĐỀ
I.
đi nhiều chân mỏi
ngồi nhiều lưng xiên
ghét nhiều cỗi mặt
yêu nhiều đau timcây không tiếng chim
lá cành tẻ nhạt
đời không có em
mùa xuân phiêu dạtII.
có hai con mắt
mà đắm thuyền tình
có chùm hoa dại
mà nên gia đìnhem thường minh triết
anh chẳng ngu đần
mà sao lạc miết
lối vào mùa xuân.
KHÁT
ta khát thành con gấu bông
đêm đêm em ôm đêm ngủta khát mắt hồ ghế đá
nồng nàn lưỡi sóng mềm môita khát căn phòng trắng muốt
đợi em đêm trắng ấp ngàyta khát nhỡ tàu một chuyến
đêm ga bật lửa trắng tayta khát tăcxi chạy mãi
điều hòa nóng lạnh là emta khát thành đêm chứng sinh
oa oa tình yêu nguyên trinh...
ĐỪNG GỬI CHO TÔI TRĂNG RẰMđừng gửi cho tôi trăng rằm
tình xưa đã khuyết
không hy vọng có thể là điềm tốtđừng gửi cho tôi lộc biếc
chẳng bao giờ còn trở lại xuân xanh
không ảo tưởng có khi là huyễn hoặchãy ném tôi vào đêm tối
mắt có thể sáng dần lênhãy vùi tôi vào mùa đông
trái tim có thể tự sưởi ấmcảm ơn chân tường đã cho tôi sức sống
cảm ơn tôi đã dựng một chân tường!...
CON SÔNG HUYỀN THOẠIcon sông mình hạc xương mai
vàng son in bóng đền đài hoa khôi
đến đây tôi gửi bóng tôi
vớt lên thì vỡ, tan rồi lại nguyêncon sông mướt cỏ tóc tiên
những đêm kỹ nữ bỏ quên nguyệt cầm
vầng trăng lõa thể ướt đầm
sẩy chân thi sĩ vớt nhầm mỹ nhâncon sông đám cưới Huyền Trân
bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
hèn chi thơm thảo nỗi buồn
niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờcon sông nửa thực nửa mơ
nửa mong Lý Bạch nửa chờ Khuất Nguyên...
BA CHÀNG CỰU BINH LÊN NÚIlên núi mà chơi leo mười cây số
ngồi trên quá khứ ba chàng cựu binhTường già huyên thuyên mối tình thời chiến
một cánh hoa rừng giờ còn xao xuyếncây rừng phủ kín Ứng râu tìm gì
một mảnh đàn đá phủ hồn Trương Chi?tôi nhớ chân đi mười năm không mỏi
mà sao đau nhừ mười cây leo núi!chợt mưa ập tới ướt sũng ba chàng
nhìn về thành Huế một trời nắng chang...
BẠN LÍNHKhi nó đến lay tôi đổi gác, tôi đang lên cơn sốt run người. Căn hầm nóng như lò quay thịt. Nó chạy ra rừng đẵn một cây chuối, lấy khăn dấp nước từ lõi chuối ứa ra, đắp lên trán tôi, rồi lại xách súng lên chốt, gác phiên tôi.
Một loạt bom xé rừng. Đồng đội nhặt xác nó mỗi nơi mỗi mảnh.
Hơn hai mươi năm sau, tìm mộ nó chỉ gặp những hố bom cây dại lắp đầy. Bỗng tôi thấy nó đứng dậy từ một lùm cây, tự nhặt tay chân tim phổi ghép lại, rồi chạy xuống suối tắm. Tắm xong, nó mặc quần áo vải Tô Châu còn thơm mùi hồ, đi giày vải cao cổ, đội mũ cối không quân hiệu chạy tới ôm chầm lấy tôi. Tôi mừng quá, bảo nó ngồi lên xe máy chở thẳng về một nhà hàng nổi tiếng trong phố, gọi bia và đồ nhậu. Nó nhìn chai bia Heineken và hỏi: “Dầu gió hả?”. Tôi bảo nó cứ uống đi rồi sẽ biết. Nó uống ngay một ngụm, liền phun toẹt xuống sàn, nước mắt nước mũi giàn giụa chảy ra. Nó nhăn mặt bảo: “Không phải!” Thế là nó không ăn uống gì được nữa. Nhưng nó khát...
Đêm đó, tôi lấy dao đẵn ngang thân cây chuối góc vườn, khoét lõi chuối thành một cái hố. Gần sáng, tôi lấy muỗng múc nước từ cái hố ở thân chuối ra ca cho nó uống. Nó uống ừng ực, ngon lành. Rồi bảo tôi: “Cho tao ca nữa!”
Khi tôi thức dậy, nó đã đi rồi. Tôi chạy ra bờ sông trước nhà, và, bỗng thấy dòng sông từ phía biển chảy ngược lên rừng...
VÔ DANH
Tặng CuôngCuông đến Huế không sưu tầm cảnh đẹp. Tôi đưa anh lội xéo cơn mưa lần theo những dãy phố lộn xộn số nhà tìm những người du kích cùng anh chiến đầu từ thuở Mậu Thân. Những người du kích nhận ra Cuông ngay, không phải vì anh là nhà văn mà bởi anh là người lính đã từng sống chết cùng họ bao phen giữa rào vây quân địch. Không có cuộc trò chuyện nào không nói về những người đã chết.
Có những cuộc hành hình tập thể. Mười hai người chỉ tìm xác được ba.
Có cô gái bị giặc chặt đầu cắm cọc ở ngã ba chợ Tuần, tóc dài ôm đất, xác ném xuống bến sông Bãng Lãng, chỉ còn lại người cha giờ đã 90 chưa một lần được hưởng tuất đứa con yêu.
Ông sáu kể nguồn cơn, và ông Sáu khóc.
O Lành xưa đôi má măng tơ, giờ khóe mắt chân chim.
Họ ngồi lặng. Bỗng Cuông đứng bật lên bảo đi tìm Ngọc.
Ngọc đang đi họp xa, dăm hôm nữa mới về.
Khuya. Cuông nói với tôi: Mình sẽ trở lại nơi đây “nằm vùng” viết sử. Đồng đội thời Mậu Thân chẳng còn lại mấy người!...
Hôm sau, Cuông đi rồi, tôi đọc ba cuốn sử dày người ta tặng trong cuộc họp. Tôi cố tìm từng trang, từng trang máu và tên những người Cuông nhắc đến. Nhưng ba cuốn sử khép lại rồi, tôi chỉ gặp Vô Danh!
GÓA BỤATrại viết về chiến tranh thuê hẳn một khách sạn mini vắng vẻ ở xa thành phố. Những nhà văn tóc bạc vì đạn bom và sốt rét một thời. Nhân viên khách sạn gồm những chàng trai trẻ. Đến giờ cơm, toàn “đực rựa” với nhau.
“Chồng nàng tử trận. Nàng phát điên. Gặp người lính nào cũng nhận đấy là chồng”- Một nhà văn nói.
“Nàng là người yêu của lính. Giờ ngoại ngũ tuần mà nàng vẫn trinh nguyên”- Một nhà văn khác nói.
“Còn nàng yêu chàng, nhưng rốt cuộc đã cưới bạn của chàng. Chồng nàng giàu sang. Con nàng tuấn tú. Nhưng mỗi lần về quê thăm viếng mẹ chàng, nàng cứ ngỡ mình là người vợ góa”...
Không rõ Charles Simic có từng làm lính? Vậy mà tôi thật tâm đắc khi đọc ông: “Bây giờ là thời đại bước chân của những đán bà góa bận rộn”.
Và mỗi sớm, mây trắng trên khách sạn lại trò chuyện với những mái tóc nhà văn mỗi ngày như càng bạc trắng hơn. Có lẽ chỉ có mây mới hiểu rằng, đêm đêm trong căn phòng giường ga (drap) trắng muốt dưới ánh điện sáng trắng... những nhà văn đã vắt kiệt sinh lực mình cho số phận của những nàng góa bụa chiến tranh!...
Nguyễn Trọng Tạo( trích từ NƯƠNG THÂN)